Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (2 buổi/ ngày)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (2 buổi/ ngày)

Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

1. Đọc:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm.

Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh SGK, phấn màu.

- Học sinh: SGK

 

doc 46 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (2 buổi/ ngày)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Chú đất nung
I. Mục tiêu:
Đọc:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
Hiểu các từ ngữ trong bài: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm.
Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh SGK, phấn màu.
Học sinh: SGK
III. Các hoạt động chủ yếu:
Tgian
Nội dung
Hoạt động của GV
HĐ của HS
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc nối tiếp bài “Văn hay chữ tốt” và TLCH.
- 2 HS đọc
2’
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài 
- Giới thiệu chủ điểm “Tiếng sáo diều” và tranh minh họa chủ điểm.
- Chủ điểm “Tiếng sáo diều” sẽ đưa các con vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các con sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện “Chú Đất Nung”.
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu
10’
HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
- YC HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 đoạn – 3 HS)
+ Lần 1 + luyện phát âm, ngắt nghỉ câu dài.
+ Lần 2 + giải nghĩa từ (k/h tranh)
+ Lần 3
Sau mỗi lần HS đọc GV nhận xét
- Cho HS luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- 3 HS đọc
Cả lớp theo dõi
- 3 HS khác
- 3 HS khác
- L.đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
10’
12’
Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm Đ1 hỏi: 
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- YC HS đọc thầm Đ2, hỏi: 
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- YC HS đọc thầm toàn bài, trao đổi trả lời câu hỏi 3,4
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- 2 HS TL
- 1 HS TL
- Từng cặp HS trao đổi
- 2 HS TL
- 2 HS TL
 HD đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc phân vai. 
GV, HS khác nhận xét cách đọc của bạn -> rút ra cách đọc.
- GV nêu lại cách đọc giọng của từng nhân vật. HD HS luyện đọc đoạn: “Ông Hòn Rấm cười bảo  hết”.
- Cho HS thi đọc phân vai đoạn trên
- 4 HS đọc 
- HS khác nghe, n/xét, nêu cách đọc
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- 2nhómHS thi đọc 
3’
3. Củng cố, dặn dò
- GV: Truyện “Chú Đất Nung” có 2 phần. Phần đầu truyện các con đã làm quen với các đồ chơi của cu Chắt, đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất Nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiết của truyện học trong tiết TĐ tới sẽ cho các con biết số phận tiếp theo của các nhân vật.
- GV ghi bảng đại ý
- Nhận xét tiết học
- YC HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS ghi vở
Toán
Chia một tổngcho một số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số (thông qua BT).
Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: phấn màu.
Học sinh: SGK, vở viết, nháp
III.Các hoạt động chủ yếu:
Tgian
Nội dung
Hoạt động của Gv
H Đ của HS
2’
 Giới thiệu bài
- Nêu ND, YC tiết học.
6’
1. Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số
- Cho HS tính
(35+21):7
35:7+21:7
- Nhận xét kết quả tính của 2 BT.
Ghi: (35+21):7 = 35:7+21:7
- Biểu thức bên trái có dạng một tổng chia cho 1 số. Vậy khi chia 1 tổng cho 1 số ta có thể thực hiện như thế nào?
- Nêu VD: (32+24):7
+ Có thể thực hiện theo cách chia từng số hạng cho 7 được không? Vì sao?
- Khi chia một tổng cho 1 số, khi nào ta có thể thực hiện chia từng số hạng của tổng cho số đó, rồi cộng các kết quả lại?
- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK.
- Làm nháp.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS.
- 1 HS tính
1,2 HS
1,2 HS
2 HS
6’
2. Thực hành
Bài 1: Củng cố về 1 tổng chia cho 1 
a) Cho HS làm bảng con.
- Vì sao con thực hiện được theo C2?
b) Yêu cầu HS làm bảng con.
C1: Thực hiện theo thứ tự.
C2: Biến đổi biểu thức
* Khi nào có thể đưa về 1 tổng chia cho 1 số?
Dãy 1, 2: C1
Dãy 3, 4: C2
Dãy 1, 2: C1
Dãy 3,4: C2
Bt 2: đổi lại
- Cộng 2 phép chia có số chia giống nhau.
5’
Bài 2: Phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số
- Viết mẫu lên bảng
- Yêu cầu HS quan sát và cho biết: biểu thức đã cho có dạng gì?
+ C1 ta có thể thực hiện như thế nào?
+ C2 ta có thể thực hiện như thế nào?
+ C2 chỉ thực hiện được khi nào?
- Tương tự chia 1 tổng cho 1 số, khi chia 1 hiệu cho 1 số ta có thể làm thế nào?
- Làm vở. 2 HS lên bảng.
- NX, chữa bài.
- Đọc bài toán.
- 1 HS tính toán trên bảng.
- Làm vở.
- NX, chữa bài.
8’
Bài 3: Vận dụng giải toán
- Y/c HS nêu cách giải khác
Nhận xét cách giải thuận tiện hơn? Đã áp dụng tính chất gì?
- Đọc bài toán
- 1 HS tóm tắt trên bảng
- Làm vào vở
- nhận xét, chũa bài
2’
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- BTVN 1 (76)
Chính tả
Chiếc áo búp bê ( nghe - viết )
I. Mục tiêu:
Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài viết “Chiếc áo búp bê”. 
Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu s/ x.
II.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: phấn màu, giấy khổ A3
Học sinh: bảng con
III.Các hoạt động chủ yếu:
Tgian
Nội dung
Hoạt động của GV
HĐ của HS
4’
I. Kiểm tra bài cũ:
- YC 1 HS nhớ và đọc 5,6 tiếng có âm đầu là l/ n để 2 bạn viết lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
- 2 HS lên bảng
- Lớp viết bảng con
2’
II. Bài mới:
Giới thiệu bài
- Nêu ND, YC tiết học.
20’
HDHS nghe–viết
- GV đọc đoạn viết 1 lần, chú ý đọc thong thả, phát âm rõ ràng.
- Nêu nội dung của bài?
- YC HS đọc thầm, nêu những từ khó dễ viết sai.
- Đọc từ khó cho HS luyện viết (chú ý tên riêng).
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết (nhắc lại 2 lần). 
- GV đọc lại bài chính tả 1 lượt, YC HS soát lỗi, ghi số lỗi và tự sửa những lỗi viết sai.HS
- Chấm chữa 7 – 10 bài.
- Nhận xét chung
- Cả lớp theo dõi
- 1,2 HS TL
- HS nêu
- HS viết bảng con
- HS viết vở ô ly
- 2 HS cùng bàn đổi vở cho nhau soát lỗi, tự sửa lỗi.
12’
HD HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2
a - Điền vào ô trống tiếng bắt đầu bằng s hay x
* Bài tập 3
a- Tìm các tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/ x
- YC HS suy nghĩ rồi điền SGK.
- Gọi HS lên bảng làm trên phiếu
- Gọi HS trình bày bài làm và nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- YC HS trao đổi nhóm 4, tìm và ghi các từ tìm được vào giấy.
- Gọi các nhóm trình bày bài làm 
- Nhận xét, khen nhóm tìm được nhiều từ đúng và nhanh nhất.
- 1 HS đọc YC
- HS điền SGK
- 1 HS
- Nhận xét 
- 1 HS đọc YC
- Trao đổi nhóm 4
- Đại diện nhóm đọc các từ tìm được
- Nhận xét 
2’
 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- YC HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau.
Khoa học
MộT Số CáCH LàM NƯớC SạCH
I. MụC TIÊU
 Sau bài học, HS biết xử lí thông tin để:
Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trong khi uống.
II. Đồ DùNG DạY HọC
Hình vẽ trang 56, 57 SGK.
Phiếu học tập.
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
1. Khởi động (1’) 	
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 35 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TìM HIểU MộT Số CáCH LàM SạCH NƯớC
Mục tiêu :
 Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Cách tiến hành : 
- GV hỏi: Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn từng sử dụng.
- HS trả lời.
- GV giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước :
- Nghe GV giảng.
a) Lọc nước
+ Bằng giấy lọc, bông,  lót ở phễu.
+ Bằng sỏi, cát, than củi, đối với bể lọc.
Tác dụng: Tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
b) Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
c) Đun sôi nước
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùg cũng hết.
- GV nêu câu hỏi: Kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
- HS trả lời.
Hoạt động 2 : THựC HàNH LọC NƯớC
Mục tiêu: 
Biết được nguyên tắc của việc lọc nươc đối với cách làm sạch nước đơn giản.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận theo các bước trong SGK trang 56.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 : 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận.
Kết luận: Như SGV trang 112.
Hoạt động 3 : TìM HIểU QUY TRìNH SảN XUấT NƯớC SạCH
Mục tiêu: 
Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV Yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập, nôi dung phiếu học tập như SGV trang 113.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HS nhận phiếu học tập. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.
- Một số HS lên trình bày.
- GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
- HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
Kết luận: Như SGV trang 114.
Hoạt động 4 : THảO LUậN Về Sự CầÂN THIếT PHảI ĐUN SÔI NƯớC SạCH
Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Cách tiến hành : 
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
- HS thảo luận nhóm.
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: Như SGV trang 114.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Toán(BS)
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
	- Rèn cho HS trung bình và bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu về 
	+ Tính chất một tổng chia cho một số và tính chất một hiệu chia cho một số.
	+ áp dụng tính chất thực hành vào giải các vài tập
 ... o?
- Gọi HS đọc nối tiếp bài văn “Cái cối tân”, chú giải và các câu hỏi.
- YC HS quan sát tranh minh họa cái cối phóng to.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 trả lời các câu hỏi a, b, c, d
- YC HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* GV : Nhờ quan sát tinh tế, dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hóa, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động.
- 2 HS đọc 
- Quan sát tranh
- Thảo luận nhóm 2, trả lời 4 câu hỏi
- HS phát biểu
3’
* YC 2: Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- YC HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Nhận xét, chốt ý kiến đúng
- 1 HS đọc YC
- 2 HS phát biểu
3’
3.Phần Ghi nhớ
- Giải thích thêm: Khi tả các bộ phận của đồ vật, ta nên chọn tả chỉ những bộ phận có đặc điểm nổi bật để tránh dài dòng, thiếu hấp dẫn.
- 3 HS đọc ghi nhớ
Lớp đọc thầm
20’
4.Phần Luyện tập
* Bài tập: Ơ phần thân bài tả cái trống trường, một bạn Hs đã viết như sau. Em hãy:
Tìm câu văn tả bao quát cái trống
Nêu tên những bộ phận của cái trống được tả
Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống.
Viết thêm phần mở bài và kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn văn và các câu hỏi.
- YC HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ trả lời các câu hỏi a, b, c.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Ghi bảng theo 3 ND a, b, c
- Gọi HS đọc lại ND a, b, c
- YC HS làm bài tập câu d vào vở. Phát giấy cho 2 HS. Lưu ý HS:
+ Có thể MB theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, KB mở rộng hoặc không mở rộng.
+ Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa 3 đoạn: MB, TB và KB.
- Goi HS đọc bài làm
- Nhận xét
- Gọi thêm các HS khác đọc bài làm
- 2 HS đọc 
- HS làm việc cá nhân
- HS phát biểu
- 1 HS 
- HS viết MB và KB vào vở
- 2 HS viết trên giấy trình bày
-Nhận xét, bổ sung
- 3 – 4 HS
3’
5. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: bài văn miêu tả đồ vật thường gồm những phần nào?
- Nhận xét tiết học.
- YC HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, hoàn chỉnh bài làm. Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS
Toán
Chia một tích cho một số
Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết cách chia 1 tích cho 1 số.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lý.
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: phấn màu
Học sinh: SGK, vở viết, nháp
Các hoạt động chủ yếu:
Tgian
Nội dung
Hoạt động của GV
HĐ của HS
3’
I. Kiểm tra:
- Chữa bài tập 1c, 2c
- nhận xét, cho điểm
- 2 HS
- nhận xét
- Đổi vở KT 
2’
II. Bài mới:
 Giới thiệu bài
- Nêu ND, YC tiết học.
8’
1. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia)
 (9 x 15) : 3
 9 x (15: 3)
 (9 : 3) x 15
- Ghi bảng 3 biểu thức
- Nhận xét gì về kết quả của 3 biểu thức trên?
- Mời 1 HS lên bảng ghi lại nhận xét đó
- Biểu thức thứ 1 có dạng gì?
- Muốn chia 1 tích cho 1 số ta có thể thực hiện những cách nào?
- YC đọc kết luận SGK
- Tính ra nháp
- 3 HS lên bảng
- nhận xét 
- 1 HS
- Nhìn vào kết quả để nêu 3 cách
- 2 HS đọc
6’
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (trường hợp 1 thừa số không chia hết cho số chia)
 (7 x 15) : 3
 7 x (15: 3)
- Ghi biểu thức (7 x 15) : 3 lên bảng
- Vì sao không tính (7 : 3) x 15
- Khi chia 1 tích cho 1 số ta có thể thực hiện những cách nào? Khi nào thực hiện được cả 3 cách?
- YC đọc kết luận SGK
- HS tính các cách ra nháp
- 2 HS lên bảng
- nhận xét 
- 1 HS
7’
2. Thực hành
* Bài tập 1
áp dụng chia 1 tích cho 1 số
- Vì sao không thực hiện được cách thứ 3?
- Làm vào vở
- 2 HS lên bảng
- nhận xét, chữa 
6’
* Bài tập 2
Lựa chọn cách tính thuận tiện 
- Vì sao lựa chọn cách đó?
* Chốt: Vận dụng chia 1 số cho 1 tích để tính thuận tiện hơn (lấy 1 thừa số chia cho số chia)
- Nêu YC
- Làm vào vở
- 2 HS lên bảng
- nhận xét, chữa 
7’
* Bài tập 3
Giải toán 
- Tóm tắt trên bảng
- Nêu cách giải khác? Lời giải khác?
- Cách nào thuận tiện hơn? Vì sao? 
- 1 HS đọc bài toán
- Làm vào vở
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét
- 1, 2 HS
2’
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- YC HS về nhà: bài 3 (cách còn lại)
Sinh hoạt
Sơ kết tuần 14
I/ Mục tiêu:
	- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của tuần học từ đó có hướng phấn đấu khắc phục cho tuần sau.
	- Giáo dục học sinh có ý thức kỷ luật tốt.
	II/ Nội dung:
1/ Sơ kết tuần 14:
- GV cho lớp trưởng đọc theo dõi kết quả thi đua hoạt động của tuần 11
- GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm
+ Chuyên cần
+ Học tập
+ Lao động vệ sinh
+ Ca múa hát, TDTT
+ Các hoạt động khác
- GV tuyên dương những học sinh có thành tích trong từng mặt hoạt động.
- Nhắc nhở những h/s còn mắc khuyết điểm.
2/ Kế hoạch tuần 15 
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm.
Thực hiện tốt mọi hoạt động mà Đội và nhà trường đề ra.
Chuẩn bị tốt để đón đoàn kiểm tra.
- Lớp trưởng đọc theo dõi thi đua
- Lớp nhận xét bổ sung
.
.
.
.
..
.
.
Khoa học
BảO Vệ NGUồN NƯớC
I. MụC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ DùNG DạY HọC
Hình vẽ trang 58, 59 SGK.
Giấy A0 đủ cho cả nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 36 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TìM HIểU NHữNG BIệN PHáP BảO Vệ NGUồN NƯớC
Mục tiêu :
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 58 SGK .
- HS quan sát các hình trang 58 SGK .
- Yêu cầu 2 HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên để bảo vệ nguồn nước.
- 2 HS quay lại với nhau chỉ vao từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên để bảo vệ nguồn nước.
Bước 2 :
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm để bảo vệ nguồn nước.
- HS tự liên hệ.
Kết luận: Như SGV trang 116.
Hoạt động 2 : Vẽ TRANH Cổ ĐộNG BảO Vệ NGUồN NƯớC
Mục tiêu: 
Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoă#c viết từng phần của bức tranh.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
- Đại diện treo sản phẩm của nhóm mình và phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện và bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
- GV đánh giá nhận xét.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Toán(BS)
Luyện tập
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học trong bài.
- Học sinh tích cực trong học tập.
II.Đồ dùng :
VBT Toán lớp 4 
II.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức : hát (2’)
2. Kiểm tra tinh thần chuẩn bị của học sinh. (1’)
3. Dạy học bài mới (30’)
3.1. Giới thiệu bài : trực tiếp
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở
- Yêu cầu.
- GV theo dõi uốn nắn, sửa sai.
- Tổng kết hoạt động, nhận xét, chấm chữa bài và cho điểm.
- HS làm bài tập trong vở bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau
	Bà Tư bán gạo có 8 bao gạo, mỗi bao nặng 20kg. Bà đã bán được số gạo đó. Hỏi Bà Tư đã bán được bao nhiêu bao gạo ?
- GV chép bài tập lên bảng
- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương học sinh.
- HS đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở. 3 Hs lên bảng thi giải nhanh.
- HS nhận xét chữa bài.
4. Củng cố – dặn dò (2’)
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương những HS học tốt.
Hoạt động tập thể
Học an toàn giao thông
Bài: Qua đường an toàn Tại nơi đường giao nhau 
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS :
- Nhận biết tại nơi đường giao nhau có thể qua đường an toàn .
- Thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt,...
- Giáo dục ý thức khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học :
tranh ảnh phóng to.
ảnh chụp những nơi các em có thể chơi đùa như công viên , sân chơi và những nơi các em không nên đùa như hè phố, cổng trường,...	
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : 	 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài .
2. Hướng dẫn HS học tập 
Hoạt động 1: Xem tranh và thảo luận cách qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau
- GV gọi HS yêu cầu HS xem tranh 
- HS xem tranh trước bài học 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm
 - Đi bộ qua đường an toàn nên đi ở đâu ?
 - Qua đường bằng hầm hoặc cầu vượt hoặc vạch kẻ đường dành cho người di bộ
+ Hai đường giao nhau trong tranh có gì khác nhau ?
- Đường giao nhau có tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có tín hiệu giao thông.
-> GV nhận xét ,đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn:
Đèn tín hiệu danh cho người đi bộ qua đường có mấy màu ? ý nghĩa ?
- Có 2 màu xanh, đỏ
Màu đỏ : Cấm qua đường.
Màu xanh : Cho phép sang đường.
 - Qua đường giao nhau nơi có tín hiệu an toàn là như thế nào?
- -Qua đường giao nhau nơi không có đèn tín hiệu an toàn là như thế nào?
- Học sinh tự liên hệ, GV nhận xét
- HS thảo luận
- Hs thao luận
Hoạt động 3: Làm phần góc vui học
GV cho HS quan sát tranh phóng to.
- HS quan sát, mô tả các tình huông giao thông
Tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Hai HS của hai đội chơi:
Đánh số thứ tự vào từng bức tranh cho đúng
 - Số1 : Đèn dành cho người đi bộ màu đỏ- dừng lại chờ đèn xanh
- Số2 : Đèn xanh bật sáng
- Số 3: Quan sát phải trái
- Số 4 : Qua đường giơ cao tay
- Giáo viên cho HS trình bày nội dung tranh
Nhận xét, tuyên dương, rút ra bài học.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Em cần đi bộ ở đâu để đảm bao an toàn 
- HS nhắc lại
- Em không nên đi bộ ở đâu ? khi đi bộ cần chú ý gì ?
- quan sat các phương tiên giao thông
Hoạt động 5: Giao bài ở nhà
 Sưu tầm tranh ảnh, quan sát khi đi bộ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 14 CO 2 BUOINGAY.doc