Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Lý Thị Lệ Chi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Lý Thị Lệ Chi

Tập đọc

Tiết 27 – Bài: CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

_ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài – đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai , nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm – Phân biệt lời người kể với các nhân vật.

_ Hiểu từ ngữ trong truyện – Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can d8ảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích là dám nung mình trong lửa đỏ.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài trong sgk.

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/02/2022 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Lý Thị Lệ Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tiết 14 – Bài 7: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO.
Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng
_ Hiểu: Công lao của các thầy cô giáo đối với HS.
 HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
_ Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Chuẩn bị: Cài bảng chữ để sử dụng cho HĐ 3 tiết 1
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC:
_ Yêu cầu HS trình bày:
Ÿ Những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ?
Ÿ Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà cha mẹ?
_ Nhận xét hành vi của HS.
Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài:
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_3-5 em trình bày.
_CL theo dõi-nhận xét.
_Nghe-đọc tựa
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Biết thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người, phải kính trọng, biết ơn,
 yêu quý thầy cô giáo.
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc tình huống và TL để TLCH:
Ÿ Em đoán xem các bạn nhỏ sẽ làm gì khi nghe Vân nói?
Ÿ Nếu em là HS cùng lớp đó em sẽ làm gì? Vì sao?
_ Yêu cầu HS chọn cách ứng xử và trình bày lí do. Hỏi:
Ÿ Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
Ÿ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
_Thảo luận nhóm-TLCH.
_Đại diện nhóm trình bày, -CL theo dõi-nhận xét.
_Lắng nghe-ghi nhớ
èThầy cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.	
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi
Mục tiêu: Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.
Tiến hành: Bài tập 1 – sgk/22
_ Yêu cầu HS quan sát cac bức tranh, thảo luận với nhau xem việc làm nào thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo
_ Gọi HS trình bày.
_ Nhận xét – chốt ý đúng
_ Yêu cầu HS nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô
_ Nhận xét – khen những em có thể hiện tốt.
_Quan sát-trao đổi với nhau
_Trình bày ý kiến-CL theo dõi-nhận xét
_Nêu ý kiến-CL nhận xét-bổ sung ý
 Ÿ Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn
Ÿ Tranh 3 chưa thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn.
Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm
Mục tiêu: Biết những việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy cô
Tiến hành: Bài tập 3
_ Chia nhóm (4 em) yêu cầu HS chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
_ Gọi các nhóm trình bày.
_ Nhận xét – kết luận:
_ Gọi HS đọc ghi nhớ Sgk.
Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo
Hoạt động nối tiếp:
_ Yêu cầu HS sưu tầm các câu chuyện về sự biết ơn thầy cô giáo
_ Viết, vẽ , xây dựng tiểu phẩm (BT4-sgk/23)
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS thực hiện đúng những điều vừa học.
_Thảo luận theo nhóm,ghi những việc nên làm vào bảng .
_Đại diện từng nhóm trình bày--CL theo dõi-nhận xét.
_2 em đọc to-CL đọc thầm.
Nhận xét sau tiết dạy:
.... . 
Tập đọc
Tiết 27 – Bài: CHÚ ĐẤT NUNG
Mục tiêu:
_ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài – đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai , nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm – Phân biệt lời người kể với các nhân vật.
_ Hiểu từ ngữ trong truyện – Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can d8ảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích là dám nung mình trong lửa đỏ.
Chuẩn bị: Tranh minh họa bài trong sgk.
III.Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC(4-5’)
_ Gọi HS đọc bài Văn hay chữ tốt – TLCH cuối bài
Ÿ Vì sao CBQ thường bị điểm kém?
Ÿ CBQ quyết chí rèn luyện chữ viết như thế nào ?
Ÿ Sự việc gì đã làm cho CBQ phải ân hận?
a.Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi công đường .
b.Vì quan khôn đọc được chữ viết trên lá đơn .
c.Vì quan không đọc được chữ viết trên láđơn nên đã đuổi bà cụ rakhỏi công đường.
d.Vì quan thấy bà cụ nghèo hè nên đã đuổi bà cụ ra khỏi công đường . 
Ÿ Em hiểu điều gì qua câu chuyện?
_ Nhận xét – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới: 
 Giới thiệu bài(1-2’)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa
_Hát
_4 em thực hiện yêu cầu.
+
+
_Chọn ý đúng nhất ghi vào bảng con.
_CL theo dõi-nhận xét.
_Nghe-đọc tựa.
 Hoạt động 1: Luyện đọc(9-10’)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy – lưu loát – Hiểu nghĩa từ
Tiến hành:
_ Chia đoạn yêu cầu HS đọc chú ý chỗ ngắt nghỉ :
Ÿ Đoạn 1: Tết Trung Thu  chăn trâu
Ÿ Đoạn 2: Cu Chắt  lọ thủy tinh
Ÿ Đoạn 3: còn lại.
_ Yêu cầu HS đọc theo cặp.
_ Đọc mẫu: giọng vui, hồn nhiên, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảmphân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
_Đọc nối tiếp 3 em mỗi em 1 đoạn(3 lượt)
ŸLượt 1:kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
ŸLượt 2:chú ý câu văn dài và giải nghĩa từ khó hiểu.
ŸLượt 3:chú ý cách đọc, ngắt ,nghỉ,,nhấn giọng
_ Đọc cho nhau nghe-sửa lỗi cho nhau
_Lắng nghe-tìm giọng đọc
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(9-10’)
Mục tiêu: Đọc – Hiểu nội dung bài
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi TLCH:	
Ÿ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào ?
Ÿ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?	
Ÿ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?	
Ÿ Chi tiết” nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?	
a. Phải rèn luyện trong thử thách , con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
b.Vượt qua được thử thách khó khăn , con người mới mạnh mẽ , cứng cỏi.
c.Lửa thử vàng ,gian nan thử sức , được tôi luyện trong gian nan con người mới dũng cảm, vững vàng.
d. Cả a,b,c đều đúng .
Ÿ Câu chuyện nói lên điều gì?
_Đọc thầm từng đoạn-TLCH
+
+
+
_ Chọn ý đúng nhất .
_Trao đổi nhóm đôi trả lời .
_Nhắc lại nội dung bài.
Chú bé Đất can đảm muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều vuệc có ích đã 
dám nung mình trong lửa đỏ.	 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm(9-10’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài – giọng hồn nhiên khoan thai
Tiến hành:
_ Gọi HS đọc lại theo vai, hướng dẫn cách đọc.
_ Giới thiệu khổ thơ cần luyện
_ Hướng dẫn đoạn cần luyện: “ Oâng Hòn Rấm cưới bảo Từ đấy chú thành Đất Nung”
_ Tổ chức cho HS thi đọc theo vai của từng đoạn, toàn truyện.
_ Nhận xét – Ghi điểm.
_4 em đọc phân vai-CL theo dõi tìm giọng đọc phù hợp từng vai (2 lượt)
_Luyện đọc theo nhóm (3 em) chỉnh sửa cho nhau.
_2-3 lượt(mỗi lượt 3 em),đọc theo vai
_CL theo dõi-nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò(4-5’)
_ Tổ chức cho HS làm trắc nghiệm chọn ý đúng
_Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
a.Vì chú bé Đất sợ ông Hòn Rấm chê là nhát
b.Vì chú bé muốn xông pha, làm được nhiều 
 việc có ích.
c.Vì chú bé không hề sợ lửa.
_ Nhận xét – tuyên dương
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS đọc lại bài – TLCH cuối bài, nhớ nội dungt và ý nghĩa của bài.
_Đọc –tìm hiểu trước bài chú Đất Nung phần 2 – Chuẩn bị cho bài sau.
_Chọn ý đúng ghi vào bảng con.
Nhận xét sau tiết dạy:
.... 
Tập đọc
Tiết 28 – Bài: CHÚ ĐẤT NUNG (TT)
Mục tiêu:
_ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài văn chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
_ Hiểu nghĩa từ ngữ trong bài – ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm 1 người có ích phải biết rèn luyện không sợ gian khổ khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu đựng nắng mưa, cứu sống được hai người bột yết đuối.
Chuẩn bị: Tranh minh họa bài TĐ trong sgk.
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC(4-5’)
_ Gọi HS lên bảng thực hiện:ŸĐọc nối tiếp câu chuyện và TLCH về nội dung bài :
+Tết Trung thu cu Chắt nhận được món quà gì?
+Chú bé Đất Nung đi đâu và gặp việc gì?
Ÿ 1 em đọc toàn bài – nêu ý bài.
+Vì sao chú Đatá Nung quyết định trở thành đất nung ?
a. Vì chú không muốn bị coi là người nhát gan.
b. Vì chú muốn trở thành người xông pha , làm được nhiều việc có ích.
c. Vì cả hai lí do trên.
_ Nhận xét – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới: 
 Giới thiệu bài(1-2’)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_4 em thực hiện yêu cầu.
_CL theo dõi-nhận xét.
_Chọn ý đúng nhất
_Nghe-đọc tựa
 Hoạt động 1: Luyện đọc(9-10’)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy-lưu loát toàn bài – hiểu nghĩa từ mới
Tiến hành:
_ Chia đoạn yêu cầu HS đọc chú ý ngắt nghỉ đúng chỗ.
Ÿ Đoạn 1: Hai người bột  tìm công chúa.
Ÿ Đoạn 2: Tiếp theo  chạy trốn
Ÿ Đoạn 3: Chiếc thuyền  se bột lại
Ÿ Đoạn 4: Hai người bột  hết.
_ Yêu cầu HS đọc theo cặp
_ Đọc mẫu: giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phân biệt lời của nhân vật.
_Đọc nối tiếp 4 em mỗi em 1 đoạn( 3 luợt)
ŸLượt 1:đọc-sửa lỗi phát âm
ŸLượt 2:kết hợp giải nghĩa từ
ŸLượt 3:chú ý cách ngắt nghỉ đọc câu hỏi, câu cảm.
_Đọc cho nhau nghe
_Lắng nghe-tìm giọng đọc
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(9-10’)
Mục tiêu: Đọc-hiểu nội dung bài
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi-TLCH:
Ÿ Đất Nung đạ làm gì khi thấy 2 người bột bị nạn?	
Ÿ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu 2 người bột?
Ÿ Theo em, câu nói tộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
a/Thể hiện sự thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tinh , không chịu được thử thách .
b/Có ý xem thường những người chỉ biết sống trong sung sướng , không chịu được khó khăn gian khổ .
c/Cần phải rèn luyện thì mới cứng rắn , chịu đựng được thử thách , khó khăn trở thành người có ích.
d/ Cả a,b,c đều đúng ... ông đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
_ Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước.
_ Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.	
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước.
Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
Tiến hành:
_ Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Ÿ Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nuớc
Ÿ Tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
Ÿ Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ theo từng phần của tranh.
_ Yêu cầu HS trình bày.
_ Đánh giá sản phẩm của HS.
 Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
_ Tổ chức cho HS làm VBT/38
_ Chữa bài
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS học bài – luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
_Thảo luận nhóm (4 em)
_Đại diện nhóm trình bày,
_CL theo dõi-nhận xét-bổ sung.
_Tự làm chọn ý đúng.
	Nhận xét sau tiết dạy:
Lịch sử
Tiết 14 - Bài 12: Nhà Trần thành lập .
I. Mục tiêu :Học xong bài này Hs biết :
-Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần .
-Về cơ bản nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước ,pháp luật và quân đội .Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua vua với quan , vua với dân rất gần gũi .
II.Chuẩn bị :-phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy –học :
. Khởi động –KTBC:
-Gọi HS đọc yêu cầu –TLCH :
+Kể lại trận chiến phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
+Nêu két quả của cuộc kháng chiến chống quân 
Tống xâm lược ?
-Nhận xét –Ghi điểm .
Dạy –Học bài mới :
Giới thiệu bài .
Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
-Hát .
-2 em lên bảng TLCH .
+
+
–Cả lớp theo dõi –nhận xét .
Nghe –đoc tựa .
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
Mục tiêu :Hsbiết được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần .
Tiến hành :
-Yêu cầu HS đọc thầm từ “ Đến cuối thế kỉ XII
đến. được thành lập “
+ Nêu nguyên nhân và hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?
èĐầu năm 1226 ,Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho
 chồng là Trần Cảnh ,nhà Trần được thành lập 
_Đọc thầm .
_Tìm hiểu và nêu ý kiến .
__Lắng nghe
 Hoạt động 2: Làm việc theo cặp .
Mục tiêu :Hiểu được các chính sách và tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện .
Tiến hành :
-Yêu cầu HS đọc SGKvà điền dấu x vào trước các 
chính sách nhà Trần thực hiện :
º Đứng đầu nhà nước là vua.
º Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .
º Lập Hà đê sứ ,Khuyến nông sứ,Đồn điền sứ .
º Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đánh 
chương khi có điều oan ức hoặc cầu xin .
º Cả nước chia thành các lộ ,phủ ,châu ,huyện ,xã .
º Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội ,
thời bình thì sản xuất ,khi có chiến tranh thì tham 
gia chiến đấu .
-Gọi HStrình bày .
-Nhận xét –Chốt ý đúng .
 èNhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước .
-Nhận PHT-Đọc SGK trao đổi ý kiến và 
thực hiện vào PHT.
-Vài HS nêu ý kiến.
 –CLtheo dõi –Nhận xét .
__Lắng nghe
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp .
Mục tiêu :Biết về mối quan hệ giữa vua với quan ,vua với dân rất gần gũi nhau 
Tiến hành :
_Yêu cầu HS tìm những sự việc chứng tỏ rằng vua với
 quan và vua với dân chúng thời Trần chưa có sự cách biệt
 quá xa .
_Theo dõi –Nhận xét ý kiến của HS .
 *Mối quan hệ giữa vua với quan ,vua với dân dưới
 thời nhà Trần rất gần gũi nhau .
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò .
-Tổ chức cho HSthực hiện VBT/19 .
-Nhận xét –Chốt ý đúng .
-Dặn HS học bài –Tìm hiểu –sưu tầm một số truyện về 
 nhà Trần xây dựng và bảo vệ đất nước .
_Tìm hiểu –trao đổi –vài em nêu ý kiến .
_CLtheo dõi –nhận xét –bổ sung .
_ Lắng nghe
_ Cl làm VBT-nêu ý kiến –Chữa bài .
Nhận xét sau tiết dạy:
.... 
Địa lý
Tiết 14 – Bài 13: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
_ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu vềhoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều loại rau xứ lạnh.)
_ Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
_ Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân ca với hoạt động sản xuất.
_ Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Chuẩn bị:
_ Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
_ Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ (GV+HS)
III.Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC:
_ Gọi HS TLCH:
Ÿ Kể về nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Ÿ Lễ hội ở ĐBBB được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào?
Ÿ Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB mà em biết.
_ Nhận xét – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài:
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_3 em lên bảng TLCH.
_Nghe-đọc tựa
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết ĐBBB là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước – Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
Tiến hành:
_ Treo bản đồ ĐBBB yêu cầu HS quan sát. Giảng: vùng ĐBBB với nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
_ Yêu cầu HS đọc sgk mục 1 – TLCH:
Ÿ ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước?
Ÿ Nêu thứ tự các công việc cần làm trong quá trình sản xuất lúa gao?
Ÿ Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
_ Gọi HS trình bày kết quảà chốt sgk/105.
_Quan sát – Lắng nghe.
_Làm việc theo cặp-TL và TLCH của GV.
_Đại diện trình bày, -CL theo dõi-nhận xét.
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Hiểu 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ – xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với HĐSX.
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS đưa tranh ảnh sưu tầm để giới thiệu về cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB.
_ Yêu cầu HS trình bày-TLCH
à Ngoài lúa gạo, người dân ở ĐBBB còn trồng nhiều ngô, khoai, chăm vườn gia súc: lợn, gà, vịt  vào loại nhiều nhất nước ta.
_Quan sát và giới thiệu với bạn về cây trồng,vật nuôi ở ĐBBB.
_Trình bày trước lớp (5-6 em) -CL theo dõi-nhận xét.
_Lắng nghe-ghi nhớ
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Biết được ĐBBB là vùng trồng nhiều rau xứ lạnh – Biết tôn trọng-bảo vệ thành quả lao động của người dân+ Kết hợp GDMT
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS dựa theo sgk thảo luận:
Ÿ Mùa đông của ĐBBB dài mấy tháng? Nhiệt độ khi đó như thế nào ?
Ÿ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và kho khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Ÿ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?
Ÿ Các loại rau đó trồng được ở đâu?
_ Gọi HS trình bày.
_ Nhận xét – chốt ý đúng – GDHS biết tôn trọng thành quả lao động của người dân.
 Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
_ Tổ chức cho HS làm VBT/27
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS học bài – Sưu tầm 1 số tranh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB.
_Chia nhóm-TL và ghi nhật kết quả rồi thảo luận.
_Đại diện các nhóm trình bày-CL theo dõi-nhận xét-bổ sung
_Nêu ý kiến.
_Tự làm-nêu kết quả
Nhận xét sau tiết dạy:
... 
ÔN KHOA – SỬ – ĐỊA
Khoa học: Bài 27 + 28
Câu 1: Viết Đ / S vào trước câu trả lời có ý đúng / sai:
o Nước sông, hồ nhìn thấy trong thì không có vi khuẩn nên có thể uống được.
o Lọc nước chỉ loại bỏ được 1 số chất không tan trong nước vì vậy nứoc sau khi lọc chưa thể dùng để uống ngay được.
o Nước đục sẽ trở nên trong hơn sau khi lọc.
o Nước giếng, sông, hồ chứa cả các chất tan trong nước và cả các chất không tan trong nước.
Câu 2: Khoanh tròn trước câu trả lời đúng
Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai?
Những người làm ở nhà máy nước.
Các bác sĩ.
Những người lớn.
Tất cả mọi người.
 Lịch sử:
Câu 3: Ghi vào o chữ Đ/S về hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
o Cuối thế kỉ XII, nhà Lý đã suy yếu, triều đình lục đục.
o Giặc phương Nam hay đến quấy nhiễu, cướp phá.
o Mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định.
o Vua Lý không có con trai, phải truyền ngôi cho con gái mới 7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng
o Nhà Trần tìm cách cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng rồi ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, lập ra nhà Trần (năm 1226)
Câu 4: Câu nào đúng ghi Đ , câu nào sai ghi S:
o Lý Chiêu Hoàng là vua cuối cùng của thời Lý .
o Trần Thủ Độ là vua đầu tiên của nhà Trần .
o Đơn vị lộ thời Trần tương đương với tỉnh ngày nay.
o Năm 1226 nhà Trần được thành lập .
 Địa lý:
Câu 5: Vật nuôi nào được nuôi nhiều ở ĐBBB?
a. Cừu, hươu, ngựa ; c. Trâu, bò, dê
b. Lợn, gà, vịt ; d. Cá, tôm, cua
Câu 6:: ĐBBB có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây gì?
a. Cây lúa c. Rau xứ lạnh
b. Cây ăn quả d. Cây công nghiệp dài ngày.
Câu 7: Nhà của người dân ở ĐBBB có đặc điểm :
Được xây dựng đơn giản , chủ yếu bằng tre ,lá .
Có nhiều nhà sàn để tránh lũ lụt .
Được xây dựng chắc chắn , xung quanh có sân , vườn , ao 
Tập trung trên các đê ven sông .
Câu 8: Xếp lại theo đúng thứ tự các công việ trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở ĐBBB.
Gặt lúa, phơi thóc , chăm sóc lúa , gieo mạ , cấy lúa, tuốt lúa ,làm đất , nhổ mạ.
.  .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_ly_thi_le_chi.doc