Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Trần Ngọc Linh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Trần Ngọc Linh

I> MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

 -Biết đọc với giọng chậm rãi, phân biệt được lời người kể vơi lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung)

 -Hiểu nội dung: Chú Đất nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữa ích, cứu sống được người khác. (trả lời các câu hỏi 1-2 4)

II> ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III> CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 26 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Trần Ngọc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 14
THỨ/NGÀY
 MÔN
 TIẾT
 TÊN BÀI HỌC
Thứ hai
23/11/09
TĐ
T
Đ Đ
LS
MT
27
66
14
14
Chú Đất Nung
Chia một tổng với một số
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (t2)
Nhà Trần thành lập
GV chuyên dạy
Thứ ba
24/11/09
LTVC
T
KH
KC
27
67
27
14
Luyện tập về câu hỏi
Chia cho số có một chữ số
Một số cách làm sạch nước
Búp bê của ai?
Thứ tư
25/11/09
TĐ
T
KT
TD
ĐL
28
68
14
14
Chú Đất Nung (Tiết 2)
Luyện tập
Thêu móc xích (Tiết 2)
GV chuyên dạy
Hoạt động sản xuất của .. đồng bằng Bắc Bộ
Thứ năm
26/11/09
CT
T
KH
TLV
TD
14
69
28
27
Nghe-viết: Chiếc áo búp bê
Chia một số cho một tích.
Bảo vệ nguồn nước.
Thế nào là văn miêu tả
GV chuyên dạy
Thứ sáu
27/11/09
LTVC
T
ÂN
TLV
SHTT
28
70
28
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Chia một tích cho một số
GV chuyên dạy
Cấu tạo bài văn miêu tả
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
 ( Nghỉ-Thầy Tám dạy)
 Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Luyện từ và câu:
Tiết 27: Luyện tập về câu hỏi
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
 -Đặt được câu hỏi cho bộ phận chính xác trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏivới các từ nghi vấn đó (BT2,BT3,BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1.
	- Hai ba tờ giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi của BT3.
	- Ba,bốn tờ giấy trắng để HS làm BT4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HỖTRỢ
ĐB
A.KTBC 5’
GV kiểm tra 3 HS.
HS 1: Câu hỏi dùng để làm gì?Cho ví dụ.
HS 2: Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào?Cho ví dụ.
HS 3: Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình.
- Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết + cho ví dụ.
- Nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu: từ nghi vấn (ai, gì, nào) và dấu chấm hỏi ở cuối câu. Cho ví dụ.
-HS cho ví dụ.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài (1’)
2.HD làm bài tập:
Bài tập1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu a, b, c, d.
-Cho HS làm bài. GV phát giấy và bút dạ cho 3 HS.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/ Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b/ Trước giờ học,các em thường làm gì?
c/ Bến cảng như thế nào?
d/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
- 1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào giấy.
 HS còn lại làm vào vở (VBT).
- 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- HS nhận xét,có thể cho thêm một số HS trình bày bài làm của mình.
Bài tập2
Cho HS đọc yêu cầu BT2.
GV giao việc.
Cho HS làm việc.
GV phát giấy + cho HS trao đổi nhóm.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
VD:Ai đọc hay nhất lớp?...
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS trao đổi + đặt 7 câu hỏi với 7 từ đã cho.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
 Bài tập3 4’
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các từ nghi vấn trong các câu a, b, c.
Cho HS làm việc: GV dán 3 tờ giấy viết sẵn 3 câu a, b, c lên bảng lớp.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/ có phải-không?
b/ phải không?
c/ à?
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-3 HS lên làm trên giấy. HS còn lại dùng viết chì gạch trong VBT(SGK) + Lớp nhận xét.
Bài tập4 6’
Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khẳng định những câu HS đặt đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đặt câu.
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
 Bài tập5 3’
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại.
Câu b, c và câu e không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.
- 1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
- HS đọc lại phần ghi nhớ về câu hỏi(trang 131,SGK).
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được viết dấu chấm hỏi.
 --------------------**********-------------------
Toán
Tiết 67: Chia cho số có một chữ số
I.MỤC TIÊU:
 Thực hiện được phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư)
Làm các bài tập: Bài1 (dòng1-2), Bài 2
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HỖTRỢ
ĐB
A.Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại bài 2/76.
- Nhận xét , ghi điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu YC cần đạt của tiết học.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Phép chia 128472 :6 =? ( trường hợp chia hết).
- Ghi phép chia lên bảng và yêu cầu HS đọc phép chia.
- Yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
- Yêu cầu thực hiện phép chia.
- Hướng dẫn cách chia như SGK/77.
Hoạt động 2: 
- Phép chia 230859 : 5 = ? (trường hợp chia có dư).
- Tiến hành tìm hiểu cách chia như trường hợp chia hết.
- Lưu ý: trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1/77 : bỏ dòng 3 câu a và câu b.
+GV ghi phép tính
+Nhận xét –đánh giá.
Bài2: -Cho HS nêu bài toán
Hoạt động nối tiếp:
- Tổng kết giờ học.
- Nhận xét tiết dạy
- 2 HS.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc phép chia,
- HS lớp làm vở nháp.
- Theo thứ tự từ trái sang phải.
- Lắng nghe và làm theo.
- Làm như trên.
-4HS lên bảng làm bài.
-1HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở.
4HS yếu.
 --------------------**********-------------------
Khoa học
Tiết 27 Một số cách làm sạch nước
I.MỤC TIÊU
 -Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,
 -Biết đun sôi nước trước khi uống.
 -Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độccòn tồn tại trong nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 56, 57 SGK.
Phiếu học tập.
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HT
ĐB
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Mục tiêu :
 Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Cách tiến hành : 
- GV hỏi: Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn từng sử dụng.
- HS trả lời.
- GV giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước :
- Nghe GV giảng.
a) Lọc nước
+ Bằng giấy lọc, bông,  lót ở phễu.
+ Bằng sỏi, cát, than củi, đối với bể lọc.
Tác dụng: Tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
b) Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
c) Đun sôi nước
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùg cũng hết.
- GV nêu câu hỏi: Kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
- HS trả lời.
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH LỌC NƯỚC
Mục tiêu: 
Biết được nguyên tắc của việc lọc nươc đối với cách làm sạch nước đơn giản.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận theo các bước trong SGK trang 56.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 : 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận.
Kết luận: Như SGV trang 112.
Hoạt động 3 : TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH
Mục tiêu: 
Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV Yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập, nôi dung phiếu học tập như SGV trang 113.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HS nhận phiếu học tập. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.
- Một số HS lên trình bày.
- GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
- HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
Kết luận: Như SGV trang 114.
Hoạt động 4 : THẢO LUẬN VỀ SỰ CẦÂN THIẾT PHẢI ĐUN SÔI NƯỚC SẠCH
Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Cách tiến hành : 
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
- HS thảo luận nhóm.
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: Như SGV trang 114.
*Cho HS luyện viết-đọc:
 lọc, khử trùng, đun sôi,làm sạch, nước uống, dây chuyền sản xuất nươc sạch 
HOẠT ĐỘNG CUỐI: 
Củng cố dặn dò
HS yếu
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
 --------------------**********-------------------
Kể chuyện
Tiết 14: Búp bê của ai ? 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
 -Dựa vào lời kể GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tì ... ào đó, nhưng cũng có những câu hỏi lại không dùng để hỏi mà để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn
2.Phần nhận xét
Bài tập1
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích trong truyện Chú Đất Nung.
GV giao việc: Các em tìm các câu hỏi có trong đoạn trích vừa đọc.
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày.
GV chốt lại: Đoạn văn có 3 câu hỏi:
Sao chúng mày nhát thế?
Nung ấy ạ?
Chứ sao?
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc đoạn văn + tìm câu hỏi có trong đoạn văn.
-HS phát biểu.
Bài tập2
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
-Cho HS làm việc.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Ông Hòn Rấm có hai câu hỏi:
Câu 1: Sao chú mày nhát thế?
Câu này không dùng để hỏi,để chê cu Đất.
Câu 2: Chứ sao?
Câu này cũng không dùng để hỏi mà để khẳng định.
- 1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
- HS suy nghĩ,làm bài.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
Bài tập3
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-Cho HS làm việc + trả lời.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
Câu hỏi “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Câu này không dùng để hỏi mà để yêu cầu.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ + trả lời (một số HS trình bày)
-Lớp nhận xét.
3. Ghi nhớ
Cho HS đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại 1 lần nội dung ghi nhớ.
-3 HS đọc phần ghi nhớ.
4.Phần luyện tập
Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
-GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là các câu hỏi trong mục a,b,c được dùng làm gì?
-Cho HS làm bài.GV dán 4 băng giấy ghi sẵn nội dung ý a,b,c,d.
-Cho HS nhận xét kết quả.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/ Câu hỏi Có nín đi không? Không dùng để hỏi mà để yêu cầu.
b/ Câu hỏi Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? Không dùng để hỏi mà để chê trách.
c/ Câu hỏi Em vẽ thế nào mà bảo là con ngựa à? Không dùng để hỏi mà để chê.
d/ Câu hỏi Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không? Không dùng để hỏi mà để nhờ cậy.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT + đọc 4 câu a,b,c,d.
- 4 HS lên bảng thi làm bài.
- HS còn lại làm vào giấy nháp.
- HS nhận xét kết quả của 4 bạn làm bài trên băng giấy.
- HS ghi lời giải đúng vào vở
4HS yếu
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc các tình huống a,b,c,d.
- GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là căn cứ vào 4 tình huống, các em phải đặt câu phù hợp với mỗi tình huống.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
-GV nhận xét + khẳng định những câu đặt đúng, hay.
-HS lần lượt đọc yêu cầu + tình huống.
- HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm.
- Một số HS đọc câu mình đã đặt cho các tình huống.
- Lớp nhận xét.
HS TB trình bày
Bài tập3
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày tình huống đã tìm được.
GV nhận xét + khẳng định các tình huống các em chọn hay.
-1 HS đọc.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS thuộc nội dung cần ghi nhớ.
Về nhà viết tình huống đã đặt vào VBT.
 --------------------**********--------------------
Toán
Tiết 70: Chia một tích cho một số
I.MỤC TIÊU:
 Thực hiện được chia một tích cho một số.
 Làm các bài tập:1-2
II.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HT
ĐB
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Làm bài tập 1/78
B. Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Nêu YC cần đạt của tiết học.
b)Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị 3 biểu thức
(đk: 2 thừa số đều chia hết cho số chia)
- Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức:
- GV ghi
(9 x 15) : 3 9 x (15 : 3) (9 : 3) x 15 
-Hỏi: Giá trị của ba biểu thức này như thế nào với nhau ?
- GV kết luận:
 (9 x 15) :3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
 (a x b) : c = a x (b : c) = (a : c) x b
Hoạt động 2: Tính và so sánh (Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia)
- Tính và ghi giá trị của hai biểu thức:
- GV ghi:
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- Cho HS nhận xét về 2 giá trị đó.
- Hỏi:Vì sao ta không tính: (7 : 3) x 15 ?
Lưu ý: 
Cần lưu ý điều kiện chia hết của thừa số cho số chia
Hoạt động 3:Thực hành
Bài 1/79:-HD làm bằng 2 cách
C1: Nhân trước, chia sau.
C2: Chia trước, nhân sau.
Bài 2/79:HD tính bằng cách thuận tiện nhất
Bài 3/79: HD cho HS khá giỏi làm ở nhà>
Các bước giải:
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
3.Hoạt động nối tiếp:
- Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta làm như thế nào?
- Xem lại cách làm các bài tập.
- 3 HS thực hiện.
- HS tính giá trị của từng biểu thức rồi so sánh kết quả.
-T/lời:Giá trị của ba biểu thức này bằng nhau.
- HS tính rồi so sánh hai giá trị với nhau.
-Nhận xét:2 giá trị đó bằng nhau.
- Trả lời:Vì 7 không chia hết cho 3.
- HS đọc phần kết luận
-2HS lên bảng. Mỗi em làm mỗi cách
- HS tự làm vào vở.
- HS đọc đề .
 --------------------**********--------------------
Tập làm văn
Tiết 28 Cấu tạo bài văn miêu tả
I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
 -Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài kết bài, trình bày miêu tả trong phần thân bài 9ND ghi nhớ)
 -Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh vẽ cái cối xay.
	- Một số tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài tả cái trống.
	- 4 tờ giấy trắng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HT
ĐB
A. KTBC 4’
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết TLV trước.
HS 2: Nói một vài câu tả một hình ảnh mà em yêu thích trong bài Mưa
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lần lượt lên làm bài.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học cách làm một bài văn miêu tả về một đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
2.Phần nhận xét (10’)
Bài tập1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc bài Cái cối tân.
- GV giao việc: Các em phải đọc hiểu bài văn và trả lời 4 câu hỏi mà đề bài yêu cầu.Để làm được bài,các em hãy quan sát tranh vẽ chiếc cối xay trên bảng (vừa nói GV vừa chỉ lên cái cối vẽ trong tranh + giải nghĩa thêm: áo cối chính là vòng bọc bên ngoài của thân cối).
-GV cho HS quan sát tranh minh hoạ.
Cho HS làm việc:
a/ H:Bài văn tả gì? (tả cái cối tân)
- GV: Trước đây,chưa có máy xay xát gạo nên người ta dùng cối xay tre để xay lúa.Hiện nay ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung,người ta vẫn sử dụng cối xay bằng tre.
b/ Tìm các phần mở bài,kết bài.Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
GV nhận xét + chốt lại:
* Phần mở bài: “Cái cối xinh xinhnhà trống”(giới thiệu về cái cối).
* Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùngtừng bước anh đi”(nêu kết thúc của bài – tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c/ Các phần mở bài,kết bài đó giống với những cách mở bài,kết bài nào đã học?
- GV nhận xét + chốt lại: Các phần mở bài,kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp,kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d/ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- GV nhận xét + chốt lại: Tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn để bộ phận nhỏ,từ ngoài vào trong,từ phần chính đến phần phụ.Sau đó,tả công dụng của cái cối.
-2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
-HS quan sát tranh, suy nghĩ và trao đổi lần lượt các câu hỏi
1HS yếu đọc bài văn
 Bài tâp2 3’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại: Khi tả đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật,kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
3.Ghi nhớ 3’
Cho HS đọc nội dung ghi nhớ.
-3HS nối tiếp đọc ghi nhớ. Cả lớp HTL
4.Phần luyện tập:
-GV nêu yêu cầu 
-GV dán tờ phiếu ghi đoạn thân bài tả cái trống
-GV gạch dưới những câu tả bao quát , tên các bộ phận, những từ ngữ tả hình dáng
-2HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
-Cả lớp đọc phần thân bài tả cái trống, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
5.Củng cố-Dặn dò:
-Cho HS đọc phần Ghi nhớ
-HD tiết sau: Luyện tập miêu tả đồ vật.
-Nhận xét tiết học
 --------------------**********--------------------
Sinh hoạt hoạt tập thể
I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS tự quản lớp học, báo cáo sơ kết các hoạt động của lớp.
 -Kể một số câu chuyện theo chủ điểm Ở SGK “Tiếng sáo diều”
 -Nắm bắt kế hoạch tuần 15
II.Tiến hành:
A.Sinh hoạt lớp:
1.Tổ chức: Lớp trưởng điều khiển
 -Cho lớp hát tập thể
 -Giới thiệu lí do.
2.Báo cáo sơ kết các hoạt động:
 a.Lớp phó học tập báo cáo KQ học tập của lớp
 -Nêu ưu điểm-khuyết điểm.
 b.Lớp phó văn boá cáo tình hình nề nếp tác phong của lớp.
3.Nhận xét của GVCN lớp:
 -Nêu ưu điểm, khuyết điểm
 -Tuyên dương những em có thành tích xuất sắc.
 -Nhắc nhở những em chưa cố gắn học tập, chưa nghiêm túc thực hiện nề nếp tốt.
4.Kế hoạt tuần 15:
 -Tiếp tục củng cố bảng nhân chia
 -Chuẩn bị các bài học tuần 15
-Tham gia Hội thao cấp trường
 -Lao đôïng vệ sinh.
B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ:
-GV nêu chủ điểm SGK “tiếng sáo diều”
-GV nêu một số câu chuyện theo chủ điểm và kể.
-GV HS tập hát (sở GD-DT quy định)
-Nhận xét tinh thần tham gia tiết sinh hoạt này.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_tran_ngoc_linh.doc