Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - Trường TH Hải Ninh

Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - Trường TH Hải Ninh

Tập đọc NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I/ Mục tiêu:

1. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

2. Nắm được ý nghĩa của bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xkinhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - Trường TH Hải Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2007
Tập đọc người tìm đường lên các vì sao
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
2. Nắm được ý nghĩa của bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xkinhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: Hỏi thêm nội dung câu hỏi 1,2 sgk.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
 -Đầu tiên 1 HS giỏi đọc toàn bài
 - Đọc nối tiếp lần1: HD từ khó đọc: Học sinh phát hiện
	 GV dự kiến: Xi-ôn-cốp-xki, sa hoàng, các tiếng có dấu hỏi, ngã.
- Đọc nối tiếp lần 2: Giải nghĩa từ: HS đọc phần chú giải + giải nghĩa thêm một số từ học sinh chưa hiểu. HS HS ngắt nghỉ đúng.
- Luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên nói qua cách đọc và đọc toàn bài.
 b/ Tìm hiểu bài:
+Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
- Sau khi học sinh trả lời câu hỏi 2, giáo viên rút: Kham khổ (thiếu thốn, khổ cực về vật chất).
+ Nguyên nhân chính giúp Xi -ôn- cốp- xki thành công là gì?
- Sau khi học sinh trả lời câu hỏi 3, giáo viên rút: khổ công( Bỏ rất nhiều công sức vào công việc).
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
c/HD đọc diễn cảm:
- GV HD HS tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm.
-HD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn: Từ nhỏ..hàng trăm lần.
3./ Củng cố: 
- Giáo viên: ý nghĩa của bài văn? (Như mục I)
- Chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt.
 - 2 HS đọc bàiVẽ trứng và trả lưòi câu hỏi.
 -1 HS giỏi đọc toàn bài.
 - HS đọc tiếp nối 3 lần.
 - HS lắng nghe.
 - Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
HS : Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loạicủa ông nhưng ông không nản chí...
 -Xi -ôn- cốp- xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, có quyết tâm thực hện mơ ước.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Toán giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I/ Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
-Chữa bài 5
2. Bài mới:
- Gv giới thiệu bài.
1.Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Cho cả lớp đặt tính và tính:
27 x11
- Cho HS nhận xét 27 và 297.
- HD HS nêu nhận xét như SGK.
2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoăc bằng 10.
- Cho HS thử nhân nhẩm48 x11
4+ 8 =12, 12là số có hai chữ số
- Cho HS nêu cách làm sau đó đặt tính , tính để kiểm tra.
3.Thực hành:
Bài 1: - Cho HS tự làm bài rồi chữa.
-Bài 2:- Cho SH nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.HS tự làm bài rồi chữa.
Bài 3 :
- Cho HS đọc bài toán, tự tóm tắt và giải vào VBT.
- HS có thể làm bằng hai cách.
- Yêu cầu HS nhận xét cách làm nào nhanh hơn.
Bài 4:
-Cho hs đọc bài toán tính nhẩm, nêu kết quả.
3. Củng cố: 
- GV chốt nội dung bài, nhận xét chung giờ . Dặn HS làm thêm BT 
-1 HS lên bảng giải bài 5.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
-HS nhận xét và kết luận về cách nhẩm(như SGK).
- HS rút ra cách nhân nhẩm như SGK .
- HS tự làm bài.2 HS lên bảng làm bài, nêu cách nhẩm.
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài toán,tự giải vào vở.
-2 HS lên bảng chữa 2 cách khác nhau(Đáp số:352 học sinh).
Đạo đức: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này học sinh có các khả năng:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học. 
Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: cho học sinh hát bài Cho con - Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
Hoạt động 1: Đóng vai ( BT3 - sgk)
 -GV chia nhóm, một số thảo luận và đóng vai tình huống tranh 1, một số nhóm thảo luận và đóng vai tình huống tranh 2
 -GV nhận xét và kết luận như SGV.
Hoạt động 2: Cho học sinh hoạt động theo N2(BT4 -SGK)
- Gv nêu yêu cầu BT.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- GV nhận xét, khen những HS hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nhắc nhở những HS khác học tập các bạn.
Hoạt động 3: Cho học sinh Trình bày, giới thiệu các sáng tác.
Củng cố:
- GV nêu kết luận chung, nhận xét giờ học. 
Hoạt động tiếp nối: Thực hiện các nội dung phần thực hành.
- HS hát bài : Cho con
- HS thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- HS có thể phỏng vấn HS đóng vai cháu,ông, bà.
- Lớp nhận xét cách ứng xử
- HS thảo luận N2.
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
Khoa học Nước bị ô nhiễm
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết được:
Phân biệt được nước trong và nước đụcbằng cách quan sát và thí nghiệm.
Giải thích tại sao nước sông, hồ hồ thường đục và không sạch.
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
II. Đồ dùng:
Hình52, 53SGK.
HS chuẩn bị theo nhóm: + Một chai nước ao hay hồ, một chai nước giếng hoặc nước máy.
 + Hai chai không, hai phễu lọc nước, bông để lọc nước.
 + Một kính lúp.
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Bài cũ:
+ Nêu vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung?
+ Nêu một vài ví dụ về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,vui chơi giải trí ?
2.Bài mới: 
-GV giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
MT : -Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
-Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
CTH:B1 Tổ chức và HD:
GV chia nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của N.
-Yêu cầu HS các nhóm đọc mục Quan sávà trả lời trang 52
B2 Thực hành .
- Yêu cầu HS quan sát và làm thí nghiệm chứng minh: Chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng. 
- Yêu cầu : lọc hai chai nước và quan sát hai miếng bông vừa lọc.
-GV theo dõi, hướng dẫn cho các nhóm.
+ Em có nhận xét gì về hai miếng bông vừa lọc ở hai chai nước?
+ Tại sao nước ao, hồ, sông hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nươc mưa, nước, nước giếng, nước máy?
B3 Đánh giá
-GV nhận xét, kết luận như SGV.
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch:
MT: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
CTH: B1 : Tổ chức và HD
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm.
B2:Làm việc theo nhóm:
- GVmời đại diện các nhòm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận như SGV
3. Củng cố:
- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết .
-GV nhận xét chung giờ học.
2 HS lên bảng trả lời.
-HS hoạt động nhóm:
+ HS quan sát 2 chai nước đem theo và đoán xem chai nào chứa nước sông ? chai nào chứa nước giếng?
+ HS viết nhãn dán vào 2 chai đang chứa hai loại nướcvà hai chai chưa có nước.
+ Thảo luận để đưa ra cách giải thích .Nước giếng trong hơn nước sông vì nước giếng chữa ít chất bẩn, nước sông chứa nhiều chất bẩn.
- HS làm thí nghiệm chứng minh.
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận nhóm, ghi lại kết quả thảo luận theo mẫu:
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Ôn luyện Toán: Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhân với số có hai chữ số, nhân nhẩm với11. Vận dụng các tính chất của phép nhânđể tính nhanh, tính nhẩm.
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : HS làm BT 2, BT1a,b
2.Bài mới:
- GV giới thiệu bài. HD HS làm BT.
Bài 1:Đặt tính rồi tính:
68 x35 175 x42 1023 x29
- GV lưu ý các HS yếu , động viên các em(Phúc, Tâm, Mai Anh)
- Chữa bài lưu ý HS cách viết tích riêng thứ hai.
Bài 2; Tính nhẩm:
45 x11 37 x11 69 x11
- Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm với 11 rồi tự làm bài. Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- Gv chữa bài trên bảng.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a.25 x12 x30 x4
b.23 + 23 x2 + 23 x3 + 23 x4
c. 75 x 46 + 21 x 46 + 3 x 46 + 46
d. 248 x 2005 - 148 x 2005
Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Khi chữa : Cho HS nêu cách làm(Chỉ rõ đã vận dụng tính chất gì?)
Bài 4 ; Nửa chu vi hình chữ nhật là 420 dm, biết chiều dài hơn chiều rộng 180 dm. Hỏi diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu mét vuông?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải. 
-GV chữa bài trên bảng (Đáp số: 360 m2).
3.Củng cố :
- Gv nhận xét chung giờ học.Ra thêm BT cho Tâm, Phúc, Mai Anh
-2 HS lên bảng.
- Nhóm 4 chỉ làm 2 bài nhỏ.
-HS tự làm vào vở rồi chữa bài .
-HS nêu lại cách nhân nhẩm với 11 rồi tự làm bài.
 - 3 HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm vào vở :
b.23 + 23 x2 + 23 x3 + 23 x4 = 23 x (1+2 + 3 + 4) = 23 x 10 = 230
-Nhóm 4 làm bài a,b,d.
-HS đọc bài toán, tóm tắt và tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2007
Toán: Nhân với số có ba chữ số
1. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba.
 II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 1 HS chữa bài 4.
- Dưới lớp mở vở giáo viên kiểm tra.
2. Bài mới:
HĐ1 Tìm cách nhân 164 x 123
-Yêu cầu HS tính vào nháp 164 x100; 164 x 20 ; 160 x 3
_GVnêu phép tính 164 x 123 
HĐ2 Giới thiệu cách đặt tính và tính:
GV: Cách tính như trên phải thực hiện 3 phép nhân và một phép cộng 3 số, do đó ta nghĩ đến việc viết gọn phép tính này trong một lần đặt tính.
-GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK.
- Cho HS nêu tích riêng thứ nhất(492); tích riêng thứ hai(328) : tích riêng thứ 3 (164) 
- GV lưu ý HS cách viết tích riêng trong phép nhân như SGK
HĐ3 Thực hành:
Bài 1 : cho Hs tự làm rồi chữa bài .
Lưu ý : Động viên, hướng dẫn thêm cho Hs yếu(Tâm, Phúc, Mai Anh).
Bài 2: 
-GV kẻ bảng như SGK.
-Yêu cầu HS tính ở vở nháp rồi điền kết quả vào bảng.
Lưu ý HS : 262 x 130 đưa về nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
Bài 3: Cho HS đọc bài toán, tóm tắt .
-GV: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào? 
-Yêu cầu HS giải vào vở.
.
4. Củng cố - dặn dò:
- Ch ...  cố: 
-Giới thiệu bài thơ: Nam quốc sơn hà, cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
+ Em có suy nghĩ gì về bài thơ này?
-Gv nhận xét chung giờ học, dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng trả lời.
-Lý Thường Kiệt đã chủ trương: "ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc".
- Cuối năm 1075, Lý thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
- Lý Thường Kệt chủ động tấn công nước Tốngkhông phải để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. 
HS theo dõi.
HS kể lại diễn biến theo nhóm2.
1 HS trình bày trước lớp. HS khác theo dõi bổ sung.
HS đọc SGK.
HS phát biểu ý kiến.
 - HS phát biểu ý kiến.
Ôn luyện Toán: Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhân với số có hai , ba chữ số; một số tính chất của phép nhân
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
1 HS làm BT 3, 1HS làm BT5 
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài , HD HS làm bài tập.
Bài1:Đặt tính rồi tính:
a. 347 x 58 b. 825 x502
 459 x 216 193 x 308
- Cho HS tự làm bài rồi chữa.
Khi chữa cho HS nêu cách tính.
- GV chữa bài trên bảng.
Bài 2:Tính giã trị của biểu thức :
245 x (927 : 9 + 298 )
= 245 x (103 + 298)
= 245 x 401 = 98245
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a. 236 x 4 + 236 x 5 + 236
b. 45 x 395 + 50 x 395 + 5 x 395 
c.738 x 245 - 738 x 145 
d. 4 x 52x 25 x 9 
- GV chữa bài trên bảng.Lưu ý HS phân biệt nhân một số với một tổng và nhân một tổng với một số .
Bài 4: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 126 m. Biết chiều dài hơn chiều rộng 56m . Hỏi diện tích hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông.
- Cho HS đọc bài toán, xác định dạng toán, tự giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
3. Củng cố : 
- Gv chốt nội dung bài, nhận xét chung giờ học, dặn HS làm thêm BT.
- 2 HS lên bảng làm bài.
HS đặt tính và làm vào vở.
Nhóm 4 làm dòng2 của bài a,b.
2 HS lên bảng làm bài.
HS tự làm bài.
1 HS lên bảng chữa bài.
Lớp nhận xét.
HS tự làm vào vở.
2 HS lên bảng làm bài.
HS giải thích cách làm.
HS tự tóm tắt và giải vào vở.
 Bài giải 
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
 (126 + 56) : 2 = 91(m)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
 91 - 56 = 35 (m)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
 91 x 35 = 3185(m2)
 Đổi 3185 m2 = 318500 dm2
 Đáp số: 318500dm2
Kĩ thuật : Thêu móc xích (T1)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
II. Đồ dùng :
Tranh quy trình thêu móc xích.
Mẫu thêu móc xích bằng len trên bìa, vải khác màu.
Một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích .
Vật liệu, dụng cụ: Vải, kim khâu len, kim thêu, chỉ, phấn thước,kéo. 
III/ Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài.
HĐ1: HD HS quan sát, nhận xét mẫu:
-GV giới thiệu mẫu.
-HD HS nhận xét.
-GV giói thiệu một số sản phẩm thêu móc xích.
HĐ2: HD Thao tác kĩ thuật:
-GV treo tranh quy trình thêu móc xích.
-GV thao tác mẫu: vạch dấu đường thêu, chấm các điểm cách đều nhau 2cm.
-GV thao tác mẫu: bắt đầu thêu, mũi thứ nhất, mũi thứ hai.
-GV thao tác mẫu cách kết thúc đường thêu móc xích.
Gv lưu ý Hs một số điểm: thêu từ phải sang trái, lên kim , xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu .
- GV thao tác lần 2: Thêu và kết thúc đường thêumóc xích.
-GV tổ chức cho Hs thực hành thêu móc xích .
3. Củng cố: 
HS nêu quy trình thêu.
- Gv nhận xét chung giờ học, dặn HS chuẩn bị giờ sau thực hành.
HS quan sát hai mặt của Đường thêu, nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích.
HS rút ra được khái niệm thêu móc xích.
HS nêu ứng dụng thực tế: gấu áo, khăn ....
HS quan sát H2, nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích. So sánh cách vạch đường dấu thêu móc xích và cách vạch đường dấu thêu lướt vặn.
HS đọc nội dung 2quan sát H3a,b,c để trả lời các câu hỏi về cách thêu.
HS quan sát.
HS quan sát H3 a,b,c trả lời câu hỏi và thực hiện thao tác thêu mũi thứ ba, thứ tư, thứ năm.
HS quan sát H4 nêu cách kết thúc đường thêu móc xíchvà so sánh với cách kết thúc đường thêu lướt vặn.
HS theo dõi.
HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- HS thực hành tren giấy ô li.
Thứ 6 ngày 24 tháng 11 năm 2007
Luyện từ và câu: câu hỏi và DấU CHấM HỏI 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Học sinh làm lại BT1,3.
2.Bài mới:
-GV giới thiệu bài.
HĐ1:Nhận xét:
 -GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, lần lượt điền nội dung vào từng cột khi HS làm BT1,2,3.
Bài 1:
-Cho HS nêu yêu cầu BT .
- GV ghi vào bảng những câu hỏi trong truyện.
Bài 2,3:
-1HS đọc yêu cầu của BT2,3.
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng.
- Mời 1 HS đọc bảng kết quả: 
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
Vì sao quả bóng ....bay được?
Xi-ôn-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ 
vì sao
-Dấu chấm hỏi
Cậu làm thế nào mà mua được....như thế? 
Một người bạn
Xi-ôn-cốp-xki
-Từ thế nào
-Dấu chấm hỏi
HĐ2 : Ghi nhớ
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
Gv chốt ý 
Gọi 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ3 Thực hành:
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp viết nhanh ra nháp theo mẫu của sgk.
-GV phát phiếu cho một số nhóm.
- Học sinh nêu bài làm, giáo viên và lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV mời 1 cặp HS làm mẫu. Gv viết lên bảng 1 câu văn(VD: Về nhà bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận). Hai HS suy nghĩ sau đó thực hành hỏi đáp.
- Yêu cầu HS làm theo N2. 
- Mời đại diện nhóm trình bày, giáo viên và lớp nhận xét.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu BT. 
- GV gợi ý các tình huống. 
3. Củng cố - dặn dò: 
 - Giáo viên chốt lại bài.
 - Dặn dò: Về nhà viết vào vở 4 câu hỏi vừa tìm được ở BTIII.2.3.
2 HS lên bảng.
HS nêu yêu cầu BT.
HS đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu .
HS trả lời .
- 1 HS đọc kết quả.
HS trả lời và rút ghi nhớ.
HS đọc yêu cầu BT .
Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ ; Hai bàn tay , làm bài vào vở nháp.
Một số nhóm làm vào phiếu, trình bày bài lên bảng.
Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- HS đọc yêu cầu.
- 1 cặp HS làm mẫu.
 -Học sinh làm theo N2. 
- Học sinh nêu bài làm theo N2, lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu BT, mỗi em đặt một câu hỏi để tự hỏi mình .
Toán: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh củng cố về: 
- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
- Phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số và một số tính chất của phép tính nhân.
- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
1HS làm Bt 2c, 1HS làm BT 3b
- GV chấm, nhận xét.
2.Bài mới:
- GV giới thiệu bài, Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1 - HS tự làm bài vào vở, 1 HS đọc bài làm và giải thích cách làm.
Bài 2 : Tính:
a. 268 x 235 b. 324 x 250 
 c.309 x 207
- HS tự giải vào vở, riêng các học sinh còn chậm chỉ làm bài a,c, 3 em lên bảng chữa bài. 
- Nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 3:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa.
Bài 4:
Cho HS tự làm bài rồi chữa.
Bài 5 : Tiến hành tương tự.
- Khi chữa bài, cho HS nêu bằng lời cách tính diện tích hình vuông.
3. Tổng kết - dặn dò.
- Nhận xét tiết học, về nhà ôn lại bài.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS đọc bài làm và giải thích cách làm.
Bài 2 - HS tự giải vào vở, riêng các học sinh còn chậm chỉ làm cột a, 3 em lên bảng chữa bài. 
-Hs tự làm bài:
a .2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 
 = 10 x 39 =390
b.302 x16 + 302 x 4 = 302x (16 + 4) = 302 x 20 = 6040
Hs đọc bài toán, tự tóm tắt và giải vào vở.
1 HS lên bảng chữa bài.
Tập làm văn ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- Thông qua luyện tập, học sinh củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kể được một số câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn KC.
 III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1Bài cũ: 
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài. HD HS làm BT.
Bài1:
Cho HS đọc yêu cầu BT.
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2,3:
Cho Hs đọc yêu cầu BT.
Cho HS kể chuyện theo nhóm2.
Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt:
+Văn kể chuyện .....................
+ Nhân vật ......................
+ Cốt truyện .....................
Mời 1HS đọc bảng trên.
3. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ .
HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ, phát biểu . 
Lớp nhận xét.
 Hs đọc yêu cầu BT.
Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
Hs viết nhanh dàn ý câu chuyện.
HS kể chuyện theo cặp, trao đổi câu chuyện vừa kể theo yêu cầu BT3.
HS thi kể chuyện trước lớp.Mỗi HS kể xong trao đổi cùng các bạn về nhân vật trong truyện, tính cách nhân vật/ ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu , kết thúc của câu chuyện. 
- 1 HS đọc lại bảng trên, lớp đọc thầm.
Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện đọc: Văn hay chữ tốt 
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài văn.
-Hiểu được ý nghĩa của bài.
II.III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Bài cũ :
HS đọc bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi.
2.Bài mới:
- Gv giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc diễn cảm
Cho HS nêu cách đọc diễn cảm toàn bài. 
GV HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn "Thuở đi học ... sẵn lòng".
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- GV nhận xét.
HĐ2: Củng cố nội dung
 Cho HS đọc thầm bài.
GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời nhằm củng cố nội dung bài đọc.
Lưu ý: dành nhiều thời gian cho 
HS đọc còn yếu.
3 Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học.
-Dặn HS luyện đọc diễn cảm bài văn.
2 HS lên bảng.
HS nêu cách đọc diễn cảm toàn bài. 
4 HS tiếp nối đọc diễn cảm 4 đoạn của bài.
2 HS đọc diễn cảm toàn bài. 
-HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm .
-HS bình chọn nhóm đọc haynhất.
-HS đọc thầm, trả lời lại các câu hỏi để nắm chắc nội dung bài đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13.doc