Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)

I. Mục tiêu:

Giúp hs:

 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

 - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm các bài tập.

II. Các hoạt động dạy học:

A, Kiểm tra bài cũ;

? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và nêu ví dụ chứng minh?

- 2,3 HS nêu.

B, Bài mới.

1. Giới thiệu bài: Nêu Mục tiêu.

2. Dấu hiệu chia hết cho 3.

 

doc 8 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 11 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tiết 35: 	Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 1
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Kiểm tra lấy điểm đọc ( HKI)
- Đọc rành mạch, trôi chảy các BT đọc đã học(tốc độ khoảng 80 tiếng/phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết đựoc các nhân vật trong bài tập đọc là Truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có trí thì nên, Tiếng sao diều.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong học kì I.
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra TĐ và HTL.
- Kiểm tra 4 - 5 HS
- Từng hs bốc thăm, xem bài 1 phút.
- Thực hiện theo phiếu yêu cầu.
- Đặt câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm, hs nào không đạt yêu cầu kiểm tra lại tiết sau.
3. Bài tập 3.
- Đọc yêu cầu bài.
- Gv nêu rõ yêu cầu:
- Hs thảo luận làm bài theo nhóm 2.
- Trình bày miệng:
- Lần lượt hs nêu.
- Gv nx, chốt ý hoàn thành vào bảng.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng.
Tiết 86: 	Toán 
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu:
	Giúp HS :
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
? Lấy ví dụ ?
- 2,3 HS nêu, lớp trao đổi, nx
- Gv nx chung.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu:
2. Dấu hiệu chia hết cho 9
? Nêu các số chia hết cho 9? 
? Các số không chia hết cho 9?
? Em có nhận xét gì về tổng của các chữ số chia hết cho 9 và tổng của các chữ số trong số không chia hết cho 9?
- HS lấy ví dụ:
72 : 9 = 8 182 : 9 = 20 (dư2)
7 + 2 = 9 1 + 8 + 2 = 11
9 : 9 = 1 11 : 9 = 1 (dư2)
* Dấu hiệu chia hết cho 9?
- HS nêu : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
*Chú ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 ...
...thì không chia hết cho 9.
2. Luyện tập: 
Bài 1. Làm miệng
- HS nêu các số chia hết cho 9.
99; 108; 5643; 29385.
Bài 2: Làm miệng
- HS nêu ccác số không chia hết cho 9:
96; 7853; 5554;1097.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. VN học thuộc dấu hiệu chia hết cho 9.
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 11 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Tiết 87:	 toán	
Dấu hiệu chia hết cho 3.
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ;
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và nêu ví dụ chứng minh?
- 2,3 HS nêu.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu Mục tiêu.
2. Dấu hiệu chia hết cho 3.
? Tìm một vài số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?
21 : 3 =7 22 : 3 = 7 (dư1)
18 : 3 = 6 20 : 3 = 6 (dư2)
? Nhận xét gì về tổng của các chữ số trong các số trên?
2 + 1 = 3 2 + 2 = 4
3 : 3 = 1 4 : 3 = 1 (dư 1)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
* Chú ý: - Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì .... 
-... thì không chia hết cho 3.
3. Bài tập:
Bài 1, 2: Học sinh làm nháp, trình bày miệng.
- Bài 1: Số chia hết cho 3:
 231; 1872; 92 313.
- Bài 2: Số không chia hết cho3: 502; 6823; 55 553; 641 311.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3? 
- Nx tiết học. VN làm bài 1,2 vào vở, học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3.
Tiết 18: 	 Chính tả 
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
	- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
	- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT 2). Bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3)
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu của tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (Thực hiện như tiết 1).
3. Bài tập 1. Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật?
- HS đọc yêu cầu.
- Đặt câu:
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
- Gv cùng hs nx.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự nhớ hoặc xem lại bài tập đọc: Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ đã học, đã biết.
- HS làm bài vào vở.
- Trình bày:
- Nêu miệng, 3 hs viết bảng.
- Gv nx, chốt ý đúng:
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập rèn luyện cao:
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt- Có ngày thành kim.
- Người có chí thì nên 
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Lửa thử vàng,...
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác
- Ai ơi đã ...
- Hãy lo bền chí câu cua ...
5. Củng cố, dặn dò:
	- Gv nx tiết học, Vn đọc các bài TĐ và HTL.
Tiết 35: 	Luyện từ và câu 
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
	- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện. Bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện Ông Nguyễn Hiền (BT2)
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu của tiết 1.
	-Bảng phụ viết sẵn về 2 cách mở bài, 2 cách kết bài .
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
- HS viết bài phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng vào vở:
- 1 HS đọc yêu cầu.Lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều/104.
- Đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, kết bài.
- Cả lớp viết bài.
- Trình bày:
- HS đọc nối tiếp.
- GV cùng hs nx, trao đổi.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN viết hoàn chỉnh phần mở bài và kết bài vào vở.
Ngày soạn:Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Tiết 88: 	 toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
	- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, 3, vừa chia hết cho 2 và 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3? VD?
- 2,3 HS nêu.
- GV cùng hs nx, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài luyện tập.
1. Ôn tập;
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9? VD?
- Nhiều hs nêu từng dấu hiệu và ví dụ.
? Muốn biết 1 số nào đó chia hết cho mấy căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: Dấu hiệu chia hết cho 2,5.
- Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
2. Luyện tập:
Bài 1, 2,3: Tổ chức cho hs tự làm bài vào vở, chữa bài và trao đổi cách làm.
- Gv nx chốt bài làm đúng:
Bài 1: 
a. Các số chia hết cho 3 là: 
 4563; 2229; 3576; 66 816.
b. Các số chia hết cho 9 là: 
 4563; 66816.
c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576.
Bài 2: a. 945. c. 762; 768
 b. 225; 255; 285.
Bài 3: a,d: Đ b,c: S.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. 
- VN học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tiết 36: 	 Tập đọc 
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
	- Mức độ Y/C về kỹ năng đọc như ở tiết 1
	- Nghe- viết đúng chính tả trình bày đúng bài thơ: Đôi que đan. (tốc độ viết khoảng 80 chữ /15phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2: Nghe - viết : Đôi que đan.
- Đọc bài thơ:
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm. Nêu từ dễ viết sai.
- Luyện viết từ khó viết:
- 1 số HS lên bảng, lớp viết nháp.
- Gv cùng hs nx trao đổi.
? Nội dung bài thơ?
- Hai chị em bạn nhỏ tập đan...
- GV nhắc nhở chung:...Đọc bài:
- HS viết bài...
- GV đọc lại bài:
- HS soát lỗi
- GV chấm, chữa lỗi.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, Vn tiếp tục luyện đọc. HTL bài thơ Đôi que đan.
Tiết 35: 	Tập làm văn
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
	- Mức độ Y/C về kỹ năng đọc như ở tiết 1	
	- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu của tiết 1. Giấy, bút dạ cho HS làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL ( Như tiết 1).
3. Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu, thực hiện theo yêc cầu, làm bài vào vở, 2,3 HS làm bài trên phiếu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, dán phiếu.
- GV cùng hs nx, chốt lời giải đúng:
Danh từ
Buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
Động từ
- dừng lại, chơi đùa
Tính từ
Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm
- Buổi chiều xe làm gì?
- Nắng phố huyện thế nào?
- Ai đang chơi đùa trước sân?
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Hoàn thành BT 2 vào vở.
Ngày soạn : Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
Tiết 89: 	Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
II. Các hoạt động dạy -học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Em nêu các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9? VD?
- Nhiều hs nêu.
- Gv cùng hs nx chung.
B, Luyện tập chung
Bài 1: Tự làm bài vào vở, chữa bài
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 4 hs lên bảng:
a.4568; 2050; 35 766
b. 2229; 35766; 
c. 7435; 2050.
d. 35 766.
Bài 2: Yêu cầu hs nêu cách làm. tự làm, nêu kết quả, trình bày vào vở:
a. 64 620; 5270.
b. 57 234; 64 620; 5 270.
c. 64 620
Bài 3. Học sinh tự làm bài vào vở, kiểm tra chéo vở, nêu kết quả đúng:
a. 528; 558; 588. c. 240
b. 603; 693. d. 354.
- Gv cùng hs nx từng kết quả.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra định kì HKI.
Tiết 36: 	Luyện từ và câu 
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu.
 - Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).	
 - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: Quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết MB kiểu gián tiếp và KB kiểu mở rộng cho bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu của tiết 1. Giấy, bút dạ cho HS làm bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL.Kiểm tra những hs còn lại.
3. Bài tập 3. 
Đọc yêu cầu:
a. QS 1 đồ dùng học tập, chuyển kết quả qs thành dàn ý:
- HS xác định yêu cầu của đề: Là bài văn miêu tả đồ vật.
- Đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật..
- 2,3 HS đọc.
- Chọn đồ dùng để quan sát:
- Lớp làm bài , sau chuyển thành dàn ý. Một số hs làm phiếu, lớp làm nháp.
- Trình bày:
- HS nêu miệng, dán phiếu:
- GV cùng hs nx, chốt dàn ý tốt.
b.Viết phần MB gián tiếp, KB mở rộng:
- HS viết bài vào vở
- Trình bày:
- Lần lượt hs đọc
- GV cùng hs nx chung:
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. VN hoàn chỉnh dàn ý làm vào vở. Chuẩn bị giấy ĐKHKI.
Ngày soạn : Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tiết 90: 	 Toán 
Kiểm tra định kì (cuối HK I)
(Nhà trường ra đề)
Tiết 36: 	Tập làm văn 
Kiểm tra định kì ( Viết)
(Nhà trường ra đề)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_sang.doc