Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - Giáo viên: Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - Giáo viên: Đỗ Thị Hoa

TẬP ĐỌC: (Tiết 27): Chú Đất Nung.

 ( NGUYỄN KIÊN)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

- Hiểu nội dung bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

- GDKNS cho HS biết nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin trở thành người khoẻ mạnh làm nhiều việc trong cuộc sống.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trang 104 trong SGK.

 

doc 13 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - Giáo viên: Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TậP ĐọC: (Tiết 27): Chú Đất Nung.
 ( nguyễn kiên)
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Hiểu nội dung bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- GDKNS cho HS biết nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin trở thành người khoẻ mạnh làm nhiều việc trong cuộc sống.
II - đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trang 104 trong SGK.
iII. hoạt động dạy- học:
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu:
- Bài: Văn hay chữ tốt.
HĐ2: ( 13 phút) Luyện đọc đúng:
- Kị sĩ, đoảng, chái bếp, cưỡi ngựa, sưởi...
- Luyện đọc câu văn khó ngắt nhịp:
Chắt còn một đến...chăn trâu.
HĐ3: ( 10phút) Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1: Từ đầu đến  chăn trâu.
- ý 1 : Giới thiệu các đò chơi của cu Chắt
Đoạn 2: Cu Chắt đến ..... thuỷ tinh.
- ý 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột.
 Đoạn 3: Phần còn lại
- ý 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung .
* Đại ý : (Phần ND)
HĐ4: ( 9phút) Luyện đọc diễn cảm.
- Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. Lưòi chàng kị sĩ kênh kiệu. Lời ông Hòn Rấm vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo....
HĐ nối tiếp: ( 3phút) 
 Củng cố - Dặn dò:
- HS lên đọc bài , trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 134.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải. 1 HS đọc bài.
- GV đọc toàn bài chú ý giọng đọc.
- HS đọc đoạn 1 - Trả lời câu hỏi 1 SGK 
- GV định hướng HS nêu ý 1.
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK.
- GV định hướng HS nêu ý 2.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK. HS nêu ý chính 3.
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp suy nghĩ nêu đại ý của bài. 
- GV ghi bảng, nhiều HS nhắc lại.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét cho điểm từng HS. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện đọc lại và chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011 
Chính tả: (Tiết 14): Chiếc áo búp bê.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết đúng chính tả , trình bày sạch đẹp đoạn văn Chiếc áo búp bê.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s / x / hoặc ât / âc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài tập 2a, 2b viết sẵn bảng lớp.
III. hoạt động dạy học :
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Củng cố quy tắc chính tả với i / iê:
- Tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo, chơi chuyền, cái liềm ...
HĐ2: ( 20phút) Hướng dẫn viết chính tả.
1. Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp chứng tỏ bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
2. Hướng dẫn viết từ khó.
- Phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, nhỏ xíu....
3. Viết chính tả.
- Đoạn văn Chiếc áo búp bê.
4. Đọc và soát lỗi
5. Thu và chấm bài.
HĐ3: (10phút) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Giúp HS điền đúng s / x trong bài :
Thứ tự cần điền:
- Xinh , xóm, xít, xanh, sao súng, sờ, xinh, sọ...
Bài 3: Giúp HS tìm nhanh các tính từ có âm s / x
a) Sung sướng, xấu, siêng năng, sảng khoái, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi.
HĐ nối tiếp: ( 5phút) Củng cố - Dặn dò:
- 2 HS lên bảng, GV đọc cho viết các tiếng có âm i / iê. Dưới viết vào nháp.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài thơ:
? Bạn nhỏ khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào?Bạn nhỏ đối với búp bê ra sao ?
- HS trả lời - HS khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- 2 HS lên bảng viết - Dưới viết vào nháp.
- HS viết bài theo quy định.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- Thu vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm đọc nội dung thảo luận (Yêu cầu bài tập 2).
- HS trao đổi trong nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV kết luận bài làm đúng.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu bài làm. Các HS khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại bài đúng.
- GV nhận xét giờ học , chữ viết của HS.
- Nhắc nhở HS luyện viết thêm ở nhà.
luyện từ và câu: ( Tiết 27): 
Luyện tập về câu hỏi.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với từ nghi vấn ấy.
- Biết đặt câu hỏi với các từ nghi vấn đúng, giàu hình ảnh, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập viết sẵn bảng lớp . Giấy thảo luận nhóm.
III. hoạt động dạy - học :
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Củng cố về câu hỏi:
- Đặt một câu hỏi người khác và một câu tự hỏi mình.
HĐ2: (30phút) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a) Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ?.
b) Trước giờ học, chúng em thường đi đâu?
......
Bài 2: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi với các từ nghi vấn: ai, cái gì, làm gì, thế nào....
Bài 3: Rèn kỹ năng tìm từ nghi vấn trong câu hỏi:
a) Có phải ...không?
b) ...phải không?
c)... à?
Bài 4: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi với các từ nghi vấn tìm được ở bài 3.
- Ví dụ: Có phải cậu học lớp 4A không?
.....
Bài 5: Giúp HS xác định phân biệt được câu hỏi và câu kể chứa câu hỏi gián tiếp:
a) Câu hỏi.
b) Câu kể chứa câu hỏi gián tiếp.
c) Câu hỏi.
HĐ nối tiếp: ( 5phút) Củng cố - Dặn dò: 
- HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi theo yêu cầu.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 1.
- HS thảo luận cặp đôi đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Đại diện các cặp trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài làm đúng.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài làm đúng.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện HS đọc nội dung thảo luận - yêu cầu của bài tập 3
- HS trao đổi trong nhóm, tìm từ nghi vấn.
- HS trình bày bài làm, các HS khác nhận xét bổ sung.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS phân biệt sự khác nhau của các câu trên.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
kể chuyện: (Tiết 14) : Búp bê của ai ?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Búp bê của ai?.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng.
- Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ảnh phóng to tranh minh hoạ SGK .
III. hoạt động dạy - học 
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 7phút) Củng cố kỹ năng kể chuyện: 
- Kể lại câu chuyện chứng kiến ( tham gia) thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
HĐ2: ( 7phút) GV kể chuyện 
Búp bê của ai?.
- Giọng kể của GV chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu tủi thân sau sung sướng. Lời Lật đật oán trách. Lời Nga đỏng đảnh. Lời cô bé ân cần...
HĐ3: (20phút) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Bước 1: Hướng dẫn tìm lời thuyết minh:
+ Theo các câu hỏi trong SGK.
- Bước 2: Kể chuyện bằng lời của búp bê:
+ Kể từng đoạn ( 2 - 3 tranh).
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
+ Kể trong nhóm
+ Kể trước lớp

- Bước 3: Kể phần kết truyện theo tình huống:
- yêu cầu bài tập 3 SGK.
HĐ nối tiếp: ( 6phút) 
 Củng cố - Dặn dò:
- 2 - 3 HS lên kể chuyện - nêu ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.
- HS chăm chú lắng nghe. 
- GV nhận xét cho điểm.
- GV kể lần 1, HS chú ý lắng nghe
- GV kể lần 2, - vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng. 
- GV yêu cầu HS nghe, theo dõi.
- GV kể lần 3(nếu cần).
- Một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ KC.
- HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
- Đại diện các nhóm lên đính lời thuyết minh cho từng tranh.
- HS thảo luận nhóm bàn kể cho nhau nghe câu chuyện.
- Đại diện HS kể chuyện bằng lời của búp bê.
- Các nhóm HS khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
- GV hướng dẫn HS kể phần kết truyện theo tình huống.
- HS nối tiếp nhau kể. GV nhận xét .
- GV nhận xét tiết học. HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
TậP ĐọC: (Tiết 28): Chú Đất Nung.
 ( nguyễn kiên )
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Hiểu nội dung bài: Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn
-Hs khá,giỏi trả lời đuuuược câu hỏi 3(sgk).
II - đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trang 138 SGK. 
iII. hoạt động dạy- học:
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu.
- Bài: Chú Đất Nung ( phần 1).
HĐ2: ( 13 phút) Luyện đọc đúng:
- Chạy trốn, thuyền lật, cộc tuếch, nước xoáy, xuống thuyền...
- Chú ý giọng đọc các câu hỏi, câu cảm.
HĐ3: (10phút)Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1: Từ đầu đến ... nhũn cả chân tay.
- ý 1 : Kể lại tai nạn của hai người bột.
Đoạn 2: Phần còn lại
- ý 2: Chú Đất Nung cứu bạn.
* Đại ý: ( Phần ND)HĐ4: ( 9phút) Luyện đọc diễn cảm - HTL:
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi ở đầu câu, giọng hồi hộp tả nỗi nguy hiểm mà nàng công chúa và chàng kị sĩ trải qua.
- Lời chàng kị sĩ và công chúa lo lắng, căng thẳng...
- Lời Chú Đất Nung thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch.
- Nhấn giọng những từ ngữ: sợ quá, lạ quá, khác thế, phục quá...
HĐ nối tiếp: ( 3phút)
 Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc bài - Trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét cho điểm HS.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 138.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải. 1 HS đọc bài.
- GV đọc toàn bài chú ý giọng đọc.
- HS đọc đoạn 1 - Trả lời câu hỏi 1 SGK 
- GV định hướng HS nêu ý 1.
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK.
- GV định hướng HS nêu ý 2.
- HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK. 
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp suy nghĩ nêu đại ý của bài. 
- GV ghi bảng, nhiều HS nhắc lại.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- T ... ợc cấu tạo bài văn miêu tả: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài.
- Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh, chân thực và sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144, SGK.
III. hoạt động dạy học :
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 7phút) Củng cố văn miêu tả:
- Nêu khái niệm, lấy ví dụ câu miêu tả.
HĐ2: ( 15phút) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: HS đọc và hiểu nội dung đoạn văn tả cái cối xay, các phần trong miêu tả...
- Phần mở bài: Cái cối xinh xinh...gian nhà trống giới thiệu cái cối.
- Phần kết bài: Cái cối xay ... anh đi tình cảm của bạn nhỏ đối với đồ dùng trong nhà.
- Phần thân bài: Tả từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ theo trình tự từ ngoài vào trong, cái chính đến cái phụ...
Bài 2: HS nắm được trình tự các bước tả đồ vật.
* Ghi nhớ: SGK.
HĐ3: ( 15phút) Luyện tập:
Bài 1: Giúp HS biết cách miêu tả đồ vật, viết được kết bài, mở bài cho bài văn tả đồ vật.
- Tả cái trống trường em...
*MB: Kỉ niệm những ngày đầu đi học của bạn là gì? là cổng trường cao ngợp, phấn trắng bảng đen hay tường vôi mới quét...? Còn tôi luôn nhớ chiếc trống trường với âm thanh rộn rã tưng bừng...
*KB: ......................................................
HĐ nối tiếp: ( 5phút) Củng cố-Dặn dò:
- HS lên bảng trả lời và lấy ví dụ.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
- 1 - 2 HS đọc bài văn . Lớp đọc thầm, tìm hiểu cấu tạo của bài văn, cách mở bài, kết bài của bài văn.
- HS thảo luận cặp đôi yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Các HS khác nhận xét bổ sung cho đầy đủ.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS nêu trình tự các bước tả đồ vật.
- GV định hướng, HS rút ra ghi nhớ .
- HS thảo luận cặp đôi, các nhóm đọc nội dung yêu cầu thảo luận của bài tập.
- Đại diện các cặp lần lượt trình bày từng câu hỏi trong SGK.
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- GV kết luận.
- HS làm bài cá nhân vào vở viết đoạn mở bài và kết bài để hoàn chỉnh bài văn tả cái trống.
- HS lần lượt đọc bài viết của mình.
- HS - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện viết đoạn văn tả đồ vật.
Tiếng việt: 
 Ôn tập văn kể chuyện.
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện về đề tài Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS cách xây dựng xây dựng câu chuyện từ yêu cầu của đề bài.
- Rèn cho HS kỹ năng viết một bài văn kể chuyện hấp dẫn, câu văn trôi chảy, giàu trí tưởng tượng từ cốt truyện cho sẵn.
II. Các hoạt động dạy học:
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Củng cố về văn kể chuyện:
HĐ2: (30phút) Bài tập thực hành:
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện về đề tài Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
Gợi ý:
- Tìm truyện trong chương trình đã học ( giờ tập đọc, kể chuyện ở các lớp em đã học...) hoặc câu chuyện từ cuộc sống thực hàng ngày em được chứng kiến hoặc tham gia.
- Đề tài về Đoàn kết, thương yêu bạn bè: giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập, ... 
- Bài tập 1 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 55)
Bài 2: *MT: Giúp HS xác định được các kiểu kết bài, mở bài, nhân vật, ý nghĩa trong câu chuyện em vừa kể.
- Bài tập 2 , 3 , 4 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 55)
HĐ nối tiếp: (5phút) 
 Củng cố - Dặn dò:
- HS nối tiếp nhau nêu các phần của một cốt truyện trong bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS nối tiếp nhau đọc đề bài. Lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS xác định đề bài. GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
- HS thảo luận nhóm bàn nội dung chuyện đã chọn theo đề tài của đề bài.
- Đại diện các nhóm nêu tên câu chuyện mà mình đã chọn, nói rõ thuộc đề tài gì?
- GV nhắc nhở HS một số điểm cần chú ý khi viết văn kể chuyện: xây dựng cốt truyện, nhân vật trong truyện xen miêu tả ngoại hình, lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
- HS làm bài cá nhân. GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- 1 - 2 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV - HS sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- HS làm bài cá nhân.
- Từng cá nhân nêu cách mở bài, kết bài, ý nghĩa trong câu chuyện của mình.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét...
- GV nhận xét tiết học. 
- GV thu chấm một số bài.
lịch sử: Ôn tập bài: 
Chùa thời Lý - Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 ( 1075 - 1077)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại:
- Dưới thời lý, đạo phật rất phát triển, chùa chiền mọc lên ở mọi nơi.
- Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2.
- Củng cố lại các sự kiện lịch sử cho phù hợp với thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
Iii. hoạt động dạy - học :
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Khởi động:
HĐ2: ( 30phút) Bài tập thực hành:
Bài 1: *MT: Củng cố cho HS biết dưới thời Lý, đạo phật rất phát triển và được nhân dân tiếp thu.
- Câu 1; 2 - Bài 10 - Ôn luyện kiến thức Sử - Địa ( Trang 23)
Bài 2: *MT: Củng cố cho HS thuật được cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai dựa vào các gợi ý:
- Nhà Tống ráo riết xâm lược...
- Lý Thường Kiệt chủ động đánh sang nhà Tống.
- Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, sự xuất hiện của bài thơ Thần...
- Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà. 
- Câu 1 - Bài 11 - Ôn luyện kiến thức Sử - Địa ( Trang 24 - 25).
Bài 3: *MT: HS điền được các sự kiện lịch sử phù hợp với thời gian
- Câu 2 - Bài 11 - Ôn luyện kiến thức Sử - Địa ( Trang 25).
HĐ nối tiếp: ( 5phút) 
 Củng cố - Dặn dò:
- HS kể tên các ngôi chùa có ở quê hương em.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS làm việc theo nhóm bàn.
- Các nhóm đọc nội dung y / c bài tập 1.
- HS thảo luận trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm tổ.
- Các nhóm thảo luận kết hợp lược đồ SGK.
- GV đi quan sát giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày dựa theo các gợi ý, kết hợp với lược đồ trên bảng lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức chính.
- HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 3.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS trình bày cá nhân bài làm của mình trước lớp.
- GV - HS khác nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS về nhà ôn tập lại bài.
Tiếng việt: 
Ôn tập câu hỏi và dấu chấm hỏi.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về khái niệm câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- Rèn kỹ năng sử dụng câu hỏi trong khi nói và viết .
II. hoạt động dạy học:
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: (5phút) Củng cố về câu hỏi:
- Dùng để hỏi người khác về điều mà mình chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn.
HĐ2: (30phút) Bài tập thực hành:
Bài 1: *MT: HS tìm được các câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt và xác định được nội dung từng câu hỏi, từ nghi vấn.
- Bài tập 1 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 54).
Bài 2: *MT: Rèn cho HS kỹ năng đặt câu hỏiẵnoay quanh nội dung từng câu văn
- Bài tập 2 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 55)
Bài 3: *MT: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu văn.
- Bài tập 2 - Tiếng việt nâng cao 4 - (Trang 99).
Bài 4: *MT: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi để tự hỏi mình tỏng các tình huống đã cho.
- Bài tập 3 - Tiếng việt nâng cao lớp 4 - (Trang 99)
HĐ nối tiếp ( 5phút) 
 Củng cố - Dặn dò:
- HS nối tiếp nhau nêu khái niệm câu hỏi và lấy ví dụ minh hoạ.
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- GVNX, cho điểm từng HS.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện HS đọc nội dung thảo luận.
( Yêu cầu bài tập 1).
- HS thảo luận trong nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Nhóm bạn nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm đọc nội dung thảo luận (Yêu cầu bài tập 2)
- Đại diện HS các cặp trình bày bài làm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi ( Đại diện nhóm đọc nội dung yêu cầu bài tập 3).
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài làm đúng.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- GV kết luận bài làm đúng.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học về câu hỏi.
Hoạt động ngoài giờ:
Phát động thi đua chào mừng ngày 22-12
I. Mục tiêu: 
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá để HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22 - 12.
- Giúp HS hiểu được nỗi vất vả, khắc phục khó khăn của các chú bộ đội để từ đó hình thành trong HS những hành động, tình cảm thân thiện, tôn trọng , giúp đỡ các chú bộ đội làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Nội dung cần triển khai:
HĐ1: ( 20 phút) Phát động đợt thi đua chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân với nội dung " Uống nước nhớ nguồn" :
Bước 1: Giúp HS hiểu ý nghĩa của ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 - 12.
- GV đọc cho HS nghe lịch sử ngày 22 -12.
- Kể những tấm gương các chú bộ đội tiêu biểu xuất sắc trong nước cũng như ở địa phương qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước và trong thời kỳ xây dựng đất nước XHCN để HS thấy được sự vất vả hy sinh thầm lặng của các chú bộ đội , cũng như những trăn trở của các chú mong muốn đất nước mãi bình yên , mang lại những tiếng cười trẻ thơ cho các cháu thiếu nhi.
Bước 2: Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam:
- Phát động trong HS học tập tốt giành nhiều điểm cao trong học tập dâng tặng các chú trong ngày có ý nghĩa đặc biệt này. Giáo dục truyền thống " Tiếp bước cha anh - Noi gương anh bộ đội cụ Hồ".
- Sưu tầm những tấm gương các các chú bộ đội , các anh hùng liệt sĩ của huyện , thị trấn đã hết lòng vì Tổ Quốc thân yêu.
- HS sưu tầm những bài thơ, bài hát, những câu chuyện về chủ đề ngày thành lập QĐND Việt Nam. Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày QĐND VN.
HĐ2: ( 15phút) Phương hướng hoạt động tuần tới:
1, Về học tập: - Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy, quy định của trường, lớp đề ra, giành nhiều điểm tốt và có ý thức vươn lên trong học tập, mỗi em đều học tập tác phong anh bộ đội cụ Hồ.
2, Các hoạt động khác: - Thực hiện tốt các hoạt động khác của nhà trường, dẫn đầu trong các hoạt động nổi của nhà trường... 
HĐ3: ( 5phút) Tổng kết chung: 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt cuộc phát động trên.
- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an TV4.doc