Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền

HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc

- Y/c HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài (3 lượt).GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ phần chú thích, sửa lỗi đọc HS

- Cho HS đọc

- GV đọc mẫu.

- GV có thể giới thiệu thêm hoặc gọi HS giới thiệu tranh (ảnh) về kinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng

HĐ2: Tìm hiểu bài

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời câu hỏi:

+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?

+ Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?

+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki?

- Gọi HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi

+ Để tìm hiểu bí mật đó ông đã làm gì?

+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình ntn?

+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ô-cốp-xki thành công là gì?

- Y/c HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4 SGK

+ Nội dung chính của bài này là gì?

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ: I Từ ngày: 23/ 11 / 2008
TUẦN LỄ: 13 Đến ngày: 27 /11 / 2008
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
 23/ 11/2009
Sáng
Chào cờ
Tập đọc
Toán 
Chính tả
Chào cờ
Người tìm đường lên các vì sao
Nhân nhẩm với 11
(Nghe viết) người tìm đường lên các vì sao
Chiều
Khoa học
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 L Tviệt
Nước bị ô nhiễm
Kể chuyện được chứng kiến được tham gia
Thêu móc xích
Luyện đọc vẽ trứng ,người tìm đường lên các vì sao
Ba
 24 /11/2009
 L từ -câu
 Toán
 Đạo đức
 NGLL
MRVT:ý chí nghị lực
Nhân với số có ba chữ số
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Giáo dục môi trường
Tư
25/11/2009
Tập đọc
Tập làm văn
Toán
LT Toán
Văn hay chữ tốt
Trả bài văn kể chuyện
Nhân với số có ba chữ số(tt)
 Luyện tập nhân với số có ba chữ số
Năm
 26/11/2009
LT câu
Toán
Khoa học
Câu hỏi, dấu hỏi và dấu
Luyện tập
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Sáu
 27/ 11/2009
Tập làm văn
L Tiếng việt
Toán
 HDTT
 Ôn tập văn kể chuyện
Luyện tập về văn kể chuyện
Luyện tập chung
Tập đọc: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ Mục tiêu:
1Đọc đúng tên riêng nước ngoài(xi-ôn-côp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
2 Hiểu ND:ca ngợi nhà khoa học vĩ đãii-ôn-côp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì,bền bỉ suốt 40 năm,đã thự hiên thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các CH trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc
- Y/c HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài (3 lượt).GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ phần chú thích, sửa lỗi đọc HS 
- Cho HS đọc
- GV đọc mẫu. 
- GV có thể giới thiệu thêm hoặc gọi HS giới thiệu tranh (ảnh) về kinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng
HĐ2: Tìm hiểu bài 
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời câu hỏi: 
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki?
- Gọi HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi
+ Để tìm hiểu bí mật đó ông đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình ntn?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ô-cốp-xki thành công là gì?
- Y/c HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4 SGK
+ Nội dung chính của bài này là gì?
HĐ3: Đọc diễn cảm
-Y/c HS đọc, lớp theo dõi tìm giọng thích hợp
- Y/c HS luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài 
- HS đọc tiếp nối theo trình tự:
- HS đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ ..... được bay lên bầu trời
+ Ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cách chim
+ Quả bóng không có cánh mà vẫn bay được 
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách. 
+ Ông hì hục làm ....... đến hàng trăm lần 
+ Vì ông có ước mơ đẹp chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó 
+ Nói lên sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki
+ Truyện ca ngợi nhà khoa ..... suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc và nêu cách đọc hay
- HS luyện dọc theo cặp
- 3- 5 HS thi đọc diễn cảm 
- 3 HS thi đọc toàn bài 
Toán	: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Viết lên bảng phép nhân 27 x 11 
- Y/c HS đặt tính và thực hiện tính 
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
- Vậy 27 x 11 bằng bao nhiêu ?
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27
- Y/c HS nhân nhẩm 41 x 11 
HĐ2: Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Viết lên bảng phép nhân 48 x 11 
- Y/c HS đặt tính và thực hiện tính 
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
- Vậy 48 x 11 bằng bao nhiêu ?
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng 2 tích riêng của phép nhân 48 x 11 
- GV y/c HS dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x 11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528
- Y/c HS nêu cách nhân nhẩm 48 x 11
- Y/c HS nhân nhẩm 48 x 11
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1:(a,b,c)
- Y/c HS tự nhẩm và ghi kết quả vào VBT 
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề bài
- GV y/c HS làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- 1 HS làm bảng, lớp làm giấy nháp
- Hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 đều bằng 27 
- 27 x 11 = 297
- HS nêu
- HS nhẩm 
- 1 HS làm bảng, lớp làm giấy nháp 
- HS nêu
- HS nghe giảng 
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp 
- HS nhân nhẩm và nêu cách nhẩm trước lớp 
- 
Làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
 2HS làm bảng,lớpVBT. KQ: 374; 1045 ; 902
2HS làm bảng theo 2 cách khác nhau,lớpVBT
C1: Số hàng cả hai khối xếp được là
17 + 15 = 32 (hàng)
Số HS cả hai khối xếp là
11 x 32 = 352 (học sinh)
C2: Số học sinh khối 4 là
11 x 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh khối 5 là
11 x15 = 165 (học sinh)
Số học sinh cả hai khối là
187 + 165 = 352 (học sinh)
Chính tả: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn 
- Làm đúng bài tập 2a/b hoặ 3a/b,BT chính tả phương ngữ do giáo viên soạn
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bút dạ + phiếu khổ to nội dung BT2a hoặc 2b 
- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm BT3a hoặc 3b
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết 
- Viết chính tả 
- Viết, chấm, chữa bài 
HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS thực hiện trong nhóm
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét, khen những nhóm làm nhanh đúng.
Bài 3a:
 - Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS trao đổi theo cặp và tìm từ 
- Gọi HS phát biểu 
- Nhận xét và kết luận lời giải đúng 
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Viết về nhà bác học người nga Xi-ôn-cốp-xki 
- HS nêu, lớp bổ sung
- Các từ ngữ: nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm 
- HS viết chính tả
- HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Các nhóm thảo luận viết các tính từ ra phiếu
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung
KQ:
+Những tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng L: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lấp lửng, lập lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy.
+ Những tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng N: nóng nảy, nặng nề, não nùng, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức. 
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS trao đổi và tìm từ theo nhóm đôi
- Từng cặp HS phát biểu, lớp bổ sung. 
KQ:
+ nản lòng, nản chí ; lí tưởng ; lạc lối, lạc hướng.
Toán:	 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số 
- Tính được giá tri của biêu thức
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 HĐ1: Phép nhân 164 x 123 
- GV ghi phép nhân 164 x 123 y/c HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính 
- Vậy 164 x 123 bằng bao nhiêu ?
- Để tránh phải thực hiện nhiều bước như trên, ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc 
- GV hướng dẫn đặt tính, thực hiện phép tính như SGK/72 
- GV g/thiệu các tích riêng và tích chung của phép nhân
- Y/c HS nêu lại từng bước nhân
HĐ2: Luyện tập
Bài1:
- BT y/c chúng ta làm gì? 
- Y/c HS tự làm 
- GV chữa bài,Y/c HS lần lượt nêu cách tính của từng phép tính 
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV treo bảng số như đề bài trong SGK, nhắc HS thực hiện tính ra nháp và viết kết quả tính vào bảng 
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Y/c HS đọc thầm đề bài, sau đó tự làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- 2 HS làm bảng, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- 164 x 123 = 20172
 164 
 x123 
 492
 338
 164
 20272
- HS nêu như SGK
- Đặt tính rồi tính 
- 3 HS làm bảng, lớp VBT 
- HS nêu, lớp nhận xét. KQ: 248 x 231= 79608 ;1163 x 125 = 145375 ; 3124 x 213 = 665412
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
Giải
Diện tích của mảnh vườn là
125 x 125 = 15625 (m²)
ĐS: 15625 m²
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
Dựa vào SGK chọn được câu chuyện(được chứng kiến hoặc được tham gia)thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó
Biết sắp xếp các sự việt thành một câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết Đề bài 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV ghi, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì vượt khó
- Gọi HS đọc gợi ý
+ Thế nào là người có tinh thần vượt khó?
- Cho HS trình bày về tên câu chuyện mình kể.
- Cho HS ghi những nét chính về dàn ý câu chuyện
HĐ2: HS kể chuyện
a) Kể trong nhóm 
- HS kể chuyện theo cặp
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
b) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện 
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện 
- Nhận xét HS kể, cho điểm HS kể tốt 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý 
+ Người có tinh thần vượt khó là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn. 
- HS lần lượt kể tên câu chuyện mình chọn
- HS ghi nhanh ra giấy nháp dàn ý câu chuyện
- 2 HS ngồi cùng bàn kể truyện, trao đổi 
- 5 – 7 HS thi kể trước lớp và trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- Nhận xét lời kể của bạn theo tiêu chí đã nêu
Luyện tập toán: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:Luyện tập
Bài 1:
- Y/c HS đặt tính rồi tính
- Y/c HS nêu cách nhân
- GV chấm một số bài, nhận xét
Bài 2: 
- GV giảng bài mẫu y/c HS làm các bài còn lại
- GV chấm một số bài, nhận xét
Bài3: 
- Y/c HS tự làm
Bài 4:
- Y/c HS đặt tính và tính, sau đó so sánh ghi Đ, S vào ô trống trong từng câu
- GV nhận xét, sửa sai.
- 2 HS làm bảng, lớp VBT.KQ:
428 x 213 = 91164 ; 1316 x 324 = 426384
- 1 HS làm bảng, lớp VBT.KQ:
321 x 314 = 45261 ; 321 x 142 = 45582
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
Giải
Diện tích khu đất là
215 x 215 = 46225(m2)
 ĐS: 46225 m2
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
- HS đổi vở đối chiếu kết quả.
HĐNGLL: SINH HOẠT Lớp
I/ Nhận xét đánh giá tuần13
Duy trì tốt các nề nếp của lớp: như vệ sinh lớ ... chảy được bao nhiêu lít nước chúng ta phải làm gì?
- Y/c HS làm bài 
- GV chữa bài 
Bài 5:
- Y/c nêu cách tính diện tích hình vuông 
- Y/c HS làm bài 
- GV nhận xét bài làm của một số HS 
- 3 HS làm bảng, mỗi em 1 phần, lớp VBT
-3HS làm bảng, mỗi em1 phần, lớp VBT.KQ:
a, 268 x 235 = 62980 ; 324 x 250 = 81000
b, 475 x 205 = 97375 ; 309 x 207 = 63963
c, 45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 548 
 45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900 
- Tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện 
-3HS làm bảng, mỗi em1 phần, lớp VBT.KQ:
a, 2 x 39 x 5 = (2 x 5) x 39 =10 x 39 = 390
b, 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) =
 = 302 x 20 = 6040
c, 769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85 - 75) =
 = 769 x 10 = 7690 
- HS nêu, lớp bổ sung 
- 2 HS làm bảng, mỗi em 1cách, lớp VBT
- S = a x a 
- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT
Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện(nội dung ,nhân vật ,cốt truyện) kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước;nắm được nhân vật tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyên đó để trao đổi vối bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Luyện tập
Bài1:
- Cho HS đọc y/c BT1
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
Bài 2, 3:
- Cho HS đọc y/c BT 2 +3
- Cho HS nêu câu chuyện mình chọn kể
- Cho HS làm bài
- Cho HS thực hành kể chuyện
- Cho HS thi kể chuyện
- GV nhận xét, khen những HS kể hay
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung ôn tập
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS đọc kĩ 3 đề bài
- Một số HS lần lượt phát biểu, lớp bổ sung.
KQ:
Đề 1:Thuộc loại văn viết thư vì đề ghi rõ: Em hãy viết thư.
Đề 2:Thuộc loại văn kể chuyện vì đề bài có ghi: Em hãy kể lại ......... Khi kể, câu chuyện phải có cốt truyện,nhân vật,diễn biến, ý nghĩa 
Đề 3: Thuộc loại văn miêu tả vì đề ghi rõ: Em hãy tả
- 1 HS đọc 
- Một số HS phát biểu
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện ra giấy nháp
- Từng cặp HS thực hành kể chuyện
- HS lần lượt lên kể chuyện, trao đổi với các bạn về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện
- Lớp nhận xét
- Một số HS lần lượt đọc
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS tự củng cố lại kiến thức đã học về những đặc điểm của văn kể chuyện 
- Giúp HS có thể kể thêm 1 câu chuyện trong 3 đề tài còn lại 
- Tìm hiểu và rèn cách kết bài trong bài văn kể chuyện 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 về đặc điểm văn kể chuyện
- Theo em thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện 
- Y/c HS có thể viết 1 đoạn văn kể chuyện theo hướng kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng 
- GV tuyên dương những em viết kết bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
- Cùng bạn ôn luyện lại kiến thức đã học về đặc điểm của văn kể chuyện (nhân vật trong truyện, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, mở đầu câu chuyện, kết thúc câu chuyện )
- HS lần lượt nêu lại 
- HS làm việc cá nhân
- VD:  Qua câu chuyện “Vẽ trứng” giúp em hiểu rằng khổ công rèn luyện mới thành tài
Khoa học:	 NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
-Nước sạch:trong suốt, không màu không mùi ,không vị,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
-Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn,có mùi hôi,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép,chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 52, 53 SGK 
Dặn HS chuẩn bị theo nhóm 
+	Một chai nước sông hay hồ, ao ; một chai nước giếng hoặc nước máy 
+	Hai chai không
+	Hai phiểu lọc nước ; bông lọc nước 
+	Một kích lúp 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước 
- GV tiến hành cho HS làm thí nghiệm theo định hướng 
- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình 
- Y/c 1 HS đọc to trước lớp thí nghiệm
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gọi 2 nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Nhận xét 
Tiếp tục
- Y/c 3 HS lên quan sát nước ao, hồ, qua kính hiển vi đưa ra nhận xét những gì em nhìn thấy trong nước đó 
- GV kết luận:
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiểm và nước sạch
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng:
+ Y/c HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra 
+ GV đỡ giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
+ Y/c 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình 
+ Y/c các nhóm bổ sung vào phiếu 
+ Y/c 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 53 SG
+ Tiến hành hoạt động trong nhóm 
+ Các nhóm trưởng báo cáo, các thành viên khác chuẩn bị đồ dùng 
+ 1 HS đọc 
- HS trình bày bổ sung 
- 3 HS lên quan sát và lần lượt nói ra những gì mình nhìn thấy trước lớp 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm 
+ Nhận phiếu học tập và thảo luận hoàn thành phiếu 
+ Cử đại diện trình bày và bổ sung 
+ Sửa chữa trong phiếu 
Đạo đức	 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ 
I/ Mục tiêu:
- Ông bà cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta 
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, học tập tốt 
- Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ 
- Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức 
- Phê phán những hành vi không hiếu thảo 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi các tình huống, 
- Tranh vẽ trong SGK – BT 2 
- Giấy bút viết cho mỗi nhóm 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Đóng vai (BT 3 SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tính huống tranh 1. Một nửa nhóm đóng vai theo tình huống tranh 2
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 
GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ 
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4, SGK)
- GV nêu yêu cầu của BT 4
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Khen những HS biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn
HĐ3: Trình bày giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT 5,6 SGK)
* GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Các nhóm lên đóng vai
- Lắng nghe
- HS làm việc theo cặp đôi
- 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
Khoa học:	NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số nguyên nhân làm nướ ô nhiễm như:
+xả rác ,phân, nước thải bừa bãi
+Sử dụng phân bón hóa học,thuốc trừ sâu
+khói bụi ,khí thải từ nhà máy,xe cộ
+vở đường ống dẫn dầu
Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người:lan truyền nhiều bệnh,80% các bệnh do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 54, 55 SGK
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1 : Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ( thảo luận nhóm )
- Y/c HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 SGK và trả lời câu hỏi 
+ Hãy mô tả những gì em thấy trong hình vẽ ?
+ Theo em việc đó sẽ gây ra điều gì?
- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp các ý kiến
- Kết luận: Có nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do vậy chúng ta cần hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước 
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 55
HĐ2: Thảo luận tác hại của sự ô nhiễm nước 
- GV cho HS thảo luận 
- Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
+ HS sưu tầm trên báo để trả lời câu hỏi này 
- GV kết luận: GV có thể sử dụng mục bạn cần biết trang 55 để đưa ra kết luận cho hoạt động này 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm lên trrình bày. Mỗi nhóm chỉ nói về một hình vẽ 
- Đại diện các nhóm trả lời 
- Lắng nghe
+ HS đọc mục bạn cần biết 
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất lên trình bày trước lớp 
Môn : Kỹ thuật 
Bài dạy: THÊU MÓC XÍCH 
I Mục tiêu : Biết cách thêu móc xích
Thêu được mũi thêu móc xích.Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều với nhau.thêu được ít nhất năm vòng móc xích.Đường thêu có thể bị dúm.
II Đồ dùng dạy học: -Tranh qui trình thêu móc xích,mẫu thêu móc xích bằng len trên bìa, vải, len, chỉ thêu, kim khâu, kéo, bút chì, thước.
IIICác hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hoạt động 1 
HDHS quan sát và nhận xét mẫu
_giới thiệu mẫu,HDHS quan sát và nhận xét
+hãy nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích
+Vậy thêu móc xích là thêu như thế nào ?
+Giới thiệu 1 số sản phẩm,nêu ứng dụng: dùng thêu trang trí hoa lá, cảnh vật,con giống lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối; thêu tên lên khăn tay , khăn mặt.
2/ Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
-treo tranh qui trình,HDHSq/s hình2 sgk:
+nêu cách vạch dấu đường thêu,so sánh với cách vạch dấu các bài trước 
+nhận xét bổ sung: ghi số thứ tự tren đương vạch dấu theo chiều từ phải sang trái.
+vạch dấu trên vải ghim trên bảng. chấm các điểm trên đường dấu cách đêu 2cm
-yêu cầu q/s hình 3a,3b,3c,đọc nội dung 2/37 SGK trả lời câu hóiGK 
GV thao tác như hình 3a,3b,3c
-HSq/s hai mặt của đường thêu móc xích mẫu và h1 SGK/36 -+mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
+ mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau
+thêu móc xích hay con gọi là thêu dây chuyền là cách thêu để tạo những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích
-xem h2 nêu cách vạch dấu
-HS q/s nêu cách bắt đầu thêu: lên kim tại điểm 1
-q/s h3b, thêu mũi thứ nhất;
+vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ
+rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thứ nhất
-Q/S hình 3c nêu cách thêu mũi thứ hai
-HS đọc q/s hình 3d nêu cách thêu các mũi tiếp theo.
HĐNGLL: Giáo dục môi trường
-HD cho học sinh biết môi trương là gì?
- Hd học sinh biết cần phải bảo vệ môi trường như: trông cây xanh, không vứt rác bừa bãi, 
- Dọn vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Chăm sóc và trồng hoa cho trường thêm đẹp.
- Không bẻ cành hái hoa nơi công cộng 
-Vận động ba mẹ trồng cây xanh , không phá rừng 
-Bảo vệ nguồn nước sông, giếng, ao, hồ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN13~1.doc