Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Đức Hoàng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Đức Hoàng

Toán

Luyện tập

1.Mục tiêu:

 - Củng cố chia cho số có hai chữ số, giải toán tìm số trung bình cộng.

- Rèn kĩ năng thực hành tính, tính chính xác, vận dụng giải toán có lời văn.

- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.

2.Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài 4.

3. Hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra: GV sử dụng phần a bài tập 1 kiểm tra .

* Kết quả: 315 , 44 (dư 66), 112 (dư 7)

B. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua kiểm tra.

b, Nội dung chính:

GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt các bài tập, chữa bài, củng cố kiến thức toán sau mỗi bài.

Bài 1 : Đặt tính rồi tính :

b, 35136 : 18 ; 18408 : 52; 17826 : 48

GV cho HS làm trong vở, HS đổi vở kiểm tra đối chiếu với kết quả HS lên bảng chữa bài.

Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề toán, thực hành giải toán.

- Dùng 1050 viên gạch hoa thì lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà?

GV cho HS trình bày cách giải toán.

Bài 3 : Cách tiến hành như bài 2.

( Củng cố về tìm số trung bình cộng).

Bài 4 : GV treo bảng phụ, cho HS nêu ý kiến về các phép tính : Sai ở đâu?

GV cho HSKG lên bảng làm phép tính đúng, đối chiếu.

 

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Đức Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :4?12/2009 Tuần 16
Nguyễn Đức Hoàng
Dạy lớp 4 C Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009.
Buổi 1: Chào cờ
Toán
Luyện tập 
1.Mục tiêu: 
 - Củng cố chia cho số có hai chữ số, giải toán tìm số trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng thực hành tính, tính chính xác, vận dụng giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV sử dụng phần a bài tập 1 kiểm tra .
* Kết quả: 315 , 44 (dư 66), 112 (dư 7)
3 HS làm bài trên bảng, HS làm trong vở, chữa bài, củng cố chia cho số có hai chữ số.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt các bài tập, chữa bài, củng cố kiến thức toán sau mỗi bài.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
b, 35136 : 18 ; 18408 : 52; 17826 : 48
GV cho HS làm trong vở, HS đổi vở kiểm tra đối chiếu với kết quả HS lên bảng chữa bài.
Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề toán, thực hành giải toán.
- Dùng 1050 viên gạch hoa thì lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà?
GV cho HS trình bày cách giải toán. 
Bài 3 : Cách tiến hành như bài 2.
( Củng cố về tìm số trung bình cộng).
Bài 4 : GV treo bảng phụ, cho HS nêu ý kiến về các phép tính : Sai ở đâu?
GV cho HSKG lên bảng làm phép tính đúng, đối chiếu.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành lần lượt các bài tập, chữa bài.
* Kết quả :
Bài 1 : b, 1952 ; 350 (dư 8)
 371 (dư 18)
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành, HSTB-K chữa bài.
Dùng 1050 viên gạch hoa thì lát được số mét vuông nền nhà là:
1050 : 25 = 42 (m2)
Trung bình mỗi người làm số sản phẩm là: 
(855 + 920 + 1350) : 25 = 125 (sản phẩm)
- Phần a, sai ở lượt chia thứ hai ( phấn dư không thể lớn hơn số chia)
- Phần b, sai ở lượt trừ cuối, không thực hiện trừ có nhớ.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Thương có chữ số 0.
---------------------------------------------------------------------
Địa lí
Thủ đô Hà Nội 
1. Mục tiêu: 
- HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam, trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
- Rèn kĩ năng thực hành, dựa vào tranh ảnh, liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức.
- Giáo dục ý thức tự hào về thủ đô yêu dấu.
2. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về thủ đô Hà Nội.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài 13.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua các câu hỏi về kiến thức thực tế của các em.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Tìm hiểu Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
GV cho HS quan sát lược đồ , đọc nội dung SGK , thảo luận và thực hiện yêu cầu SGK / tr 109, GV cho HS trình bày lại trên bản đồ chung.
- Hà Nội giáp với các tỉnh nào?
- Từ Hà Nội có thể đến các tỉnh khác bằng đường giao thông nào?
HĐ 2 : Tìm hiểu : Hà Nội – Thành phố cổ ngày càng phát triển.
GV cho HS đọc , xác định yêu cầu của bài trong SGK /tr 109, vận dụng kiến thức lịch sử đã học, thực hiện yêu cầu 3 với HS KG..
- Mô tả sự khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (qua tranh).
HĐ 3 : Tìm hiểu : Hà Nội – Trung tâm chính trị , văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước
GV cho HS đọc SGK, kết hợp hình minh hoạ SGK/ tr 11, trả lời câu hỏi 2/ tr 112.
- Kể tên danh lam , thắng cảnh lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội?
**GV chốt kiến thức cần nhớ : SGK /tr 109, liên hệ giáo dục tình yêu quê hương , làng xóm.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- Hà Nội là thủ đô của cả nước...
HS đọc thông tin trong SGK, kết hợp vốn kiến thức thực tế, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi theo hình thức hỏi đáp, xác định vị trí thủ đô Hà Nội trên lược đồ.
- Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Tây Bắc giáp Vĩnh Phúc, Đông Bắc giáp Bắc Giang, ....
- Đường hàng không đến Hồ Chí Minh, Hải Phòng.., đường bộ đến các tỉnh, đường thuỷ, đường sắt...
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hà Nội được chọn làm kinh đô năm 1010, kinh đô Thăng Long (HS KG).
* Phố cổ : Nhà xây dựng theo lối kiến trúc xưa, không có các khu nhà cao tầng, đường phố hẹp...
* Phố mới : Nhiều toà nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại, đường phố rộng rãi, nhiều làn đường...
- Đây là cơ nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước, Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của cả nước....(HS KG giới thiệu về thủ đô hôm nay, kết hợp minh hoạ bằng hình ảnh).
- Chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Văn Miếu Quốc Tử Giám...
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: Kể tên một số đường phố ở Hà Nội mà em biết?
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập học kì một.
Tập đọc
Kéo co 
1-Mục tiêu :
 - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài vănvới giọng kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Đọc hiểu: + Từ :giáp, keo.../tr 156.
 + Nội dung: Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết gìn giữ và phát huy những phong tục tốt đẹp của dân tộc.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 155 (giải nghĩa từ, đặt câu)
VD : - Hiêu thế nào là một giáp?
Đoạn 1 : năm dòng đầu
Đoạn 2 : bốn dòng tiếp theo.
Đoạn 3 : Phần còn lại 
GV đọc minh hoạ.
*Giọng sôi nổi , hào hứng.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý 1 : Cách chơi kéo co
- Câu hỏi 1/tr 155
ý 2 : Sự khác biệt giữa cách chơi kéo co của hai làng.
- Câu hỏi 2 trang 155. (HS thảo luận theo cặp câu hỏi).
- Câu hỏi 3 SGK/ tr 155.
- Vì sao chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Câu hỏi 4 SGK / tr 155.
GV cho HS KG giới thiệu thêm một trò chơi dân gian.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (B.P).
“ Hội làng Hữu Trấp...xem hội.”
( Cách đọc như đã nêu ở trên).
GV cho HS thi đọc diễn cảm đoạn : đầu, HS KG đọc cả bài, nêu những hình ảnh miêu tả yêu thích, vì sao.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
**Sửa lỗi phát âm : Hữu Trấp, Bắc Ninh, Tích Sơn , Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc...
- ...đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa.
VD : Câu : “Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ,/ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ!”(đọc vơi giọng hơi nhanh, nghỉ hơi đúng, tự nhiên).
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr 155.
- ..Kéo co thì phải có hai đội...là thắng..SGK/tr154.
-...đó là cuộc thi giữa nam và nữ..vui vẻ, náo nhiệt....
- đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, không hnạ chế số người chơi....
- đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi...
VD : đấu vật, thi nấu cơm , đấu cờ người...
Mục 1.
HS luyện đọc lại theo đoạn, đọc toàn bài theo hướng dẫn đọc của GV.
Nhấn giọng ở các từ ngữ : thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích..
HS thi đọc.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : trân trọng và gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài :Trong quán ăn “Ba cá bống”.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi 2: L ịch sử 
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
1. Mục tiêu: 
- HS biết dưới thời Trần, ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta, quân dân nhà Trần : nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
 - Rèn kĩ năng thực hành, phân tích và tổng hợp thông tin từ tư liệu lịch sử.
- Giáo dục ý thức học tập, trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
2.Chuẩn bị : Hình minh hoạ SGK / tr 41.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: Nội dung bài 13
B. Dạy bài ôn tập
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học .
HS thực hiện yêu cầu (nội dung đã học).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1: Tìm hiểu : Tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần . 
GV cho HS làm việc cá nhân với SGK/tr 40, thảo luận cặp đôi câu hỏi:
- ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
GV mô tả lại khí thế giết giặc của các bô lão trong diện Diên Hồng qua hình minh hoạ.
HĐ 2 : Tìm hiểu: Kế sách đánh giặc của nhà Trần.
GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận, nêu ý kiến của từng nhóm về kế sách đánh giặc của nhà Trần.
- Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu và kết quả ra sao? (GV giới thiệu về vũ khí giết giặc của nhà Trần – hình 2).
GV cho HS KG kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản qua các câu chuyện đã học.
*** GV chốt kiến thức cần nhớ (SGK / tr42)
HS đọc tư liệu lịch sử trong SGK , thảo luận nội dung câu hỏi, trả lời.
HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- ...vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà, Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Hội nghị các bô lão : điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “Đánh!”...
HS quan sát, nghe.
HS đọc thông tin SGK, thảo luận, nêu ý kiến của từng nhóm về kế sách đánh giặc của nhà Trần.
- Khi chúng mạnh ta rút hết quân dân, vườn không, nhà trống khiến chúng mệt mỏi, đói, khát....
- Khi chúng mệt mỏi, ta tấn công , lần thứ nhất chúng cắm cổ rút chạy.....SGK / tr 41.
HS KG kể chuyện bóp nát quả cam ,hoặc lá cờ thêu sáu chữ vàng.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài (qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong sách thực hành lịch sử lớp 4). 
- Chuẩn bị bài sau: Nước ta cuối thời Trần.
-------------------------------------------------------
Đạo đức
 Yêu lao động
 I- Mục tiêu:
HS hiểu được vai trò của lao động. 
Biết yêu lao động là yêu chính bản thân mình và XH. 
Giáo dục ý thức có hành vi đúng đắn về con người yêu lao động.
 II-Tài liệu và phương tiện:
GV: SGK + Băng chữ cho HĐ 3.
HS: SGK đạo đức.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài ...  : 307 b, 81350 : 187
GV cho HS làm theo dãy bàn, mỗi dãy làm một phép tính, nhóm làm xong có thể làm bài tiếp theo, củng cố chia cho số có ba chữ số.
Bài 2 : Tìm x:
a, X x 405 = 86265
b, 89658 : X = 293
GV cho HS làm trong vở, hai HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện.
Bài 3 : GV cho HS đọc, phân tích đề, thực hành trong vở, chấm , chữa bài.
- Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, biết một năm làm 305 ngày ?
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS thực hiện yêu cầu của GV.
 41535 195 HS TB yếu có thể 
 0253 213 thực hiện trừ lần
 0585 lượt trong các lượt 
 000	 chia.
HS nhận xét các phép chia có dư và không dư, nhận xét số dư : luôn nhỏ hơn số chia.
HS thực hiện chia trên bảng con, trên bảng lớp , chữa bài, củng cố chia cho số có ba chữ số.
*Kết quả : a, 203 ; 
 b, 434 ( dư192)
a, X x 405 = 86265
 X = 86256 : 405
 X = 213
b, 306
HS đọc, phân tích đề, thực hành trong vở, chữa bài.
49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số : 162 (sản phẩm)
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập.
-----------------------------------------------------------------------
Kỹ thuật.
Cắt, khâu, thêu, sản phẩm tự chọn.
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết cách sang mẫu thêu lên vải và vận dụng kỹ thuật khâu móc xích để thêu hình quả cam
-Thêu được hình quả cam bằng mũi thêu móc xích.
-Yêu thích sản phẩm mình tự chọn.
II.Đồ dùng dạy học.
Kim, chỉ, mẫu thêu. 
III. Các hoạt động dạy học.(35)
Kiểm tra đồ dùng học tập(4 )
Bài mới.
 1 Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1:GV hướng dẫn học sinh nhận xét và quan sát mẫu.
GV giới thiệu mẫu thêu hình quả cam.
Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu kết hợp hình 5 SGK.
Nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng mầu sắc của quả cam.
Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm mẫu thêu móc xích hình quả cam.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a/ GV hướng dẫn sang mẫu thêu lên vải.
Liên hệ các mẫu thêu.
GV nêu vấn đề: Làm thế nào để sang được mẫu thêu lên vải.
HS - GV Nhận xét.
Hướng dẫn HS quan sát hình để nêu cách sang mẫu thêu lên vải.
GV nhắc hs lưu ý.
b/ GV hướng dẫn thêu móic xích hình quả cam.
Nội dung và cách căng vải lên khung thêu.
HS tự nhắc lại.tự làm.
Hưóng dẫn quan sát hình 2, 3, 4, SGK để nêu cách thêu hình quả cam 
Hoạt động 3: HS thực hành thêu hình quả cam.
GV theo dõi chỉ đạo.
Giao thời gian hoàn thành sản phẩm.
Học sinh thưch hành thêu móc xích hình quả cam.
GV kiểm tra một số sản phẩm thực hành HS đã làm được ở giờ trước 
----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
1. Mục tiêu: 
- HS dựa vào dàn ý trong bài tập làm văn tuần 15, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn kĩ năng thực hành viết văn miêu tả đồ vật, bố cục bài văn rõ ràng, nội dung đảm bảo, câu văn trong sáng, mạch lạc, hình ảnh miêu tả sinh động.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết yêu quý và bảo vệ đồ chơi.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài.
GV cho HS đọc phần gợi ý, chuẩn bị nội dung miêu tả, một HS nhắc lại dàn ý của tiết học trước.
HĐ 2 : Hướng dẫn học sinh xây dựng kết cấu ba phần của bài văn.
Hai HS trình bày mở bài .
Hai HS trình bày đoạn thân bài.
Hai HS trình bày đoạn kết bài.
GV cho HS nhận xét, nêu ý kiến, sửa cho HD cách diễn đạt, lựa chọn và sử dụng từ ngữ.
HĐ 3 : Thực hành viết bài : 
GV tổ chức, đôn đốc HS viết bài theo dàn ý bài .
HS đọc xác định yêu cầu bài : Tả một đồ chơi mà em thích. 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
VD : Mở bài : Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông. (mở bài trực tiếp).
Thân bài : Gấu bông rất đáng yêu. Nó không to lắm. Dáng gấu tròn, hai tay ôm trước bụng. Gấu có bộ lông màu xám đá, pha chút sắc đỏ ở phần bụng và tai. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh....
Kết bài : Không biết gấu có vui khi ở bên em? Còn em rất vui khi có gấu làm bạn, chia sẻ với em những khó khăn trong học tập. Cầu mong sao các bạn nhỏ trên thế gian đều có đồ chơi đẹp như em.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi 2: ÔN TIếng việt
Luyện viết một đoạn trong bài “Tuổi Ngựa”
 1. Mục tiêu: 
- HS luyện viết đúng, trình bày khoa học, sạch đẹp khổ thơ 2,3 trong bài Tuổi Ngựa.
 - Rèn kĩ năng nhớ – viết, phân tích các hiện tượng chính tả, viết chữ đều đẹp , trình bày đoạn bài sạch sẽ, khoa học.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Chuẩn bị: Bài viết mẫu, từ điển Tiếng Việt tham khảo.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
 HĐ 2 : Định hướng nội dung học tập:
- Luyện viết khổ thơ 2, 3 trong bài Tuổi Ngựa đúng chính tả, sạch đẹp
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành luyện viết.	
GV cho HS đọc thuộc lại bài, nhớ lại nội dung đoạn, bài , luyện viết từ khó, dễ lẫn.
- Điều gì đã hấp dẫn ngựa con trên cách đồng hoa?
GV cho HS luyện viết các từ ngữ : núi đá, trung du, loá, nắng xôn xao (phân biệt nghĩa, dựa vào từ loại hoặc tạo từ ghép)
 VD : - Em hiểu thế nào về miền trung du?
GV nhắc cách trình bày bài viết, nhớ, viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, khoảng cách...
GV giới thiệu bài viết mẫu để HS học tập và khích lệ HS có ý thức luyện chữ, lưu ý cách trình bày các khổ thơ. 
GV đôn đốc, nhắc nhở HS tự giác viết bài, viết cẩn thận, sạch đẹp.
** GV chấm , chữa một số bài viết, động viên học sinh.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc đoạn bài.
HS phát âm lại một số từ, ngữ khó .
VD : nắng xôn xao, loá, núi đá...
HS đọc thuộc bài, đọc thầm, nhận xét cách trình bày khổ thơ (thể thơ 5 chữ, giữa các khổ thơ tách dòng).
-...Màu hoa mơ trắng loá, mùi thơm của hoa huệ ngạt ngào, khắp cánh đồng hoa cúc dại nở rộ
HS luyện viết từ khó, dễ lẫn vào bảng con, trên bảng lớp.
HS có thể giải nghĩa từ theo Từ điển Tiếng Việt
- ...miền đất tiếp giáp giữa hai vùng : đồng bằng và miền núi...
HS nghe hướng dẫn các viết, cách trình bày.
HS quan sát, học tập bài viết đẹp.
HS nhớ, viết bài.
HS đổi vở chữa bài.
HS nêu các phương án sửa lỗi.
HS sửa lỗi các nét chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, độ rộng con chữ...
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện viết thêm ở nhà.
----------------------------------------------------------------------
Tự chọn
Hoàn thiện một số tiết học.
1. Mục tiêu :
- Giúp học sinh tự hoàn thành bài tập của các môn học Toán, Luyện từ và câu, Địa lí.
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Thống kê những bài, môn, phân môn mà HS chưa hoàn thành 
trong buổi sáng.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học, định hướng cho HS hoàn thành các bài tập.
A, Môn Toán : Hoàn thành bài trong vở bài tập, rèn kĩ năng thực hành chia cho số có ba chữ số, tính giá trị biểu thức bằng hai cách, giải toán có lời văn.
B, Phân môn Luyện từ và câu : Hoàn thành bài trong VBT.
C, Môn Địa lí : Hoàn thành bài trong VBT.
 HĐ 2 : Hoạt động tự học.
GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
HSKG có thể làm thêm các bài tập sau: 
- Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng. 
HĐ 3 : Kiểm tra hoạt động tự học.
GV tổ chức cho HS chữa bài theo đối tượng. Với những bài khó GV cho HSKG chữa bài, nêu lại cách làm cho HS yếu, HSTB hiểu.
GV cho HS KG giới thiệu đoạn văn miêu tả hay, nhận biết các câu kể có trong bài.
HS thực hành làm bài, chữa bài, 
* Kết quả :
A, Môn Toán : 
Bài 1: 17 ; 25 (dư 300) ; 7 ; 8 (dư 10) Bài 2 : 924 tấn = 9240 tạ
Trung bình mỗi xe chở được số tạ hàng là : 9240 : 264 = 35 (tạ) , (củng cố chia cho số có ba chữ số, đổi đơn vị đo khối lượng).
Bài 3: Cách 1 
 2555 : 365 + 1825 : 365
= 7 + 5
= 12
Cách 2 : 2555 : 365 + 1825 : 365
 = ( 2555 + 1825) : 365
 = 4380 : 365
 = 12
(Củng cố chia một tổng, một hiệu cho một số)
B, Phân môn Luyện từ và câu : HS đổi vở, chữa bài.
GV kết hợp chấm bài, động viên HS có nhiều cố gắng.
C, Phân môn Địa lí :
HS giới thiệu về Hà Nội, thủ đô của cả nước qua tranh ảnh minh hoạ, HS KG tập làm hướng dẫn viên du lịch.
4.Củng cố, dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị các bài học tuần sau.
------------------------------------------------------------------------------
hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu: 
 - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của chi đội tuần 16, đề ra phương hướng hoạt động tuần 17.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh .
2. Văn nghệ , kể chuyện đạo đức Bác Hồ.
3. Nội dung: 
a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội kết hợp với cán bộ lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của chi đội, đã tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông.
- Tham gia thi đọc hay viết đẹp cấp trường, tham gia thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như :................................................... 
- Một số HS không mang sách vở như : ........................................................................................................
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Ôn tập tốt, chuẩn bị thi chất lượng giữa kì.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
c, Nhận xét chung: 
GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l4CKT.doc