Giáo án Lớp 4 – Tuần 18 – GV: Nguyễn Thanh Điền

Giáo án Lớp 4 – Tuần 18 – GV: Nguyễn Thanh Điền

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

I. Mục đích yêu cầu:

 -Kiểm tra tập đọc kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.

-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)

2 Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II/ Đồ dùng dạy học:GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.

III/ Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2.Bài mới:Giới thiệu bài, ghi bảng

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 – Tuần 18 – GV: Nguyễn Thanh Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2009 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục đích yêu cầu:
 -Kiểm tra tập đọc kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
2 Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II/ Đồ dùng dạy học:GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
III/ Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới:Giới thiệu bài, ghi bảng 
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
-Giáo viên gọi từng học sinh lên bốc thăm chọn bài( sau khi bốc thăm xem lại bài khoảng 1-2 phút ). Các bài Tập đọc sau:
Ông Trạng thả diều ( 104 ); “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (115); Cánh diều tuổi thơ ( 146); Kéo co ( 155 ); Rất nhiều mặt trăng ( 168 ).
-Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời.
-Giáo viên ghi điểm theo hướng dẫn của bộ GDĐT.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2
MT: Củng cố những nội dung cơ bản của các bài tập đã học.
-Giáo viên gọi một học sinh đọc yêu cầu của đề, cả lớp đọc thầm.
-Giáo viên chia nhóm, giáo viên phát bút dạ cho các nhóm. Học sinh các nhóm đọc thầm các bài tập đọc là những truyện kể trong 2 chủ điểm, điền nội dung vào bảng.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“ Vua tàu thủy”
Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật tịch sử VN
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê- ô- nác - đô- đa Vin -xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.
Lê- ô- nác- đô- đa Vin- xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
xi- ôn-cốp – xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm đường lên các vì sao.
xi- ôn- cốp- xki
Văn hay chữ tốt
 Truyện đọc 1
 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luỵên viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
( phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan nạn.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn
“ Ba cá bống”
A- lếch- xây Tôn- xtôi
Bu- ra- ti- nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu – ra – ti - nô
Rất nhiều mặt trăng ( phần 1-2)
Phơ- bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
3. Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
 -Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc về tiếp tục luyện đọc.
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I/ Mục tiêu:
 -Củng cố các kiến thức đã học ở học kì I.
 -Rèn cho học sinh nhớ các kiến thức đã học và thực hành được nội dung đã học.
 -Giáo dục học sinh kính trọng thầy cô, ông bà, cha mẹ, yêu quý người lao động, 
II/ Chuẩn bị: Phiếu bài tập
III/ Hoạt động:
1 Bài cũ: 5’
 Kiểm tra việc thực hành ở nhà của học sinh.
2 Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân
 Nêu lại các bài đã học từ tuần 12 
H: Từ tuần 12 đến nay ta đã được học những bài đạo đức nào?
1. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
2. Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
3. Yêu lao động.
-Giáo viên gọi học sinh nêu ghi nhớ của từng bài.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
H: Em đã làm được việc gì để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ? Hãy hát một bài hát về chủ đề trên?
H: Em đã thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo như thế nào?
H: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động?
* Yêu cầu học sinh làm phiếu bài tập
Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống
1. Hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ là:
Ông ốm, em bỏ đi chơi. 
Bà quét nhà đau lưng, em quét giúp bà.
2. Biết ơn thầy giáo, cô giáo là:
Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Nói chuyện làm việc riêng trong giờ học.
 3. Yêu lao động là:
 Tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
 Ngủ trưa, lười biếng, dậy muộn.
10’
10’
-Học sinh trả lời.
-Học sinh lần lượt nêu ghi nhớ.
-Nhóm trưởng điều khiển lớp thảo luận.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp làm bàit rên phiếu học tập.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
 Giáo viên hệ thống bài, nhận xét tiết học.
 -Về nhà ôn lại các bài đã học – chuẩn bị thi học kì.
TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 -Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
 -Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập thành thạo và chính xác.
II/ Chuẩn bị:Bảng phụ
III/ Hoạt động:
1 Bài cũ: 5’
Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
MT: Giúp HS nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9.
a)Ví dụ: 72 : 9 =8 182: 9= 20 (dư 2)
Ta có: 7 + 2 = 9 ta có: 1 + 8 + 2 = 11
 9 : 9 = 1 11 : 9 = 1 (dư 2)
 657 : 9 = 73 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 Ta có: 4 + 5 + 1 = 10
 18 : 9 = 2 10 : 9 = 1 (dư 1)
b) Dấu hiệu chia hết cho 9
H: Qua ví dụ em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
Hoạt động 2: Luyện tập
MT: HS biết vận dụng nhanh lí thuyết vào bài tập.
Bài 1: trong các số sau, số nào chia hết cho 9?
99, 1999, 108, 5643, 29385
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9
96,108, 7853, 5554, 1097
Bài 3: Viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9
Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả
Giáo viên cùng học sinh nhận xét
Ví dụ: 999, 279
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9
-Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm và làm vào bảng phụ
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
 31 ; 35 ; 2 5
 Có thể là: 315; 135; 225 
15’
6’
7’
6’
6’
-Học sinh theo dõi ví dụ.
-Học sinh trả lời:
+Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
-Học sinh nêu yêu cầu. Thảo luận nhóm đôi.
-Học sinh tìm ra số chia hết cho 9
99, 108, 5643, 29385.
-Học sinh nêu yêu cầu. Thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời:
96, 7853, 1097
-Học sinh nêu yêu cầu. Làm việc cá nhân.
-Học sinh nêu yêu cầu của đề.
-Thảo luận nhóm 4.
-Các nhóm làm vào bảng phụ.
-Các nhóm trình bày trên bảng.
-HS sửa bài.
3.Củng cố - Dặn dò: 5’
Giáo viên hệ thống bài, nhận xét tiết học.
 -Về ôn tập, xem trước bài “ Dấu hiệu chia hết cho 3”
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 2
 I. Mục đích yêu cầu : 
-Kiểm tra đọc hiểu – (yêu cầu như tiết 1) 
-Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật.
-Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể. 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III. Các hoạt đông dạy học
1. Bài cũ: 5’
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc
Tiến hành như tiết 1.
Hoạt động 2: Ôn luyện về kĩ năng đặt câu.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng học sinh.
- Nhận xét khen ngợi những học sinh đặt câu đúng, hay.
Ví dụ:
10’
10’
- 1 em đọc thành tiếng.
- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
a.Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta./
b.Lê-ô-nác -đô đa Vin -xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ.
c.Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ.
d. Nhờ khổ công luyện tập, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp.
e. Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản.Hoạt động 3: Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
MT: Củng cố về những câu thành ngữ đã học.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận nhóm đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi học sinh trình bày và nhận xét.
- Nhận xét chung kết luận lời giải đúng.
a. Nếu em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
 - Có chí thì nên. 
 - Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 - Người có chí thì nên.
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
 - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công. 
- Thua keo này, bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác.
- Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- Hãy lo bền chí câu cua.
Dù ai câu trạch, câu rùa mặc ai!
- Đứng núi này trông núi nọ.
10’
- 1 em đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS lần lượt trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
- GV n ...  bày sản phẩm. 
- Dựa vào các tiêu chí đưa ra để nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
- Theo dõi.
3.Củng cố - Dặn dò: 5’
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà thực hành - Chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành TT.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
+ Giúp học sinh củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9.
+ rèn cho học sinh nắm kĩ dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9
+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
II. Hoạt động dạy – học
1.Bài cũ: 5’
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Hoạt động1: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2;5;3;9
MT: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề rồi tự làm bài
+ GV hướng dẫn học sinh chữa bài và thống nhất kết quả đúng. 
MT: Giúp HS tìm ra các số chia hết cho 3, 2, 5, 9.
Bài 2: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề rồi tự làm bài
+ GV hứớng dẫn học sinh chữa bài và thống nhất kết quả đúng.
Bài 3:GV yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề rồi làm bài vào phiếu.
+ GV hướng dẫn học sinh chữa bài và thống nhất kết quả đúng.
Hoạt động 2: Củng cố cách tính giá trị biểu thức
MT: Củng cố về tính giá trị biểu thức.
Bài 4: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau và xem giá trị đó chia hết cho những số nào?
Giáo viên gọi học sinh nhận xét kết quả
Gọi học sinh nêu xem kết quả đó chia hết cho những số nào?
6395 chia hết cho 5
1788 chia hết cho 2,3
450 chia hết cho 2,5,3, 9
Bài 5 Gọi học sinh đọc đề và phân tích
MT: Giúp HS giải tóan có liên quan đến các dấu hiệu chia hết.
-Gọi học sinh trả lời.
-Giáo viên chốt ý đúng.
15’
6’
7’
6’
6’
- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề rồi tự làm bài.
- 3 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, nhận xét và sửa bài (nếu sai).
 a) Các số chia hết cho 2 là: 4568 ,2050 ,35766. 
b)Các số chia hết cho 3 là: 2229 ,35766
Các số chia hết cho 5: 2050
Các số chia hết cho 9:35766
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, nhận xét và sửa bài (nếu sai).
64620, 5270; b) 64620. c) 64620.
- Học sinh làm bài ở phiếu bài tập, 2 em làm ở phiếu lớn để đính lên bảng.
- Học sinh nhận xét và sửa bài (nếu sai).
a) 5 8 chia hết cho 3 là 2
b) 6 3 chia hết cho 9 là 9
c) 24 chia hết cho 3 và 5 là 9
d) 35 chia hết cho cả 2 và 3 là 4
Học sinh nêu yêu cầu và lần lượt lên bảng làm
a) 2253 + 4315 – 173 b) 6438 – 2325 x 2 =6568 - 173 = 6438 -4650 
= 6395 = 1788
 c) 480 – 120 : 4 
 = 480 - 30 
 = 450 
-Học sinh đọc đề phân tích đề, suy nghĩ trả lời.
-Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0,15,30,45,lớp ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 20 học sinh . Vậy số học sinh của lớp là 30.
3.Củng cố - Dặn dò: 5’
GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học . 
 -Về làm lại các bài tập, ôn tập tốt chuẩn bị thi HKI.
ĐỊA LIÙ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I
Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2010
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 8
I/ Mục đích yêu cầu:
-Nghe – viết : Chiếc xe đạp của chú Tư. Tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích
-Rèn kĩ năng nghe – viết , viết văn miêu tả
-Giáo dục học sinh sự cẩn thận, không chủ quan trong làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra SGK / 179
III/ Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 5’
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
1/ Chính tả: Chiếc xe đạp của chú Tư ( 10 phút)
MT: Rèn viết đúng chính tả và chữ viết cho HS.
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. HS lắng nghe.
-Giáo viên đọc cho HS viết bài. 
-HS viết bài vào vở.
-GV đọc lại cho HS khảo bài.
2/ Tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích. (30 phút)
MT: củng cố thể lọai văn miêu tả đồ vật cho HS.
-GV ghi đề bài lên bảng- HS ghi đề bài.
-HS làm bài.
-GV theo dõi và nhắc nhở HS chú ý trình bày, tập trung làm bài tốt.
3/ Củng cố- Dặn dò: 5’
HS khảo lại bài- GV thu bài - Nhận xét thái độ làm bài của HS.
 - Về ôn tập tốt và chuẩn bị sách vở để học HKII.
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
+ Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
+ Xác định vai trò của ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đồi sống.
+ Luôn có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy học.+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 72,73.
+ Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: 5’
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Em hãy nêu vai trò của khí ô-xi, ni-tơ đối với sự cháy?
H.Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt?.
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở
+GV yêu cầu học sinh để tay trước mũi, thở ra và hít vò rồi nêu nhận xét.
+ Yêu cầu học sinh nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
+ GV yêu cầu học sinh dựa vào tranh ảnh để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và đời sống.
Kêùt luận: Không khí râùt cần cho sự sống của con người, nếu thiếu không khí con người sẽ chết.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật
Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh ĐV và TV đều cần không khí để thở
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 3, 4 trang 72 và trả lời câu hỏi
H. Tại sao sâu bọ và cây trong hình 3b và 4b bị chết?
+ GV:Để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bìng thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống. Khi chuột thở hết ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó nị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
H . Vì sao chúng ta không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi
Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống
+ GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5,6 trang 73 SGK
H. Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước?
H. Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?
H. Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật?
H. Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
H. Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xi?
* Kết luận:Người động vật ,thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
-Gọi học sinh về học thuộc mục bạn cần biết
10’
8’
7’
+ Lần lượt học sinh lên bảng trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
+ Học sinh lắng nghe.
-Khi để tay trước mũi, thở ra và hít vô em thấy luồn không khí ẩm chạm vào tay.
- HS mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
-Không khí rất cần cho đời sống của con người: Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống cả ngày nhưng không thể nhịn thở quá 5 phút
- Học sinh lắng nghe.
+ HS quan sát 
-Sâu bọ và cây trong hình 3b và 4b bị chết vì thiếu không khí.
-Lắng nghe
- Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc , hút khí ô-xi , làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.
+ Học sinh quan sát , thảo luận theo bàn , trả lời.
-Bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng.
-Máy bơm không khí vào nước
-Vài học sinh nêu.
-Ô-xi quan trọng nhất đối với sự thở.
-Nhữïng người thợ lặn ,thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cấp cứu
3. Củng cố - Dặn dò: 
 GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ học.
 -Dặn học sinh vềø mỗi nhóm làm 1 cái chong chóng bằng bìađể tiết sau học.
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN II
Môn: ATGT
Bài: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (TIẾT 6)
(Đã soạn ở tuần 13) 
KÝ DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 18 LDDK.doc