Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Triệu Hữu Cam

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Triệu Hữu Cam

Khoa học

Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức & Kĩ năng:

 - Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.

 - Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sing vật hoặc các chất hòa tan có hại sức khỏe con người.

 - Nước bị ô nhiểm: có màu, có chất bẩm, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.

* GDBVMT: Nêu cho HS nắm được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bẩn để sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe và tránh dược bệnh.

2 - Giáo dục:

 - Có ý thức giữ gìn nguồn nước sử dụng thật trong sạch.

B. CHUẨN BỊ:

GV - Hình trang 52, 53 SGK. Bảng tiêu chuẩn đánh giá:

HS: - SGK

 - Mỗi nhóm chuẩn bị:

 + Một chai nước sông hay hồ, ao; một chia nước giếng hoặc nước máy.

 + Hai chai không.

 + Hai phễu lọc nước; bông để lọc nước.

 + Kính lúp

C. LÊN LỚP:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Triệu Hữu Cam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011.
Tập đọc 
	 Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức&Kĩ năng:
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki ); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Kĩ năng sống: - Xác định giá trị.
	 - Tự nhận thức bản thân.
	 - Quản lí thời gian.
2 - Giáo dục:
 - Giáo dục HS có ý chí, nghị lực vượt khó.
B. CHUẨN BỊ:
GV: 	- Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
HS: - SGK
C. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài 
Người tìm đường lên các vì sao
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn:
 + Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
 + Đoạn 2: Bảy dòng tiếp theo 
 + Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo.
 + Đoạn 4: Ba dòng còn lại.
- Chỉ định HS đọc nối tiếp.
-Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc phần chú thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Tiểu kết: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. 
* Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ?
- Giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki.
* Em hãy đặt tên khác cho truyện.(Tổ chức ghi phiếu)
- Nêu nội dung chính cả bài. - Ghi nội dung chính 
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Từ nhỏ  hàng trăm lần. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Sửa chữa, uốn nắn.
Tiểu kết: Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
3. Củng cố: (3’)
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. (3 lượt).
- 1 HS đọc chú thích.
- Cả lớp đọc thầm phần chú thích.
- Luyện đọc theo cặp.
- Vài em đọc cả bài.
Hoạt động nhóm.
* 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi.
- Chia nhóm thảo luận.
- Phát biểu 
- Lắng nghe - 2 HS nhắc lại.
- Ghi phiếu: - 2 HS nhắc lại.
- Phát biểu: - 2 HS nhắc lại.
Hoạt động cả lớp
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp.
Toán
Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng: 
 - Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2 - Giáo dục: 
- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu.
HS - SGK, 
C. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 
- Cho cả lớp đặt tính và tính: 27 x 11
- Cho cả lớp làm thêm một ví dụ: 35 x11
b) Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 
- Cho HS thử tính nhẩm 48 x 11.
- Vì tổng 4 + 8 là số lớn hơn 10 nên có cách làm khác. Dựa vào cách đặt tính để giảng.
- Lưu ý: Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
Tiểu kết: HS nắm cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Bài 1: Tính nhẩm
+ Hướng dẫn HS tính nhẩm và gọi 3 HS chữa bài.
- Bài 3: Giải toán
* Yêu cầu bài.
* Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
* Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài
Tiểu kết: Vận dụng để tính.
3. Củng cố: (3’) 
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét lớp. 
Hoạt động lớp.
- HS đặt tính và tính ở bảng.
- Nhận xét ( Như SGK/ 70) 
- Nêu cách tính nhẩm
- Đặt tính và tính nhẩm 35 x 11.
- Cả lớp đặt tính và tính: 48 x 11.
- 1HS lên bảng đặt tính và tính.
- HS thử tính nhẩm 48 x 11 như cách trên.
- Từ đó rút ra cách nhân nhẩm (như SGK)
Hoạt động lớp.
- Tự làm bài trên bảng con, chữa bài.
a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902
- 1 em đọc đề bài.
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi giải và chữa bài.
 Đáp số: 352 bạn
Khoa học 
Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
 - Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
	- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sing vật hoặc các chất hòa tan có hại sức khỏe con người. 
	- Nước bị ô nhiểm: có màu, có chất bẩm, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
* GDBVMT: Nêu cho HS nắm được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bẩn để sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe và tránh dược bệnh.
2 - Giáo dục:
 - Có ý thức giữ gìn nguồn nước sử dụng thật trong sạch.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Hình trang 52, 53 SGK. Bảng tiêu chuẩn đánh giá:
HS: - SGK
	- Mỗi nhóm chuẩn bị:
	+ Một chai nước sông hay hồ, ao; một chia nước giếng hoặc nước máy.
	+ Hai chai không.
	+ Hai phễu lọc nước; bông để lọc nước.
 + Kính lúp
C. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Nước bị ô nhiễm..
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đặc điểm của nước trong tự nhiên.
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kiểm tra kết quả và nhận xét. Khen ngợi các nhóm thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm 
- Hỏi: Tại sao nước sông, ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy ?
Tiểu kết: HS phân biệt được nước trong và nước đục; giải thích tại sao nước đục và không sạch.
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá.
- Đưa bảng yêu cầu đánh giá.
- Thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bi ô nhiễm theo chủ quan của mỗi em. ( Không mở SGK )
- Nhận xét, khen nhóm có kết quả đúng 
- Kết luận: Như mục Bạn cần biết SGK 
* GDBVMT: Nêu cho HS nắm được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bẩn để sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe và tránh dược bệnh.
 Tiểu kết: HS nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
3. Củng cố: (3’) 
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 
Hoạt động lớp, nhóm.
- Đọc mục Quan sát và Thực hành SGK để biết cách làm.
+ Quan sát và làm thí nghiệm chứng minh: Chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng?
- Các nhóm làm việc:
+ Thảo luận: Bằng mắt thường, bạn cũng có thể nhìn thấy những thực vật nào sống ở ao, hồ ? ( Rong, rêu và các thực vật sống ở dưới nước khác đã học ở lớp 2 )
+ Rút ra kết luận: Nước sông đục hơn nước giếng vì nó chứa nhiều chất không tan hơn 
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, nhóm.
- Nhận giấy.
- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả sẽ ghi lại theo mẫu.
- Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- Mở SGK ra đối chiếu, tự đánh giá xem nhóm mình làm đúng, sai ra sao.
Đạo đức 
	 Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiết 2 )
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
 - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* Hiểu được: con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
* Kĩ năng sống: 
	- Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
	- Quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
	- Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
2 - Giáo dục:
 - Giáo dục HS kính yêu ông bà, cha mẹ.
B. CHUẨN BỊ:
	- Bài hát Cho con của Phạm Trọng Cầu.
	- Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng.
C. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đóng vai.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1; một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống 2.
- Phỏng vấn các em đóng vai cháu về cách ứng xử, đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Kết luận: cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau 
Tiểu kết: HS thực hành đóng vai tình huống của bài học.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi.
- Nêu yêu cầu BT4.
- Khen những em biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; nhắc nhở những em khác học tập các bạn.
Tiểu kết: HS biết liên hệ bản thân mình qua bài học 
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
- Bài tập 5, 6: 
- Kết luận chung: Ghi nhớ
Tiểu kết HS biết cách giải quyết tình huống nêu ra trong bài tập. 
3. Củng cố: (3’) 
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Theo dõi.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai 
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. 
- Tự liên hệ bản thân.
Hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Một số em trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động lớp.
-Đọc BT
- Các nhóm trao đổi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011.
ThÓ dôc
TIẾT 25 ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I, Mục tiêu:
- Ôn 7 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vòng tròn hoặc ô vuông cho trò chơi. 
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân khởi động các khớp.
* Chơi trò chơi “Kết bạn”
2-Phần cơ bản.
- Chia tổ ôn luyện 7 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học:
+ GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở.
+ Lần cuối thi đua giữa các tổ với nhau.
- Học động tác điều hoà:
GV làm mẫu, giải thích và hô nhịp chậm cho HS bắt chước. Lần cuối GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu, nhịp  ...  Đưa bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa.
- Trả bài cho từng em.
Tiểu kết: HS nắm ưu, khuyết điểm của bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- Giúp các em yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- Đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ HS sửa đúng lỗi trong bài.
Tiểu kết: HS biết cách chữa bài.
Hoạt động 3: Học tập những đoạn văn, bài văn hay .
- Đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của HS.
Tiểu kết: HS tìm được cái hay, cái tốt của những đoạn văn được nghe.
Hoạt động 4: Chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Đọc, so sánh 2 đoạn văn của một vài em: đoạn viết cũ với đoạn viết mới giúp HS hiểu các em có thể viết bài tốt hơn.
Tiểu kết: Bước đầu biết viết được đoạn văn hay trong bài của mình.
3. Củng cố: (3’) 
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét lớp.
Hoạt động lớp.
- 1 em đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Theo dõi
Hoạt động nhóm đôi.
- Đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của thầy cô, tự sửa lỗi.
- Đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
Hoạt động lớp.
- Trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được thầy cô giới thiệu. 
Hoạt động cá nhân.
- Tự chọn đoạn văn cần viết lại và viết vào vở.
Khoa học 
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng:
 - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
 + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, .
	+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
	+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, 
	+ Vỡ đường ống dẫn dầu, 
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với con người: lan truyền nhiều bệnh, 80 % các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
* GDBVMT: Nêu cho HS biết được một số nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn tác hại của chúng gây đến sức khỏe con người.
* Kĩ năng sống:
 - Tìm kiếm và sử lí thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm.
 - Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
 - Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
2 - Giáo dục:
 - Có ý thức bảo vệ nguồn nước sử dụng.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Hình trang 54, 55 SGK.
 - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
HS: - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về vai trò của nước.
C. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Quan sát hình SGK, tập đặt câu hỏi để trả lời cho từng hình 
- Quay lại chỉ vào từng hình để hỏi và trả lời nhau như gợi ý trên.
- Liên hệ đến các nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
- Đi tới giúp đỡ các nhóm.
- Kết luận: Như mục Bạn cần biết SGK.
Tiểu kết: HS phân tích các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- Yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
- Kết luận: Như mục Bạn cần biết SGK.
* GDBVMT: Nêu cho HS biết được một số nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn tác hại của chúng gây đến sức khỏe con người.
Tiểu kết: HS nêu tác hại việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
3. Củng cố: (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK.
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn nước sử dụng.
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 	
Hoạt động lớp, nhóm.
- Một số em trình bày kết quả làm việc của nhóm. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung.
+ Hình biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn và nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình. ( Hình 1, 4 )
+ Hình cho biết nước máy bị nhiễm bẩn và nguyên nhân gây nhiễm bẩn ( Hình 2 )
+ Hình cho biết nước biển bị nhiễm bẩn và nguyên nhân gây nhiễm bẩn ( Hình 3 )
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn và nguyên nhân gây nhiễm bẩn ( Hình 7, 8 )
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn và nguyên nhân gây nhiễm bẩn ( Hình 5, 6, 8 )
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Quan sát các hình và mục Bạn cần biết SGK, những thông tin sưu tầm được trên sách báo để trả lời.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày.
Kĩ thuật 
Tiết 13: THÊU MÓC XÍCH. ( tiết 1 )
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức& Kĩ năng: 
 - Biết cách thêu móc xích.	
	- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Đường thêu có thể bị dúm.
* Không bắt buộc HS thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.
* Với HS khéo tay:
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
2. Giáo dục: 
- Hứng thú học thêu.
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn; một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
HS: - Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu: Thêu móc xích.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu: Hướng dẫn HS quan sát
- Đặt câu hỏi và gợi ý để HS rút ra khái niệm thêu móc xích.
- Giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích.
- Bổ sung: Thêu móc xích dùng để thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, con giống lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối; thêu tên lên khăn tay, khăn mặt  Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác.
Tiểu kết: HS nêu được đặc điểm của mẫu qua việc quan sát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Treo tranh quy trình thêu móc xích, hướng dẫn 
- Nhận xét và bổ sung: 
* Ghi số thứ tự trên đường vạch dấu.
* Thêu móc xích theo chiều từ phải sang trái.
- Vạch dấu trên mảnh vải ghim trên bảng. Chấm các điểm trên đường dấu cách đều 2 cm 
- Hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai.
- Hướng dẫn quan sát hình 2, 3, 4
- Lưu ý: 
+ Thêu từ phải sang trái.
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. 
+ Xuống kim tại điểm phía trong và ngay sát đầu mũi thêu trước.
+ Lên kim tại điểm kế tiếp. 
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ.
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng.
- Hướng dẫn nhanh 2 lần thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích.
Tiểu kết: HS nắm thao tác thực hiện mũi thêu móc xích.
3. Củng cố: (3’) 
4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét lớp. 
Hoạt động lớp.
-Quan sát mẫu: ở mặt phải, mặt trái đường thêu với quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi về đặc điểm của đường thêu móc xích.
- Thêu móc xích là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
- Nêu ứng dụng của thêu móc xích.
Hoạt động lớp.
- HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 SGK để trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình 3 SGK và nêu cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai 
-HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi về cách kết thúc đường thêu móc xích; so sánh nó với cách kết thúc đường thêu lướt vặn.
- Đọc nội dung II và quan sát hình 3 để trả lời các câu hỏi SGK.
- Quan sát thao tác GV làm mẫu và hình 3 để trả lời câu hỏi rồi thực hiện thao tác thêu mũi thứ ba, thứ tư, thứ năm 
- Thao tác cách kết thúc đường thêu móc xích 
- Đọc ghi nhớ cuối bài.
- Cả lớp tập thêu móc xích.
SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM TUẦN 13
................................................................................................................ .....................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13 CKTKN.doc