Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Trần Thanh Sơn

TẬP ĐỌC.

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (TIẾT 29)

I. MỤC TIÊU:

1.Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

2.Hiểu các từ ngữ mới ở trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khao khát.)

-Hiểu nội dung bài: niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh họa bài học SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15:
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY, CÔ GIÁO (TT-TIẾT 15)
I. MỤC TIÊU:
-Biết ơn thầy cô giáo làm tinh cảm thầy trò luôn gắn bó.
-Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
-Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS
II. CHUẨN BỊ:
 - Giấy màu, băng dính, bút viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo?
-Nêu ghi nhớ?
-GV nhận xét bài cũ.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
Hoạt động 1:Báo cáo kết quả sưu tầm
MT: Trình bày được các tư liệu đã sưu tầm
TH: Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ, tên các chuyện kể nói về thầy cô?
- Từng nhóm trình bày. 
* GV nhận xét, giải thích câu khó hiểu
-Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì? 
*KL: Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta nên người.
Hoạt động 2: Thi kể chuyện
MT: Biết được truyền thống “tôn sư trọng”
TH: Em hãy viết, vẽ hay kể cho bạn nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình về thầy cô giáo. 
+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. 
 -Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao?
-Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì?
Kết luận: Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ: chúng ta luôn phải biết yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô.
Hoạt động 3: Biết xử lí tình huống
MT: Biết giúp thầy cô một số việc phù hợp
TH: Các nhóm suy nghĩ sắm vai giải quyết các tình huống sau:
 Tình huống: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì? 
-Từng nhóm thể hiện.
-Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không?
-Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó? Cách làm đó có tác dụng gì?
* Kết luận: Các em đã nghĩ ra những việc làm thiết thực để giúp đỡ thầy cô giáo điều đó thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo.
- Trong lớp em cần làm gì để thề hiện sự quan tâm giúp thầy, cô? 
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 3 em.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
-HS nghe.
-HS chuẩn bị tr7ớc.
-HS trình bày, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Thảo luận nhòm 4 em.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-Các nhóm thể hiện, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nêu bài học SGK? 
-Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
-Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1 số HS kể.
-HS nghe và thực hiện.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC.
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (TIẾT 29)
I. MỤC TIÊU:
1.Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
2.Hiểu các từ ngữ mới ở trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khao khát.)
-Hiểu nội dung bài: niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa bài học SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài. 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Hỏi: +Em học tập được điều gì qua nhân vật Cu Đất.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS đọc theo yêu cầu.
-1 HS đọc,trả lời câu hỏi. 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ và hỏi: 
+Bức tranh vẽ cảnh gì?
+Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em lúc đó như thế nào?
-Bài học Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em hiểu kỹ hơn những cảm giác đó.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
MT: Rèn KN đọc và hiểu nghĩa từ trong bài.
TH: Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS.
-Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe nhóm đôi.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
* Toàn bài đọc với giọng thiết tha, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
b. Tìm hiểu bài
MT: Hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp của đám trẻ mục động
TH: Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cách diều?
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
-Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Trò chơi thả diều đã làm cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
-Cánh diều là ước mơ là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
+Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Gọi HS đọc câu mở bài và kết bài.
-Gọi 1 HS đọc câu hỏi 3.
-Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.
+Bài văn nói lên điều gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
 c. Đọc diễn cảm:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
Tuổi thơ của tôi,  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
-Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn.
-Nhận xét từng giọng đọc và cho điểm từng 
-Tổ chức cho HS thi đọc theo vai và toàn truyện.
-Nhận xét cho điểm từng HS.
-HS quan sát.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-2 HS đọc nối tiếp.
-Đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Một số HS nêu.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Một số HS trả lời.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-2 HS đọc nối tiếp.
-HS theo dõi.
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS nhận xét.
-HS đọc theo vai.
3. Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì? 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài Tuổi ngựa, mang 1 đồ chơi mà mình có đến lớp.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
TOÁN
 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 (TIẾT 71)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh
 -Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
 -Áp dụng để tính nhẩm 
II.CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Khi chia một tích cho một số ta làm thế nào?
-Chọn chữ cái trước ý đúng. (18 x 6) : 3
 a. 6 b. 12 c. 108 d. 36
-GV nhận xét.
-2-3 HS nêu.
-HS làm bảng con.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
a. Trường hợp SBC và SC có một chữ số 0 ở tận cùng 
-VD: Chia nhẩm 
- 320: 10 =? ; 3200: 100 =?
- 60 : ( 10 x 2) 
 -Tương tự thực hiện tính 320: 40 = 
 -Vậy 320 chia 40 được mấy? 
 -Em có nhận xét gì về kết quả 320:40 và 32: 4? 
 *KL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 
32 : 4. 
 -Em hãy đặt tính và thực hiện tính 320: 40?
 * Chốt: Khi đặt phép tính hàng ngang, ta ghi:
 320: 40 = 8
b. Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của SBC nhiều hơn của SC. 
 -Thực hiện phép tính trên theo cách một số chia cho1 tích 
32000: 400?
 -Vậy 32 000 : 400 được mấy? 
 -Em có nhận xét gì về kết quả 32 000: 400 và 320: 4? 
 -Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, 
của 400 và 4?
*KL: Vậy để thực hiện 32000: 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320: 4. 
 -Em hãy đặt tính và thực hiện tính 32000: 400?
 -GV nhận xét bài làm đúng. 
 -Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
-Chốt như nội dung SGK. 
c. Luyện tập
Bài 1: Tính.
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài, gọi4 em lên bảng.
 -Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2:Vận dụng giải toán tìm x
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Yêu cầu HS tự làm bài, gọi2 em lên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: Vận dụng giải toán có lời văn
 -Em hãy đọc đề bài. 
 - Đề bài cho biết gì? Hỏi gì?
 -GV yêu vầu HS tự làm bài, gọi 1 em lên bảng.
 - Các em tóm tắt làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS
-HS nghe.
-HS chia nhẩm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nêu.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS tự tính.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS đặt tính và tính.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài, 4 em lên bảng, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài, 2 em lên bảng, nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài, 1 em lên bảng, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV viết lên bảng các phép chia sau 
 a) 1 200: 60 = 200
 b) 1 200 : 60 = 2 
 c) 1 200: 60 = 20
 -Trong các phép chia trên, phép chia nào tính đúng, phép chia nào tính sai? Vì sao? 
 -Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta phải lưu ý điều gì? 
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ (TIẾT 15)
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
 -Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
 -Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần.
 -Bản đồ tự nhiên VN.
 -PHT của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Cơ cấu tổ chức của nhà Trần như thế nào?
-Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước.
-GV nhận xét ghi điểm.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nhà Trần và việc đắp đê.
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm đôi
*MT: Biết đặc điểm của sông ngòi
 TH: +Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông?
 +Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
 KL: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệ ...  ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ).
 +Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào?
-Gọi HS trình bày, nhận xét.
 *KL: Chợ phiên ở ĐBBB là nơi diễn ra họat động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4 HS.
-HS trình bày, nhận xét.
-HS nghe.
-HS quan sát tranh.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS quan sát và nêu.
-HS nghe.
-Một số HS kể.
-Thảo luận nhóm 4HS.
-HS trình bày, nhận xét.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Em hãy đọc phần bài học trong SGK.
-Em hãy điền quy trình làm gốm vào bảng phụ 
-Chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
-Nhận xét tiết học.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1 HS lên bảng điền và nêu.
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT- TIẾT 75)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh
 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
 -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. 
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài tập: Chọn kết quả đúng. 7207 : 36 = 
20 (dư 7)
200 (dư 7) (Đ)
216 (dư 7)
-Trong phép chia có dư cần chú ý điều gì?
-GV nhận xét.
-HS chọn vào bảng con và giải thích vì sao chọn ý đó.
-HS nêu.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Chia cho số có hai chữ số (tt)
a. H/d thực hiện phép chia 
MT: Rèn kĩ năng chia cho số có 2 chữ số 
* Trường hợp chia hết
 -Nêu ví dụ phép chia 10 105: 43 
 - Em hãy đặt tính và tính?
 -GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 -Phép chia 10105: 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 -Áp dụng làm bài 1a phép tính thứ nhất.
* Trường hợp chia có dư
 - Nêu ví dụ phép chia 26 345: 35 
 -Em hãy thực hiện đặt tính và tính. 
 -GV hướng dẫn thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK.
 -Phép chia 26345: 35 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
 -Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì?
 -Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia 
 -Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. 
 *Chốt: Khi thực hiện tìm số dư ta nhân thương lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó. 
-Áp dụng làm bài 1b
b. Luyện tập 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
 -GV cho HS tự đặt tính rồi tính, gọi 2 HS lên bảng.
 -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2: Vận dụng giải tóan có lời văn
 -GV gọi HS đọc đề bài toán
 -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 -Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét?
 -Vậv động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút?
 -Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì? 
 - HS tự tóm tắt và làm bài, 1 HS lên bảng.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
-HS nghe.
-HS theo dõi.
-HS tính bảng con.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS theo dõi.
-HS làm bảng con.
-HS theo dõi.
-HS tính nháp.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS theo dõi.
-HS nghe.
-HS làm bảng con.
-HS tự làm, 2 HS lên bảng.
-Nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm, 1 HS lên bảng.
-Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 Bài 1: Đặt tính và tính. 
 69104: 56 ; 60116: 28 ; 32570: 24 
 Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức 
 a) 12054: (45 + 37) 
 b) 30284: (100 – 33) 
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS làm ở nhà.
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
QUAN SÁT ĐỒ VẬT (TIẾT 30)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí: bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ..)
- Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với những đồ vật khác cùng lọai.
- Lập dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc dàn ý tả chiếc áo của em.
-Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn tả cái áo của em.
-Nhận xét, khen ngợi và cho điểm HS.
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS.
2 –3 em đọc.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
-Mỗi bạn lớp ta ai cũng có đồ chơi. Nhưng làm thế nào để giới thiệu với các bạn khác về đặc điểm, hình dáng, ích lợi của nó. Bài học hôm nay các em sẽ làm được điều đó.
a.Tìm hiểu ví dụ 
*MT:Biết q/sát đồ vật theo trình tự hợp lí 
 -Em hãy nêu yêu cầu phần nhận xét 1?
 - Quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát theo từng ý?
- Gọi HS đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét theo tiêu chí
- Trình tự quan sát hợp lí 
- Giác quan sử dụng khi quan sát.
- Khả năng phát hiện đặc điểm riêng.
- Bình chọn bạn quan sát chính xác.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
* Chốt như phần ghi nhớ SGK
b. Luyện tập
*MT: Biết lập dàn ý để tả đồ chơi em đã chọn
- Em hãy nêu BT 1?
-Dựa theo kết quả quan sát một đồ chơi, mỗi em lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi đó?
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Đọc dàn bài em đã viết.
- GV nhận xét sửa bài.
-HS nghe.
-1HS nêu.
-HS quan sát và viết.
-Một số HS đọc.
-Nhận xét.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS tự làm bài vào vở.
-Một số HS đọc, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khi miêu tả đồ vật em cần phải làm như thế nào?
- Về nhà tiếp tục hòan chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.
- Chọn môt trò chơi, lễ hội mà em biết.
- Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
KHOA HỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ? (TIẾT 30)
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học này, HS biết:
-Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật 
-Phát biểu định nghĩa về khí quyển 
II. CHUẨN BỊ:
-Hình trang 62,63 SGK 
-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển hoặc một viên gạch hay cục đất khô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
-Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước? 
-Đọc ghi nhớ.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
-2 HS trả lời.
-1 HS đọc.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Làm thế nào để biết có không khí.
Hoạt động 1: Thí nghiệm 
*MT: C/ m không khí có ở xung quanh ta 
 TH: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Các bạn quạt cho nhau 
 -Em có nhận xét gì khi được bạn quạt?
 - Khi được quạt em có cảm giác như thế nào?
 - Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
*Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn bạn quạt không khí sẽ bay xung quanh làm ta cảm thấy mát 
Hoạt động 2: Thí nghiệm
*MT: Không khí có ở quanh mọi vật.
 TH: Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
-Em hãy đọc nội dung thí nghiệm?
+ Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm ghi kết quả thí nghiệm?
-Các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả 
-Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
*MT: Phát biểu định nghĩa về khí quyển
 TH: Quan sát H5 cho biết lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
- Thảo luận để tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rống của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
- Tuyên dương cho nhóm có khả năng tìm tòi, phát hiện ra những điều lạ.
-HS nghe.
-2HS quạt cho nhau.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Các nhóm.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-Các nhóm thực hiện.
-Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Thảo luận nhóm 4 em.
-HS nêu và mô tả.
-Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-Không khí có ở những nơi nào?
-Khí quyển là gì?
-Đọc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau 
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
KĨ THUẬT
CẮT KHÂU THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (TIẾT 15)
I. MỤC TIÊU:
-Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh quy trình của các bài trong chương.
-Mẫu khâu, thêu đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-HS cả lớp
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
 Hướng dẫn cách làm:
 Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
MT: Nhớ lại các kiến thức đã học về cắt, khâu, thêu. 
TH: GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
 Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
MT: HS chọn được cho mình 1 sản phẩm để thêu.
TH: GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.
 -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như:
 +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên
 +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như: váy liền áo cho búp bê, gối ôm  
 * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu.
MT: HS làm được một sản phẩm đẹp theo quy trình.
TH: Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
 -Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
MT: HS biết đánh giá sản phẩm của bạn, của mình. 
TH: GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
 -Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
 -Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
-GV nhận xét và đánh giá SP của HS.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS nêu, nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS tự chọn.
-HS nghe.
-HS thực hành.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS đánh giá.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm tốt.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2010_2011_tran_thanh_son.doc