Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

1. ổn định tổ chức (2)

2. Kiểm tra bài cũ(3)

- Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa.

- Nêu nội dung bài.

3.Bài mới(30)

A. Giới thiệu bài:Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ai cũng biết .Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau .để biết thêm cách chơi kéo co ở một số địa phương trên nước ta thì hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài tập đọc Kðo co để biết thêm điều đó .

B. Hướng dẫn kuyện đọc và tìm hiểu bài:

a, Luyện đọc:

- Chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu .ấy thắng.

+ Đoạn 2: tiếp .xem hội

+ Đoạn 3: còn lại.

- Tổ chức cho HS đọc đoạn.

- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó, sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.

-Theo em thẻ nào là keo?

 

doc 43 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16
Ngày soạn:22 - 12- 2007
Ngày giảng: 24- 12- 2007
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Tiết 1:
Chào cờ:
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 .
Tập đọc:
Kéo co
I. Mục tiêu:	
1. đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo cocuar dân tộc với giọng sối nổi, hào hứng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đát nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa.
- Nêu nội dung bài.
3.Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài:Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ai cũng biết .Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau .để biết thêm cách chơi kéo co ở một số địa phương trên nước ta thì hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài tập đọc Kðo co để biết thêm điều đó .
B. Hướng dẫn kuyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : từ đầu..ấy thắng.
+ Đoạn 2 : tiếp.xem hội
+ Đoạn 3 : còn lại.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn.
GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó, sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
-Theo em thẻ nào là keo ?
-Thế nào là ganh đua ?
-Giáp là gì ?
 GV đọc mẫu.Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả ,gợi cảm ,:thượng võ ,nam ,nữ ,rất là vui ,hò reo ,khuyến khích ,nỏi trống ,không ngớt lời .
b, Tìm hiểu bài:
-Học sinh đọc đoạn 1.
Qua phần đầu bài em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
-Cho học sinh quan sát tranh minh họa .
-Học sinh đọc đoạn 2.
- Tổ chức cho HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp.
Nhận xét.
-Học sinh đọc phần còn lại .
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
-Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
-Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
-Nội dung của bài nói lên điều gì ?
c, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- GV giúp HS tìm được giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
-Nhận xét chung giờ học .
- Kể lại cách chơi kéo co rất đặc biệt cho mọi người nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS đọc bài.
-Học sinh lắng nghe.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
-Keo là ván hoặc là lượt .
-Tranh dành phần thắng giữa các đội .
-Học sinh nêu chú giải .
- HS đọc trong nhóm 2.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
-1 học sinh đọc .
- Kéo co có hai đội, số người ở hai đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt vào lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây dài. Kéo co phải đủ 3 keo.mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội .Đội nào kéo tuột được đội kia ngã về vùng đất của đội mình nhiều hơn là thắng ...
-Học sinh quan sát tranh .
-Học sinh đọc thầm .
- HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp;Cuộc thi kéo co ở làng hữu trấp rất đặc biệt so với cách thi tông thường .đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ .Nam là phái mạnh thì phải khỏe hơn phái nỡ .Thế mà có năm bên nam thắng ,có năm bên nam thua ,.Nhưng dù been nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui ..Vui vì hông khí ganh đua rất sôi nổi ,vui vì tiếng trống ,tiếng hò reo ,cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem vây xung quanh ..
-1 học sinh đọc .
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng mỗi bên không hạn chế,có giáp thua keo đầu ,keo sau ,đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn ,thể là chuyển bại thành thắng ....
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi,./ Vì những tiếng hò reo khích lệ của nhiều người xem...
- Thi đấu vật , thi nấu cơm, đá cầu ,đu quay ,...
-Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau .Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của đân tọc .
-Học sinh nêu nội dung của bài .
- HS luyện đọc diễn cảm.
-HS tham gia thi đọc diễn cảm.
-Học sinh lắng nghe.
Tiết 3 .
Toán 
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp học sin rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
 -Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học .
-Nội dung bài .
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Chữa bài tập luyện thêm (nếu có).
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
MT: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
MT: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn có chia cho số có hai chữ số.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Sai ở đâu?
MT: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng kàm bài.
- HS nêu lại cách thực hiện chia.
4725 15 4674 82 4935 44
022 574 053
 075 315 00 57 095 112
 00 07
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải: 
Dùng hết 1050 viên gạch hoa thì lát được: 
 1050 : 25 = 42 ( m2)
 Đáp số: 42 m2.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán:
Bài giải:
 Cả 3 tháng đội đó làm được:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm)
Cả 3 tháng trung bình mỗi người làm được:
 3125 : 25 = 129 (sản phẩm)
 Đáp số: 129 sản phẩm.
HS làm bài.
-Phép chia đúng là : 12345 67
 564 
 285 184
 17
a.Phép chia sai ở bước thứ hai : 564 :67 =8 dư 28 ,không phải 564 : 67 =7 dư 95 (số dư lớn hơn số chia không được )
b. Phép chia sai ở bước cuối cùng :
285 :67 =4 dư 17,không phải 285 :67 =4 dư 47 .
-Hoc sinh lắng nghe .
Tiết 4 .
Lịch sử:
Cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
I. Mục tiêu:
- Dưới thời Trần, 3 lần quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần: nam-nữ, già-trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo về Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của ông cha nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk
- Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
- Đê điều dưới thời nhà Trần được chú trọng như thế nào?
- Nhận xét.
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài:Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
*Hoạt động 1 : Quyết tâm đánh giặc Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần.
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập.
- Dựa vào phiếu, em hãy trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần?
* Hoạt động 2: Quyết định của nhà Trần:
- Yêu cầu đọc nội dung sgk.
- Viậc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao?
* Hoạt động 3: Noi gương anh hùng dân tộc:
- Kể tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
Tóm tắt nội dung bài.
-nhận xét chung giờ học . 
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS nêu.
HS làm việc với phiếu học tập:
+Tràn Thủ Độ khảng khái trả lời ;Đầu thần đừng lo .
+Điện điên Hồng vang lên hô đồng thanh của cá bô lão .
+Trong bài hịch có câu :phơi ngoài nội cỏ gói trong da ngựa ta cũng vui lòng .
+Các chiên sĩ tự chích vào tay mình hai chữ :
- HS trình bày về tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần.
- HS đọc sgk.
- Đúng vì thế giặc mạnh hơn ta, ta rút quân là để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương.vũ khí lương thực của chúng ngày càng thiếu .
-HS thi kể về nhân vật lịch sửTrần Quốc Toản.
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 5 .Thể dục
Thể dục luyện tập tư thế và kĩ năng vận động
 cơ bản :Trò chơi : lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị còi, dụng cụ kẻ sẵn vạch tập.
III. Nội dung, phương pháp.
 Nội dung
 Định lượng
 Phương pháp, tổ chức
1, Phần cơ bản.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho HS khởi động.
- Chơi trò chơi: Chẵn lẻ.
2, Phần cơ bản:
2.1, Bài tập RLKNCB:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng tay chống hông.
- HS ôn bài tập RLKNCB. 
- GV làm mẫu động tác.
- Lưu ý HS khi thực hiện động tác.
- HS ôn tập thực hiện động tác.
- GV làm mẫu động tác.
- Lưu ý HS khi thực hiện động tác.
- Hc ôn tập thực hiện động tác.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- HS chơi trò chơi.
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
2.2, Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
- Tổ chức cho HS chơi.
3, Phần kết thúc:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà on các động tác đã học của bài thẻ dục .Ôn các trò chơi đã học 
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
2-3 phút
18-22 phút
12-14 phút
6-7 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1phút
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 Ngày soạn : 23 – 12 –2007
 Ngày giảng: 245–12 2007
 Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007 .
Tiết 1 .
Toán.
Thương có chữ số 0.
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II.Đồ dùng dạy học .
-Nội dung bài .
III, Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
Chữa bài tập luyện thêm.
-
Nhận xét cho điểm . .
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
- Phép tính: 9450 : 35 = ?
9450 35
245 
 000 270
- Hướng dẫn HS cách đặt tính.
- Nhận xét về thương trong phép chia này?
b. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục.
- Phép tính: 2448 : 24 = ?
- Hướng dẫn HS đặt tính.
2448 24
004 
 048 102
 00
- Nhận xét gì về thương của phép chia vừa thực hiện?
c. Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
MT: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
MT: Giải toán có lời văn có phép tính chia cho số có 2 chữ số.
- Hướng dẫn  ...  1: Kể về Ba-ra-ba.
Câu 2: kể về Ba-ra-ba.
Câu 3: Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
C. Ghi nhớ:
- Lấy ví dụ minh hoạ về câu kể.
D. Luyện tập:
Bài 1:
- Câu kể trong đoạn văn saudùng làmgì?
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Đặt một vài câu kể.
- GV gợi ý cách viết.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu: Câu được in đậm là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các câu còn lại là lời giới thiệu, miêu tả, kể về một sự việc. Cuối các câu có dấu chấm.
- HS nêu yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS lấy ví dụ về câu kể.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS đại diện các nhóm trình bày bài.
Câu 1:kể sự việc
Câu 2: tả cánh diều.
Câu 3: kể sự việc và nói lên tình cảm.
Câu 4: tả tiếng sáo diều.
Câu 5: Nêu ý kiến, nhận định.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm mẫu, nêu miệng.
- H làm bài vào vở.
- HS nối tiếp trình bày bài.
Tiết 2 :
Toán:
Chia cho số có ba chữ số.
 (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Trường hợp chia hết:
- Phép tính: 41535 : 195 = ?
- Hướng dẫn HS đặt tính vài tính.
b.Trường hợp chia có dư:
- Phép tính: 80120 : 245 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính.
c. Thực hành:
MT: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có ba chữ số.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tìm x:
- Yêu cầu xác định thành phần chưa biết.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS thực hiện đặt tính và tính theo hướng dẫn.
 41535 195
 0253 213
 0585
 000
+ Vậy : 41535 : 195 = 213
- HS thực hiện đặt tính và tính theo hướng dẫn.
 80120 245
 0662
 1720 327
 005
+ Vậy : 80120 : 245 = 327
- HS nêu yêu cầu.
- HS đặt tính và tính vào vở, 2 HS lên bảng.
62321 307 
00921 203 81350 187
 0655 435
 0940
 015
- HS làm bài.
a. X x 405 = 86265
 X = 86256 : 405
 X = 213
b. 89658 : X = 293
 X = 89658 : 293
 X= 306
- HS làm bài.
 Tóm Tắt.
305 ngày : 49410 sản phẩm.
 1 ngày : .sản phẩm ?
 Bài giải : 
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là :
 49410 : 305 = 162 ( sản phẩm)
 Đáp số : 162 sản phẩm
Tiết 3 :
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả đồ vật.
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- Nhận xét.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài:
a, Hướng dẫn nắm vững yêu cầu của bài:
- Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích
- Gợi ý sgk.
b, Hướng dẫn xây dựng kết cấu ba phần của bài:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
C. Viết bài.
- GV quan sát nhắc nhở HS tập trung viết bài
- GV quy định rõ thời gian viết bài.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
- Thu bài viết của học sinh.
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát.
- HS giới thiệu.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc các gợi ý sgk, xác định được yêu cầu của đề.
- HS đọc mẫu sgk, 1 HS đọc mở bài của mình.
-HS đọc mẫu sgk, dựa vào dàn ý nói phần thân bài của mình.
- HS trình bày kết bài của mình theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.
- HS viết bài vào vở.
- HS nộp bài.
Tiết 4 :
Âm nhạc:
Học bài hát tự chọn. Ôn tập.
I. Mục tiêu:
- Ôn các bài hát: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe, Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả.
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tập hát biểu diễn.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Sgk, nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
1, Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung bài, mục tiêu bài học.
2, Phần hoạt động:
2.1, Nội dung 1: Ôn bài hát đã học.
- Nêu tên các bài hát đã học trong chương trình lớp 4?
- Tổ chức cho HS ôn lần lượt các bài hát.
- Kiểm tra thể hiện các bài hát.
2.2, Học bài hát tự chọn:
- GV nêu tên bài hát ngoài chương trình.
- GV giới thiệu lời bài hát.
- Tổ chức cho HS học bài hát tự chọn.
3, Phần kết thúc:
- Ôn các bài TĐN .
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lưu ý nội dung bài học.
- HS nêu tên các bài hát đã học:
+ Em yêu hoà bình.
+ Bạn ơi lắng nghe
+ Trên ngựa ta phi nhanh.
+ Khăn quàng thắm mãi vai em.
+ Cò lả.
- HS hát ôn kết hợp thể hiện các động tác biểu diễn.
- Một vài HS thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS chú ý bài hát.
- HS đọc lời bài hát.
- HS nghe băng bài hát.
- HS tập hát theo hướng dẫn.
Tiết 5 :
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 16
I. Chuyên cần.
Nhìn chung các em đi học đều, trong tuần không có bạn nào bỏ học hay nghỉ học không lý do. 
II. Học tập.
Một số em đã có nhiều cố gắng trong học tập song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn lời học. Chưa có ý thức học và chuẩn bị bài ở nhà, trong lớp chưa chú ý nghe giảng.
- Giờ truy bài còn mất trật tự. Một số bạn còn thiếu đồ dùng học tập.
III. Đạo đức.
- Ngoan ngoãn lễ phép.
IV. Các hoạt động khác.
- Thể dục đều đặn, có kết quả tốt.
Vệ sinh lớp học, sân trờng sạch sẽ.
V. Phương hướng tuần tới.
- Thi đua học tốt giữa các tổ.
- Rèn chữ đẹp vào các buổi học.
Tham gia các hoạt động Đoàn Đội của nhà trường 
Tiết 5 :
kĩ thuật :
 Thử độ nảy mầm của hạt giống rau,hoa.
I. Mục tiêu:
- HS biết đợc mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Thực hiện đợc các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
- Hạt giống rau, hoa.
- Giấy thấm nước, bông, vải mềm.
- Đĩa đựng hạt.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới(25)
A. Giới thiệu bài.
B. Quan sát nhận xét mẫu:
- Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa?
- Mẫu thử độ nảy mầm.
- Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
- Khi thử độ nảy mầm của hạt giống cần những vật liệu, dụng cụ gì?
C. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Yêu cầu học sinh đọc sgk.
- Gv thao tác mẫu từng động tác.
- Lu ý học sinh khi thực hành.
D. Thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- GV kiểm tra lại vật liệu, dụng cụ của HS.
- GV nêu yêu cầu thực hành: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa theo các bớc của quy trình.
- GV quan sát, hớng dẫn bổ sung.
4 Củng cố, dặn dò(5)
- Nêu các bớc thực hiện thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Yêu cầu thực hành thử độ nảy mầm của 2-3 loại hạt giống rau, hoa. Tiết sau báo cáo kết quả.
- hát
- HS nêu.
- HS nêu lí do phải thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- HS nêu tên các dụng cụ, vật liệu cần để thử độ nảy mầm của hạt giống.
- HS đọc nội dung sgk.
- HS theo dõi GV thao tác mẫu.
- 1-2 HS thực hiện lại các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
Kĩ thuật:
Tiết 31: Vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa.
I, Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II, Đồ dùng dạy học:
- Mẫu: hạt giống, 1 số loại phân hoá học, phân vi sinh.
- Dụng cụ: cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2,Hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa:
- Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?
- ở gia đình em thường bón loại phân nào cho cây rau, hoa? Theo em, dùng loại phân bón nào là tốt nhất?
- Muốn cho cây rau, hoa phát triển tốt phải chọn đất như thế nào?
- Nêu những vật liệu chủ yếu khi gieo trồng rau, hoa?
2.3, Dụng cụ trồng rau, hoa:
- Hình 1 đến 5.
- Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sgk.
- Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ.
- GV làm mẫu sử dụng các dụng cụ.
- Khi sử dụng các dụng cụ để làm đất, lên luống, gieo trồng và chăm sóc cây rau, hoa cần phải chú ý gì?
- GV giới thiệu một số dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy cày, máy bừa,...
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nêu dựa vào sgk.
- HS nêu các loại phân bón gia đình dùng.
- Chọn đất phù hợp.
- HS quan sát hình và nêu: 
+ Tên dụng cụ
+ Cấu tạo
+ Cách sử dụng
- HS quan sát GV làm mẫu.
- 1-2 HS thực hiện.
- Phải sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn.
Thứ năm
Thứ sáu
Kĩ thuật:
Tiết 32: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
I, Mục tiêu;
- HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật.
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ sgk.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2,Các điều kiện ngoại cảnh củacâyrau,hoa.
- GV treo tranh.
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV kết luận: các điều kiện ngoại cảnh của cây rau hoa là: nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
2.3, ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của rau, hoa.
- GV gợi ý để HS tìm hiểu:
+ Yêu cầu của cây đỗi với từng điều kiện.
+ Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.
*Ghi nhớ: sgk.
3, Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiét học.
- Chuẩn bị bài sau; vật liệu. dụng cụ để lam đất lên luống.
- HS nêu.
- HS quan sát tranh, nhận ra các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây rau, hoa.
- HS tìm hiểu sự ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau và hoa:
+ Nhiệt độ
+ Nước
+ ánh sáng
+ Chất dinh dưỡng
+ Không khí
- HS đọc ghi nhớ sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc