Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 2 cột)

a) Luyện đọc:

-Mời 1 HS giỏi đọc.

-Chia đoạn.

-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

b)Tìm hiểu bài:

-Cho HS đọc phần một:

+Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?

-Cho HS đọc phần hai:

+Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

+)Rút ý 1:

-Cho HS đọc phần còn lại:

+Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

+Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài NTN?

+)Rút ý 2:

-Nội dung chính của bài là gì?

-GV chốt ý đúng, ghi bảng.

-Cho 1-2 HS đọc lại.

c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:

-Mời HS nối tiếp đọc bài.

-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.

-Thi đọc diễn cảm.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập đọc 
Thầy thuốc như mẹ hiền
I/ Mục tiêu:
1- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. 
2- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.(trả lời được các câu hỏi1,2,3.)
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Về ngôi nhà đang xây.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc phần một:
+Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
-Cho HS đọc phần hai:
+Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc phần còn lại:
+Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài NTN?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Phần 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo củi.
-Phần 2: Tiếp cho đến Càng nghĩ càng hối hận
-Phần 3: Phần còn lại.
-Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng 
-Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
+)Lòng nhân ái của Lãn Ông.
-Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.
-Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa
+)Lãn Ông không màng danh lợi.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về luyện đọc nhiều.
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
-Biết thực hiện các phép tính đối với số thập phân vận dụng để tính giá trị biểu thức,giải toán có lời văn.
Học sinh làm được BT1(a,b,c);bài 2(a);bài 3.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho một số thập phân
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (73): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (73): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-GV Hỏi HS thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (73): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (HS khá giỏi): Tìm x
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
 a) 7,83
 b) 13,8
 c) 25,3
 d) 0,48
*VD về lời giải:
 a) (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 
 = 55,2 : 2,4 – 18,32
 = 23 – 18,32
 = 4,68
 (Phần b làm tương tự, kết quả: 8,12)
*Bài giải:
 Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
 120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 (giờ) 
*VD về lời giải:
 a) x – 1,27 = 13,5 : 4,5
 x – 1,27 = 3
 x = 3 + 1,27
 x = 4,27
 (Các phần còn lại làm tương tự, kết quả: b) x = 1,5 ; c) x = 1,2)
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Lịch sử chiến thắng biên giới
thu-đông 1950
I/ Mục tiêu:
	-Tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
 +Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới,củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc,khai thông đường liên lạc quốc tế.
 +Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+Mất Đông Khê,địch rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4phải rút chạy.
+Chiến dịch Biên giới thắng lợi,căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
-Kể lại được tấm gương anh La Văn Cầu: La Văn Cầu có nhiệm vụ phá bộc phávào lô cốt phía đông bắccứ điểm Đông Khê.bị trúng đạn,nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội chật đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
 II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Bản đồ Hành chính Việt Nam. Lược đồ CD Biên giới thu-đông 1950.
 -Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. Phiếu học tập cho HĐ 3
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài " Thu Đông 1947 Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp" 
	2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu bài, GV sử dụng bản đồ
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu:
+Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới 
Việt – Trung?
+Nếu không khai thông biên giới thì cuộc 
kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm).
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
-GV phát phiếu HT cho HS thảo luận nhóm 2: 
+Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy?
+Chiến thắng có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
-GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
a) nguyên nhân của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950:
-TDP tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt – Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
-Ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới , khai thông đường liên lạc quốc tế.
b) Diễn biến:
-Sáng 16-9-1950, ta tấn công cụm cớ điểm Đông Khê.
-Sáng ngày 18-9-1950, ta chiếm được cụm cứ điểm.
c) Kết quả: 
Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt – Trung.
d) Y nghĩa:
Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
2.4-Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm7). GV hướng dẫn HS thảo luận như sau:
-Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dich Việt Bắc thu - đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
-Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
-Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
-Nhóm 4: QS hình ảnh tù binh Pháp trong chiến dịch Biên giới em có suy nghĩ gì?	
2.5-Hoạt động 5: (Làm việc cả lớp) 
GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới .
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Tiết 5: Chính tả (nghe – viết)
về ngôi nhà đang xây
 Phân biệt các âm đầu r/d/gi, v/d, các vần iêm/im, iêp/ip
I/ Mục tiêu:
 - Viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu trong bài Về ngôi nhà đang xây. 
	-Làm bài tập 2( a/b) tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3)
 II/ Đồ dùng daỵ học:
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS làm bài 2a trong tiết chính tả trước.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: giàn giáo, huơ huơ, nồng hăng
- Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách trình bày theo thể thơ tự do. 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (154):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm:
+Nhóm 1: Phần a
+Nhóm 2: Phần b
+Nhóm 3: Phần c
- Mời 3 nhóm lên thi tiếp sức.
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc
* Bài tập 3 (137):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập. 
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Cho 1-2 HS đọc lại câu truyện.
*Ví dụ về lời giải:
Rẻ: giá rẻ, hạt dẻ, giẻ rách
 Rây: mưa rây, nhảy dây, giây bẩn
*Lời giải:
Các tiếng cần điền lần lượt là: 
 Rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi dị.
3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Tiết 6: Toán
Ôn tập tổng hợp
I/ Mục tiêu:
-Biết thực hiện các phép tính đối với số thập phân vận dụng để tính giá trị biểu thức,giải toán có lời văn.
Học sinh làm được các BT có liên quan.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Nêu yêu cầu bài học:
2/luyện tập.
Bài 1.Thực hiện phép tính:
a/3,54x73+0,23x25+3,54x27+0,17x25
b/4,25x(53,5+45,53)-125
c/(4,578:3,27+5,232:3,27)x4,08-4,08
Bài 2/:tính nhanh.
 a. (792,81x0,25=792,81x0,75)x(11x9-900x0,1-9)
b. 241,324x1999+241,324
c.(7,5x18,3+26,4x17,3)x(47x11-4700x0,1-47)
Bài 3/ Một áo trẻ em may hết 1.2m vải.Cùng loại vải đó áo người lớn may hết 1,8m.Hỏi may bao nhiêu áo mỗi loại?biết rằng sốvải may áo người lớn hơn số vải may áo trẻ emlà15,6m và số lượng hai loại áo như nhau. 
3.Hướng dẫn học sinh làm bài
 4.Chấm chữa bài nhận xét giờ học ra BT về nhà. 
 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Tiết 5: Luyện từ và câu
ôn :tổng kết vốn từ
I/ Mục tiêu:
-Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩavới các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.(BT1)
-Tìm được những từ ngữ thích gợp để điền vào chỗ chấm theo yêu cầu.(BT2) 
-Đặt câu theo yêu cầu (BT3)
II/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Nêu yêu cầu giờ học:
2-Luyện tập:
*Bài tập 1(bài 1 trang 74 sách TVnâng cao):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
 ... 2 (160):
-Mời 3 HS nối tiếp đọc bài văn.
-Cho 1 HS đọc đoạn 1:
+Trong miêu tả người ta thường làm gì?
+Cho học sinh tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
-Mời 1 HS đọc đoạn 2:
+So sánh thường kèm theo điều gì?
+GV: Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, tâm trạng.
+Cho HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
-Cho HS đọc đoạn 3: 
+GV: Trong quan sát để miêu tả người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng.
+Mời HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
*Bài tập 3 (161):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm bài tập vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc câu văn vừa đặt.
-HS khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, tuyên dương HS có những câu văn hay.
*Lời giải :
a) Các nhóm từ đồng nghĩa.
-Đỏ, điều, son
-Trắng, bạch.
-Xanh, biếc, lục.
-Hồng, đào.
b) Các từ cần điền lần lượt là:
 đen, huyền, ô, mun, mực, thâm.
-Thường hay so sánh.
VD: Cậu ta chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già, Trông anh ta như một con gấu,
-So sánh thường kèm theo nhân hoá.
VD: Con gà trống bước đi như một ông tướng
VD miêu tả cây cối: Giống như những con người đang đứng tư lự,.
-HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào vở.
-HS đọc.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn
làm biên bản một vụ việc
I/ Mục tiêu:
-HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc.
-Biết làm biên bản về việc cụ ún trốn viện.(BT2)
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Nội dung biên bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 :
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
-GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. 
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả ra bảng nhóm. 
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. 
-Cho HS làm bài vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời một số HS và 2 HS làm vào bảng nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét và nhận xét 2 bài trên bảng nhóm. 
-GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
*Lời giải:
 Giống nhau
 Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: T/G, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
-ND của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu.
-ND của biên bản Mèo Vằncó lời khai của những người có mặt.
Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
-HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
-HS viết biên bản vào vở.
-HS trình bày.
-HS nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại biên bản.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
giải toán về tỉ số phần trăm 
(Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
-Biết cách tìm một số phần trăm của một số.
-Vận dụng giải bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.(HS làm được BT1,2)
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con: Tính: 45% : 3 =?
2-Bài mới:
	2.1-Kiến thức:
a) Ví dụ:
-GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi hướng dẫn HS:
+100% số HS toàn trường là 800 HS. 1% số HS toàn trường làHS?
+52,5% số HS toàn trường làHS?
-GV: Hai bước trên có thể viết gộp thành:
 800 : 100 x 52,5 hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
b) Quy tắc: Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
-GV nêu ví dụ và giải thích: 
+Cứ gửi 100 đ thì sau 1 tháng có lãi 0,5 đ.
+Gửi 1000000đ thì sau 1 tháng có lãiđ?
-Cho HS tự làm ra nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm. Chữa bài.
-HS thực hiện:
1% số HS toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (HS)
Số HS nữ hay 52,5% số HS toàn trường là:
 8 x 52,5 = 420 (HS)
-HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc quy tắc trong SGK.
*Bài giải:
Số tiền lãi sau một tháng là:
 1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
 Đáp số: 5000 đồng
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (77): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS: Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi). Sau đó tìm số HS 10 tuổi.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài.
*Bài tập 2 (77): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn: Tìm 0,5% của 5 000 000 đ ( là số tiền lãi trong 1 tháng). Sau đó tính tổng số tiền gửi và tiền lãi 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (HS khá giỏi):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Bài giải:
Số HS 10 tuổi là:
 32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
 32 – 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 học sinh.
*Bài giải:
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi trong một tháng là:
 5 000 000 + 25 000 = 5025000 (đồng)
 Đáp số: 5025000 đồng.
*Bài giải:
Số vải may quần là:
 345 x 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là:
 345 – 138 = 207 (m)
 Đáp số: 207 m.
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 5: Địa lí
thương mại và du lịch
I/ Mục tiêu: 
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch ở nước ta:
 +Xuất khẩu: khoáng sản,hàng dệt may,nông sản,thuỷ sản,lâm sản
 +Nhập khẩu:máy móc thiết bị,nguyên và nhiên liệu,..
 -ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
 -Nhớ tên một số điểm du lich Hà Nội ,Thành phốHồ Chí Minh,Vịnh Hạ Long,Huế, Đà Nẵng,Nha Trang,Vũng Tàu,.
*Học sinh khá giỏi:
+Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+Nêu được những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch:
Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp,vườn quốc gia,các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,.các dịch vụ du lịch được cải thiện. 
 II/Đồ dùng dạy học	
-Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm tương mại,.
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 14. 
 2-Bài mới:	
 a) Hoạt động thương mại:
 2.1-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-Cho HS đọc mục 1-SGK, trả lời câu hỏi:
+Thương mại gồm những hoạt động nào?
+Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+Nêu vai trò của ngành thương mại?
+Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
-HS trình bày kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận: SGV-Tr.112.
 b) Ngành du lịch: 
 2.2-Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
-Mời một HS đọc mục 2.
-GV cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK và các câu hỏi sau theo nhóm 4.
+Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
 -Mời đại diện các nhóm trình bày. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 113
-Gồm có: nội thương và ngoại thương.
-Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
-Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng.
-Các mặt hàng xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp,
-Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
-HS đọc.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Tiết 6: Luyện từ và câu
Ôn:tổng kết vốn từ
I/ Mục tiêu:
- kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho(BT1).
II/ Các hoạt động dạy học:
 	1-nêu nội dung yêu cầu giờ học. 
2-luyện tập
2.1- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1(trang 75 sách TV nâng cao)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (trang 75 sách TV nâng cao):
-Mời 3 HS nối tiếp đọc bài văn.
-Cho 1 HS đọc đoạn 1:
+Tính cách của anh Lý Tự Trọng như thế nào?
 +Cho học sinh tìm những chi tiết thể hiện điều đó. 
*Bài tập 3(trang 75 sách TV nâng cao):
 *Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh vật mà em thích,trong đó có dùng 2-3từ chỉ màu xanh khác nhau.
-Mời 1 HS đọc gợi ý ở trong sách-HS suy nghĩ, làm bài tập vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa đặt.
-HS khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, tuyên dương HS có những câu văn hay.
*Lời giải :
a) -tờ giấy cũvàng khè.
b-Nước da vàng ệch.
c-Lúa chín vàng xuộm.
d-Vườn cam chín vàng ối .
e-Nong kén tằm vảng rộm.
f-Nắng sớm vàng hoe.
*Lời giải.
Đoạn trích biết anh Lý Tự Trọng là một thanh niên thông minh,nhanh trí,bình tĩnh và gan dạ,tuyệt đối trung thành với cách mạnh; kiên cường,bất khuất trước sự tra tấn dã man của kẻ thù;hiên ngang trước quân thù.
-HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào vở.
-HS đọc.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 7: Toán
	Ôn:	giải toán về tỉ số phần trăm 
I/ Mục tiêu: 
-củng cố tìm một số phần trăm của một số.
-Vận dụng giải bài toán về tỷ số %
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Nhắc lại nội dung cần ôn tập:
 2-luyện tập.
Bài1: HS nữ của lớp 5A chiếm 54% số HS cả lớp biết rằng lớp 5A có 27 bạn nữ.Hỏi số HS của lớp 5A là bao nhiêu?
 Bài 2:
-Tỷ lệ tiết kiệm hiện nay là0,75%một tháng với thời hạn là một năm.Hỏi nếu đầu năm gửi tiết kiệm 2000000 đồng thì cuối năm số dư cả vốn và lãi là bao nhiêu.
- *Bài giải
 100% số HS lớp 5A là:
 27 : 54 x100 = 50 (HS)
	Đáp số: 50 HS
 *Bài giải:
Số tiền lãi sau một tháng là:
 2 000 000 : 100 x 0,75 = 15000(đồng)
 Số tiền lãi sau một năm là:
 15000 x12=180000(đồng) 
 Đáp số:180000đồng
:
*Bài tập 3:
Dân số nước ta cuối năm 2003là 80000000 người.Nếu tỷ lệ tăng 1,3% thì cuối năm 2005 là bao nhiêu người. 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào vở. 
-Chữa bài.
-
*Bài giải:
Một năm dân số tăng là.
80000000:100x1,3=1040000(người)
Cuối năm 2004 có số dân là.
80000000+1040000=8104000(người)
Trong năm 2005 tăng số dân là.
81040000 :100 x1,3=1053520(người) 
Cuối năm 2005 có số dân là.
81040000+1053520=82093520(người)
Đáp số: 82093520 người 
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.

Tài liệu đính kèm:

  • dochang tuan 16.doc