Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 3 cột)

Môn : Đạo đức

Bài : YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 2 )

Tiết 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp HS :

- Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh.

2. Thái độ :

- Yêu lao động.

- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.

3. Hành vi :

-Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình.

- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV : Phiếu học tập, SGK.

- HS : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2010
Phân môn : TẬP ĐỌC
Bài : RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
Tiết 33
I. MỤC TIÊU:
KT. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề nàng công chúa nhỏ.
KN. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
TĐ. Cách nghĩ của các em về thế giới rất khác với người lơn.
* Chú ý: Đối với HS yếu cần tăng thời gian luyện đọc thêm 5 – 7 phút. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
45’
5’
1. Ổn định :
- Hát.
2. Kiểm tra :
- GV : Gọi 4 HS đọc bài Trong quán ăn “Ba cá bống” theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi 4 trong SGK.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
- Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn như thế nào.
+ Hoạt động 1 : Luyện đọc 
* Mục tiêu : 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Đọc từng đoạn
- GV giới thiệu tranh minh họa, lưu ý HS cần đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi đúng tự nhiên giữa những câu dài:
Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô/ nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
+ Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi: 
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác biệt với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm nnững chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời các câu hỏi:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà?
Kết luận : Qua câu chuyện chúng ta thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
+ Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
* Mục tiêu :
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề nàng công chúa nhỏ. 
- GV gọi một tốp 3 HS đọc truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, công chúa, chú hề. GV hướng dẫn đọc đúng lời các nhân vật.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn cuôí bài.
- GV đọc mẫu đoạn cuối bài.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS đứng lên đọc – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS : Nghe GV giới thiệu bài
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
- Đọc theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+ Chú hề cho răng trước hết phải xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
+1 HS trả lời.
+1 HS trả lời. 
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
- Một tốp 3 HS đọc theo hình thức phân vai.
- Nghe GV đọc.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: người dẫn chuyện, công chúa, chú hề.
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS : Nghe GV nhận xét và dặn dò.
-----------------------------------------------------
Môn : Đạo đức
Bài : YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 2 )
Tiết 8
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS :
- Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh. 
2. Thái độ :
- Yêu lao động.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.
3. Hành vi :
-Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình.
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Phiếu học tập, SGK.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
25’
5’
1. Kiểm tra:
- GV : Gọi HS nêu lại nội dung bài cũ.
- GV : Theo dõi nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới :
@ Giới thiệu bài:
+ Hoạt động 1 : Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp
- Hỏi : Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không ?
- Hỏi : Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì ?
(GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng).
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Kết luận :
- Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối  
- Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập.
- Yêu cầu lấy ví dụ về biểu hiện không yêu lao động ?
+ Hoạt động 2 : Trò chơi : “hãy nghe và đoán”
- GV phổ biến nội quy chơi :
+ Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 5 người. Sau mỗi lượt chơi có thể thay người.
+ Trong thời gian 5-7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị trước ở nhà để đội kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào.
+ Mỗi đội trong một lượt chơi được 30 giây suy nghĩ.
+ Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 5 điểm.
+ Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều số điểm hơn.
+ 5 HS trong lớp đại diện làm Ban giám khảo để chấm điểm và nhận xét các đội.
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
- GV tổ chức cho HS chơi thật.
- GV cùng Ban giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội sẽ đưa ra.
- GV khen ngợi đội thắng cuộc.
+ Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu mỗi HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút.
- Tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS trình bày.
- GV yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau :
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó.
+ Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ?
+ GV : Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV : Củng cố lại tiết học và nhận xét .
- 2 HS đứng lên nêu lại nội dung bài cũ – cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS kể (tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS kể).
- HS dưới lớp lắng nghe.
- Trả lời : Có.
- Trả lời : Những biểu hiện yêu lao động là :
+ Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình
+ Tự làm lấy công việc của mình.
+ Làm việc từ đầu đến cuối 
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 – 4 HS trả lời :
+ Ỷ lại, không tham gia vào lao động.
+ Không tham gia lao động từ đầu đến cuối.
+ Hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao động
+ Ví dụ :
- Đội 1 đọc : Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến; còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến.
- Đội 2 : Đoán được đó là câu tục ngữ :
Làm biếng chẳng ai thiết
Siêng việc ai cũng mời.
* Một số câu ca dao, tục ngữ : 
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- HS trình bày.
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
kết luận : Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình.
- HS : Về nhà xem lâi bài và chuẩn bị tiết sau.
----------------------------------------------------
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
Tiết 81
I. MỤC TIÊU:
+ Giúp HS:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn.
* Chú ý: Tăng cường những bài tập đồng dạng, giảm bớt những bài tập năng cao và tăng thời gian lên từ 5-7 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Phiếu học tập, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
40’
 5’
1. Kiểm tra:
- GV: Gọi 2HS lên bảng làm bài tập.
- GV: Sửa bài, nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
@ Gi ...  : Theo dõi nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Giảm tải.
Bài 4:
- GV : Gọi HS đứng lên trả lời.
- GV : theo dõi nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV : Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bangn3 làm – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
+ HS dựa vào bảng chia 5 để tự tìm vài số chia hết cho 5, vài số không chia hết cho 5
- KL: các số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5
- HS trả lời – Cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ 35, 660, 3000, 945.
b/ 8, 57, 6474, 5553.
- 3 HS lên bảng điền – Cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ 150 < 155 < 160
b/3575 < 3580 , 3585
- 3 HS đứng lên trình bày – Cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ Vừa chia hết cho 2 và 5 là : 660, 3000.
b/ Chia hết cho 5, không chia hết cho 2 là: 35, 945.
- HS : Nghe GV nhận xét và dặn dò về nhà.
-------------------------------------------
Môn : Khoa học
Bài : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tiết 34 - 35
I. MỤC TIÊU:
+ Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí. 
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
-HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV : Phiếu học tập, SGK.
 - HS : SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
25’
 5’
1. Kiểm tra:
- GV : Gọi HS nêu lại nội dung bài cũ.
- GV nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới 
@ Giới thiệu bài
+ Hoạt động 1 : Trò chơi ai đúng ai nhanh
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí. 
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Bước 1 :
- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo. GV và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước, trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc.
Bước 3 :
- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69 SGK và yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.
- GV nhận xét, cho điểm cá nhân, nếu nhóm nào có nhiều bạn được điểm cao là thắng cuộc.
+ Hoạt động 2 : Triển lãm
* Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Bước 2 :
- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- GV đánh giá nhận xét.
+ Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động
* Mục tiêu: 
HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
Bước 1 : 
- Yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp, cố gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra va giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều tham gia.
Bước 3 :
- Yêu cầu các trình bày sản phẩm.
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
- 2 HS đứng lên nêu – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” .
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi .
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
- Ban giám khảo đánh giá.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Đại diệân các nhóm nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
- 1 HS đọc.
- HS Nghe GV nhận xét , dặn dò.
-------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2010
Phân môn : Tập làm văn
Bài : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Tiết 34
I. MỤC TIÊU
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Phiếu học tập, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
@ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập 
* Mục tiêu :
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của BT1.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- GV nhắc các em một số điểm chú ý trước khi viết bài.
+ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết theo các gợi ý a, b, c.
+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp.
- Yêu cầu HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a, b, c. 
- Gọi HS đọc đoạn văn củamình.
- GV chọn 1- 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình.
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT2.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.
- 1 HS đứng lên nêu – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài
- 1 HS đọc nội dung của BT1 trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn tả cái cặp.
- HS làm bài vào vở.
- Mỗi em trả lời một câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- Vài HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS đọc những yêu cầu cần chú ý về đề bài.
- HS thực hiện và đại diện trình bày.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS 
- HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
Tiết 85
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 5 và giải các bài toán có liên quan đến các dấu hiệu chia hết cho 2, 5. 
* Chú ý: Tăng cường những bài tập đồng dạng, giảm bớt những bài tập năng cao và tăng thời gian lên từ 5-7 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Phiếu học tập, SGK.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
35’
5’
1. Kiểm tra:
- GV : Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- GV : Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- GV : Gọi HS đứng lên trình bài kết quả.
- GV : Theo dõi nhận xét.
Bài 2:
- GV : Yêu cầu HS làm vào bảng con.
- GV : Nhận xét cách viết và cho điểm.
Bài 3:
- GV : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV : Gọi HS lên bảng làm.
- GV : Theo dõi nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV : Nhận xét tiết học.
- GV : Dặn dò HS về nhà.
- 2 HS lên bảng làm – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- 2 HS đứng lên nêu kết quả – Cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ 4568, 66814, 1050, 3576, 900.
b/ 2050, 900, 2355.
- HS viết kết quả vào vở.
- 2 HS lên bảng viết – Cả lớp viết vào bảng con.
a/ 202, 124, 412.
b/ 120, 125, 130.
- Cả lớp cùng nhau nhận xét bài làm của bạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng làm – Cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ Số chia hết cho 2 và cho 5 là:
480, 2000, 9010.
b/ Chia hết cho 2 không chia hết cho 5 là : 296, 324.
c/ Chia hết cho 5 không chia hết cho 2 là : 345, 3995.
- Cả lớp viết vào vở.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
------------------------------------------------
Môn : Khoa học
Bài : ÔN TẬP HK I
( Đã soạn tiết 33)
 Duyệt
Hiệu trưởng Khối trưởng GVCN
Hồ Thanh Ngạt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 17 Chuan KNKT.doc