Bài dạy Tuần 23 - Khối 4

Bài dạy Tuần 23 - Khối 4

TIẾT: 45 Tập đọc

TIẾT :2 HOA HỌC TRÒ

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm

Hiểu ND : tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò

Trả lời câu hỏi SGK

GDMT : biết bảo vệ những vẽ đẹp của trường lớp nơi các em đang học

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 Bài cũ : Chợ Tết

- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tuần 23 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN :23
Thứ
tiết
Môn 
Bài dạy
Thứhai
1/2
23
Chào cờ
Tuần 23
45
Tập đọc
Hoa học trò 
111
Toán
Luyện tập chung 
23
Đạo đức
Giử gìn các công trình công cộng 
23
Kĩ thuật
Trồng rau hoa 
Thứ ba
2/2
112
Toán
Luyện tập chung
23
Chính tả 
Nhớ viết chợ tết 
45
Luyện từ câu
Dấu gạch ngang
23
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng người đơn giản
45
Thể dục
Bật xa trò chơi :con sâu đo 
Thứ tư
3/2
46
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
113
Toán
Phép cộng phân số
45
Tập làm văn
Luện tập tả các bộ phận của cây cối 
45
Khoa học
Aùnh sáng 
23
Hát
Học hát bài chim sáo 
Thứ năm
4/2
114
Toán
Phép cộng phân số (TT)
46
Luyện từ câu
Mở rộng vốn từ : cái đẹp 
23
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng nam bộ (TT) 
23
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
46
Thể dục
Bật xa tập phối hợp chạy nhảy trò chơi: con sâu đo
Thứ sáu
5/2
46
Tập Làmvăn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
115
Toán
Luyện tập
46
Khoa học
Bóng tối 
23
Lịch sử
Văn học và khoa học thời hậu lê
23
Sinh hoạt lớp
Tuần 23
______________________________ 
NS:31/2 TIẾT 23 CHÀO CỜ 
ND: 1/2 TIẾT 1 TUẦN 23
____________________________
TIẾT: 45 Tập đọc 
TIẾT :2 HOA HỌC TRÒ
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm 
Hiểu ND : tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò 
Trả lời câu hỏi SGK 
GDMT : biết bảo vệ những vẽ đẹp của trường lớp nơi các em đang học 
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 Bài cũ : Chợ Tết
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
 Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đạc biệt ?
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? 
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?
GDMT :
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
- Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm – ảnh động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
- Lúc đầu , hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găïp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. 
+ Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. 
+ Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. 
+ Nhờ bài văn, em mới hiểu vẻ đẹp lộng lẫy, đặc sác của hoa phượng. 
biết bảo vệ những vẽ đẹp của trường lớp nơi các em đang học 
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
 Củng cố 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?
 Dặn dò
Chuẩn bị : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
_____________________________
TIẾT 111 : TOÁN 
TIẾT :3 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
Biết so sánh 2 phân số 
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản 
Bài : 1,2,3
HSK: bài 4
Rèn luyện kỉ năng tínhtoán cho HS
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ phiếu học tập
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Kiểm tra bài cũ:
HS sửa bài tập ở nhà. 
Nhận xét phần sửa bài.
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: Luyện tập chung. 
Bài 1: Điền dấu vào chỗ trống
Khi học sinh làm bài GV hỏi để ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. 
Bài 2: HS tự làm bài và chữa bài. 
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
 HS làm phần a rồi chữa bài
Bài 4: Tính 
HS làm rồi chữa bài
Ở phần b) sau khi biến đổi được tích ở trên và tích ở gạch dưới gạch ngang bằng nhau nên kết quả bằng 1. 
3/5 bé hơn 1
5/3 lớn hơn 1
Củng cố 
Khi so sánh hai phân số khác mẩu số ta có mấy cách so sánh 
dặn dò
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: LUYỆN TẬP CHUNG
________________________
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 23 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG( T1)
I - MỤC TIÊU:
Biết được vì sao phải bảo vệ giử gìn các công trình công cộng 
Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng 
Có ý thức bảo vệ giử gìn các công trình công cộng ở địa phương 
HSK : biết nhắc các bạn cần bảo vệ giử gìn các công trình công cộng 
- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng .
* GDMT: Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
Bảng phụ. 
VBT. 
II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ : Lịch sự với mọi người. 
- Như thế nào là lịch sự ? 
- Người biết cư xử lịch sự được mọi người nhìn nhận, đánh giá như thế nào ?
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a - Hoạt động 1 : 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b - Hoạt động 2 : ( Tình tuống tr/ 34 SGK )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- > GV rút ra kết luận ngắn gọn : Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên HuØng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
* GDMT: 
c - Hoạt động 3 : ( Bài tập 1, SGK )
- Giao nhiệm vụ cho các cặp HS thảo luận bài tập 1. 
- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh : 
+ Tranh I : Sai; Tranh 2 : Đúng
+ Tranh 3 : Sai; Tranh 4 : Đúng
d - Hoạt động 4 : ( Bài tập 2, SGK ) 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí tình huống 
=> Kết luận về từng tình huống : 
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này ( công an, nhân viên đương sắt  ) 
b) Cần phân tích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên răn họ .
- HS lắng nghe.
* Thảo luận nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận. 
- Đại diện từng nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung .
- HS lắng nghe.
Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
* Làm việc nhóm đôi.
- Từng cặp HS làm việc. 
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi, bổ sung .
* Xử lí tính huống.
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi, bổ sung .
3 - Củng cố – dặn dò:
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
- Chuẩn bị : Giữ gìn các công trình công cộng( tiết 2)
---------------o0o---------------
Tiết 4: KỸ THUẬT
TIẾT :23	 TRỒNG CÂY RAU, HOA 
I. MỤC TIÊU :
Biết cách chọn cây rau hoa để trồng Biết trồng cây rau hoa trên luống và cách trồng cây rau hoa trong chậu Trồng được cây rau hoa trên luống hoặc trong chậu * GDMT: Có ý thức ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Vật liệu, dụng cụ và một số tranh, ảnh liên quan bài học. 
- Một số vật liệu và dụng cụ như GV .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ:
- Yêu cầu hs nêu lại các bước gieo hạt và bước chuẩn bị trồng cây con.
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gẫy ngọn?
- GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu bài:
Bài “Trồng cây rau và hoa”.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách thực hành trồng cây rau và hoa. 
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện trồng cây rau và hoa:
 +Xác định vị trí trồng.
 +Đào hốc trồng cây theo vị trí đã định.
 +Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 +Tưới nhẹ nước qua ... ONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I - MỤC TIÊU : 
Nắm được đặc điềm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( NDGN ) 
Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1,2 mục 3)
* GDBVMT.: học sinh có ý thức bảo vệ cây cối tạo môi trường trong lành 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích.
- Nhận xét, sửa lỗi ngữ pháp (dùng từ) sau đó chấm điểm.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét.
Bài tập 1, 2, 3: 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Bài cây gạo có 3 đoạn:
Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
Đoạn 3: Thời kì ra quả. 
* Hoạt động 2: Ghi nhớ . 
- GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. 
* Hoạt động 3: Phần luyện tập.
Bài tập 1:
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Có 4 đoạn
Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây, lá cây trám đen.
Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. 
Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen.
Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. 
Bài tập 2: 
- GV gợi ý: Trước hết, các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. 
- GV nhận xét, chấm một số bài. 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT 2, 3. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây tre trăm đốt, trao đổi nhóm, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. 
3. Củng cố 
Vài học sinh đọc lại đoạn văn mình vừa viết 
4. dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập đoạn văn miêu tả cây cối.
---------------o0o---------------
Tiết 2: TOÁN
Tiết 115. 	 luyện tập 	 	 
I - MỤC TIÊU: 
Rút gọn được phân số 
Thực hện được phép cộng hai phân số 
Bài :1,2ab,3ab
HSK: bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ. 
- Vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Bài cũ: 
- GV kiểm tra VBT làm ở nhà của cả lớp.
- GV nhận xét.
2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu: 
* Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng cộng hai phân số. 
- GV ghi bảng: + ; + 
* Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp, 1 HS làm bảng lớp.
- GV kiểm tra kết quả. 
Bài 2: 
- Cho HS tự làm như BT1.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Các câu b, c thực hiện tương tự như câu a.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS rút gọn phân số rồi tính lần lượt vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Các câu a, c làm tương tự như câu b.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề toán, tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- 2 HS lên bảng tính và nêu lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số, cộng hai phân số khác mẫu số. 
 ; 
a) .
- Rút gọn 2 phân số ta có:
- Vậy: 
 b) c)
a): Rút gọn 2 phân số ta có:
b) c)
 ; 
Bài giải
Số đội viên của chi đội tham gia hát và đá bóng là:
 số đội viên chi đội)
 Đáp số: số đội viên chi đội.
3. Củng cố 
Muốn cộng hai phân số khác mẩu số ta làm thế nào ?
4. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập . 	 
---------------o0o---------------
Tiết 3: KHOA HỌC
TIẾT :46. 	 BÓNG TỐI
I - MỤC TIÊU: 
Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật nầy được chiếu sáng 
Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đèn bàn, đèn pin; tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ để gắn các miếng bìa đã cắt thành phim hoạt hình; một số đồ vật để tạo bóng.
- VBT.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ:
- Hãy nêu ví dụ về các vật tự phát sáng. 
- Vì sao mắt ta nhìn thấy vật ?
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu: Bài “Bóng tối ”. 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. 
- Gợi ý cho hs cách bố trí và làm thí nghiệm theo SGK trang 93.
- Tại sao lại dự đoán như vậy?
- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
- Làm thế nào để bóng to hơn? Điều gì sẽ xãy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng? Bóng của vật thay đổi khi nào?
- GV: Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng sẽ có hình dạng giống như hình vật cản.
* Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình. 
- Hs làm thí nghiệm theo SGK và dự đoán.
- Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại những gì thu được vào bảng:
Dự đoán ban đầu
Kết quả
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới-Đó là vùng bóng tối.
- Đưa vật cản đến gần nguồn chiếu sáng thì bóng sẽ to hơn, bóng của vật thay đổi khi ta thay đổi vị trí của nguồn chiếu sáng.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố:
- Bóng tối do đâu mà có? Vị trí của bóng thay đổi khi nào?
4. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Âm thanh. 
 ---------------o0o---------------
Tiết 4: LỊCH SỬ
TIẾT :23. VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ 
I - MỤC TIÊU: 
Biết được sự phát riển của văn học và khoa học thời hậu lê ( một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê )
 Tác giả tiêu biểu : Lê Thánh Tông , Nguyễn Trãi , Ngô Sĩ Liên 
HSK : tác phẩm tiêu biểu : Quốc âm thi tập , Hồng đức Quốc âm thi tập , Dư địa chí , Lam sơn thực lục
* GDMT:Biết trân trọng, giữ gìn nền văn học và khoa học của nước nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ. Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu .
- Vở bài tập. Phiếu học tập ( chưa điền vào chỗ trống ):
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
TÁC GIẢ
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
NỘI DUNG
- Ngô Sĩ Liên
-Nguyễn Trãi
-Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh
- Đại Việt sử kí toàn thư.
- Lam Sơn thực lục.
- Dư địa chí.
- Đại thành toán pháp.
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê .
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
- Kiến thức toán học.
Bảng thống kê
TÁC GIẢ
TÁC PHẨM
NỘI DUNG
- Nguyễn Trãi
- Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân.
- Hội Tao đàn
- Nguyễn Trãi
- Lý Tử Tấn, Nguyễn Húc.
-Bình Ngô Đại Cáo. - Quân Trung từ mệnh.
- Các tác phẩm thơ.
- Ức trai thi tập
- Các bài thơ.
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
- Ca ngợi công đức nhà vua.
- Tâm sự của những người không được đem hết tài năng phụng sự đất nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
- Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- Việc học dưới thời Lê được tổ chức như thế nào?
- GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu: 
* Hoạt động 1: 
- GV treo bảng thống kê lên bảng (GV cung cấp dữ liệu, HS dựa vào SGK điền tiếp hoàn thành bảng thống kê ).
- GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số nhà thơ thời Lê.
* Hoạt động 2: 
- Giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học .
- GV cung cấp phần nội dung, HS tự điền phần tác giả, công trình khoa học.
- Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
* GDMT: Biết trân trọng, giữ gìn nền văn học và khoa học của nước nhà.
* Hoạt động nhóm.
- HS hoạt động theo nhóm, điền vào bảng sau đó cử đại diện lên trình bày.
- HS mô tả lại nội dung và các tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê .
- HS làm phiếu luyện tập.
* Hoạt động cá nhân.
- HS dựa vào bảng thống kê, mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê .
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông .
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
---------------o0o---------------
TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ
TUẦN 23.
I/ GV nhận xét và sinh hoạt về các hoạt động trong tuần học vừa qua:
 - Tình trạng thiếu tập trung, nói chuyện trong lớp có hạn chế, được khắc phục hơn trước.
 - Trong tuần đã hạn chế được việc nghỉ học so với tuần trước.
 - Tiếp tục phụ đạo HS yếu theo lịch và đã có một số em có sự tiến bộ nhất định, chủ yếu là môn toán , khoa , sử , địa
 - Các bạn học yếu được phụ đạo phân môn Chính tả có tiến bộ nhưng còn mắc lỗi chính tả, cần cố gắng nhiều hơn nữa 
 - Các bạn học khá có giúp đỡ bạn học yếu cần nhiệt tình hơn nữa.
 - Lớp và khuôn viên xung quanh trường khá, sạch sẽ.
 II/ Các em sinh hoạt tập thể: 
 - Cán sự lớp báo cáo về việc thực hiện kiểm tra bài đầu giờ trong tuần.
 - Ý kiến của các thành viên trong tổ nếu có thắc mắc.
 - Bốn tổ thi đua tổng kết số điểm 10 đã đạt được trong tổ của mình.
 - GV nhận xét thành tích từng tổ và kết luận tổ thắng cuộc trong tuần qua.
 - Lớp tuyên dương tổ đạt số điểm 10 cao nhất.
 - Tổ chức cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ ( chơi trò chơi mà các em yêu thích trong cuối giờ sinh hoạt tập thể) 
_______________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 23(11).doc