Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Hồ Đắc Thị Khánh Hồng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Hồ Đắc Thị Khánh Hồng

I.Mục tiêu: Đọc trôi chảy trơn tru toàn bài, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc vơi giọng sôi nổi, hào hứng.

- HS đọc đúng:ngã, Hữu Trấp, khuyến khích, tráp.

- Hiểu được tục kéo co có nhiều trên các địa phương đất nước ta.Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ.

II.Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ trang 154. SGK, bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Hồ Đắc Thị Khánh Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai	 Ngày soạn: 9 – 12- 2011	 Ngày giảng: 12- 12- 2011
CHÀO CỜ: 
Nội dung do TPT soạn
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số 
- Giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi HS lên bảng thự hiện phép chia GV đã ghi sẵn trên bảng 
- GV kiểm tra BTVN của HS 
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV nhận xét chung.
B.Bài mới:
1.GTB...
2.H/D luỵên tập:
Bài 1:
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv yêu cầu Hs làm bài 
- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
- GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc đề bài 
- Yêu cầu Hs tự tóm tắt và giải bài toán.
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán, 
- Yêu cầu Hs tự giải, GV đi giúp đỡ một số HS yếu, còn chậm
Tóm tắt:
Có: 25 người
Tháng 1: 855 sp
Tháng 2: 920 sp
Tháng 3:1350 sp
1 người 3 tháng:?..... sp
Bài 4:
- GV yêu cầu hS đọc đề bài 
+ Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu Hs làm bài.
- Vậy phép tính nào đúng? phép tính nào sai? Sai ở đâu?
- GV giảng lại các bứơc sai trong bài cho HS hiểu thêm 
- Nhận xét và cho điểm Hs.
C.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- GV ra một số BT luyện thêm 
- 3 HS lên bảng, thực hiện phép chia:
233556: 45, 3578909: 38, 364789: 64
- Hs nhận xét bạn 
- đặt tính rồi tính 
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào VBT
- HS nhận xét 
- HS đọc đề bài 
Tóm tắt: 25 viên : 1m2
 1050 viên:....m2
- HS thảo luận nêu hướng giải 
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải,cả lớp làm vảo VBT
Bài giải:
Số mét vuông nền nhà lát đựơc là: 
 1050: 25 = 42 ( m2 )
Đáp số: 42 m2
- Hs đọc đề bài 
- HS tóm tắt, nêu hương giải 
- HS trình bày bài giải vào vở 
Bài giải:
Số sản phẩm cả đội trong 3 tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm )
Trung bình mỗi người làm đựơc là:
 1325: 25 = 125 (sp )
 Đáp số: 125 sản phẩm.
- HS đọc yêu cầu 
+ chúng ta phải thực hiện phép chia, sau đó so sánh từng bứơc thực hiện vơi cách thực hiện của đề bài để tím bứơc tính sai?
- HS thực hiện phép chia ra nháp.
- Phép tính b. đúng, phép tính a sai...
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại cách ước lượng thương khi thực hiện phép nhân 
- BTVN: VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
ÂM NHẠC:
GVBM
KHOA HỌC:
GVBM
 BUỔI THỨ HAI
ANH VĂN:
GVBM
TẬP ĐỌC: 
KÉO CO
I.Mục tiêu: Đọc trôi chảy trơn tru toàn bài, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc vơi giọng sôi nổi, hào hứng.
- HS đọc đúng:ngã, Hữu Trấp, khuyến khích, tráp....
- Hiểu được tục kéo co có nhiều trên các địa phương đất nước ta.Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ.
II.Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ trang 154. SGK, bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ "Tuổi Ngựa " và trả lời câu hỏi nội dung bài.
.- Gọi HS nêu nội dung chính toàn bài 
- Nhận xét và ghi điểm HS 
B.Bài mới:
1. GTB...
2.H/d Luyện đọc và THB:
a.Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn (3 đoạn )
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 1 
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2 kết hợp luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp đoc chú giải.- hs luyện đọc theo nhóm 3 
- Đại diện một số nhóm đọc cả bài 
*Gv đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc cho HS 
b. THB:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1. trao đổi và trả lời câu hỏi:
- Phần đầu bài văn gt với người đọc điều gì?
- Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào 
- Các em dựa vào phần mở bài và tranh để tìm hiểu môn kéo co.
*Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
- Em hãy gt cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
*Yêu cầu HS đọc Đoạn 3,trao đổi nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Em đã thi kéo co hay xem ko em có bao giờ chưa? Theo em, tại sao trò chơi kéo ko bao giờ cũng rất vui?
c.Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi3 HS đọc lại toàn bài 
- GV treo đọan văn cần luyện đọc diễn cảm " Hội làng....của người xem hội "
- Gọi HS đọc đoạn văn trên.(nhấn giọng các TN:nam,nữ,sự ganh đua,hò reo, khuyến khích...)
- HS luyện đọc diễn cảm nhóm 2 
- T/c cho Hs Thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét giọng đọc và cho điểm từng Hs 
*Bài văn cho em biết điều gì?
- GV ghi ý nghĩa lên bảng 
C.Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi kéo co có gì vui?
- Nhận xét tiết học 
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn và nêu 3 đoạn đó 
- 3 HS đọc lần 1
- 3 HS đọc lần 2, luyện đọc đúng các từ ngữ sau:, ngã, Hữu Trấp, khuyến khích,tráp.
- Hs đọc nối tiếp, đọc từ mới: giáp 
- HS luyện đọc nhóm 3, luyện đọc trong nhóm toàn bài.2- 3 nhóm đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
+ GT cách chơi kéo co 
+ : kéo co phải có 2 đội, thường thì 2 đội phải có số người chơi bằng nhau, mỗi người ôm chặt lưng nhau.....đội nào kéo được đội kia ngã là thắng...
- HS đọc thầm 
+ Đ2 gt cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
+ Cuộc thi ở đây rất đặc biệt so với thường, cuộc kéo co diễn ra 1 bên nam, 1 bên nữ,nam khoẻ hơn nữ rất nhiều, thế mà có năm bên nữ thắng bên nam đấy,không khí ở đây rất vui, tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ náo nhiệt...
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
+ cuộc thi trai tráng của 2 giáp trong làng,số lượng mỗi bên ko hạn chế, có giáp thua keo đầu keo sau đàn ông kéo đến đông hơn...
- HS..., trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có đông ngưòi tham gia, không khí ganh đua sôi nổi, tiếng ho reo khích lệ của rất nhiều ngưòi xem...
- HS liên hệ..
- HS đọc nối tiếp toàn bài 
- 1 HS đọc, cả lớp tìm hiểu cách đọc hay.
- Luyện đọc diễn cảm nhóm 2 
- Thi đọc diễn cảm các nhóm.
*Bài văn gt kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của ngưòi dân VN ta.
- HS nhắc lại nối tiếp 
- HS liên hệ...
- VN đọc toàn bài, kể lại cách chơi kéo co cho ngưòi thân của em nghe 
ĐỊA LÝ:
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I.Mục tiêu :
_ Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà nội:
 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
 + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
_ Chỉ được thử đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ).
HS khá, giỏi:
Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những đặc điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới ( về nhà cửa, đường phố,).
II.Chuẩn bị :
 -Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
 -Bản đồ Hà Nội.
 -Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2.KTBC:
 -Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm .
 -Kể về chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
 Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 * Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ: (Hoạt động cả lớp)
 -GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
 -GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
 - Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội . Trả lời các câu hỏi:
 + Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
 + Cho biết từ tỉnh em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
 GV nhận xét, kết luận.
 * Thành phố cổ đang ngày càng phát triển: (Hoạt động nhóm):
 -HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
 +Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
 +Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
 +Khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
 -GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
 -GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
 * Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước: (Hoạt động nhóm)
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
 - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 +Trung tâm chính trị .
 +Trung tâm kinh tế lớn .
 +Trung tâm văn hóa, khoa học .
 -Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội .
 GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ) .
 GV treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí  và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ .
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài học trong khung .
 -GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài.
5.Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Ôn tập học kì I”.
-Nhận xét tiết học .
_ Hát vui.
-HS chuẩn bị .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát bản đồ.
-HS lên chỉ bản đồ.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
-Các nhóm trao đổi thảo luận .
-HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát bản đồ .
-HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS lên chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
-3 HS đọc bài .
-HS chơi trò chơi.
-HS cả lớp.
dcb&dcb
Thứ ba 	 	Ngày soạn: 10- 12 - 2011 Ngày dạy: 13 -12 - 2011
LTVC:
MRVT: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI ( TIẾP )
I.Mục tiêu: 
- Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh,sự khéo léo trí tuệ của con người.
- Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm.
II.Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh về một số trò chơi dân gian,Bảng phụ ghi sẵn BT 2 SGK...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi 3HS lên bảng mỗi HS đặt 2 câu hỏi 
- Nhận xét câu của HS 
- GBT...
B.Bài mới:
1.GTB...
2.Hướng dẫn làm BT:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV phát giấy cho HS, hđ nhóm 4:hoàn thành phiếu và gt với bạn về trò chơi mà em biết.
- Gọi các nhóm dán pHT lên bảng 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS đặt câu, Hs nhận xét...
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HĐ nhóm 4 
- Thảo luận, hoàn thành nội dung PHT
- Nhận xét, bổ sung bài bạn 
Trò chơi rèn luyện sức mạnh 
Kéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo 
Nhảy dây. lò cò, đá cầu...
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình...
- Hãy giới thiệu cho bạn hiểu về cách thức chơi của 1 trò chơi mà em biết 
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu 
- HS hđ trên phiếu, nhõm nào xong trước dán lên bảng...
- gọi HS nhận xét, bổ sung...
- Kết luận lời giải đúng 
- HS nêu....
- Hs đọc yêu cầu 
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi 
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại phiếu, 1 HS đọc câu tục ngữ, thành ngữ, 1 HS đọc ý nghĩa của câu.
Nghĩa thành ngữ,tục ngữ 
Chơi với ... h tự quan sát được thể hiện trong đoạn văn của em.
- GV ghi đề lên bảng, yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề.
- Hs viết bài vào nháp 
- Y/C HS trình bày đoạn văn 
- HS nhận xét, Gv nhận xét chung.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả
- GV nhận xét giờ học. y/c HS về nhà hoàn thành các BT trên.
- HS lần lượt nêu những điều em đã được học.
- HS đọc nối tiếp ghi nhớ SGK
- 1HS đọc đoạn văn
- Đoạn văn viết vê cái hái, có thể đặt tên: Cái hái.
- Đoạn văn này ứng với phần thân bài.
- Hai câu đầu có thể tách ra làm đoạn MB.
- 1- 2 HS đọc đề.
- Hs viết bài vào nháp 
- HS trình bày đoạn văn 
KỂ CHUYÊN:
KỂ CHUYỆN ĐỰƠC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nói: HS chọn được 1 câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh.Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện.Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên,chân thực. kết hợp lời nói,cử chỉ,điệu bộ.
- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú, nhận xét đúng lời bạn kể 
II.Đồ dùng dạy - học:
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.	
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi 2HS kể lại câu chuyện đã đựơc đọc hya được nghe có nhân vật là những đồ chơi hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Gọi Hs nhận xét bạn kể 
- Nhận xét và cho điểm.
B.Baì mới:
1.GTB..
2.H/D kể chuyện:
a.Tìm hiểu đề bài.
- Gọi 1 Hs đọc đề bài 
- GV đọc lại, phân tích đề bài: dùng phấn màu gach chân dưới các từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn.Câu chuyện của các em kể phải có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.Nhân vật kể chuyện của em hoặc của bạn em.
b.Gợi ý kể chuyện:
- Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 gợi ý và Mẫu 
+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu về đồ chơi mà mình định kể.
c.Kể trước lớp:
- Kể trong nhóm 
+ Yêu cầu Hs kể trong nhóm, GV đi h/d các nhóm gặp khó khăn.
- Kể trước lớp 
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp GV khuyến khích HS dưói lớp theo dõi. hỏi lại bạn về nội dung, các sự việc, ý nghĩa câu chuỵên 
+ Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét cách kể và nội dung câu chuyện HS kể, ý nghĩa gd...
C.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs thực hiện yêu cầu.
- 1- 2 HS đọc đề bài 
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
+ Khi kể chuỵện xưng tôi, mình...
+ Em muốn kể với các bạn vì sao con búp bê biết bò, biết hát....
+ Em muốn kể chuyện về con thỏ nhồi bông của em.
+ Em xin kể câu chuyện về chú siêu nhân mang mặt nạ nâu...
+ 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi trong nhóm, sửa chữa cho nhau...
- 3 6 HS thi kể 
- HS nhận xét bạn.
- HS ghi BTVN 
HĐTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
 - GV cùng HS nhận xét, đánh giá hoạt động tuần 16 giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa.
- Triển khai kế hoạch tuần tới. 
II. Nội dung:
Họat động dạy
Hoạt động học
1.Phần mở đầu:
- T. nêu mục đích, nội dung tiết học.
- T. yêu cầu HS hát tập thể bài “Lớp chúng mình đoàn kết “.
2. Phần hoạt động:
 a) Đánh giá hoạt động tuần 16.
 - GVCN tổng kết, tuyên dương, nhắc nhở một số em, giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình.
 b) Triển khai kế hoạch tuần 17:
- Thực hiện chủ điểm: “ Tiếp bước truyền thống Quân đội anh hùng!”
 - Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp.
 -Thi đua học tốt, giữ vở sạch- viết chữ đẹp, giành nhiều thành tích chào mừng ngày 22- 12.
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông.
3. Phần kết thúc:
-HS sinh hoạt văn nghệ.
-T. nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện tốt kế hoạch.
- HS lắng nghe
- HS hát tập thể bài “ Lớp chúng mình đoàn kết “
- 3 phân đội trưởng lần lượt nhận xét các tổ viên thông qua sổ theo dõi.
-Chi đội trưởng nhân xét chung các mặt.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
dcb&dcb
Thứ sáu	 	 Ngày soạn: 13- 12 - 2011 	 Ngày dạy: 16 - 12 - 2011
TOÁN:
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾP )
I.Mục tiêu: 
Giúp cho HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II.Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, PHT 
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm BT 3
- GV nhận xét cách đặt tính và tính của HS, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.GTB...
2.H/D thực hiện phép chia:
a.Trường hợp: 41535: 195 (Trường hợp chia hết )
- GV viết lên bảng phép chia và yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài
- GV h/d cách thực hiện đặt tính và tính như SGK
- GV nêu cách uớc lượng thương cho HS rõ.
- Yêu cầu HS nêu lại cách chia trên 
b. Phép chia: 80120: 245 (trường hợp chia có dư )
- GV h/ d tương tự ví dụ 1.
*GV nhấn mạnh cách đặt tính và cách tính (ứơc lượng thương khi SBC ở hàng chục nghìn )
2.Luyện tập:
Bài 1: 
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv yêu cầu HS đặt tính rồi tính 
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- GV nhận xét và ghi điểm HS 
Bài2:
- Gọi HS nêu yêu cầu, HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
- GV nhận xét, chấm một số bài 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề toán 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và tìm hướng giải bài toán.
Tóm tắt:
305 ngày: 49410 sản phẩm 
1 ngày :..? sản phẩm.
C.Củngcố - dặn dò:
- GV tổng kết giờ học 
- BTVN..
- 3 HS lên bảng 
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc phép chia, 1 HS lên bảng đạt tính và tính,cả lớp làm nháp.
- HS đọc bài làm và nêu cách tính của mình.
- HS thao tác (14535:195 =213 )
*Đây là phép chia hết.
- HS nêu cách tính, cả lớp lắng nghe.
- HS thao tác như VD 1. 1HS lên bảng, cả lớp thực hiện vào BVT.
*Đây là phép chia có dư (80120:245 =327 dư 5 )
- HS thử lại phép chia...
- Đặt tính rồi tính 
- 2HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1con tính, cả lớp làm bài vào VBT 
- HS nhận xét, 2 HS đổi chéo bài kiểm tra nhau.
- HS nêu yêu cầu, 2 HS lên bảng,cả lớp làm vào VBT:
a.X x 405 =86265
X=86265:405
X=213
b.89658:X =293 
X=89658: 293 
X=306
- 1HS đọc đề bài 
- 1. Hs lên bảng,HS cả lớp tóm tắt và giải:
Bài giải:
TB mỗi ngày nhà máy sx đựơc số sp là:
 49410: 305 = 162 (sản phẩm )
Đáp số: 162 sản phẩm.
- BTVN..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
CÂU KỂ
I.Mục tiêu: 
- HS hiểu thế nào là câu kể, các tác dụng của câu kể 
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một số câu kể đề tả,kể, trình bày ý kiến.
II.Đồ dùng dạy - học: BT1 viết bảng phụ, giấy khổ to và bút dạ.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS viết 2 câu tục ngữ, thành ngữ mà em biết 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài 
- Nhận xét 
B.Bài mới:
1.GTB...
2.Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Hãy đọc câu được gạch chân trong đoạn văn trên bảng?
+ Câu: Nhưng kho báu ấy ở đâu là kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì?
+ Cuối câu ấy có dấu gì?
Bài 2:
+ Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
*Những câu mà các em vừa tìm được dùng để gt, miêu tả hay kể lại 1 sự việc có liên quan đến nhân vật Bu- ti - ta - nô.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi Hs phát biểu 
- Nhận xét câu trả lời của Hs 
+ Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể 
3.Ghi nhớ:
- Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể 
4.Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Yêu cầu HS nhận bút, giấy, hđ nhóm trên pHT
- Gọi các nhóm lên dán 
- GV nhận xét, kết luận câu đúng:
+ Chiều chiều...hò hét nhau tha diều thi.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bứơm.
+ Chúng tôi vui sướng đén phát....trời.
+ Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
+ Saó đơn rồi sáo kép.....vì sao sớm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu Hs tự làm bài.
- Gọi Hs trình bày, GV chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho điểm từng HS.
C.Củng cố - dặn dò:
+ Thế nào là câu hỏi? 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm lại BT 3
- HS thực hiện theo yêu cầu 
- HS nhận xét bổ sung.
- Hs đọc 
- Câu: Nhưng kho báu ấy ở đâu?
+ Là kiểu câu hỏi,nó đựơc dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết 
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi.
+ HS thảo luận nhóm 2
- Dùng để gt về Bu- ti- ta- nô (Bu- ti- ta -nô là một chú bé bằng gỗ.)
- Miêu tả (Chú có cái mũi rất dài )
- Kể lại sự việc liên quan đến Bu- ti- ta- nô (Chú ngưòi gỗ.....mở 1kho báu )
- Có dấu chấm 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc 
2 HS cùng bàn thảo luận, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến:
+ kể về Ba - ta ba(Ba ta ba...nói )
+ Nêu suy nghĩ của Ba- ta- ba (bắt được...này )
*Câu kể dùng để kể, tả hoặc gt về sự vật,sự việc,nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người)
+ Cuối câu có dấu chấm 
- 3 HS đọc thành tiếng nối tiếp
HS đặt câu:
+ Con mèo nhà em màu đen tuyền.
+ Mẹ em chuẩn bị đi công tác.
+ Em rất quý bạn Lan.
- 2 HS đọc, Hs đọc thầm.
- HS hđ theo cặp 
- HS nhận xét, bổ sung 
+ Kể sự việc 
+ Tả cánh diều 
+ Kể sự việc 
+ Tả tiếng sáo diều 
+ Nêu nhận định, ý kiến.
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tự viết bài vào vở 
- 5 - 7 HS trình bày 
Ví dụ:
- Em có chiếc bút máy mau xanh rất đẹp.Nó là món quà mà cô giáo tặng em năm ngoái.Thân bút tròn tròn rất xinh, ngòi bút trơn.
- HS trả lời 
- BTVN
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài.
II.Đồ dùng dạy - học:
- HS chuẩn bị dàn ý như tiết trước.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi 2HS đọc bài gt về lễ hội hoặc trò chơi ở địa phương mình.
- Nhận xét, ghi điểm cho Hs.
B.Bài mới:
1.GTB...
2.Hướng dẫn viết bài:
a.Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS đọc gợi ý SGK 
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
b.Xây dựng dàn ý:
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em?
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em?
3.Viết bài:
- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở 
- GV thu chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
C.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Nhận xét chung về bài làm của HS 
- HS thực hiện yêu cầu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- 2HS đọc, cả lớp ĐT
- 1HS đọc
- 3 HS đọc dàn ý của mình 
+ MB trực tiếp hoặc gián tiếp 
+ 1HS giỏi đọc 
+ 2HS trình bày: KB,mở rộng hoặc không mở rộng.
- HS viết bài vào vở 
- Những HS nao bài làm chưa tốt thì VN làm lại nộp tiết sau.
THỂ DỤC: 
GVBM
BUỔI THỨ HAI
KĨ THUẬT:
GVBM
THỂ DỤC: 
GVBM
HĐNG:
GVBM
 dcb&dcb
Chuyên môn duyệt Tổ duyệt
BUỔI THỨ HAI

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 16 co bo sung KNS.doc