Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

 TIẾT 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I.MỤC TIÊU

-Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát toàn bài.

-Đọc đúng tên riêng nước ngoài(Xi-ôn-cốp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

-Hiểu nội dung:Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.(trả lời đuọc các CH trong SGK)

ii.đồ dùng dạy học

 -Tờ giấy khổ to viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC

 1.Hoạt động 1: luyện đọc

 -GV viết tên nước ngoài lên bảng hướng dẫn HS đọc: Xi-ôn-cốp-xki.

 -1 HS đọc toàn bài.

 -GV chia 4 đoạn.

 +Đoạn 1: Từ đầu bay được .

 +Đoạn 2: Tiếp theo tiết kiệm thôi.

 +Đoạn 3: đúng là vì sao.

 +Đoạn 4: Còn lại.

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Từ:16/11/09
Đến:20/11/09
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC
 TIẾT 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I.MỤC TIÊU
-Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát toàn bài.
-Đọc đúng tên riêng nước ngoài(Xi-ôn-cốp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
-Hiểu nội dung:Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.(trả lời đuọc các CH trong SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tờ giấy khổ to viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: luyện đọc
 -GV viết tên nước ngoài lên bảng hướng dẫn HS đọc: Xi-ôn-cốp-xki.
 -1 HS đọc toàn bài.
 -GV chia 4 đoạn.
 	+Đoạn 1: Từ đầu bay được .
 +Đoạn 2: Tiếp theotiết kiệm thôi.
 +Đoạn 3: đúng làvì sao.
 +Đoạn 4: Còn lại.
 -HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (lượt 1). GV ghi bảng 1 số từ HS phát âm sai, hướng dẫn đọc lại.
 -HS đọc tiếp nối từng đoạn (lượt 2). GV rút từ cần giải nghĩa có trong từng đoạn; bị ngã, bánh mì suông, khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ.
 -GV đính băng giấy hướng dẫn Hs ngắt câu dài và đọc đúng các câu hỏi”Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?” “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?”.
 	+Những câu có dấu hỏi cần đọc như thế nào ?
 -1 số HS đọc các câu trên bảng.
 -HS đọc tiếp nối (lượt 3).
 -HS luyện đọc theo nhóm 4. 2 HS thi đọc toàn bài.
 -GV hướng dẫn cách và đọc diễn cảm toàn bài: Đọc bài này giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục; nhấn giọng các từ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm, chinh phục. 
 	2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 -1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trong SGK.
 +Yêu cầu thảo luận nhóm đôi câu hỏi.
 	+Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
 -Đại diện trả lời, HS nhận xét.
 Hỏi: Khi còn nhỏ ông làm gì để bay được ?
 	+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki ?
 -GV nhận xét, chuyển ý sang tìm hiểu đoạn 2,3.
 -2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2,3. 
 	Hỏi: Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì ?
 	+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ?
 	+Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công gì ?
 -GV liên hệ và giáo dục HS.
 -GV chuyển ý tìm hiểu đoạn 4.
 -HS đọc thầm đoạn 4 của bài.
 +Em hãy đặt tên khác cho truyện.
 -HS suy nghĩ và đặt tên. 1 số em phát biểu, lớp nhận xét. 
 	3.Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 -4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
 -GV đính đoạn văn “ Từ nhỏ,..không có cánh mà vẫn bay lên được. “. -HS ngắt câu và tìm từ cần đọc nhấn giọng.
	- Trong đoạn văn trên những từ nào đọc nhấn giọng ? Vì sao ?
	-Cần ngắt câu dài chỗ nào ?
 -GV gạch chân từ HS nêu đọc nhấn giọng.
 -Luyện đọc theo cặp. 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
 -Cả lớp và GV nhận xét.
 	4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
 	 -HS phát biểu. GV đính đại ý của bài, Hs đọc.
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà tiếp tục luyện đọc bài nhiều lần, trả lời câu hỏi.
CB: Văn hay chữ tốt/129 (đọc trước bài và trả lời câu hỏi cuối bài).
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
----------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I.MỤC TIÊU:
 -Nêu được đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+Nước sạch:Trong suốt, không màu , không mùi, không vi, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan co hại cho sức khỏe con người
+Nước bị ô nhiễm có màu, có mùi hôi, có nhiều chất bẩn, chứa qua nhiều vi sinh vật vượt mức cho phép, chứ các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
.
 	-Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, có ý thực bảo vệ môi trường .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Mẫu đánh giá tiêu chuẩn
 -HS chuẩn bị theo nhóm: 1 chai nước ở hồ, ao, 1 chai nước giếng, 2 vỏ chai, 2 phễu lọc, 2 miếng bông.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Làm thí nghiệm nước sạch, nước bị ô nhiễm
+Thực hành theo nhóm 4.
-GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm như SGK.
-Đề nghị các nhóm báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của nhóm mình.
-1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp.
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm. GV theo dõi và giúp đỡ nhóm nào còn yếu.
-Gọi 2 nhóm lên trình bày thí nghiệm.
 .Miếng bông lọc chai nước mưa (máy , giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước sạch.
 .Miếng bông lọc chai nước sông hồ hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn.
-GV hỏi: Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất nhưng ở sông (hồ,ao) còn có những thực vật nào sinh sống?
-HS trả lời cá nhân.
-GV kết luận: Nước ở sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước có phù sa nên có màu vàng đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sinh sống như rong ,rêu, tảo,nên nước có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn đất cát.
2.Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi.
-GV đính 2 câu hỏi lên bảng.
+Thế nào là nước sạch ?
+Thế nào là nước bị ô nhiễm?
-Từng cặp Hs trao đổi. 1 số HS phát biểu.
-Cả lớp nhận xét. GV liên hệ và giáo dục HS.
-GV kết luận đính bảng ghi nhớ. 1 số Hs đọc.
3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
Trò chơi”Sắm vai”.
-GV đưa ra tình huống: Một lần khách đến chơi nhà, mẹ bảo Nam đi gọt quả mời khách, vội quá Nam rửa dao vào ngay chậu nước mẹ đã rửa rau. Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn.?
-Yêu cầu HS thực hiện trò chơi sắm vai.
-2 nhóm đóng vai trước lớp.
-Nhận xét –tuyên dương.
+Về nhà thực hiện điều đã học, học thuộc mục bạn cần biết.
-CB: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm /54
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
----------------------------------
TOÁN
Tiết 60: LUYỆN TẬP(tr.69)
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố:
 	-Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
 	-Vận dụng được vào giải bài tốn cĩ nhân với số có hai chữ số.
	- Tính cẩn thận khi làm tính.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Các tấm bìa, bút dạ.
 -Băng giấy kẻ bảng BT 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 *Hướng dẫn HS làm bài tập.
	1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
 Bài 1: Làm theo dãy bàn.
 -GV đính các phép nhân lên bảng. HS làm bảng con và trên tấm bìa.
 - Nhận xét kết quả.
	17	 428
 x 86 x 39
 102 3852
 + 136 + 1284
	 1462 16692
 -Bài 1 củng cố kiến thức gì?
	2. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ.
 Bài 2: 
 -1 HS đọc yêu cầu BT.
 -GV đính bảng đã kẻ sẵn lên. Yêu cầu 4 tổ làm 1 ô trống, đại diện mỗi tổ lên viết kết quả. Cả lớp nhận xét.
m
3
30
23
230
m x 78
234
2340
1974
19740
 -Bài 2 củng cố kiến thức gì?
	3. Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4.
 Bài 3: 
 -GV đính bài toán, HS đọc đề bài.
 -Hướng dẫn phân tích đề bài, tìm cách giải.
	Bài toán cho biết gì ?
	Bài toán hỏi gì ?
	24 giờ bàng bao nhiêu phút?
-Các nhóm nhận tấm bìa và giải.
 -Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả.
	4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân.
Bài 4: hs khá giỏi làm
 -GV đính bài toán,3 HS đọc đề bài.
 -Hướng dẫn phân tích đề bài, tóm tắt và tìm cách giải.
	Bài toán cho biết gì ?
	Bài toán hỏi gì ?
 -HS giải vào vở, 2 HS lên bảng tóm tắt và giải.
 -Chấm 1 số bài HS làm, nhận xét.
 -Bài 3,4 củng cố kiến thức gì?
2.Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò.
 -Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì?
	-Hai Hs hai đội thi đua lên đặt tính rồi tính.
	2057 x 23.
 -Nhận xét tiết học.
 CB: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
----------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
HOẶC ĐƯỢC THAM GIA.
I.MỤC TIÊU
-Dựa vào câu SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện tinh thần vượt khó, kiên trì.
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Bảng phụ ghi đề bài, dàn ý.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
 -GV đính đề bài, 1 Hs đọc 
 -Đề bài yêu cầu gì ?
 -GV dùng phấn màu gạch dưới từ ngữ : chứng kiến, trực tiếp tham gia, kiên trì vượt khó.
 -Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3 SGK.
 	+Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó.?
 	+Em kể về ai ? câu chuyện đó như thế nào ?
 -Mỗi HS nói lên câu chuyện mình chọn kể.
 -Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh.
 +Tranh 1 và 4 kể về 1 bạn gái có gia đình vất vả, hàng ngày phải làm nhiều việc giúp gia đình, tối đến chịu khó học bài.
 +Tranh 2 và 3 kể về một bạn trai bị khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập học hành.
 -Gv nói : Khi kể chuyện các em cần kể theo dàn ý sau.
 -GV đính dàn ý lên bảng. 1 số HS đọc dàn ý.
 -Nhắc HS dùng từ xưng hô-tôi.
 	2.Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
 -Dựa vào dàn ý, yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm đôi.
 +Thi kể trước lớp.
 -5-7 em thi kể trước lớp.
 -Hs nhận xét bạn kể theo tiêu chuẩn đánh giá.
 -Gv đính tiêu chuẩn đánh giá, 1 em đọc.
 -Cả lớp và GV nhận xét- tuyên dương.
 	3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
 -Vừa rồi các bạn đã kể về những câu chuyện gì ?
 -Chuyện đó nói lên điều gì ?
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
 	CB: Câu chuye ... lại các câu hỏi trong bài tập đọc.
 -Cả lớp đọc truyện và tìm các câu hỏi có trong bài.
 -HS đọc các câu hỏi: vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
 	+Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm thế ?
 -GV ghi vào bảng theo mẫu đã kẻ sẵn.
 -1 HS đọc yêu cầu BT 2,3.
 	+Câu hỏi ấy là của ai? Và để hỏi ai ?
 	+Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
 - HS trả lời, GV ghi vào các cột trên bảng.
 -1 số HS đọc lại kết quả trên bảng.
 -Gv đính ghi nhớ, 1 số HS đọc.
 	2.Hoạt động 2: Luyện tập.
 Bài tập 1: Làm việc theo nhóm 4.
 -HS đọc yêu cầu BT.
 	-Bài tập yêu cầu làm gì ?
 +GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đoc bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay để tìm các câu hỏi có trong hai bài đó và ghi vào các cột theo mẫu kẻ sẵn.
 -GV phát tờ phiếu (đã kẻ sẵn bảng) cho các nhóm thảo luận làm bài.
 -Đại diện 3-4 nhóm lên đính bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 2: Làm việc nhóm đôi.
 -1 HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
 -GV: Các em đọc bài Văn hay chữ tốt, chọn 3 câu trong bài văn đó. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.
+Cho hai HS giỏi làm mẫu (1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời)
 -Từng cặp HS trao đổi làm bài. 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
 -Cả lớp và Gv nhận xét.
 Bài tập 3: Làm việc cá nhân.
 -1 HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
 +GV: Mỗi em phải đặt được 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
 -Cả lớp làm bài vào vở. 1 số HS đọc trước lớp.
 -GV nhận xét-chốt lại những câu Hs đặt đúng, đặt hay.
 -Liên hệ và giáo dục HS.
 	3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
 -Nhắc lại phần ghi nhớ.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ.
 -Làm bài tập 2 phần luyện tập (viết vào vở 5 câu hỏi tự hỏi mình).
 CB: Luyện tập về câu hỏi /137.
----------------------------------
LỊCH SỬ
Tiết 13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I.MỤC TIÊU
 Học xong bài học này, HS biết:
Những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sôngNhư Nguyệt( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến phía nam sông Như Nguyệt( sông Cầu)
+Quân giặc do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công .
+Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ tấn công đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+Quân địch chống cự không nổi tìm đường tháo chạy
-Vài nét công lao Lý Thường Kiệt:người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
*Học sinh khá giỏi:
	+nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
	+Biết nguyên nhândẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta và sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt.
 -Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Gv giới thiệu qua Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống.
 	2.Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
 +Trận chiến trên sông Như Nguyệt.
 -Gv treo lược đồ, trình bày diễn biến. 
 -HS đọc thầm từ Trở về nước tháo chạy. 
 -Các nhóm thảo luận theo câu hỏi, ghi ra phiếu. (mỗi nhóm 1 câu hỏi )
 	+Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc ?
 	+Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
 	+Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy?
 	+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này ?
 	+Kể laị trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
 -Đại diện nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét.
 3.Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi.
 +Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi.
 -Yêu cầu HS đọc thầm từ Sau hơn ba tháng.Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
 -GV đính câu hỏi lên bảng
 +Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
 	+Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy ?
 -Từng cặp HS trao đổi, đại diện phát biểu. HS khác nhận xét, bổ sung.
 -GV kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
 	-GV đính ghi nhớ. HS tiếp nối nhau đọc.
 4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
 -Gv giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà, sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này.
 	-Em có suy nghĩ gì về bài thơ này ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc bài.
 CB: Nhà Trần thành lập.
----------------------------------
TOÁN
Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TT)
I.MỤC TIÊU
 -Giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Các bông hoa, tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
 -GV viết bảng 258 x 203, yêu cầu HS tính vào nháp, 1 lên bảng làm.
258
 	x	203
	 	774
 + 000
 516
 52374
 -Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ?
 -Tích riêng thứ hai có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không ?
 -Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện tính để tính 258 x 203, chúng ta có thể không viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau:
	258
	x	203
	 774
 + 516
 52374
-Gv cho Hs làm vào vở cách thực hiện trên.
 	2.Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
 -GV đính lần lượt các phép nhân lên bảng,
 	a/ 523 x 305
	b/ 308 x 563
	c/ 1309 x 202
-Hs làm vào bảng con, 1 số Hs làm trên bảng lớp.
-Nhận xét kết quả.
 Bài 2: Thi đua “Tiếp sức”
 -1 Hs đọc yêu cầu của bài.
 -GV đính nội dung BT lên, trao đổi nhóm đôi.
 -HS hai đội thi đua, mỗi đội 3 em lên ghi Đ, ghi S. Cả lớp và GV nhận xét kết quả. Gọi Hs giải thích vì sao đúng, vì sao sai?
 Bài 3: Làm việc cá nhân.
 -GV đính bài toán, 3 HS đọc. 
 -Nneu các bước giải toán có văn.
 +Hỏi: Bài toán cho biết gì ?
 +Bài toán hỏi gì ?
 - 1 HS lên bảng tóm tắt.
	. 1 ngày 1 con ăn : 104 g
	. 10 ngày 375 con ăn : ..? g
 -HS nêu cách giải bài toán.
 -Cả lớp giải vào vào vở, 1 em giải trên tấm bìa.
 -đính bảng, nhận xét 
-Chấm điểm 1 số bài Hs giải.
 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
 -Hôm nay học toán bài gì ?
 -Thi đua “Ai nhanh hơn”
 -GV đính phép tính lên bảng.
	456 x 102.
 - Hai HS thi đua tính và nêu cách thực hiện
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại cách tính nhân với số có ba chữ số có chữ số 0 ở giữa.
 CB: Luyện tập.
----------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM.
I.MỤC TIÊU
-Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
+Xả rác, phân , nước thải bừa bãi,
+Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
+Khói bụi và khí thải từ nhà máy , xe cộ,
+Vỡ đường ống dẫn dầu,
 -Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương.
 -Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người: lan truyền nhiều bệnh, 80%các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
-Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Các hình SGK/54,55.
 -1 số phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4.
 +Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
 -GV yêu cầu HS cả lớp quan sát các hình trong SGK/54,55. 
 -Gv hỏi: Hình 1 vẽ gì? Hình 2 vẽ gì? Hình 3(4,5,6,7,8) vẽ gì?
 -Mỗi Hs nói 1 hình.
 -Gv yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi, mỗi nhóm 1 câu.
 +Nhóm 1,2 : Hình nào cho biết nước sông , hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ?
 +Nhóm 3: Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
 +Nhóm 4: Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ?
 +Nhóm 5,6 :Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình là gì ?
 +Nhóm 7,8 : Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gêy nhiễm bẩn được mô tả trong hình là gì ?
 -Các nhóm tiến hành thảo luận.
 -Đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV kết luận-đính ghi nhớ, 1 số HS đọc.
 	2.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
 +Tìm hiểu thực tế.
 -GV kiểm tra lời dặn dò tìm hiểu tình trạng nước ở địa phương.
 -Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm?
 -Mỗi em 1 ý kiến. Lớp nhận xét.
 	3.Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi.
 +Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
 -Gv đính câu hỏi lên bảng: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, thực vât, động vật.
 -Từng cặp HS trao đổi, một số Hs trình bày.
 -Gv chốt lại, liên hệ và giáo dục HS.
 	4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
 -1 số HS đọc lại ghi nhớ.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc mục bạn cần biết SGK/55.
 CB: Một số cách làm nước sạch.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2009
Nghỉ :Ngày nhà giáo Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 13 mot cot.doc