TOÁN: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh:Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số , tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập).
-Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
-Tính chính xác khi làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:Gv: Một số bảng phụ nhỏ. Xem trước bài.
III/ Hoạt động 1/Ổn định:
2/ Bài cũ: (5)Gọi 3 HS ( Trí, Huy, Tuấn) lên bảng làm bài tập
Tính: 268x235 309x 207 475x205
Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh.
TUẦN 14 Ngày soạn : 27/11/2011 Ngày dạy : Thứ hai ngày 28/11/2011 ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài qua từng đoạn. Đọc lưu loát toàn bài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt giọng người kể và lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). -Hiểu từ ngữ trong truyện. Hiểu nội dung (phần đầu) truyện : Chú bé đất cam đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã giám nung mình trong lửa đỏ. * GDKNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin. II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Tranh minh họa bài học sgk. Hs: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi, tìm trước đại ý của bài. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định: trật tự 2/ Bài cũ:(5’) Kiểm tra bài: Văn hay chữ tốt. Thảo, Hiệp, Thư 3/ Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng. Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ 1:(10’)Luyện đọc Mục tiêu:Rèn đọc đúng , to, rõ ràng, cách ngắt nghỉ -Gọi một học sinh đọc toàn bài. -Gọi h/s đọc phần chú giải. H: Bài văn chia làm mấy đoạn? -Gọi học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần một kết hợp sửa phát âm cho h/s- đồng thời g/v ghi lên bảng. -Đọc bài theo nhóm đôi( sửa sai cho bạn) -Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài -Giáo viên đọc mẫu bài- hướng dẫn cách đọc bài. HĐ 2:(12’) Tìm hiểu bài Mục tiêu:Luyện đọc , tìm hiểu bài * Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin. -Cả lớp đọc thầm đoạn 1. H:Cu Chắt có những đồ chơi nào? H: Chúng khác nhau như thế nào? H: Đoạn 1 cho em biết điều gì? Ý 1:Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt. -Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi H: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? H:Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? H: Nội dung của đoạn 2 là gì? Ý 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất với hai người bột. H: Vì sao chú bé Đất lại ra đi? H:Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? * H: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung? H:Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng ? vì sao? * H:Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? H:Đoạn cuối bài nói lên điều gì? Ý 3:Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành Đất nung H:Câu chuyện nói lên điều gì? Đại ý: Bài văn cho thấy chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã giám nung mình trong lửa đỏ. HĐ 3:(5’) Hướng dẫn đọc diễn cảm Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm -Giáo viên viết đoạn văn: “Ông Hòn Rấm cười bảo Từ đấy, chú thành đất nung” -Giáo viên hướng dẫn đọc – gạch chân những từ in đậm -Giáo viên đọc mẫu đoạn văn -Cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn đưa ra cách đọc và thi đọc diễn cảm. -Thi đọc diễn cảm theo nhóm -Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt 4/ Củng cố:(5’) Giáo viên chốt bài * Giáo dục học sinh lòng cam đảm, dũng cảm. 5/ Dặn dò: về học bài và chuẩn bị bài “Chú đất nung tt” -Học sinh đọc bài. -3 đoạn -Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn -Học nhóm và sửa cho bạn. -Một học sinh đọc bài -Hs đọc thầm đoạn 1 -HS trả lời -Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời. - HS tự trả lời - HS suy nghĩ trả lời theo ý mình. -2 học sinh đọc đại ý Học sinh lắng nghe -Một học sinh đọc -Học sinh thảo luận nhóm tìm ra giọng đọc phù hợp với bài. -Thi đọc theo nhóm -Nhận xét việc đọc của nhóm bạn TOÁN: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh:Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số , tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập). -Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính. -Tính chính xác khi làm bài tập. II/ Chuẩn bị:Gv: Một số bảng phụ nhỏ. Xem trước bài. III/ Hoạt động 1/Ổn định: 2/ Bài cũ: (5’)Gọi 3 HS ( Trí, Huy, Tuấn) lên bảng làm bài tập Tính: 268x235 309x 207 475x205 Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh. 3/ Bài mới: . Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ1:(10’) So sánh giá trị của biểu thức. Mục tiêu: Nhận biết chia một tổng cho một số -G/v viết lên bảng biểu thức: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21:7ø H:Giá trị của hai biểu thức này như thế nào với nhau? =>Vậy ta có thể viết:( 35 + 21) :7 = 35 : 7 + 21 :7 H: Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào? H: Hãy nhận xét về thức 35 : 7 + 21 : 7 ? -Gọi học sinh nêu quy tắc sgk. HĐ2: ( 20’)Thực hành Mục tiêu: Vận dụng tốt kiến thức để làm bài tập Bài 1: Tính bằng hai cách: H: Muón chia một tổng cho một số ta làm như thế nào? Bài 2: Tính bằng hai cách (theo mẫu). -Gọi hs lên bảng làm – lớp làm vào vở nháp. -Gv đi hướng dẫn cho Hs còn yếu. -Nhận xét –ghi điểm. Bài 3: Gọi học sinh đọc dề bài và phân tích H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? Tóm tắt 4a : 32 học sinh / mỗi nhóm 4 học sinh. 4b : 28 học sinh / mỗi nhóm 4 học sinh. Hỏi có tất cả bao nhiêu nhóm? -Thu một số bài chấm , nhận xét 4/ Củng cố :(5’) Giáo viên hệ thống bài 5/ Dặn dò: Về làm lại bài tập- Chuẩn bị “ chia một số có một chữ số. -Học sinh lên bảng tính ( 35 + 21) : 7 = 56: 7= 8 35 : 7 + 21:7 = 5 +3 = 8 -Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau. -Biểu thức là một tổng của hai thương. - học sinh nêu quy tắc. -Nêu yêu cầu của đề -Nêu cách làm và làm bài ( 15 + 35) : 5= 50 : 5 ( 80 + 4) : 4 = 84 :4 = 10 = 21 15:5 + 35: 5 = 3 +7 80 : 4 + 4 : 4=20 + 1 = 10 =21 -Aùp dụng theo mẫu để làm -2 học sinh lên bảng làm ( 27 – 18) : 3 = 9: 3= 3 ( 64 – 32) : 8 = 32 : 8 = 4 Học sinh đọc bài và gọi bạn trả lời. -H/s làm bài vào vở. Đáp số : 15 nhóm . LỊCH SỬ: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I/ Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết:Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. -Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau. -H/ s có tinh thần yêu nước. II/Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập của HS. III/ Hoạt động: 1/Ổn định: 2/Kiểm tra:(5’)GV kiểm tra HS H:Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống để làm gì? Uyên H: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? Quỳnh H: Nêu bài học? Thảo 3/Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ 1:(5’)Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần Mục tiêu:Biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. GV trình bày tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: Cuối thế kỉ X II, nhà Lý suy yếu. Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe doạ, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. nhà Trần được thành lập từ đây. Hoạt động 2:(10’) Chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện Mục tiêu:Biết chính sách của nhà Trần - Làm việc cá nhân trên phiếu học tập -GV yêu cầu HS sau khi đọc SGK,điền dấu X vào ôo sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện: + Đứng đầu nhà nước là vua. o + Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. o + Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. o +Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuôngkhi có điều oan ức hoặc cầu xin. o +Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. o +Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào quân đội, thời bính thí sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. -Gv hướng dẫn , kiểm tra kết quả làm việc của Hs và tổ chức cho HS trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện. - Nhận xét, sửa sai Hoạt động 3:(10’) Giữa vua với dân Mục tiêu:Biết mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau. Làm việc cả lớp H: Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? GV thống nhất các sự việc sau: Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều , sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. GV hệ thống bài, HS đọc bài học SGK 4-Củng cố- dặn dò:(5’) -GV cho HS liên hệ, nhận xét tiết học Về học bài chuẩn bị bài Nhà Trần và việc đắp đê. HS lắng nghe HS làm việc trên phiếu,HS trả lời ý đúng HS trả lời câu hỏi HS đọc bài học LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I/ Mục đích yêu cầu: - Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy. -Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. -Vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài làm II/ Đồ dùng dạy học:Giấy khổ to viết sẵn lời giải bài tập 1, 3 câu hỏi của BT 3.Phiếu bài tập 4. III/ Hoạt động dạy- học: 1.Ổn định:TT 2.Kiểm tra: (5’)GV gọi 3 HS tiếp nối nhau trả lời 3 câu hỏi sau: H: Câu hỏi dùng để làm gì? Kiên H: Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào? Cho ví dụ. Tiên H: Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình? Linh GV nhận xét 3.Bài mới: HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH Hoạt động 1:(15’) Đặt câu hỏi cho từ nghi vấn Mục tiêu: Biết đặt câu hỏi cho từ nghi vấn Bài tập 1:HS làm việc cá nhân -HS đọc yêu cầu, tự đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại bằng cách dán câu trả lời đúng a)Hăng hái nhất và ... màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. - Hs: Xem trước bài. III/ Hoạt động dạy học: 1 Ổn định: TT 2 Bài cũ:(5’) Gọi 3 học sinh lên đọc thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ. 3 Bài mới: HĐ Giáo viên HĐ Học sinh Hoạt động 1:(7’)Xử lí tình huống( trang 20,21 sgk) Mục tiêu: Biết xử lí tình huống về sự biết ơn thầy giáo , cô giáo -Giáo viên nêu tình huống. Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Hoạt động 2:(10’)Thể hiện thái độ kính trọng và biết ơn thầy giáo , cô giáo Mục tiêu: Biết thể hiện lòng biết ơn và kính trọng thầy giáo, cô giáo Thảo luận theo nhóm đôi(bài tập 1 sgk) Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận Gọi học sinh lên chữa bài. Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đưa ra phương án đúng. Các tranh 1,2,4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Tranh 3:Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. Hoạt động 3:(10’) Lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo Mục tiêu: Biết kính trọng và biết ơn thầy giáo , cô giáo - Thảo luận nhóm(BT2 sgk) Chia lớp thành 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu học sinh lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo và tìm thêm các việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. Gv kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm: a,b, d, đ, e,g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động nối tiếp -Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học( BT4, sgk) -Sưu tầm các bài hát , bài thơ, ca giao , tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo( BT5, sgk). 4 Củng cố :(3’) -Giáo viên chốt bài -Giáo dục học sinh kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. 5 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiết 2. -Học sinh dự đoán các tình huống có thể xảy ra. -Học sinh lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. -Thảo luận lớp về cách ứng xử. Học sinh nêu kết luận. -Thảo luận nhóm đôi. -Đại diện một số nhóm lên làm bài. Các nhóm khác nhận xét. -Thảo luận nhóm. -Từng nhóm học sinh thảo luận và ghi những việc nên làm vào tờ giấy nhỏ. Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “ biết ơn” hay “ không biết ơn” Các nhóm khác góp ý, bổ sung. 2 học sinh đọc ghi nhớ. Học sinh nghe và thực hiện. KHOA HỌC: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I/Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết sử lí thông tin để: -Kể được một số cách làm sạch nước vàhiệu quả của tuừng cách mà gia đình và địa phương đã áp dụng.Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước. -Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. -Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương. II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Hình trang 56, 57 sgk- phiếu học tập- mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản. Hs: Xem trước bài. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định. 2/ Bài cũ:(5’) Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời H: Nêu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm? H: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm? 3/ Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ 1:(7’) Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách Cách tiến hành. H:Gia đình em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước? H: Những cách như vậy mang lại hiệu quả gì? =>Thông thường có 3 cách : a, Lọc nước b, Khử trùng nước c, đun sôi HĐ 2:(10’)Thực hành lọc nước Mục tiêu:Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơ giản Cách tiến hành. B1: Tổ chức và hướng dẫn Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong sgk. B2: Học sinh thảo luận. B3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận. H: Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc nước? H: Nước sau khi lọc ta đã uống được chưa? Vì sao? H: Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì? H:Than bột có tác dụng gì? H: VâÄy cát hay sỏi có tác dụng gì? => Nguyên tắc chung của lọc nứơc đơn giản là: -Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước. -Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hòa tan. Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không chết được các vi khuẩn gây bệnh trong nước. Vì vậy sau khi lọc nước chưa dùng để uống ngay được. HĐ 3:(10’) Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. Mục tiêu:Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. H: Nước đã làm sạch đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta cần đun sôi nước trước khi uống? H: Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? 4/ Củng cố:(3’) Giáo viên hệ thống bài. Nhận xét tiết học 5 Dặn dò: Về học bài . Chuẩn bị:Bảo vệ nguồn nước. -Gia đình em thường lọc nước bằng cách: +Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. +Dùng bình lọc nước. - Các nhóm thực hành lọc nước -Thảo luận nhóm 3 -Đại diện nhóm trình bày. -Phải có than bột hoặc cát, sỏi. -Khử mùi và màu của nước. -Loaị bỏ các chất không tan trong nước. -Không uống được ngay. Chúng ta cần phải đun sôi truớc khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loaị bỏ các chất còn tồn tại trong nước. -Cần giữ vệ sinh nguồn nước tại gia đình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch. KĨ THUẬT: THÊU MÓC XÍCH( TIẾT 2) I/ Mục tiêu:HS thêu thành thạo móc xích , thêu được các mũi thêu móc xích -Thêu đúng thao tác , kĩ thuật -Giáo dục HS yêu thích môn học II/Chuẩn bị:Mảnh vải , chỉ thêu -Kim phấn, phấn vạch, thước III/Các hoạt động dạy học: 1/ Ổn định: 2/Bài cũ:(3’)-Kiểm tra dụng cụ học tập 3/Bài mới: Giáo viên Học sinh Hoạt động 3:(17’) HS thực hành thêu móc xích Mục tiêu:HS thêu thành thạo móc xích , thêu được các mũi thêu móc xích _Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ _GV nhận xét , nhắc lại Bước 1: Vạch dấu đường thêu Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu _Cho HS thực hành thêu _GV quan sát theo dõi các nhóm thêu, chỉ dẫn và uốn nắn cho những em còn yếu Hoạt động 4:(10’) Đánh giá kết quả thực hành của HS Mục tiêu: Biết đánh giá sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn _Yêu cầu HS trưng bày một số sản phẩm lên bàn _GV nêu tiêu chuẩn đánh giá +Thêu đúng kĩ thuật +Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắc xích và tương đối bằng nhau +Đường thêu phẳng, không bị dúm +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 4/Củng cố :(3’) Nhận xét tiết học - Tuyên dương em thực hiện tốt 5/Dặn dò: Về nhà tập làm cho thành thạo -HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích -HS thực hành thêu theo nhóm HS cùng đánh giá và xếp loại từng sản phẩm KHOA HỌC: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ Muc tiêu. Giúp học sinh:Kể được những việc làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. -Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. -Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II/ Đồ dùng dạy –học.Hình minh hoạ trong SGK. -Sơ đồ dây chuyền và sản xuất nước sạch của nhà máy. III/ Các hoạt động dạy-học. 1/Ổn định. 2/Bài cũ.(5’)H:nêu các cách làm nươc sạch? H:Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì? H:Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? 3/B ài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng. Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ1:(15’)Những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Mục tiêu:HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước -Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau. H:Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh? H:Theo em những việc làm đó nên hay không nên ? Vì sao? -Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm. => Kết luận: + Giữ vệ sinh sạch se õxung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ, đường ống dẫn nước . + Không đục phá ống nuớc làm cho chất bẩn thấm qua vào nguồn nứơc. + Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. + Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và cônng nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nứơc chung. HĐ2: (15’)Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nứơc. Mục tiêu:Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. -Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. -G/v tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm va giao nhiệm vụ. + Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước. + Thảo luận để vẽ tranh cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nứơc. -G/v nhận xét đánh giá từng nhóm-tuyên dương . * Yêu cầu hs đọc mục bạn cần biết /59. 4/ Củng cố-dặn dò:(3’)Liên hệ thực tế ở địa phương. -Hs quan sát hình trong SGK thảo luận theo nhóm- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. -Hs hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. -Các nhóm treo sản phẩm của mình lên trình bày bản cam kết . - Nêu ý tưởng của bức tranh. Mĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
Tài liệu đính kèm: