Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Chính tả

MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.

- Làm đúng (BT2)a/b ,hoặc BT3.

- Rèn chữ giữ vở cho học sinh.

- HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy - học:

Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 Gọi HS lên bảng chữa bài tập

2. Dạy bài mới: . Giới thiệu bài:

-. Hướng dẫn HS nghe , viết:

- GV đọc bài chính tả. HS: Theo dõi SGK.

- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ dễ lẫn và cách trình bày bài chính tả.

- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. - Gấp SGK, nghe GV đọc và viết vào vở.

- Soát lại bài của mình, ghi số lỗi ra lề vở.

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17:
 Ngày soạn : 16/12/2011 .
Ngày giảng : Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011.
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn 
Tập đọc
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục tiêu : theo PHƠ- BƠ
- Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi , bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ (và lời người dẫn chuyện ).
- Hiểu ND: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh đáng yêu 
- GD học sinh có hứng thú học bộ môn .
II. Đồ dùng dạy - hoc
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 em đọc bài trước.
2. Dạy bài mới: . Giới thiệu:
-. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
- Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
-Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì ?
- Cho mời tất cả các vị đại thần các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được. 
-Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được ?
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
-Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã! Chú cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách suy nghĩ của người lớn ?
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa.
- Mặt trăng treo ngang ngọn cây.
- Mặt trăng được làm bằng vàng.
-Sau khi biết rõ công chúa muốn có 1 “Mặt trăng” theo ý nàng chú hề đã làm gì?
- Chú tức tốc chạy đến gặp thợ kim hoàn đặt ngay 1 mặt trăng bằng vàng lớn hơn móng tay , vào cổ.
- Thái độ của công chúa thế nào ? - Vui sướng chạy tung tăng khắp vườn.
*ND: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh đáng yêu 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 em đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Chính tả
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng (BT2)a/b ,hoặc BT3.
- Rèn chữ giữ vở cho học sinh.
- HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS lên bảng chữa bài tập
2. Dạy bài mới: . Giới thiệu bài:
-. Hướng dẫn HS nghe , viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ dễ lẫn và cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- Gấp SGK, nghe GV đọc và viết vào vở.
- Soát lại bài của mình, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV thu 10 -12 bài chấm, nhận xét.
*) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
HS: Đọc thầm yêu cầu, đọc thầm lại đoạn văn và làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- 1 số HS làm bài trên phiếu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Loại nhạc cụ - lễ hội - nổi tiếng.
b) Giấc ngủ - đất trời - vất vả.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 số HS làm bài vào phiếu.
- Đại diện lên trình bày hoặc thi tiếp sức.
- GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng:
	Giấc mộng, làm người, xuất hiện, rửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học và làm lại bài tập.
Toán
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
- Biết chia cho số có ba chứ số.
- Giải bài toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng lớp + SGK
III. Các hoạt động dạy -học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài về nhà.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: cột b không làm
- chốt lại kết quả đúng.
HS: Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp
a. 54322 346 25275 108
 1972 157 367 234
 2422 435
 0 3
+ Bài 2:HSKG
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
240 gói: 18 kg
1 gói  g? Giải:
 18 kg = 18000g
Số g muối có trong mỗi gói là:
18000 : 240 = 75 (g)
Đáp số: 75 g muối.
+ Bài 3: 89
- GV cho HS ôn lại cách tính chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật.
* Phần b không làm
HS: Đọc đầu bài tóm tắt và tự làm.
- 1 em lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở
Giải:
a. Chiều rộng sân bóng là:
7140 : 105 = 68 (m) 
 Đáp số: a. Chiều rộng: 68 m
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Ngày soạn : 17/12/2011 .
Ngày giảng : Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011.
Mĩ thuật
GV bộ môn soạn gỉang
Luyện từ và câu
CÂU KỂ “AI LÀM GÌ ?”
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể “Ai làm gì?” ND ghi nhớ	 
 - Nhận biết được câu kể “Ai làm gì?”trong đoạn văn và định được chủ ngữ ,vị ngữ trong mỗi câu (BT1,BT2.mục III)viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể “Ai làm gì?”(BT3 mục III).
- Rèn học sinh có tính tự giác làm bài. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ + VBT.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS: 2 -3 HS lên bảng làm bài 3.
2. Dạy bài mới: 
a . Giới thiệu:
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1.
- HS1: Đọc đoạn văn tả hội đua voi.
- HS2: Đọc 4 yêu cầu của bài tập.
a) Yêu cầu 1:
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể theo mẫu Ai làm gì? phát biểu ý kiến.
- GV nghe, chốt lại ý kiến đúng:
	Đoạn văn có 6 câu, 3 câu đầu là những câu kể “Ai làm gì?”
b) Yêu cầu 2, 3:
HS: Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- 3 em lên bảng làm vào giấy.
- GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng:
Câu
Vị ngữ
Ý nghĩa của vị ngữ
1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
đang tiến về bãi
Nêu hoạt động của người, của vật trong câu.
2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
kéo về nườm nượp
3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
c. Yêu cầu 4:
HS: Suy nghĩ, chọn ý đúng, phát biểu ý kiến (ý b).
3. Phần ghi nhớ:
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: Tìm câu “Ai làm gì?”
- 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
 HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở. 
- 1 số em làm bài trờn phiếu.
 - Lên trình bày bài trên phiếu.
GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng.
- Bà em + kể chuyện cổ tích.
- Bộ đội + giúp dân gặt lúa.
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu, quan sát tranh nhắc HS chú ý nói từ 3 - 5 câu miêu tả hoạt động các nhân vật trong tranh.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
HS: Nối tiếp nhau phát biểu.
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính nhân và chia.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ .
- Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
2. Bạy bài mới: . Giới thiệu:
+ Bài 1: 3 cột cuối HSKG
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
Thừa số
27
23
23
Thừa số
23
27
27
Tích
621
621
621
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 3 cột cuối HSKG
+ Bài 2: 
HS: Đặt tính rồi thực hiện tính ra nháp.
- 3 HS lên bảng làm.
SBC
66178
66178
66178
SC
203
203
203
T
326
326
326
Đọc yêu cầu: 3 HS lên bảng làm
a. 39870 123 b. 25863 251
 297 324 763 103
 510 10
 118
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 3: 
GV hướng dẫn các bước.
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt suy nghĩ tìm phép tính giải.
Y/c làm bài vào vở.
Giải:
Sở đó đã nhận được số bộ đồ dùng là:
40 x 468 = 18 720 (bộ)
Mỗi trường đã nhận được số bộ đồ dùng học toán là:
18720 : 156 = 120 (bộ)
Đáp số: 120 bộ.
+ Bài 4: 
HS: Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a) Tuần 1 bán được ? cuốn sách
HS: Bán được 4500 cuốn.
Tuần 4 bán được ? cuốn
Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn?
Bán được 5500 cuốn.
Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là:
5500 - 4500 = 1000 (cuốn).
b) Tuần 2 bán được ? cuốn sách
HS: Bán được 6250 cuốn.
Tuần 3 bán được ? cuốn
Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn?
Bán được 5750 cuốn.
Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là:
6250 - 5750 = 500 (cuốn).
c) Tính tổng số sách bán trong 4 tuần.
- Tổng số sách bán trong 4 tuần là:
4500+5500+6250+5750 = 22 000 (cuốn)
Trung bình mỗi tuần bán được là:
22000 : 4 = 5500 (cuốn)
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm các bài tập ở vở bài tập.
Kể chuyện
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện một phát minh nho nhỏ rõ ý chính,đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn HS có tính tự nhiên khi học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại chuyện giờ trước.
2. Dạy bài mới: . Giới thiệu:
- GV kể toàn bộ câu chuyện:
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. 
HS: Nghe.
HS: Nghe kết hợp nhìn tranh.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
3. Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ Bài 1, 2: 
HS: 1 em đọc yêu cầu.
a. Kể theo nhóm:
- Dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh họa, từng nhóm 2- 3 em tập kể từng đoạn, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể trước lớp: 
- Hai tốp HS, mỗi tốp 2 - 3 em tiếp nối nhau kể từng đoạn theo 5 tranh.
- 1 vài em thi kể cả câu chuyện.
- Mỗi nhóm kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV có thể hỏi, gợi ý HS trao đổi.
- Theo bạn Ma -ri-a là người thế nào?
* Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò ham hiểu biết như Na-ri - a không? 
* Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Chỉ có tự tay làm TN mới khẳng định được kết luận của mình là đúng.
- Không nên tin ngay vào quan sát của mình nếu chưa được kiểm tra bằng TN.
- Muốn trở thành 1 HS giỏi phải biết quan sát, biết tự mình kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn.
- Nếu chịu khó quan sát suy nghĩ ta sẽ phát hiện rất nhiều điều bổ ích ...  của nhóm.
Bước 2:
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
- GV và cả lớp đánh giá, cho điểm.
c. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
* Mục tiêu:HS có khả năng vẽ,sưu tầm tranh cổ độngbảo vệ môi trường và không khí.
- GV chia nhóm, nêu yêu cầu.
Các nhóm hội ý đề tài đăng ký với lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm như đã hướng dẫn.
- GV tới các nhóm, kiểm tra và giúp đỡ.
- Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm mình vẽ.
- GV đánh giá, nhận xét và cho điểm.
- Các nhóm khác bình luận.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. Mục tiêu:
- HS biết dấu hiệu chia hết cho 5 
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2với dấu hiệu chia hết cho 5.
- Vận dụng các dấu hiệu để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2 .
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: . Giới thiệu:
*). GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
-Tìm vài số chia hết cho 5 ?
- Tìm vài số không chia hết cho 5 ?
-5,10 ,15 .20 ,25 ..
1,2,3,4,6,.
- 1 số HS lên bảng viết kết quả vào 2 cột.
- QX đối chiếu, so sánh để rút ra KL.
- Những số chia hết cho 5 là những số như thế nào ?
- là những số (các số có chữ số tận cùng là 0, 5 )
-Những số không chia hết cho 5 là những số như thế nào ?
- là những số lẻ (các số có chữ số tận cùng là 1, 2 ,3 ,4 ,6 ..
- GV: Vậy chúng ta muốn biết 1 số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
- GV cho HS tìm vài số chia hết cho 5, vài số không chia hết cho 5.
HS: 10, 15, 20, 25, 30, ..
9, 11, 12, 13, 24, 26..
? Vậy những số chia hết cho 5 là những số như thế nào
- có tận cùng là 0 hoặc 5.
=> Kết luận: Ghi bảng.
HS: Đọc.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 96
- GV gọi 1 số HS trả lời miệng.
-: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 số em trả lời miệng.
a.35; 660; 3000; 945; 
b. 8; 57; 4674; 5553.
+ Bài 2: 96. HSKG.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Đọc y/c, tự làm vào vở sau đó GV cho 1 HS lên bảng viết KQ cả lớp bổ sung.
a.150 <155 <160.
b.3575 <3580 <3585.
c.335; 340; 345; 350; 355; 360.
+ Bài 3: 96;HSKG.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 vài em lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu,
 GV cùng HS chữa bài, NX
a) 660;3000.
b. 35; 945.
- 750; 705; 570
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm bài tập.
Địa lí
ÔN TẬP KIỂM TRA CYỐI HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên ,địa hình khí hậu ,sông ngòi dân tộc ,trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn ,Tây Nguyên ,trung du Bắc Bộ ,đồng bằng Bắc Bộ 
- Rèn học sinh có tính tự giác ôn bài . 
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài học giờ trước
.2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
*). Hướng dẫn HS ôn tập:
- GV chia nhóm, phát phiếu có ghi câu hỏi.
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
Câu 1: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu? Nêu đặc điểm của dạy núi này?
- Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở giữa 
- Đại diện các nhóm trình bày.
Câu 2: Nêu tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
Câu 3: Kể về trang phục, lễ hội, chợ phiên của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Mỗi nhóm trình bày 2 câu.
Câu 4: Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ? Vùng này thích hợp cho trồng những loại cây gì?
Câu 5: Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? 
Câu 6: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
 3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn tập, giờ sau kiểm tra. 
Ngày soan :20/12/2011.
Ngày giảng	 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011.
 Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản.
- Rèn HS tính toán nhanh chính xác, có tính tự giác khi làm bài.
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng lớp + SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b.. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài, tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài vài yêu cầu giải thích tại sao lại chọn các số đó.
- 1 số em lên bảng làm
a.4568; 66814; 2050; 3576; 900.
b.2050;900; 2355.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, tự suy nghĩ làm vào vở.
- GV gọi 2 HS lên bảng.
- Tự đổi vở chéo nhau để kiểm tra.
- 1 HS chữa bảng lớp.
a.420;422; 424.
b.400; 450; 475. 
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vở.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
- Một số HS đứng tại chỗ đọc kết quả
 a.480; 2000; 9010
.b.296; 324.
c.345; 3995.
a.* Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0; 5.
* Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8.
* Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. Vì vậy ta chọn được các số sau: 480; 2000; 9010.
b. Làm tương tự.
+ Bài 4:HSKG
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.Nối tiếp nêu kết quả.
Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho5 là các số có tận cùng làchữ số 0.
- GV gọi HS nhận xét chốt lời giải đúng.
+Bài 5 : HSKG
 Bài giải
Do chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì vừa hết nên số táo là số vừa chia hết cho 2 và 5 vậy số lương táo có tận cùng là 0. vì ít hơn 20 quả nên chỉ có thể là 10 quả.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2, SÔ 3
I: Mục tiêu
 - HS đọc đúng CĐ, TĐ 2 bài TĐN
II: Chuẩn bị
 - Đàn, nhạc cụ gõ
III: Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 1: Phần mở đầu
 - Giới thiệu nội dung tiết học
 2: Phần hoạt động
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
a: HĐ 1: Ôn tập 2 bài TĐN số 1, số2
- HS luyện tập tiết tấu bài TĐN số 1, số 2
- HS đọc từng bài TĐN kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
- Đọc từng bài và ghép lời ca
3: Phần kết thúc
- HS đọc lại 2 bài TĐN ghép lời
- Cho HS luyện tập hình tiết tấu từng bài
- GV đàn
- GV kiểm tra
Tập làm văn
LUYỆN TẬP ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách(BT2,BT3)
.II. Đồ dùng dạy học:
Một số kiểu, mẫu cặp sách HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Dạy bài mới: . Giới thiệu bài:
*). Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
HS: Phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 3 câu.
a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài.
b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
Đ 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c. Đ1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi
 Đ2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ
 Đ3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn 
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài).
+ Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp.
-Đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp.
- GV nghe, nhận xét.
- Chọn 1 -2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm.
- Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình.
+ Bài 3: 
 Đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm.
- GV nghe, nhận xét.
HS: Đọc bài của mình.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết lại cho hay.
Khoa học
KIỂM TRA HỌC KỲ I
 ( Đề và đáp án trường ra )
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
 - Phát huy những ưu điểm đó đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
 - Tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày quốc phòng toàn dân 22/ 12.
II. Nội dung: 
1. Ổn định:
2. GV nhận xétt những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a.Ưu điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhược điểm:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Phương hướng: 
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
5. Văn nghệ :
...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc