Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

TIẾT 1

TẬP ĐỌC : “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rai; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn

 -Hiểu nội dung : ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.

-Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

II, CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. KTBC:

H: 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.

T: Nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
THỨ 2 	 	 Ngày soạn: 08/11/2009
 Ngày dạy: Thứ tư , 11/11/2009
TIẾT 1 
TẬP ĐỌC : “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rai; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn
 -Hiểu nội dung : ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.
-Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
II, CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. KTBC:
H: 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
T: Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
H: 1 HS đọc cả bài.
T: Chia đoạn, hướng dẫn đọc các đoạn:
+Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha  đến ăn học.
+Đoạn 2: năm 21 tuổi đến không nản chí.
+Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi  đến Trưng Nhị.
+Đoạn 4: Chỉ trong muời năm đến người cùng thời.
H: Đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt ) GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các từ khó và tìm hiểu một số từ mới.
H: Đọc đopạn theo nhóm đôi.
H: 2 HS đọc cả bài.
T: Đọc mẫu cả bài
 * Tìm hiểu bài:
H: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.
+Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+Trước khi chạy tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm gì?
+Những chio tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?
T: Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì? ( rýt ý, ghi ý 1)
H: Đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
+Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
T: Nội dung chính của phần còn lại là gì?
T: Rút ý 2, ghi bảng.
 * Đọc diễn cảm:
H: 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
T: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1, 2
H: Luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm đoạn 1,2
T: Nhận xét và cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
H: đọc lại toàn bài.
H: Nêu nội dung bài
T: Liên hệ.
T: Nhận xét tiết học, dặn: Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
 TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- BiÕt thùc hiƯn phÐp nh©n mét sè víi mét tỉng, nh©n mét tỉng víi mét sè.
- Biết làm được một số bài tập ứng dụng. Bài tập cần làm: 1, 2a ý 1, b ý 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC: 
H: 3 HS lên bảng làm bài tập 2. GV kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
T: Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
 T: Viết lên bảng 2 biểu thức : 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
H: Tính giá trị của 2 biểu thức trên .
T: Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau ?
T: Ta có :4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
 c.Quy tắc nhân một số với một tổng 
T: chỉ vào biểu thức và nêu : 4 là một số , 
(3 + 5) là một tổng . Vậy biểu thức có dạng tích của một số nhân với một tổng .
H: đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng .
4 x 3 + 4 x 5 
T: Hướng dẫn HS nắm nội dung.
T: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng , chúng ta có thể làm thế nào ?
T: Gọi số đó là a , tổng là ( b + c ) , hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó . a x (b + c ) = a xb + a x c
 H: nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng .
 d. Luyện tập , thực hành
 Bài 1: H: Nêu yêu cầu.
T: Treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng .
T: Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ?
H: tự làm bài vào vở.
H: 2 HS lên bảng chữa bài.
T: Nhận xét, chốt kết quả đúng
 Bài 2: ( a ý 1, b ý 1 )
 T: Nêu yêu cầu và phần bài tập cần làm T: Hướng dẫn HS làm bài.
H: Làm vào vở. Đổi chéo bài kiểm tra, thống nhất kết quả
T: Nhận xét, chốt kết quả đúng
 Bài 3: H: Nêu yêu cầu.
H: Làm bài vào vở.
T: Chấm 5 bài, nhận xét, chữa bài
3.Củng cố- Dặn dò:
H: nêu lại tính chất một số nhân với một tổng , một tổng nhân với một số .
T: Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau.
---------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
CHÍNH TẢ: NGƯỜI LỰC SĨ GIÀU NGHỊ LỰC 
I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết chính xác việt đẹp đoạn vănNgười chiến sĩ giàu nghị lực.
Làm đúng bài chính tả phân biệt ch/tr hoặc ươn/ ương.
II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2a viết trên 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng viết các câu ở BT3.
-Gọi 1 HS đọc cho cả lớp viết
+ trăng trắng, chúm chím, chiền chiện, thuỷ chung, trung hiếu, bươn chải.
-Nhận xét về chữ viết của HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
Trong tiết học này các em sẽ nghe – viết đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực và làm bài tập chính tả.
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
-Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
-Hỏi: +Đoạn văn viết về ai?
+Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động?
 * Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm từ khó, đễ lẫn khi viết và luyện viết.
 * Viết chính tả.
 * Soát lỗi và chấm bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV lựa chọn phần a để chữa lỗi chính tả cho địa phương.
 Bài 2:
a/. – Gọi HS đọc yêu cầu.
-yêu cầu các tổ lên thi tiếp sưcù, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống.
-GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác, nhận xét đúng/ sai.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi.
b/. tiến hành tương tự a/.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét chữ viết của HS .
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi. Cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng viết.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng.
+Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh.
-Các từ ngữ: Sài Gòn tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng
-1 HS đọc thành tiếng.
-Các nhóm lên thi tiếp sức.
-Chữa bài.
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chất, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi,
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lời giải: Vươn lên, chán trường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng.
Học SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC 
 TRONG TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Củng cố kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ
 -Vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK. 
 -Các tấm thẻ ghi:
	 Bay hơi Mưa Ngưng tụ 
 -HS chuẩn bị giấy, bút màu. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Mây được hình thành như thế nào ?
 2) Hãy nêu sự tạo thành tuyết ?
 3) Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
 * Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 t Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ?
 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ?
 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó ?
 -Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, 
 -Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 -Hỏi: Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước ?
 -GV nhận xét, tuyên dương HS viết đúng.
 * Kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng. Chúng càng bay lên cao và càng lạnh nen các hạt nước tạo thành những hạt lớn hơn mà chúng ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao, hồ, sông, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn.
 * Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
 t Mục tiêu: HS viết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
 -Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy 
 -GV giúp đỡ các em gặp khó khăn.
 -Gọi các đôi lên trình bày.
-Yêu cầu tranh vẽ tối thiểu phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ.
 -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
 -Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng.
 -GV gọi HS nhận xét.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuye ... ình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông .
 -Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người .
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 Cho HS hát .
2.KTBC :
 -Nêu đặc điểm thiên nhiên ở HLS .
 -Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Tây Nguyên.
 -Nêu đặc điểm địa hình ở vùng trung du Bắc Bộ .
 GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Đồng bằng lớn ở miền Bắc :
 *Hoạt động cả lớp :
 - GV treo BĐ Địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ .Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK .
 -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
 -GV chỉ BĐ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .
 *Hoạt động cá nhân 
 GV cho HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau :
 +Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên ?
 +Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?
 +Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì ?
 -GV cho HS lên chỉ BĐ địa lí VN về vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
 2/.Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ :
 * Hoạt động cả lớp:
 -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (quan sát hình 1) của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên BĐ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ .
 -GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý :Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ?
 -GV chỉ trên BĐ VN sông Hồng và sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ TQ, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa ,có nhánh đổ ra sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc: vì có nhiều phù sa nên sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông :sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa .
 -GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi :Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào ?
 +Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
 +Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào ?
 -GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ (nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân )
 *Hoạt động nhóm :
 -Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý:
 +Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
 +Hệ thống đê ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
 +Ngoài việc đắp đê ,người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
 -GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp ĐB. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở ĐB Bắc Bộ .
4.Củng cố :
 - GV cho HS đọc phần bài học trong khung.
 -ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
 -Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ . 
 GV yêu cầu HS lên chỉ BĐ và mô tả về ĐB sông Hồng, về sông ngòi và hệ thống đê ven sông hoặc nối các mũi tên vào sơ đồ nói về quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân ĐB Bắc Bộ .
VD: Mùa hạ mưa nhiều à nước sông dâng lên nhanhà gây lũ lụt à đắp đê ngăn lũ .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về xem lại bài ,chuẩn bị bài tiết sau: “Người dân ở ĐB Bắc Bộ”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ .
-HS lên bảng chỉ BĐ.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời câu hỏi .
 +Sông Hồng và sông Thái Bình .
 +Diện tích lớn thứ hai .
 +Địa hình khá bằng phẳng và mở rộng ra biển .
-HS khác nhận xét .
-HS lên chỉ và mô tả .
-HS quan sát và lên chỉ vào BĐ .
-Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sông có màu đỏ .
-HS lắng nghe .
-Nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng .
-Mùa hạ .
-Nước các sông dâng cao gây lũ lụt .
-HS thảo luận và trình bày kết quả .
 +Ngăn lũ lụt .
 +Hệ thống đê  tưới tiêu cho đồng ruộng.
-3 HS đọc .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
THỂ DỤC Bài 24. HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY
 TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT ”
I. Mục tiêu :
 -Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” Yêu cầu HS tham gia chơi. 
 -Học động tác thăng bằng . HS nắm được kĩ thuật động tác và thực tương đối đúng. 
II. Đặc điểm – phương tiện : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: 
 +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát. 
 +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản:
 a) Trò chơi : “Mèo đuổi chuột”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích lại cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật.
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi tự giác, tích cực và chủ động. 
 b) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học 
 +Lần 1: GV điều khiển vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS, dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai. 
 +Lần 2: Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS (Chú ý: Xen kẽ giữa các lần tập GV nên nhận xét). 
 +GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
 +Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 * Học động tác nhảy:
 +Lần 1: GV nêu tên động tác. 
 -GV làm mẫu cho HS hình dung được động tác. 
 -GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. 
 Nhịp 1:Bật nhảy đồng thời tách chân, khi rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước chếch thấp và vỗ tay. 
 Nhịp 2:Bật nhảy về tư thế chuẩn bị. 
 Nhịp 3:Như nhịp 1, nhưng hai tay vỗ trên cao, ngửa đầu. 
Nhịp 4: Như nhịp 2. 
Nhịp 5 , 6, 7, 8 : Như nhịp 1, 2, 3, 4.
 +Lần 2: GV đứng trước tập cùng chiều với HS, HS tập riêng các cử động của động tác nhảy 2 - 3 lần, khi HS thực hiện tương đối thuần thục thì mới cho HS tập phối hợp chân với tay. 
 +Lần 3: GV hô nhịp chậm cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. Cứ như thế GV hô tăng dần tốc độ để HS thực hiện cho đến khi hô nhịp có tốc độ vừa phải. 
 +Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. 
 +Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không cho làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập rồi chọn một vài HS lên thực hiện 1 lần cho cả lớp xem, GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương kịp thời. 
 -GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vừa học. 
 - GV điều khiển kết hợp cho HS tập ôn 7 động tác cùng một lượt (Xen kẽ mỗi động tác tập GV có nhận xét).
 3. Phần kết thúc: 
 -HS chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập. 
 -Thực hiện tập các động tác thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút 
18 – 22 phút
5 – 6 phút
1 lần 
12 – 14 phút
2 lần mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp 
1 – 2 lần 
4 – 6 phút
1 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
====
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS đứng theo đội hình vòng tròn. 
5GV
==========
==========
==========
==========
 5GV
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
T4
5GV
 = ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
==========
==========
==========
==========
5GV
5GV
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
==== 
==== 
==== 
==== 
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt Đội
1.Tập hợp các lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo.
2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần.
+ Nề nếp.
+ Học tập.
+ Vệ sinh
+ Chuyên cần.
+ Các phong trào của liên đội.
3.Thầy đánh giá chung
- Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt.
-Học tập: Có nhiều em rất tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Ngọc Ngà, Phương, Van,Hải, không,...)
-Vệ sinh đảm bảo sạch sẻ
-Tỉ lệ chuyên cần cao
4.Kế hoạch tới
-Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học.
-Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẻ.
-Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe Thầy giảng bài và học tập tích cực.
- Bảo vệ và chăm sóc những cây đã trồng.
5.Sinh hoạt Đội
* Ôn lại nghi thức Đội.
* Trò chơi: Kết bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 CKTKN(1).doc