Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

A. Mục tiêu:

- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao chữ m, M

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học

- HS: Vở luyện viết.

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Đạo đức
Bài 8: Yêu lao động
A. Mục tiêu: - Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động
B. Đồ dùng day học:
- GV: SGK đạo đức 4; một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng vai
- HS: SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra:
- Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo
- Gv nhận xét
II- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
+ HĐ1: Đọc truyện : Một ngày của Pê-chi-a
 - GV đọc lần thứ nhất
 - Cho lớp thảo luận theo câu hỏi SGK
* So sánh một ngày của Pê-chi-a với những nười khác trong chuyện?
* Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
* Nếu là Pê-chi-a em sẽ làm gì? Vì sao
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
 - GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở...đều là sản phẩm của người lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn
 - Gọi HS đọc ghi nhớ
+ HĐ 2: Thảo luận bài tập 1
 - GV chia nhóm và nêu yêu cầu
 - Cho các nhóm thảo luận
 - Đại diện các nhóm trình bày
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ 3: Đóng vai ( bài tập 2)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Các nhóm thảo luận để đóng vai
 - Gọi một số nhóm lên đóng vai
- GV nhận xét và thảo luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống
III. Củng cố, dặn dò
- Sau bài học em cần ghi nhớ gì?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài còn lại ở sách cho bài tập sau
- Hai em trả lời
 - Nhận xét bổ sung
 - HS lắng nghe
 - Một HS đọc lần 2
 - Pê-chi-a để phí hoài một ngày không làm gì.....
 - HS nêu
 - HS trả lời
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chia nhóm và nhận nhiệm vụ
 - Các nhóm thảo luận theo nội dung bài tập 1
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - Các nhóm thảo luận và đóng vai
 - Thảo luận các cách ứng xử trong mỗi tình huống đã phù hợp chưa? vì sao
- HS nêu.
Luyện viết
Bài 15
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao chữ m, M
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra đồ dùng.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết
- GV treo bảng chữ cái chuẩn.
- Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết.
- Gọi HS nêu độ cao, cách viết các con chữ theo kiểu chữ hoa, chữ thường?
- GV tổng kết lại cách viết, đồng thời di bút theo mẫu hoặc viết mẫu trên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS luyện viết vào vở.
- GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS.
c) Kiểm tra, chấm bài.
- GV kiểm tra một số bài viết.
- Chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xét các bài viết chưa tôt. Tuyên dương những bạn viết tôt, cẩn thận. 
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết.
HS lấy Vở luyện viết
HS lắng nghe, mở vở.
HS quan sát.
HS nêu: m, M
HS lên nêu: 
Chữ M cao 5 li, cỡ chữ nhỏ là 2,5 li
- Chữ M gồm 3 nét: Nét 1 đặt bút trên ĐK2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên đến gần ĐK6 thì hơi lượn sang phải, DB trên ĐK6. Từ đó đổi hướng rẽ bút và viết một nét thẳng xiên kéo dài lên ĐK6 thì DB. Từ điểm dừng bút trên ĐK6 đổi hướng rẽ bút và viết nét móc ngược phải. DB trên ĐK2. 
- HS luyện viết
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tiếng Việt
Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
B. Đồ dùng:
- Vở BT Tiếng Việt 4
C. Các hoạt động dạy – học: 
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh làm và chữa bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d: 
HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Luyện cách chia cho số có hai chữ số
- Biết vận dụng vào giải toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên thực hiện phép chia
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính
- GV nhận xét
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS phân tích đề bài: Đề bài cho chúng ta biết gì? Yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Gọi Hs nêu cách làm
- GV nêu lại cách giải
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Để nối được ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tính rồi nối
b) Thực hành
- Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài
- GV quan sát giúp đỡ
- Thu chấm một số bài	
- Nhận xét một số lỗi thường mắc phải
III. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- HS nêu lại
- HS lắng nghe nhận xét
- Đặt tính và tính
- HS lắng nghe
- HS đọc đề
- HS phân tích đề
- Hs nêu cách làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc 
- Ta phải tính 
- HS làm bài
- HS lắng nghe, sửa lỗi
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tập làm văn
Luyện: Quan sát- Miêu tả đồ vật
A- Mục đích, yêu cầu
- HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lí, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt với đồ vật khác.
- Luyện cho HS kĩ năng dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả 1 đồ chơi 
B- Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ đồ chơi trong SGK. Bảng phụ viết sẵn dàn ý. Vở bài tập TV 4
- HS: VBT
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo
 - 1 em đọc bài văn tả chiếc áo.
- Gv nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới: 
a) Hướng dẫn luyện quan sát
Bài tập 1
 - GV gợi ý
 - GV nêu các tiêu chí để bình chọn
Bài tập 2
- Hs đọc yêu cầu đề bài
 - GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì?
 - GV nêu ví dụ: Quan sát gấu bông
b) Phần luyện tập miêu tả
 - GV nêu yêu cầu
 - GV nhận xét
Ví dụ về dàn ý: 
 - Mở bài: Giới thiệu đồ chơi gấu bông
 - Thân bài: Hình dáng, bộ lông, màu mắt, mũi, cổ, đôi tay
 - Kết bài: Em rất yêu gấu bông, em giữ nó cẩn thận, sạch sẽ
III. Củng cố, dặn dò
 - GV yêu cầu 1 em đọc lại ghi nhớ
- HS đọc bài
- HS lắng nghe nhận xét
 - HS đưa ra các đồ chơi đã chuẩn bị
 - 3 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu và các gợi ý, lớp đọc yêu cầu và viết kết quả quan sát vào nháp. 
 - Nhiều em đọc ghi chép của mình
 - HS đọc yêu cầu
 + Quan sát theo trình tự từ bao quát đến bộ phận, quan sát bằng nhiều giác quan. 
 + Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt.
 - HS làm bài vào nháp
 - Nêu miệng bài làm
 - Làm bài đúng vào vở bài tập
 - Đọc bài trước lớp
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
Luyện mở rộng vốn từ: Đồ chơi- Trò chơi
A- Mục đích, yêu cầu
- Luyện cho HS biết 1 số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
- Hiểu nghĩa và biết sử dụng 1 số thành ngữ, tục ngữ trong tình huống cụ thể.
B- Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ; bảng lớp kẻ sẵn bài tập 2.
- HS: Vở bài tập TV 4
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em đọc ghi nhớ tiết trước.
- Gv nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới: HD luyện
- Gọi HS lần lượt đọc yêu cầu của các bài tập
- Lần lượt cho học sinh làm lại các bài tập 1, 2, 3 vào vở bài tập tiếng Việt.
- Gọi HS đọc bài làm của mình
- Gọi Hs nhận xét
- Chữa bài
III. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh học kĩ bài.
- HS đọc bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Nghe giới thiệu.
Học sinh mở vở bài tập TV làm các bài 1, 2, 3. Lần lượt đọc bài làm.
Đọc thành ngữ, tục ngữ trong bài.
- Hs đọc bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Kỹ thuật
Cắt khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
 - Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh quy trình của các bài trong chương
- Mẫu khâu, thêu đã học
- Chuẩn bị vật liệu để thực hành
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra: 
- Sự chuẩn bị của học sinh
II- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
+ HĐ2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
 - Các em đã được học các mũi khâu nào?
 - Các em học các mũi thêu nào?
 - GV nêu yêu cầu của giờ học và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm: Sản phẩm tự chọn được thể hiện bằng cách vận dụng những kỹ thuật cắt khâu, thêu đã học.
 - Ví dụ: Cắt khâu, thêu khăn tay; Cắt khâu, thêu túi rút dây để đựng bút; Cắt khâu thêu váy liền áo cho búp bê, gối ôm....
 - Cho học sinh thực hành
 - GV theo dõi và giúp đỡ những em thực hành yếu
III- Củng cố, dặn dò
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Về nhà tiếp tục hoàn thiện bài giờ sau trưng bày sản phẩm 
 - Học sinh tự kiểm tra chéo
 - Vài học sinh nêu và nhắc lại quy trình, cách tiến hành
 - Học sinh lắng nghe
- Học sinh lấy vật liệu và chọn sản phẩm để mình thực hành
 - Học sinh thực hành làm bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Phụ đạo HS yếu
Tập đọc
Kéo co + Trong quán ăn “Ba cá bống”
A. Mục tiêu
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Giới thiệu bài
II. Bài mới
1. Luyện đọc 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc của mỗi bài
- GV đọc mẫu
- Gọi HS lần lượt đọc bài
- GV nhận xét, sửa lỗi
- Gọi HS luyện đọc theo nhóm, rồi trình bày trước lớp
2. Tìm hiểu nội dung bài
- Gọi HS nêu lại nội dung chính của mỗi bài luyện đọc
- GV nêu lại
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét
- Dặn về nhà luyện đọc thêm
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS luyện đọc
- HS nêu
- Lắng nghe, ghi vào vở
- Ghi nhớ
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Luyện cách chia cho số có ba chữ số
- Biết vận dụng vào giải toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên thực hiện phép chia
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính
- GV nhận xét
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Để điền vào bảng được ta phải làm gì?
- Muốn tìm số bị chia khi biết số chia và thương ta làm như thế nào?
- Y/c HS suy nghi, làm bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS phân tích đề bài: Đề bài cho chúng ta biết gì? Yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Gọi Hs nêu cách làm
- GV nêu lại cách giải
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Số tròn chục là số có dạng như thế nào?
- Để tìm được x ta cần làm gì?
- Yêu cầu HS tính.
b) Thực hành
- Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài
- GV quan sát giúp đỡ
- Thu chấm một số bài
- Nhận xét một số lỗi thường mắc phải
III. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- HS nêu lại
- HS lắng nghe nhận xét
- Đặt tính và tính
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Ta phải tính
- Ta thực hiện phép nhân
- HS đọc đề
- HS phân tích đề
- Hs nêu cách làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc 
- HS nêu: 20, 40110, 120
- Tính
- HS làm bài
- HS lắng nghe, sửa lỗi
- HS lắng nghe, ghi nhớ
 Sinh hoạt tuần 16
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè.
- Vẫn còn tình trạng nói tục chửi bậy 
- Một số ăn quà trong trường
- Số bạn nghỉ còn nhiều
 b) Về học tập: 
- Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng. 
 c) Các hoạt động khác.
 - Chăm sóc bồn hoa
 - Vệ sinh lớp học: Kê bàn ghé ngay ngắn
III. Phương hướng tuần tới 
- Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
Tăng cường ôn thi cuối học kì I
Tham gia lao động vệ sinh khu tượng đài
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hát về quê hương và quân đội anh hùng
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
- Tự hào và yêu quê hương, yêu quý và biết ơn bộ đội cụ Hồ.
- Mạnh dạn, tự tin vui vẻ, sôi nổi và phát triển năng khiếu: hát, ngâm thơ...
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Ca ngợi quê hương, đất nước.
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ, thương binh...
b. Hình thức hoạt động
Hát ngâm thơ, kể chuyện về quê hương.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
Các bài hát, bài thơ, chuyện kể... về quê hương, về quân đội về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh về Đảng về Bác Hồ.
b. Về tổ chức
- Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên.
- Cả lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể:
+ Cử người điều khiển chương trình.
+ Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ tập thể.
+ Mỗi cả nhân đại diện cho tổ một tiết mục văn nghệ.
+ Cử nhóm trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động...
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ tập thể
- Biểu diễn các tiết mục cá nhân.
- Lớp chọn ra tiết mục nhất, nhì, ba...
5. Kết thúc hoạt động
	- Hát tập thể.
	- Người điều khiển công bố các tiết mục đạt giải.
	- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp cám ơn và chúc sửc khoẻ cô giáo và tất cả các bạn đã tham gia nhiệt tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_le_ba_tung_day_buoi.doc