Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thúc Hoàng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thúc Hoàng

Chào cờ

Kĩ thuật:(16) CẮT, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (3 tiết)

I.MỤC TIÊU:

 Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩmtự chọn của hs.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh qui trình của các bài trong chương.

- Mẫu khâu, thêu đã học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định tổ chức (1’)

2.Kiểm tra bài cũ (5’)

 Kểm tra vật dụng thêu.

3.Bài mới

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thúc Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Kĩ thuật:(16) CẮT, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (3 tiết)
I.MỤC TIÊU:
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩmtự chọn của hs.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh qui trình của các bài trong chương.
Mẫu khâu, thêu đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (5’)
 Kểm tra vật dụng thêu.
3.Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Giới thiệu bài và ghi đề bài
Hoạt động 1: 
 *Mục tiêu: Ôn tập các bai đã học trong chương 1
 *Cách tiến hành:
 - Gv yêu cầu hs nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
 - Gọi hs nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đương vạch dấu và các loại mũi khâu, thêu.
 - Gv nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt khâu, thêu đã học.
 *Kết luận:
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
 *Mục tiêu: Hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
 *Cách tiến hành:
 - Gv nêu yêu cầu: mỗi hs tự chọn và tiến hành cắt, khâu ,một sản phẩm mà mình chọn.
 - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn hs lựa chọn sản phẩm
 *Kết luận:
HS Nhắc lại
HS trả lời
HS lựa chọn sản phẩm
––––––––––––––––––––––
Tập Đọc:(31)	KÉO CO
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
 Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc 
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét 
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời câu hỏi: 
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
- Ghi ý chính đoạn 1
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp 
- Ghi lên bảng ý chính đoạn 2
- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời ccâu hỏi:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Theo em, vì sao trò chơi léo co bào giờ cũng rất vui?
+ Ngoài kéo co em còn biết trò chơi nhân gian nào khác?
- Ghi ý chính đoạn 3 
- Nội dung chính của bài đọc kéo co này là gì?
- Ghi ý chính của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp từng đoạn của bài 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài 
- Nhận xét về giọng đọc 
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò 
+ Trò chơi kéo co có gì vui?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc toàn bài 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Giới thiệu cách chơi kéo co 
+ HS liên hệ thực tế trả lời 
- 1 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Giới thiệu cách thưc chơi kéo co ở làng Hữu Trấp 
+ Khác vơi trò chơi kéo co thông thường. Ở đây cuộc thi kéo co giữa bên nam và bên nữ. 
- 1 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi 
+ Kéo co ở làng Tích Sơn cũng rất đặc biệt. Số lượng mỗi bên không hạn chế 
- Vì có rất đông người tham gia 
+ Đấu vật, múa võ 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS nhắc lại ý chính 
- 3HS nối tiếp nhau đọc và tìm ra cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc 
––––––––––––––––––––––
Toán:(76) 	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Giúp HS 
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số 
Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 75
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS làm bài 
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài 
- GV y/c HS tự tóm tắc và giải bài toán 
- GV nhận xét 
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề bài
- Hỏi: Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm của chúng ta phải biết được gì?
- Sau đó ta thực hiện phép tính gì?
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề 
- Hỏi: Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì?
- GV y/c HS làm bài 
- Vậy phép tính nào đúng? Phép tính nào sai ở đâu?
- GV giảng lại bước làm sai trong bài 
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS lắng nghe 
- đặt tính rồi tính 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 con tính, HS cả lớp làm bài VBT
 - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- 1 HS đọc
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- Gọi HS đọc đề 
- Phải biết được tổng số sản phẩm làm trong cả ba tháng
- Thực hiện phép tính chia tổng số sản phẩm cho tổng số người 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- 1 HS đọc đề 
- Chúng ta phải thực hiện phép chia sau đó so sánh từng bước thực hiện với cách thực hiện của đề bài của từng bước tính sai
- HS thực hiện phép chia
–––––––––––––––––––––––––
Khoa học:(31)	KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết :
Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách:
+ Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí 
+ Làm thí nghiệm chứng minh không khí có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nen lại và giãn ra 
Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống 
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 64, 65 SGK 
Chuẩn bị theo nhóm:
+ 8 – 10 quả bong bay với hình dạng khác nhau. Chỉ hoặc chun để buộc bóng 
+ Bơm tiêm
+ Bơm xe đạp (nếu có)
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 30
- Nhận xét câu trả lời của HS
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí 
* Mục tiêu: 
- Sử dụng giác quan để nhận biết tính chất không màu, hkông mùi, không vị của không khí 
* Các tiến hành: 
- Cho HS làm việc cả lớp 
- GV nêu câu hỏi: 
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
+ Dùng mũi ngửi, dung lưởi ném, em nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ?
* GV kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị
HĐ2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí 
* Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định 
* Các tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và y/c HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 – 5 phút 
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm thổi nhanh và không bị bể
- GV hỏi:
+ Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên?
+ Các quả bóng này có hình dạng ntn?
+ Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
* GV kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong của vật chứa nó 
HĐ3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí 
* Mục tiêu:
- Biết khống khí có thể bị nén và giãn ra 
- Nêu một số ví dụ về ứng dụng của một số tính chất của không khí trong đời sống 
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và y/c các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK
- Y/c các nhóm quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí 
- Cho HS làm việc cả lớp 
- Y/c HS trả lời câu hỏi:
+ Tác động lên chiếc bơm ntn để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
+ Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống?
Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết 
- Dặn HS vê nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ 
- HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- Lắng nghe
+ Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu 
+ Không khí không, màu không vị
+ Đó không phải là mùi của không khí mà là các chất khác trong không khí 
- Lắng nghe
- Hoạt động trong tổ 
- Cùng thổi bong, buộc bóng trong tổ
+ Không khí làm cho quả bong căng phồng lên
+ To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau, 
+ Không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó 
- Lắng nghe 
- Các nhóm quan sát hình 2b, 2c làm thí nghiệm
+ Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm
+ Hình 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu 
+ Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra (hình 2c)
+ Làm bơm kim tiêm, bơm xe 
–––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Toán:(77)	THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Biết thực hiện các phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương 
Áp dụng để giải các bài toán có liên quan
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 76
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn thực hiện phép chia 
a) phép chia 9450 : 35
- Viết lên bảng phép chia 9450 : 35 và y/c HS đọc phép chia 
- GV theo dõi HS làm bài
- GV cho HS nêu cách thực hiện tính. Và hỏi HS khác có cách làm nào khác không?
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như nội dung trong SGK trình bày 
- Hỏi: Phép chia 9540 : 35 là phép chia hết hay là phép chia có dư ?
- GV chú ý nhấn mạnh lần chia 0 chia cho 35 bằng 0 
- GV có thể y/c HS thực hiện lại phép chia 
a) phép chia 2448 : 24 
- Viết lên bảng phép chia 2448 : 24 và y/c HS đọc phép chia 
- GV theo dõi HS làm bài
- GV cho HS nêu cách thực hiện tính. Và hỏi HS khác có cách làm nào ... i thích yêu cầu làm việc nhóm 
- Y/c các nhóm thảo luận 
- GV y/c đại diện của các nhóm lên trình bày trước lớp 
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm 
- GV kết luận 
HĐ3: Đóng vai (bài tập 2, SGK)
- GV chia nhóm cho HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tính huống 
- Y/c một vài nhóm lên đóng vai theo các tình huống
- GV cho lớp thảo luận 
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng sử khác 
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống 
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài 3, 4, 5, 6 trong SGK
- HS lên bảng thực hiện các y/c của GV
- Lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện 
- 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai theo các tình huống 
- Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống 
- Lắng nghe
–––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Kể chuyện :(16) KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt chuyện 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bbài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu truyện các em đã được học được nghe có nhân vật là những đồ chơi trẻ em hoặc nhưngx con vật gần gũi với trẻ em
- Nhận xét 
1. Bài mới
1.1 Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu
1.2 Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, của các bạn 
b) Gợi ý kể chuyện 
- Gọi 3 HS nói tiếp nhau đọc 3 gợi ý 
- Hỏi: Khi kể nên dùng từ xưng hô ntn?
c) Kể trước lớp
- Kể trong nhóm
+ Y/c HS kể chuyện trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về nội dung, ý nghĩa truyện 
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Nhận xét và cho điểm HS 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- Khi kể chuyện xưng tôi, mình 
+ 2 HS ngồi cùng kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện, sửa chữa cho nhau 
- 3 đến 5 HS thi kể 
–––––––––––––––––––––––––
Toán:(80)	CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số 
Áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có lời văn
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 79
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn thực hiện phép chia 
a) phép chia 41535 : 195
- Viết lên bảng phép chia 41535 : 195 và y/c HS thực hiện tính 
- GV theo dõi HS làm bài 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK
- GV hỏi: Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng thương
- Gv y/c HS thực hiện lại phép chia 
b) Phép chia 80210 : 245
- Viết lên bảng phép chia 80210 : 245 và y/c HS thực hiện tính 
- GV theo dõi HS làm bài 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK
- GV hỏi: Phép chia 80210 : 145 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng thương 
- GV y/c HS thực hiện lại phép chia 
2.3 Luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính 
- GV y/c HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn 
- GV nhận xét cho điềm HS 
Bài 2:
- Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài
a) X x 405 = 86265
 X = 86265 : 405
 X = 213
- Y/c HS giải thích cách tìm X của mình
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV y/c HS tự tóm tắc và giải bài toán 
- GV chữa bài và cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS nêu cách tính của mình 
- là phép chia hết 
- HS nghe GV hướng dẫn 
- HS cả lớp làm bài, sau đó 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS nêu cách tính của mình 
- là phép chia có dư bằng 25
- HS lắng nghe GV hướng dẫn 
- HS cả lớp làm bài 
- Đặt tính rồi tính 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT 
- Nhận xét, sao đó 2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
- Tìm X
- 2 HS lên bảng làm bài, moõi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng trả lời: HS1 nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân để giải thích ; HS2 nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép chi để giải thích 
- 1 HS đọc
–––––––––––––––––––––––––
Địa lý:(16)	THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội 
Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế 
Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội 
II/ Đồ dung dạy học:
Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam 
Bản đồ Hà Nội 
Tranh, ảnh về Hà Nội 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ 
- GV y/c 3 HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi của bài 14
- Nhận xét việc học ở nhà của HS 
Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu
HĐ1: Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB 
- Cho HS làm việc cả lớp 
- Y/c HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam treo tường kết hợp lượt đồ trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội?
+ Trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK
+ Cho biết, từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
HĐ2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển 
- Cho HS làm việc theo nhóm 
- HS các nhóm dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào SGK và tranh, ảnh thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ? Tới nay Hà nội được bao nhiêu tuổi ?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? 
+ Khu phố mới có đặc điểm gì?
+ Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
HĐ3: Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước 
- Làm việc theo nhóm 
- HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận và trả lời:
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị 
+ Trung tâm kinh tế lớn 
+ Trung tâm văn hoá, khoa học 
- Em hãy kể tên một số trường đại học, việc bảo tàng  ở Hà Nội?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
Củng cố dặn dò:
- GV y/c HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nhắc kHS về nhà sưu tầm tranh, ảnh, tìm hiểu thêm về thành phố Hải Phòng 
- GV kết thúc bài 
- 3 HS lên bảng 
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ 1 – 2 HS lên chỉ 
+ Y/c HS thảo luận và trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK
+ HS tự suy nghĩ thảo luận trả lời câu hỏi 
- HS làm việc theo nhóm 
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 
+ Đã thay đổi nhiều tên như: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Tới nay Hà Nội đã ở tuổi 1000
+ Nhà thấp, mái ngói
+ Kiến ttrúc cổ kính 
+ 
+ Nhà cao tầng 
+ Kiến trúc hiện đại 
+ 
+ vài HS kể trước 
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
. Nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp
. Nhiều nhà máy
. Trung tâm thương mại, siêu thị
. Ngân hàng 
. Bưu điện
. Trường ĐH đầu tiên Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
. Nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện 
. Nhiều danh lam thắng cảnh 
+ ĐH Quốc gia Hà Nội
+ ĐH Sư phạm Hà Nội 
- HS lắng nghe 
–––––––––––––––––––––––––
Tập làm văn:(32) LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ Mục tiêu:
Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: Mở bài - thân bài - kết bài 
II/ Đồ dung dạy học:
Dàn ý bài văn tả đồ chơi mỗi HS đều có 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình 
- Nhận xét cho điểm HS 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2.2 Hướng dẫn viết bài 
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS đọc gợi ý 
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình 
b) Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em
2.3 Viết bài:
- HS tự viết bài vào vở 
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhận xét chung về bài của HS
- HS thực hiện jy/c
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS đọc dàn ý 
+ 2 HS trình bày: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 
- 1 HS giỏi đọc
+ 2 HS trình bày: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng
–––––––––––––––––––––––––
Sinh Hoạt lớp
I-Đánh giá hoạt động tuần 16
- Thực hiện tốt các nề nếp thể dục, vệ sinh ,xếp hàng ra vào lớp 
- Trong tuần các em đi học tương đối đầy đủ
- Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ
- Nhìn chung các em học bài và làm bài đầy đủ trước lúc đến lớp
- Đội viên đến lớp mang đầy đủ khăn quàng
-Một số em về nhà chưa học bài như em H- Bít, A-Yương, A- Chuân, A-Ben, A-Thoáng ,A-Miên,
II- Kế hoạch tuần 17
-Lập thành tích chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân 22-12
- Duy trì tốt sĩ số,đi học đúng giờ,thực hiện tốt các nề nếp của trường của đội
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Nghiêm cấm học sinh ăn quà vặt trong trường
- Tổ trực nhật thực hiện tốt công tác vệ sinh trong và ngoài lớp
- Tiếp tục thu nộp tiền các khoản
- Đội viên đến lớp phải mang đầy đủ khăn quàng đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thuc_hoang.doc