Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu :

1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Xi- ôn- cốp- xki, dại dột, rủi ro, nảy ra, non nớt. Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực có trong bài.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Thiết kế, khí cầu, Sa Hoàng, tâm niệm, tôn thờ.

3. Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm đã được thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

4. Có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Tranh, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

- HS: Sách vở môn học.

 

doc 36 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 18/11/2011 THỨ 2 Ngày giảng: 21/11/2011
TIẾT 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
======================================
TIẾT 2: TẬP ĐỌC 
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu :
1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Xi- ôn- cốp- xki, dại dột, rủi ro, nảy ra, non nớt. Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực có trong bài.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Thiết kế, khí cầu, Sa Hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
3. Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm đã được thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
4. Có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS: Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc bài : “ Vẽ trứng ” và trả lời câu hỏi.
 - Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
* Luyện đọc:
- Đọc toàn bài 
- Chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- HD đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Nêu chú giải
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
- Đọc bài, trả lời câu hỏi: 
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
Thiết kế: vẽ mô hình  
+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ôn- cốp- xki thành công là gì? 
- GV giới thiệu thêm về Xi- ôn- cốp- xki
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
+ Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
+ Luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố– dặn dò: 
- Chuyên ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Văn hay chữ tốt”.
1’
4’
1’
12’
10’
9’
3’
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc : CN, ĐT
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1 HS nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Xi- ôn- cốp- xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
+ Ông sống rất kham khổ, ăn bành mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không đồng ý nhưng ông khôn nản chý. Ông kiên trì nghiên cứu và đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
Học sinh nối tiếp đặt tên : 
+ Ước mơ của Xi- ôn- cốp- xki.
+ người chinh phục các vì sao.
+ Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
+ Quyết tâm chinh phục bầu trời.
- Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay đến các vì sao.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Chuyện ca ngợi nhà khoa học Xi – ôn cốp – xki....
- Lắng nghe – Ghi nhớ
====================================
TIẾT 3: TOÁN
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
 I. Mục tiêu:
1. Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
2. Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
3. Có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: Vở ghi, Sgk.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Giải bài tập 5.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà.
- Nx, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
*Ví dụ: 
 a, 27 x 11
- Giáo viên viết 27 x 11
- Đặt tính và thực hiện phép tính. 
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ?
+ Nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng ?
- Khi cộng hai tích riêng với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 (2+7=9) rồi viết 9 vào giữa hai số 2 và 7.
+ Nhận xét kết quả của 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống, khác nhau ở điểm nào ?
+ Nêu cách nhân nhẩm 27 với 11 ?
- Nhân nhẩm: 41 với 11 
 b, 48 x 11 = ?
- Đặt tính và tính.
xd
+ Nhận xét về hai tích riêng ?
+ Nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng ?
+ Nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân ? 
- Nêu cách nhân nhẩm (SGK).
- Nêu lại cách nhân nhẩm.
*Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm(HĐCN -miệng)
- Tự nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
- Nx, chữa bài.
Bài 3: (HĐCN)
- Đọc đề bài.
- PT, HD: 
- Làm bài cá nhân.
Bài 4: (HĐN4)
- Làm bài nhóm 4, trả lời miệng.
- NX, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò: 
+ Nêu cách nhân nhẩm với 11?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
1’
4’
1’
14’
16’
5’
6’
5’
3’
- Hát chuyển tiết 
- HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp. 27
 x 11
 27
 27
 297
- Hai tích riêng đều bằng 27 
- Hạ 7; 2 + 7 =9, viết 9 hạ 2
- Nghe và ghi nhớ
- Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó (2+7=9) vào giữa.
- 1 HS nêu.
- Học sinh nhẩn: 4+1=5; viết 5 vào giữa hai số 41 được 451. 
- Vậy 41 x 11 = 451.
- Học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp: 
 48
 x 11
 48
 48
 528
+ Đều bằng 48.
+ Nêu: Hạ 8, 4+8=12, viết 2 nhớ 1, 4 thêm 1 bằng 5, viết 5
+ 8 là hàng đơn vị của 48
+ 2 là hàng đơn vị của tổng 2 chữ số của 48 (4+8=12) 
+ 5 là 4+1; 1 là hàng chục của 12 nhớ sang.
- Nghe.
- 1 HS nêu (SGK)
- Làm bài, trả lời miệng:
a, 34 x 11 = 374 
b, 11 x 95 = 1045
- 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Bài giải:
 Số hàng của cả hai khối lớp xếp được: 
 11 x 17 = 187 (học sinh)
 Số học sinh của cả hai khối lớp là: 
 11 x 32 = 352 (học sinh) 
 Đáp số: 352 (học sinh) - Đọc đầu bài.
- Trao đổi, nhẩm ra nháp.
Phòng A có 11 x 12 = 132 (người)
Phòng B có 1 x 14 = 126 (người)
Vậy b đúng các câu a, c, d sai. 
- 2, 3 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
TIẾT 4: KĨ THUẬT
Bài 7: THÊU MÓC XÍCH ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
1. HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích
2. Thêu được các mũi thêu móc xích.
3. HS hứng thú học trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Quy trình thêu, mẫu thêu, kim, chỉ.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT đồ dùng của HS.
- Nx, đánh giá.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng 
b, Nội dung:
*Hoạt động 1: Quan sát mẫu
- HD quan sát mẫu và nhận xét
- Giới thiệu mẫu:
+ Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích ?
+ Thêu móc xích là gì?
- Giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích
+ Thêu móc xích được ứng dụng để thêu những gì?
*Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Treo quy trình thêu lên bảng
+ Cách vạch đường dấu thêu lên bảng có giống với cách vạch đường dấu thêu lướt vặn không?vì sao?
+ Muốn thêu được mũi thêu móc xích cần phải làm ntn?
- Vừa giới thiệu cách thêu vừa thực hành 
- Yêu cầu HS thực hành
- Nhận xét đánh giá sản phẩm theo tiêu chí.
4. Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS nêu ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà thực hành, chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
6’
20’
3’
- Hát chuyển tiết.
- Lớp phó học tập báo cáo.
- Quan sát mẫu:quan sát mặt phải mặt trái của mẫu.
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau,nối tiếp nhau gần giống mũi khâu đột mau.
+ Thêu móc xích (hay còn gọi là thêu dây chuyền) là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích
+ Đường thêu móc xích dùng để thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, con vật lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, thêu tên lên khăn tay, khăn mặt..thêu móc xích thường đượckết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác
- Quan sát quy trình và trả lời các câu hỏi
+ Cách vạch đường dấu thêu móc xích giống như vạch dấu đường khâu thường và thêu lướt vặn.Vì cùng thêu trên đường thẳng và các mũi thêu muốn đẹpcùng cách đều nhau 5mm
+ Vạch đường dấu thêu, từ phải sang trái
- Thêu từ phải xang trái
- Quan sát
- HS thực hành
- Nhận xét.
- 2,3 HS đọc.
======================================
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
Bài 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
2. Có hành vi giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, cha mẹ và phê phán những hành vi không hiếu thảo.
3. Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm đến sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ ghi các tình huống, giấy màu xanh, đỏ, tranh vẽ minh hoạ
- HS: Sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ôn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ ? 
+ Em hãy nêu những việc làm hiếu thảo với ông bà mà em đã làm?
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
*Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai
- Làm việc theo nhóm.
- Quan sát hình vẽ trong sgk.
- Trả lời các câu hỏi.
+ Thế nào là hiếu thảo với ông ?
*Hoạt động 2: Kể chuyện về tấm gương hiếu thảo
- Kể cho các bạn trong nhóm về tấm gương hiếu thảo mà em biết?
VD: Bài thơ “Thương ông”
+ Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
- Nx, bổ sung.
*Hoạt động 3: Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ
- Em dự định sẽ làm gì để quan tâm chăm sóc cha mẹ, ông bà?
*Hoạt động 4: Xử lý tình huống
+ Em đang ngồi học bài, em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: Bữa nay bà đau lưng quá.
+ Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi lấy hộ ông cái khăn.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Em hãy kể tâm gương biết hiếu thoả với ông bà.
 - N. xét tiết học, nhăc học sinh chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
6’
7’
6’
7’
3’
- Hát chuyển tiết.
+ Vì ông bà cha,mẹ là những người sinh ra và nuôi dưỡng em nên em
- HS tự nêu
- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh, thảo luận để đặt tên cho tranh đó...
- HS trả lời câu h ... ả lớp làm vào vở.
+ 1200 kg =12 tạ.
+ 15000 kg =15 tấn.
+ 1000dm2= 10m2
+ ...
- Đọc y/c.
- HĐ động nhóm – Báo cáo kết quả.
a, 268 x 235 = 62980
b, 475 x 205 = 97375
c, 45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 548
- Đọc y/c.
+ 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a, 2 x 39 x 5 = (2x5) x 39 
 = 10 x 39 = 390
b, 302 x 16 + 302 x 4 
 = 302 x (16+4) 
 = 302 x 20 = 6040
c, 769 x 85 – 769 x 75 
 = 769 x (85 -75) 
 = 769 x 10 =7690
- Nx, chữa bài. 
+ Hai đv đo khối lưọng gấp và kém nhau 10 đv. 
+ Lấy số đo 1 cạnh nhân với chính nó. 
=====================================
TIẾT 2: ĐỊA LÍ:
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu:
1. Biết: Người dân sống ở đòng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi dân cư tập chung đông đúc nhất cả nước. 
- Biết một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người kinh của đồng bằng Bắc Bộ.
2. Nêu được người dân sống ở đòng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi dân cư tập chung đông đúc nhất cả nước.
- Trình bày được một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người kinh của đồng bằng Bắc Bộ.
- Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
3. Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh,ảnh về nhà ở,cảnh làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ
- HS: Vở ghi, Sgk.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Em hãy mô tả vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ?
+ Đồng bằng Bắc Bộ do con sông nào bồi đắp lên ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
1. Chủ nhân của đồng bằng .
*Hoạt động1: 
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
+ Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? họ sinh sống ntn?
*Hoạt động 2: 
- Thảo luận nhóm
- Bước 1: Các nhóm dựa vào sgk
+ Làng của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Nhà của người Kinh ở ĐB BB có đặc điểm gì?
+ Làng Việt Cổ có đặc điểm gì?
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ở ĐB BB có thay đổi ntn?
- Bước 2:
- Báo cáo.
- Chốt => rút ý ghi
2. Trang phục và lễ hội.
*Hoạt động 3: 
* Thảo luận nhóm.
- Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh ảnh kênh chữ sgk và vốn hiểu biết để thảo luận.
Nhóm1: Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB BB?
Nhóm 2: Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? nhằm mục đích gì?
Nhóm 3: Trong lễ hội có những hoạt động gì? kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
- Nx, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- CB bài sau.
1’
4’
1’
15’
12’
3’
+ Có dạng hình tam giác, với đỉnh ở việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
+ ĐBBBdo sông Thái Bình và sông Hồng bồi đắp lên.
- HS dựa vào sgk trả lời các câu hỏi sau:
+ Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
+ Người dân ở ĐB BB chủ yếu là người kinh họ sống thành làng với nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
- Thảo luận theo các câu hỏi sau:
- HĐ nhóm đôi.
+ Làng có đặc điểm là ở quây quần bên nhau, mỗi làng thường có rất nhiều nhà.
+ Nhà được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân vườn ao để phơi thóc lúa.
+ Làng Việt Cổ thường có luỹ tre bao bọc mỗi làng có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng làng.
+ Ngày nay làng của người dân có nhiều thay đổi, nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn: tủ lạnh, ti vi.
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi.
- Đọc yêu cầu của phần 2 (101)
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen của nữ là váy đen áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt ruột tượng, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
+ Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ mùa màng bội thu...
+ Trong lễ hội có các hoạt động tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi giải trí.Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Giáng ...là những lễ hội nổi tiếng.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2, 3 HS đọc bài học
=========================================
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
1. Củng cố những đặc điểm của bài văn kể chuyện.
2. Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước.
- Trao đổi được với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện của mình (bạn).
3. Có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
- HS: Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 HS chưa đạt y/c ở tiết trước.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
Bài 1: 
- Đọc y/c.
- Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? vì sao em biết?
+ Trong 3 đề trên đề nào là đề văn kể chuyện?
- Kết luận chung.
Bài 2, 3: 
- Đọc y/c.
- Thảo luận và phát biểu về đề tài của mình chọn.
a) Kể trong nhóm:
- Kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
- Treo bảng phụ:
+ Văn kể chuyện:
+ Nhân vật:
+ Cốt truyện:
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3.
- Nxét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại bố cục trong bài văn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài vào vở, chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
6’
22’
3’
- Hát đầu giờ.
- Ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài y/c viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài y/c tả chiếc áo hoặc chiếc váy.
+ Đề 2 là đề văn kể chuyện.
- HS đọc.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng bài.
- HS kể theo cặp.
+ Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hoá.
. Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
. Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, nhân vật...
+ Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu - diễn biến - kết thúc.
- Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp), có 2 kiểu kết bài (mở rộng hay không mở rộng).
- 3 - 5 HS thi kể.
- Hỏi và trả lời về nội dung.
- 2,3 HS nhắc lại .
- Lắng nghe - Ghi nhớ.
======================================
TIẾT 4: CHÍNH TẢ :( NGHE - VIẾT)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
1. Nghe, viết đoạn từ: Từ nhỏ Xi - ôn - cốp - xki đến hàng trăm lần trong bài “Người tìm đường lên các vì sao”.
- Làm các bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n các âm chính (giữa âm i, iê...).
2. Nghe, viết đúng chính xác đoạn từ: Từ nhỏ Xi - ôn - cốp - xki đến hàng trăm lần trong bài “Người tìm đường lên các vì sao”.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n các âm chính (giữa âm i, iê...).
- GD - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Giấy khổ to và bút dạ.
- HS: Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc HS cho 2 HS khác viết bảng các từ: châu báu, trâu bò, chân thành, trân trọng.
- N.xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học này?
* HD viết từ khó
- Đọc cho HS viết các từ khó dễ lẫn ở trong bài.
* Viết chính tả: 
- Đọc cho hs viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm chữa bài: 
- Thu chấm - nxét.
*HD làm bài tập: 
Bài 2a: Tìm các tính từ:
- Đọc y/c và nội dung.
- Chia nhóm và phát giấy, bút dạ cho HS.
- Thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước, dán phiếu lên bảng.
- N.xét, kết luận các từ đúng:
+ Có hai tiếng đều bắt đầu bằng âm l.
+ Có hai tiếng đều bắt đầu bằng âm 
n.
- Nx, ghi điểm.
Bài 3: Tìm các từ:
- Đọc y/c và nội dung.
- Trao đổi theo cặp và tìm từ.
- Phần b tiến hành tương tự phần a.
- N.xét - chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Đọc lại đoạn văn vừa viết chính tả.
- N.xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
3’
3’
15’
2’
7’
3’
- Hát chuyển tiết.
- HS thực hiện theo y/c.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi.
+ Đoạn văn viết về nhà bác học Nga Xi - ôn - cốp - xki.
+ Xi - ôn - cốp - xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu, tìm tòi trong khi làm khoa học.
- HS viết bảng con: Xi - ôn - cốp - xki, dại dột, rủi ro, non nớt, thí nghiệm...
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS lớp đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Trao đổi, tìm từ và ghi vào phiếu.
- Nxét, bổ sung cho nhóm bạn.
- Đọc và viết vào vở.
+ Lỏng bỏ, long lanh, lành lạnh, lơ lửng, lập lở, lặng lẽ, lọ lem...
+ Nóng nảy, nặng nề, não nùng, non nớt, nõn nà, nông nổi, nô nê, nô nức...
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi và tìm từ, 1 HS nêu nghĩa của từ.
a. Nản chí (nản lòng), lý tưởng, lạc lối (lạc đường).
b. kim khâu, tiết kiệm, kim.
- 1 HS đọc lại.
- Ghi nhớ.
=====================================
Tiết 5: SINH HOẠT
NHẬN XÉT TUẦN 13
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II. Lên lớp
1. Tổ chức: Hát
2. Bài mới:
a. Nhận định tình hình chung của lớp
- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè
- Nề nếp: 
+ Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm.
+ Đầu giờ trật tự truy bài.
- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 Tuyên dương: Xuân, Chưa, Nam, Lâm, - Phê bình: Yêu, Thắng, 
b. Phương hướng:
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12 
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, phát huy ưu điểm đã đạt được tuần qua. 
3. Trò chơi: Chán - Cằm - Tai:	
	- Hs tham gia chơi.
	- Tuyên dương HS chơi tốt.
================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13.doc