Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Hoàng Thị Vân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Hoàng Thị Vân

Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng.

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: vương quốc, miễn là, cửa sổ. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Đại thần, tức tốc .

- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời đúng câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.

 - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163.

 

doc 44 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Hoàng Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 23 /12 /2009. 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Toán: Luyện tập.
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS:
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. Biết chia cho số ba chữ số.
 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập2, 3b để giải bài toán có lời văn.
 - Gd HS cẩn thận khi tính toán,vận dụng thực tế.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 - GV và HS sgk.
III.Hoạt động dạy – học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới :
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề. b) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
- GV nhận xét để cho điểm HS.
 Bài 2 Dành cho HS khá, giỏi
- GV gọi 1 HS đọc đề bài .
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán .Tóm tắt
240 gói : 18 kg
 1 gói : .g 
Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
 Tóm tắt
 Diện tích : 7140 m2
 Chiều dài : 105 m
 Chiều rộng :  m ?
 Chu vi :  m ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS làm bài tập trên, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giảng. 
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bảng con.
54322 : 346 = 157 106141 : 413 = 257
25275 : 234 = 2349(dư3) 123220: 404= 304
- HS nhận xét
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
18 kg = 18 000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là :
 18 000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g
- Một sân bóng đá hình chữ nhật, có diện tích 7140 m2 , chiều dài 105 m . 
a) Tìm chiều rộng của sân bóng đá ?
b) Tính chu vi của sân bóng đá ?
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Chiều rộng của sân vận động là :
 7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là :
 (105 + 68) x 2 = 346 (m) 
 Đáp số : 68 m ; 346 m 
- HS cả lớp.
Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: vương quốc, miễn là, cửa sổ. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Đại thần, tức tốc ...
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời đúng câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
 - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS lên bảng phân vai đọc lại truyện "Trong quán ăn Ba Cá Bống" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiêu ghi đề.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
- Lần 1: GV sửa lỗi phát âm.
- Lần 2: giải nghĩa từ.
- Lần 3 : đọc trơn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc 
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học đã nói với nhà vua như thế nào về yêu cầu của công chúa ?
- Giảng từ : Đại thần.
+ Ý của đoạn 1 là gì ?
 Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác so với các đại thần và các nhà khoa học ?
- Tìm những câu nói cho thấy suy nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với suy nghĩ của người lớn ?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi .
- Chú hề đã làm gì để có được " mặt trăng " cho công chúa ?
- Câu chuyện " Rất nhiều mặt trăng cho em biết điều gì ?
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS phân vai đọc bài ( người dẫn chuyện, chú hề, công chúa )
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- ổ chức cho HS thi đọc theo vai cả bài văn 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong chuyện ?
 Vì sao ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: tt
- 4HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- 3HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Ở vương quốc nọ  đến nhà vua .
+ Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm ... đến bắng vàng rồi .
 + Đoạn 3: Chú hề tức tốc .... đến tung tăng khắp vườn . 
- HS luyện đọc theo cặp đôi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói sẽ khỏi ngay nếu có mặt trăng .
+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần và các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng xuống cho công chúa .
- Các quan lớn ở trong triều.
- Nguyện vọng có mặt trăng của công chúa.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào ...
+ Nàng cho rằng mặt trăng chỉ lớn hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng .
+ Cách nghĩ của công chú vềmặt trăng .
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ .
 - Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác với suy nghĩ của người lớn .
- 3 em phân theo vai đọc bài 
- HS luyện đọc theo cặp .
- 3 lượt HS thi đọc toàn bài.
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên .
Địa lí:	Ôn tập học kì I
I.Mục đích, yêu cầu : - HS biết:
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên sơn, tây Nguyên, trung du bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 
 - Gd HS yêu quê hương, đất nước và cảnh vật thiên nhiên
 II.Đồ dùng dạy – học :
 - BĐ Địa lí tự nhiên, BĐ hành chính VN.
 - Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS .
III.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Chỉ vị trí của TP Hải Phòng trên BĐ .
 - Vì sao TP Hải Phòng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBBB ?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 - GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ sông Hồng, sông Thái Bình vào lược đồ .
 - GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
 *Hoạt động nhóm: 
 - Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ vào phiếu học tập .
Đặc điểm thiên nhiên
ĐB Bắc Bộ
- Địa hình 
- Sông ngòi 
- Đất đai
- Khí hậu 
 - GV nhận xét, kết luận.
 * Hoạt động cá nhân :
 - GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a. ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta .
 c.Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
 d.TP Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
 - GV nhận xét, kết luận .
4.Củng cố - Dặn dò:
 - GV nói thêm cho HS hiểu .
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập(tt) .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng chỉ .
- HS lên điền tên địa danh .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào Phiếu học tập .
- Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc và trả lời .
+ Sai.
+ Sai .
+ Đúng .
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp chuẩn bị .
 Ngày soạn: 25 / 12 /2009. 
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Đạo đức: 	Yêu lao động (t2)
I.Mục đích, yêu cầu: 
 - HS nhận thức được ích lợi của lao động.
 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - HS khá, giỏi biết được ý nghĩa của lao động.
 - Gd HS: Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
III.Đồ dùng dạy - học:
 - GV và HS sưu tầm tr/ả về tấm gương lao động.
III. Hoạt động dạy học:	 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 2 Hs nêu ghi nhớ 
2.Bài mới: GV giới thiệu-ghi đề.
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 5- SGK/26)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 5.
 ï Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
 - GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
*Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 3, 4, 6- SGK/26)
 - GV nêu yêu cầu từng bài tập 3, 4, 6.
 - GV kết luận chung:
 + Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
 +Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
ô Kết luận chung :
 - Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
 -Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài tiết sau: kính trọng, biết ơn người lao động.
- 2HS lên bảng cả lớp theo dõi nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- Lớp thảo luận.
- Vài HS trình bày kết quả .
- HS trình bày.
- HS kể các tấm gương lao động.
- HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp.
Toán: Luyện tập chung (t1)
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
 - Kỹ năng thực hiện được phépnhân, phép chia bài1 bảng 1,2 (3 cột đầu).
 - Biết đọc thông tin trên biểu đồ bài 4a, b.
 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 2, 3( giải bài toán có lời văn)
 - Gd HS yêu thích học toán, vận dụng vào trong thực tế.
II.Đồ dùng dạy - học :
 GV: Bảng phụ kẻ bài tập 1, SGK
 HS: SGK, bảng con, vở, ...
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập3, đồng thời kiểm ... nam đang đá cầu , mấy bạn nữ chơi nhảy dây , dưới gốc cây , mấy bạn nam đang đọc báo .
- Tự làm bài .
- 3 - 5 HS trình bày .
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên .
 TOÁN DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 
A/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết những số chia hết cho 2 là những số chẵn .
- Phân biệt để biết và xác định được những số chia hết cho 2 .
B/ Chuẩn bị : 
– Phiếu bài tập .
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập 5 về nhà 
-Yêu cầu một em nêu miệng các tính chất của phép chia ?
-Chấm tập 2 bàn tổ 4 .
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
-Nhận xét đánh giá chung về phần kiểm tra bài cũ .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về “ Dấu hiệu chia hết cho 2 “.
b) Khai thác:
* Tìm hiểu ví dụ : 
-Yêu cầu một em nêu dãy số tự nhiên từ số 0 đến số 20 ?
-Ghi bảng dãy số học sinh nêu.
-Tìm các số chẵn có trong dãy số trên ?
-Vậy các số này có chia hết cho 2 không 
-Theo em các số chia hết cho 2 này có chung đặc điểm gì ?
-Tóm nội dung vừa tìm hiểu yêu cầu nêu các số chia hết cho 2 có đặc điểm gì ?
-Ghi qui tắc lên bảng .
- Gọi 2 học sinh nhắc lại.
c) Luyện tập:
-Bài 1 : 
+ Gọi 1 HS đọc nội dung đề .
- Nêu các số và ghi lên bảng .
-Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con 
-Gọi một em lên bảng tìm các số chia hết cho 2.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn 
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 2: 
-Ghi đề bài lên bảng .
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài?
-Gọi một em sửa bài trên bảng .
-Cả lớp cùng thực hiện vào vở .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn .
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 4: 
-Gọi học sinh nêu đề bài và xác định yêu cầu đề.
-Hỏi học sinh cách điền như thế nào ?
-Gọi 2 học sinh lên bảng điền vào chỗ trống .
-Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 2 ?
-Vậy để xác định số chia hết cho 2 ta căn cứ vào đâu ?
+ Nhận xét tiết học .
Dặn về nhà học bài ,làm bài
-Hai em lên bảng sửa bài 5 về nhà .
 x : 25 = 125 
 x = 125 x 25
 x = 3125
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
 750 : x = 50 
 x = 750 : 50
 x= 15 
-Em khác nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
-Hai em nhắc lại tựa bài .
-Học sinh nêu các số đó là :0 , 1 ,2 ,3,4,5,6,7,8
9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20.
-Nêu các số chẵn trong dãy số đó là : 0,2,4,8,10,12,14,16,18,20.
-Các số này đều chia hết cho 2 .
-Những số chia hết cho 2 ở trên đều là số chẵn.
-Nêu qui tắc số chia hết cho 2:
*Qui tắc :Những số chia hết cho 2 là những số chẵn .
-Hai em nhắc lại qui tắc .
- 1 HS dọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Lớp làm vào bảng con .
-Một em lên bảng thực hiện .
-Những số chia hết cho 2 là :120 , 250 ,1652
và 726 ( có tận cùng là số chẵn. )
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
*Học sinh nêu yêu cầu đề bài .
-Đề bài yêu cầu điền vào chỗ chấm 1 số để được ba số tự nhiên liên tiếp và chia hết cho 2 ?
-Một học sinh lên bảng sửa bài .
-131 132 133 450 451 452
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
*Một em nêu đề bài và xác định yêu cầu đề bài .
-Hai em lên bảng điền (1em điền số chẵn và 1 em điền số lẻ )
-Số chia hết 2 :860 ,862 ,864 ,866 ,868 .
-Số không chia hết 2 : 861 ,863, 865 ,867 ,869.
-Hai em khác nhận xét bài bạn .
-Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng 
-Hai em nhắc lại qui tắc dấu hiệu chia hết cho 2 
-Những số chia hết cho 2 là những số chẵn 
-Về nhà học bài và và làm các bài tập còn lại.
KĨ THUẬT LÀM ĐẤT LÊN LUỐNG ĐỂ GIEO TRỒNG 
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Làm đất và lên luống để gieo trồng rau, hoa. 
 b)HS thực hanh:
 * Hoạt động 3: HS thực hành làm đất, lên luống trồng rau, hoa.
 -GV nhắc lại những mục đích và các bước làm đất, lên luống đã học ở tiết 1.
 -Các công việc thực hiện trong giờ thực hành:
 +Dùng thước đo chiều dài, rộng của luống. Đánh dấu và đóng cọc vào vị trí đã đánh dấu.
 +Căng dây qua các cọc.
 +Dùng cuốc đánh rãnh, kéo đất theo đường căng dây và làm bằng mặt luống, nhặt cỏ dại
 -GV theo dõi, uốn nắn giúp HS làm tốt phần việc được giao đảm bảo an toàn lao động.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
 +Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động.
 +Thực hiện đúng các thao tác và các bước trong quy trình.
 +Luống và rãnh tương đối thẳng, đảm bảo kích thước.
 +Hoàn thành đúng thời gian và bảo đảm an toàn lao động.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả học tập của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS thực hành theo nhóm giao nhiệm vụ.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
 Thứ sáu ngày tháng 12 năm 2005
TOÁN DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 
A/ Mục tiêu : 
- Học sinh biết những số chia hết cho 5 là nhưng số mà tận cùng là chữ số 5 hoặc 0 . 
- Rèn kỉ năng xác định số chia hết cho 5 .
B/ Chuẩn bị : 
- Các tài liệu liên quan bài dạy 
– Phiếu bài tập .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập số 2 về nhà
-Chấm tập hai bàn tổ 3
+ Gọi HS nêu ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2 .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài của học sinh 
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về “Dấu hiệu chia hết cho 5 “
b) Tìm hiểu ví dụ : 
-Hỏi học sinh bảng chia 5 ?
-Ghi bảng các số trong bảng chia 5 :
5,10,15,20,25,30,35,40,45,50.
-Quan sát các số trong bảng chia hết cho 5 em có nhận xét gì về các chữ số cuối cùng ?
-Đưa thêm một số ví dụ các số có 2 hoặc 3 , 4 chữ số để học sinh xác định .
-Ví dụ : 1234, 120 , 1475 , 2145 ,123.
-Tổng hợp các ý kiến gợi ý rút ra qui tắc về số chia hết cho 5 .
-Giáo viên ghi bảng qui tắc .
-Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc 
c/ Luyện tập :
Bài 1 : 
+ Gọi 1 HS đọc nội dung đề .
- Nêu các số và ghi lên bảng .
-Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con 
-Gọi một em lên bảng tìm các số chia hết cho 2.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn 
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 2 :
- Gọi một học sinh nêu yêu cầu
 -Yêu cầu lớp làm vào vở
-Gọi một học sinh lên bảng sửa bài 
 -Nhận xét bài làm học sinh 
*Qua bài tập này giúp em củng cố được điều gì ?
d) Củng cố - Dặn dò:
-Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 5 .
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học và làm bài.
-Tổ 3 nộp vở bài tập về nhà để giáo viên chấm
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Bài 2: những số chia hết cho 2 là :860, 862, 864, 866, 868,
-Số không chia hết cho 2 là :861, 863, 865, 867, 869. 
-Hai học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Hai học sinh nêu bảng chia 5 .
-Quan sát và rút ra nhận xét 
-Các số trong bảng chi 5 có chung đặc điểm là các chữ số cuối cùng của chúng đều là những số 0 hoặc là số 5 .
-Dựa vào nhận xét để xác định 
-Số chia hết 5 là : 120 , 1475 , 2145. vì các số này tận cùng của chúng là chữ số 0 hoặc 5 .
*Qui tắc : Những số chia hết cho 5 là những số tận cùng là chữ số 5 hoặc 0 .
- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- 1 HS dọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Lớp làm vào bảng con .
-Một em lên bảng thực hiện .
-Những số chia hết cho 5 là :120 , 250 ,165
( có tận cùng là chữ số 0 hoặc số 5 . )
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài xác định nội dung đề bài 
-Một em lên bảng sửa bài .
-Số cần điền để được số chia hết cho 5 là :
860 865 .
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Củng cố về một số chia hết cho 5 có tận cùnglà chữ số 0 hoặc 5
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ 
I. Mục tiêu: 
Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dấu hiệu mở đầu đoạn văn .
 Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực , sinh động giàu cảm xúc , sáng tạo .
II. Đồ dùng dạy học:
Đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1 viết sẵn trên bảng lớp .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em .
+ Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ trang 170 .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật . Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có đoạn văn miêu tả chiếc cặp đúng và hay nhất .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
- Gọi HS trình bày và nhận xét sau mỗi phần GV kết luận chốt lời giải đúng .
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gợi ý .
- Yêu cầu quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài . Chú ý nhắc học sinh :
+ Chỉ viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp ( không phải cả bài , không phải bên trong )
+ Nên viết theo gợi ý .
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn .
+ Khi viết cần bộc lộ cảm xúc của mình .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt nhận xét chung và cho điểm những HS viết tốt .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn :
 Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , trả lời câu hỏi .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả .
b/ + Đoạn 1 : Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi ... đến sáng long lanh ( tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp )
+ Đoạn 2 : Quai cặp làm bằng sắt ... đến đeo chiếc ba lô . ( Tả quai cặp và dây đeo )
+ Đoạn 3 : Mở cặp ra em thấy ... đến và thước kẻ . ( Tả cấu tạo bên trong của cặp )
c/ Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ :
+ Đoạn 1 : Màu đỏ tươi ...
+ Đoạn 2 : Quai cặp ...
+ Đoạn 3 : Mở cặp ra ...
+ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan sát cặp , nghe GV gợi ý và tự làm bài 
- 3 - 5 HS trình bày .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_17_hoang_thi_van.doc