Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Hà Thị Huống

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Hà Thị Huống

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết đọc đoạn văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt được lời người kể với nhân vật (chành kị sĩ, Hòn Rấm, chú đất nung)

- Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được điều có ích dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các CH trong SGK)

* GDKNS:

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Thể hiện sự tự tin.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định : Hát

2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Văn hay chữ tốt ” và trả lời câu hỏi trong SGK.

3. Bài mới:

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
 CHÚ ĐẤT NUNG
TUẦN 14 – TIẾT 27
Ngày dạy:.
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết đọc đoạn văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt được lời người kể với nhân vật (chành kị sĩ, Hòn Rấm, chú đất nung)
- Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được điều có ích dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các CH trong SGK) 
* GDKNS:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Thể hiện sự tự tin.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Văn hay chữ tốt ” và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Chú Đất nung.
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
+Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
+HS đọc phần chú giải kết hợp giải nghĩa từ: đống rấm, hòn rấm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng hồn nhiên-nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, phân biệt lời kể với lời nhân vật.
c. Tìm hiểu bài:
Cu chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
 Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn đất có hình người.)
Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
 Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn còn lại. Một HS giỏi điều khiển lớp trao đổi các câu hỏi 3-4.
 Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 
 Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
 Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
 Vượt qua đựơc thử thách , khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
 Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn cuối bài: Ông Hòn..chú thành đất nung.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc đoạn 1.
Học sinh đọc đoạn 2
Học sinh đọc đoạn còn lại.
4 học sinh đọc theo cách phân vai.
4. Củng cố: Truyện chú Đất nung có hai phần. Phần đầu truyện các em đã làm quen với các đồ chơi của cu Chát, đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiếp của truyện – học trong tiết TĐ tới – sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật/
5. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
TOÁN 
 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
TUẦN 14 – TIẾT 66
Ngày dạy:.
I - MỤC TIÊU:
Biết chia một tổng chia cho một số 
Bước đầu biết vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính . 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, SGV, bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1.Ổn định :HS hát 
2.Bài cũ: Kiểm tra
GV nhận xét chung về bài kiểm tra.
3.Bài mới: Giới thiệu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số.
GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính.
Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7
Yêu cầu HS so sánh hai kết quả
GV viết bảng (bằng phấn màu):
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6
GV gợi ý để HS nêu: 
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được.
GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: HS TB yếu
Tính theo hai cách.
Bài tập 2:HS khá giỏi 
Cho HS làm tương tự phần b của bài tập 1.
Bài tập 3: HS khá giỏi 
HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm và chữa bài.
HS tính trong vở nháp
HS tính trong vở nháp.
HS so sánh & nêu: kết quả hai phép tính bằng nhau.
HS tính & nêu nhận xét như trên.
HS nêu
Vài HS nhắc lại. 
HS học thuộc tính chất này.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
4.Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chia cho số có một chữ số.
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
TUẦN 14 – TIẾT 14
Ngày dạy:.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
2- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
3- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. (HSG)
4. KNS: 4.1/ KN lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô
 4.2/ KN thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
II. PP/KT DẠY HỌC: Đóng vai, dự án, trình bày 1 phút 
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: TC làm việc CN
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Hãy kể những việc em đã làm để hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Nhận xét.
 v Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: TC đóng vai Xử lí tình huống GQMT 1;4.1
- Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, dự đoán các cách ứng xử
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT1) GQMT 2, 3,4.2
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập
Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến. TC làm vuệc CN
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV nêu từng việc làm, HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ tay
 + Việc làm đúng: giơ tay
 + Việc làm không đúng: không giơ tay
- Nhận xét: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo
*Yêu cầu HS nêu những việc làm khác để thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 5: TC làm vuệc CN
- Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
- NX tuyên dương
- CB: Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện . . . ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại tựa bài
- HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống 
- Thảo luận nhóm 4, dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. 
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn 
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm 2
- Trình bày (hỏi – đáp)
+ Các tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
+ Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS suy nghĩ, bày tỏ ý kiến
 + Các việc làm (a), (b), (d), (đ), (e), (g) là những việc làm thể kiện lòng bi ết ơn thầy giáo, cô giáo
- (HSG) phát biểu
- HS đọc ghi nhớ trong SGK . 
- Nhận xét tiết học
KHOA HỌC 
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
TUẦN 14 – TIẾT 27
Ngày dạy:.
I- MỤC TIÊU:
-Kể được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi,
-Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 56,57 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy quan sát hình 2 SGK trang 57 và đọc hướng dẫn trong mục “Bạn cần biết” để hoàn thành bảng sau:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
Thông tin
6.Trạm bơm đợt hai
Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng
5.Bể chứa
Nước đã khử sắt, sát trùng và loại bỏ các chất bẩn khác.
1.Trạm bơm nước đợt một
Lấy nước từ nguồn.
2. Dàn khử sắt-bể lắng
Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước.
3.Bể lọc
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước.
4.Sát trùng
Khử trùng.
-Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định : HS hát 
2.Bài cũ:
-Có những nguyên nhân gây ô nhiễm nước nào?
-Khi nước bị ô nhiễm thì điều gì xảy ra?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Một số cách làm sạch nước”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu một số cách làm sạch nước 
-Em thấy qua một số cách làm sạch nước nào?
*Giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước:
a) Lọc nước
-Bằng giấy lọc, bông,lót ở phễu.
-Bằng sỏi, cát, than củi,đối với bể lọc.
Tác dụng:tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.
b)Khử trùng nước:
-Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, những chất này làm nước có mùi hắc.
c) Đun sôi:
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết.
-Hãy kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách?
Hoạt động 2:Thực hành lọc nước
-Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56.
-Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm.
( ... ûa ba biểu thức bằng nhau.
+ Khi tính (9 x 15) : 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia.
+ Khi tính 9 x (15: 3) hay (9 : 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia.
Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia.
GV ghi bảng: (7 x 15) : 3
 7 x (15: 3) 
Yêu cầu HS tính
Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia.
Hướng dẫn tương tự như trên.
Sau khi xét cả 3 trường hợp nêu trên, GV lưu ý HS là thông thường ta không viết các dấu ngoặc trong hai biểu thức: 9 x 15 : 3 và 9 : 3 x 15.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài tập 1: HS TB yếu
HS tính theo hai cách 
Bài tập 2: HS TB yếu
GV cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 3:HS KGIỎI
Hướng dẫn HS gồm các bước giải
Tìm tổng số mét vải.
Tìm số mét vải đã bán.
 Đáp số: 30 mét vải. 
HS tính.
HS nêu nhận xét.
Vài HS nhắc lại.
HS tính.
HS nêu nhận xét.
Vì thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
4.Củng cố 
5. Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài:
-Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0.
CHÍNH TẢ 
CHIẾC ÁO BÚP BÊ 
TUẦN 14 – TIẾT 14
Ngày dạy:.
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài văn ngắn.
 2. Làm các bài tập 2 a/b, hoặc BT 3 a/b, BT CT do GV soạn
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn (chỉ những câu văn có chỗ trống cần điền) trong BT 2a hoặc 2b.
 - Một số tờ giấy trắng khổ A4 để các nhóm thi BT 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Chiếc áo búp bê. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
Hỏi HS: Em có nhận xét gì về chiếc áo búp bê? 
(Rất xinh xắn)
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc.
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập: 2b, 3b. 
Giáo viên giao việc 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 2b: lất phất, đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm. 
Bài 3b: chân thật, vất vả, xấc xược.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
4. Củng cố, dặn dò:-HS nhắc lại nội dung học tập,-Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
-Nhận xét tiết học, làm BT 2b, 3b, chuẩn bị tiết 15.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC 
TUẦN 14 – TIẾT 28
Ngày dạy:.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND ghi nhớ)
2. Nhận biết được tác dụng phụ của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III).
* GDKNS:
- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
- Lắng nghe tích cực.
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 1. 
- 4,5 tờ giấy khổ to để làm việc theo nhóm : bài tập 2.
- Băng dính.
III Các hoạt động dạy – học
1.Ổn định : 
2 – Bài cũ : Luyện tập về câu hỏi.
- Nêu nội dung cần ghi nhớ ?
3 – Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu
- GV giới thiệu – ghi bảng
- Các em đã biết thế nào là câu hỏi ( câu hỏi dùng để hỏi về những đều chưa biết ) , đã làm các bài tập về câu hỏi , hôm nay các em sẽ chuyển sang một bài học mới có tên gọi “ Dùng câu hỏi vào việc khác “ . Với bài học này , các em sẽ biết thêm một điều rất mới mẻ : câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi . Có những cu6 hỏi được đặt ra để thể hiện thái d0ộ khen chê , sự kkhẳng định , phủ định hoặc yêu cầu mong muốn.
b – Hoạt động 2 : Phần nhận xét
* Bài 1: 
- Tìm những câu hỏi trong đoạn văn : đoạn đối thoại giữa ông Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung ( phấn 1 ) ?
+ Sao chú mày nhát thế ? Nung đấy ạ ? Chứ sao ?
* Bài tập 2 
- Phân tích câu hỏi 1 : 
- Câu hỏi của ông Hòn Rấm : “ Sao chú mày nhát thế ? “ có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? 
- Oâng Hòn Rấm đã biết chú bé Đất nhát , sao còn phải hỏi ? Câu hỏi này dùng để làm gì ? 
- Phân tích câu hỏi 2 :
- Câu “ Chứ sao ? “ của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không ? 
- Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ? 
* Bài tập 3
- Câu “ Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ? “ là một câu hỏi nhưng không dùng để hỏi . Câu hỏi này thể hiện yêu cầu của người bên cạnh : phải nói nhỏ hơn , không được làm phiền người khác .
c – Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ
d – Hoạt động 4 : Phần luyện tập
* Bài tập 1: 
- Treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập 1 , viết mục đích của câu hỏi bên cạnh từng câu .
a ) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc , mẹ bảo : “ Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này . “ 
b ) Aùnh mắt của các bạn nhìn tôi như trách móc : “ Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ? “ 
c ) Chị tôi cười : “ Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? “ 
d ) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “ Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ? “
* Bài tập 2 
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh họat , chúng mình nói chuyện được không ? 
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ? 
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai . Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ ?
d ) Chơi diều cũng thích chứ ? 
* Bài tập 3 : 
+ Tỏ thái độ khen, chê : Em bé đi mẫu giáo được phiếu Bé ngoan . Em khen em bé bằng câu hỏi : Sao em bé ngoan thế nhỉ ? 
+ Khẳng định , phủ định : Một bạn chỉ thích học ngoại ngữ Tiếng Anh . Em nói với bạn Tiếng Pháp cũng hay chư ?
+ Thể hiện yêu cầu , mong muốn : Cậu em nghịch ngợm trong lúc chị đang chăm chú học bài. Chị nói với em :Em có thể ra ngoài chơi cho chị học bài được không ?
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm. 
- HS làm việc cá nhân 
- HS phát biểu ý kiến
+ Câu hỏi này không dủng để hỏi về điều chưa biết ; chỉ thể hiện thái độ của ông Hòn Rấm cho chú bé Đất là nhát .
- để chê chú bé Đất .
- Câu hỏi này không dùng để hỏi điều gì .
- Câu hỏi này là câu khặng định : đất có thể nung trong lửa .
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc thầm
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân 
+ Câu hỏi của mẹ yêu cầu con nín khóc. 
+ Câu hỏi của bạn thể hiện ý chê trách. 
+ Câu hỏi của chị thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống .
+ Câu hỏi của của bà cụ thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân viết tóm tắt vào vở nháp một vài tình huống . 
- Cả lớp nhận xét.
4 – Củng cố, dặn dò :- Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Tró chơi , đồ chơi.
SiNH HOẠT LỚP TUẦN 14
Ngày dạy:.
 I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Chủ điểm :Nhớ ơn thầy cô giáo .. 
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt ,chấp hành luật giao thông
 II/ CHUẨN BỊ :
 T Các báo cáo, sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
 & Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
-Nhận xét đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
 -Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua.
 -Ghi nhận : Khen thưởng tổ xuất sắc:
 Khen thưởng cá nhân xuất sắc: 
 & Hoạt động 2 :Thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 15:
-Vệ sinh lớp học,xung quanh trường
-Hình thành đôi bạn học tập
-Bảo quản Đ DHT,đồ dùng ở lớp, trường
-Lớp thi đua học tốt, đi học đều, đủ
Các tổ trưởng báo cáo:
-Nề nếp : Truy bài tốt trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ,
 Không chạy nhảy,leo lên bàn.
-Vệ sinh : giữ vệ sinh lớp, sân trường tốt. 
–Học tập : Học và làm bài tốt. Có những em chưa thuộc bài 
TLớp trưởng tổng kết.
HS còn nói chuyện nhiều trong giờ học .
-củng cố lại nề nếp lớp .
Ý kiến của tở chuyên mơn
Duyệt của ban lãnh đạo

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 14 LOP 4 CKTKN.doc