Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

1. Giới thiệu bài:

- Kiểm tra sĩ số.

- Thực hiện phép tính sau: 75 x 60 = ?

 60 x 24 = ?

 Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Phát triển bài:

2.1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.

- GV viết bảng: 27 x 11 = ?

- Yêu cầu HS làm ra nháp, 1 HS làm bảng lớp

- Nêu nhận xét về hai tích riêng? Nêu rõ bước thực hiện cách cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.

* GV: Khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 là ( 2 + 7) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.

- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào?

- GV nêu cách nhân nhẩm.

- Yêu cầu HS nhân nhẩm: 41 x 11 = ?

2.2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn 10.

 - GV viết bảng: 48 x 11

- Yêu cầu HS làm nháp. Gọi HS lên bảng đặt tính.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn : 24 tháng 11 năm 2011
Ngày giảng : Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
Tiết 2: Thể dục:
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán: Tiết 61
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết nhân với số có hai chữ số.
- Biết nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
I. Mục tiêu:
- Thực hiện phép nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Hoàn thành BT 1; 3; HSKG hoàn thành BT 2, 4.
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán và ý thức tích cực học tập. 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết bài tập 3.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Thực hiện phép tính sau: 75 x 60 = ?
 60 x 24 = ? 
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
2.1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.
- GV viết bảng: 27 x 11 = ?
- Yêu cầu HS làm ra nháp, 1 HS làm bảng lớp
- Nêu nhận xét về hai tích riêng? Nêu rõ bước thực hiện cách cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.
* GV: Khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 là ( 2 + 7) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nêu cách nhân nhẩm.
- Yêu cầu HS nhân nhẩm: 41 x 11 = ?
2.2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn 10.
 - GV viết bảng: 48 x 11
- Yêu cầu HS làm nháp. Gọi HS lên bảng đặt tính.
- Nêu rõ bước thực hiện phép cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11.
- GV HD cách nhẩm.
- Yêu cầu HS nhẩm: 75 x 11 = ?
2.3. Luyện tập :
* Bài 1 (71):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhẩm miệng.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (71): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (71): 
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (71): HSKG 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp (2 phút)
- Gọi 2 cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Muốn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 ta làm như thế nào ?
 Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS thực hiện
75 x 60 = 4500; 60 x 24 = 1440 
27
x
11
27
 27
297
- HS thực hiện ra nháp, 1 HS làm trên bảng.
- Đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10.
- Lắng nghe GV nhân nhẩm.
- HS nhân nhẩm: 41 x 11 = 451
- Làm ra nháp, 1 HS làm bảng lớp.
48
x
11
48
 48
528 
- HS nêu cách thực hiện từng bước.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: 75 x 11 = 825
- HS đọc yêu cầu
- HS làm miệng.
a) 34 x 11 = 374 ; b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 2 em làm bảng phụ.
x : 11 = 25
 x = 25 x 11
 x = 275
x : 11 = 78
 x = 78 x 11
 x = 858
- 1 HS đọc đề bài, tóm tắt, tự làm bài
- Khối 4 : 17 hàng : 1 hàng : 11HS.
- Khối 5: 15 hàng: 1 hàng: 11 HS.
- Có bao nhiêu HS?
 Bài giải
 Cả hai khối lớp xếp được là:
 17 + 15 = 32 ( hàng )
 Số HS của cả hai khối lớp là:
 32 x 11 = 352 ( HS )
 Đáp số: 352 HS
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận cặp
- 2 cặp trình bày trước lớp.
Câu b đúng; câu a, c, d sai.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS nêu.
Tiết 4: Tập đọc: Tiết 25
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài.
- Đọc trôi chảy rành mạch, đọc toàn bài.
- Biết bài đọc ca ngợi nhà bác học Xi - ôn - cốp - xki.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Đọc đúng: Xi - ôn - cốp - xki, rủi ro, non nớt
- Đọc to rõ ràng, biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
* GDKNS: 
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức bản thân.
- Đặt mục tiêu.
- Quản lý thời gian.
- Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng: Động não; Làm việc nhóm - chia sẻ TT.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- Gọi HS đọc bài : Vẽ trứng.
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
2.1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.bay được.
+ Đoạn 2: Để tìm điều.thôi.
+ Đoạn 3: Đúng là  vì sao.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: Xi - ôn - cốp -x ki, rủi ro, non nớt.
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi 1 HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp ( 2 phút )
- Gọi HS đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu 
2.2. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Xi - ôn - cốp - x ki mơ ước điều gì?
- Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?
- Hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi - ôn - cốp - x ki?
- Nội dung đoạn 1?
* Đoạn 2; 3:
- Yêu cầu HS đọc thầm.
- Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi - ôn - cốp - x ki đã làm gì?
- Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
- Nguyên nhân chính để giúp Xi - ôn - cốp - x ki thành công là gì?
- Nội dung của đoạn 2, 3?
* Đoạn 4.
- Gọi 1 HS đọc
- Nội dung của đoạn 4 là gì?
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
- Gọi HS đọc cả bài.
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
2.3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm đoạn Từ nhỏ.trăm lần.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Qua bài tập đọc em học được từ Xi - ôn - cốp - xki điều gì ?
- Tự rèn đọc
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc bài
- 1 HS đọc bài.
- HS nghe GV chia đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1
- Đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- Đọc câu dài
- Đọc chú giải
- 2 cặp HS đọc bài 
- Đọc bài trước lớp
- 1 HS đọc đoạn 1
- Mơ ước được bay lên bầu trời.
- Ông dại dột nhảy qua cửa sổ
- Hình ảnh quả bóng không có cánh  không trung.
Đ1. Ước mơ của Xi - ôn - cốp - x ki
- Đọc thầm bài
- Xi - ôn - cốp - x ki đã đọc trăm lần.
- Để thực hiện ước mơ chiếc pháo thăng thiên..
- Có ước mơ đẹp
Đ2, 3. Xi - ôn - cốp - x ki đã thành công vì ông có ước mơ đẹp.
- HS nhắc lại nội dung
- HS đọc đoạn 4.
Đ4. Sự thành công của Xi - ôn - cốp - xki 
Ví dụ:
- Ước mơ của Xi-ôn- cốp-xki
- Người chinh phục các vì sao
- Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp - xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
- HS đọc bài nối tiếp, HS đọc thầm
- HS luyện đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, đánh giá
Ngày soạn: 27 tháng 11 năm 2011
Ngày giảng : Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
 Tiết 1: Toán : Tiết 62
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết nhân với số có hai chữ số.
- Biết nhân với số có ba chữ số.
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Hoàn thành BT 1; 3; (HSKG hoàn thành BT 2)
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán và ý thức tích cực học tập. 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Thực hiện phép tính: 11 x 32 = ? 
 11 x 38 = ?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Ví dụ
- GV ghi bảng: 164 x 123 = ?
- Yêu cầu HS dựa vào cách nhân một số với một tổng để tính.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, nhắc lại cách thực hiện.
- Cần lưu ý điều gì khi viết tích riêng thứ ba?
- Gọi HS nhận xét, nhắc lại.
2.2. Thực hành.
* Bài 1 (73): 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bảng con, 3 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (73): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (74):
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số?
 Nhận xét giờ
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS thực hiện: 11 x 32 = 352;
 11 x 38 = 418
- 164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3 )
= 164 x 100 x 164 x 20 x 164 x 3
= 16400 + 3280 + 492
= 20172.
- HS đặt tính ra nháp, 1 HS làm bảng.
164
x
123
492
 328
164
20172
- HS nhận xét, nhắc lại.
- Viết tích riêng thứ hai lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con, 3 HS làm bảng phụ.
248
1163
3124
x
x
x
321
125
213
248
5815
9372
496
 2326
3124
744
 1163
6248
79608
145375
665412
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm SGK, 1 HS làm bảng phụ
a
262
262
263
b
130
131
131
 a x b
34060
 34322
34453
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán, tóm tắt.
- HS tự làm bài.
 Bài giải.
 Diện tích của mảnh vườn là.
 125 x 125 = 15625( m)
 Đáp số: 15625 m
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 2: Chính tả: (Nghe viết): Tiết 13
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Viết được một đoạn văn hoặc một đoạn thơ.
- Nghe viết đúng một đoạn văn.
- Trình bày đúng thể loại văn xuôi.
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT 2a/b; 3a/b.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- Cho HS viết: chung sức; trung hiếu.
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hướng dẫn nghe viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Em biết gì về nhà bác học Xi - ôn - cốp - xki?
- Cho HS viết từ khó 
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: Xi –ôn - cốp - xki , non nớt.
- GV đọc bài  ... ình tiết về nội dung truyện 
- Gọi HS nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất
- 3 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét bình chọn
3. Kết luận:
- Để kể diễn cảm một câu chuyện em phải làm gì?
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Tiết 3: Tập đọc: Tiết 26
VĂN HAY CHỮ TỐT
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài.
- Đọc trôi chảy rành mạch, đọc toàn bài.
- Biết bài đọc ca ngợi Cao Bá Quát kiên trì, quyết tâm sửa chữ.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu, để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK. 
- Đọc đúng: lí lẽ, dốc sức, luyện viết
- Đọc to rõ ràng, đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập.
* GDKNS:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức bản thân.
- Đặt mục tiêu.
- Kiên định.
- Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng: Động não; Làm việc nhóm - chia sẻ TT 
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK. 
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài : Người tìm đường lên các vì sao & nêu nội dung bài?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
2.1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu sẵn lòng.
+ Đoạn 2: Lá đơn ...cho đẹp.
+ Đoạn 3: Sáng suốtchữ tốt.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: Các từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp (2 phút)
- Gọi các cặp đọc bài 
- GV đọc mẫu: 
2.2. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì?
- Thái độ của Cao Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Đoạn 2:
- Cho HS đọc thầm.
- Sự việc nào xẩy ra làm cho Cao Bá Quát phải ân hận?
- Khi bà cụ bị lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác như thế nào?
- Nêu nội dung đoạn 2?
* Đoạn 3.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết như thế nào?
- Qua luyện chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
- Nguyên nhân nào khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt ?
- Nội dung của đoạn 3 là gì?
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
2.3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn “Thuở đi học  sẵn lòng”
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm đôi (2 phút)
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Gọi HS đọc lại bài.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc bài
- 1 HS đọc bài.
- HS lắng nghe, đánh dấu vào bài của mình.
- HS đoc nối tiếp đoạn
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc đoạn 1
- Vì thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu.
- Viết một lá đơn kêu quan vì bà thấy mình bị oan uổng.
- Ông vui vẻ viết giúp bà cụ hàng xóm lá đơn.
*Đ1. Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì viết chữ xấu.
- HS đọc thầm bài
- Lá đơn viết chữ quá xấu quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về.
- Cao Bá Quát rất ân hận, dằn vặt mình.
*Đ2. Cao Bá Quát ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải oan được.
- HS đọc đoạn 3.
- Sáng sáng cầm que vạch lên cột nhà, mỗi tối viết 10 trang vở, mượn những cuốn sách chữ đẹp làm mẫu luyện viết liên tục.
- Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc.
- Nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ.
*Đ3. Cao Bá Quát là người văn hay chữ tốt.
 * Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
- 1HS đọc 
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, đánh giá.
Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2011
Đ/c Chung dạy.
Ngày soạn: 30 tháng 11 năm 2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Toán: Tiết 65
 LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết các đơn vị đo khối lượng, diện tích, nhân với số có hai, ba chữ số.
- Củng cố về đơn vị đo khối lượng, diện tích, nhân với số có hai, ba chữ số.
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2)
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng t/c của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. 
- Hoàn thành BT1; BT2( Dòng 1); BT3; HSKG hoàn thành thêm BT4; 5.
- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
- Bảng con, nháp.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Thực hiện phép tính: 50 x 30 = ?
 60 x 40 = ?
 Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
* Bài 1 (75): Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (75): Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào vở 3HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (75): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Để tính thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất gì?
- Yêu cầu HS làm nháp, 3 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (75): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 5 (75): HSKG
- Gọi HS đọc y/ cầu
- Yêu cầu HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá 
3. Kết luận:
- Nêu cách thực hiện phép nhân với số có hai; ba chữ số?
- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?
 Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS lên bảng làm
50 x 30 = 1500 ; 60 x 40 = 2 400
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tự làm vào SGK, 1 HS làm bảng phụ.
10 kg = 1 yến
1000 kg = 1 tấn
50 kg = 5 yến
8000 kg = 8 tấn
80 kg = 8 yến
15000 kg = 15 tấn
100 kg = 1 tạ
10 tạ = 1 tấn
300 kg = 3 tạ
30 tạ = 3 tấn
1200 kg = 12 tạ
200 tạ = 20 tấn
- Nhận xét đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- Tự làm vào vở, 3 HS làm bảng phụ
- Kết quả:
a. 62980; b. 97375; c. 548; 900
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tính chất kết hợp.
- HS làm nháp, 3 HS làm bảng phụ
2 x 39 x 5 = (2 x 5) x 39 = 10 x 39 = 390
302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4)
 = 302 x 20 = 6040
769 x 85 – 769 x 75 = 769 x (85 - 75)
 = 769 x 10 = 7690
- HS nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc đề bài toán, tóm tắt
- Vòi 1: 1phút: 25lít
- Vòi 2: 1phút: 15lít
- 1giờ 15 phút: lít nước?
- Tự làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải:
1giờ 45phút = 75phút
Một phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được là: 25 + 15 = 40 (l)
Sau 1 giờ 45 phút cả hai vòi nước chảy vào bể được là: 40 x 75 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 lít nước
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
Lời giải:
a. S = a x a
b. Với a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2)
- HS nhận xét, đánh giá
Tiết 2: Mỹ thuật:
 GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn: Tiết 26
ÔN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết thế nào là văn kể chuyện.
- Củng cố về văn kể chuyện.
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số đặc điểm đã học của văn kể chuyện (Nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ 
 III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- Thế nào là văn kể chuyện?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
 * Bài 1 (132):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp (2 phút)
- Gọi 2 cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
 * Bài 2,3 (132):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS tiếp nối phát biểu đề tài của mình chọn.
a. Kể trong nhóm
- Cho HS kể chuyện theo cặp (3 phút)
- GV treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý:
b. Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu đặc điểm của văn kể chuyện?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài &chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo cặp
- 2 cặp trình bày
+ Đề 1: Văn kể chuyện
+ Đề 2: Văn viết thư
+ Đề 3: Văn miêu tả
- Nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tiếp nối phát biểu đề tài của mình
- HS kể chuyện theo cặp
- HS đọc gợi ý.
* Văn kể chuyện: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
* Nhân vật: là người hay các con vật, đồ vật, cây cối  được nhân hoá.
- Hành động, lời nói 
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu
* Cốt truyện: Gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
- Có hai kiểu mở bài (mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp)
Hai kiểu kết bài (Kết bài mở rộng & kết bài không mở rộng)
- HS kể chuyện trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
Tiết 4: Sinh hoạt lớp:
TUẦN 13
I. Sơ kết tuần 13
1- Nề nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng, một số em còn chậm chạp. Mỵ nghỉ học có phép.
- Khăn quảng đỏ đầy đủ.
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: H.Linh, Lượng.
2-Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: L.Trang, Giang, M.Linh, H.Hoàng, Ánh.
- Trong tuần Kiên, Nguyên, Đ. Anh có nhiều tiến bộ về Toán.
- Sách vở đồ dùng học tập tương đối đủ, vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập như: L.Anh, Mỵ, Huyền.
 - Trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: H.Linh, Thành, L.Anh, Huyền. 
3- Công tác khác:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
- Chăm sóc cây & hoa tốt.
- Thể dục giữa giờ & múa hát tập thể thực hiện tốt.
- Duy trì các hoạt động của Đội.
II Kế hoạch hoạt động tuần 14:
1- Nền nếp:
- Ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2- Học tập:
- Tổ 3 cần cố gắng nhiều trong học tập; Tổ 1 cần rèn chữ nhiều hơn. 
- Duy trì lịch luyện viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc