Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

1. Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

2. Đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 80 tiếng/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ.

- Đọc hiểu: trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận biết được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

3. GDHS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 2 và bút.

- HS: Vở ghi, sgk.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 23/12/2011	 THỨ 2 Ngày giảng: 26/12/2011
TIẾT 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
=======================================
TIẾT 2: TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
2. Đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 80 tiếng/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ. 
- Đọc hiểu: trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận biết được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
3. GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 2 và bút.
- HS: Vở ghi, sgk.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- Gắp thăm bài đọc. (5 – 7học sinh)
- Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nx, cho điểm.
c, Lập bảng tổng kết: 
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên ?
- Tự làm bài trong nhóm.
- Nhóm xong trước dán phiếu đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1’
15’
17’
- Hát.
- Lắng nghe.
- Học sinh bốc thăm ( mỗi lượt 5 – 7 học sinh). Học sinh về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 học sinh đọc xong thì học sinh khác lên gắp thăm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc .
+ Ông trạng thả diều./ “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi./ Vẽ trứng./ Người tìm đường lên các vì sao./ Văn hay chữ tốt./ Chú đất nung./ Trong quán ăn “Ba cá bống”./Rất nhiều mặt trăng./
- Nhóm đọc thầm các truyện kể, trao đổi làm bài.
- Đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà ham học.
Nguyễn Hiền.
“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lới.
Bạch Thái Bưởi.
Vẽ trứng
Xuân Yên.
Lê-ô-nác-đô đa vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đavin-xin.
Người tìm đường lên các vì sao.
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toan.
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki.
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát.
Chú đất nung (phần 1- 2 )
Nguyễn Kiên
Chú bé đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích, còn 2 người bột yếu ớt gặp nước suít bị tan ra.
Chú Đất Nung.
Trong quán ăn “ Ba cá Bống”
A-lếch-xây-tôn-xtôi.
Bu-na-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-na-ti-nô.
Rất nhiếu mặt trăng (phần 1-2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Cô công chúa.
4.Củng cố – dặn dò: 
- Tổng kết nội dung bài: 
- Về học các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
3’
- Lắng nghe, ghi nhớ.
====================================
TIẾT 3: TOÁN:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. Mục tiêu
1. Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
2. Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9 để giải các bài toán có liên quan. 
3. GDHS có ý thức trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giáo án, sgk, bảng phụ
- HS: Sgk, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
*Ví dụ: 
a. Tìm các số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9?
- Ghi thành 2 cột, cột số chia hết cho 9 và cột số không chia hết cho 9
- Em đã tìm số chia hết cho 9 ntn?
- Đọc lại các số chia hết cho 9.
b. Dấu hiệu chia hết cho 9:
- Đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.
+ Tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?
- Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.
- Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.
- Tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.
+ Tổng các chữ số của số này có chia hết cho 9 không? 
+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9, hay không chia hết cho 9 ta làm ntn?
- Ghi bảng, đọc và ghi nhớ dấu hiệu.
*Luyện tập: 
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9?
- Làm bài cá nhân.
- Báo cáo trước lớp.
+ Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9?
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?
- Nx, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9. 
- Về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
29’
15’
15’
8’
7’
3’
- Hát đầu giờ
- 2 HS nêu.
- HS nghe.
VD: 10 : 2 = 5 ; 32 : 2 = 16 ; .......
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, một số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9.
+ Dựa vào bảng nhân 9 để tìm
+ Lấy ví dụ bất kỳ nhân với 9 được một số chia hết cho 9....
- HS đọc 
- HS phát biểu ý kiến.
+ Tính tổng các chữ số của từng số. VD:
 27. 2 + 7 = 9; 81. 8 + 1 = 9; 
 54. 5 + 4 = 9; ...
 873. 8 + 7 + 3 = 18; ......
+ HS phát biểu ý kiến.
- Phát biểu ý kiến, lớp theo dõi và nhận xét
- HS làm vào nháp.
+ Tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.
+ Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số của nó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9
- 3, 4 HS đọc.
- Đọc y/c.
- Suy nghĩ làm bài.
+ Các số chia hết cho 9 là 99, 108, 5643, 29385, vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.
- Nx, bổ sung.
- Đọc y/c.
- Suy nghĩ làm bài.
- Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097 vì tổng các chữ số của số này không chia hết cho 9.
- 2 HS phát biểu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
===================================
TIẾT 4: KĨ THUẬT:
Bài 8 : CẮT KHÂU THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
1. Đánh giá kiến thức kĩ năng thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh.
2. Rèn cho HS kĩ năng cắt, khâu, thêu.
3. GD – HS quý trọng sản phẩm tự tay mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Quy trình thêu, mẫu thêu, kim, chỉ.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là khâu đột thưa, đột mau ?
 - Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
*Hoạt động 1: Tự chọn sản phẩm
+ Muốn lựa chọn sản phẩm tự chọn ta nên tự chọn ntn?
+ Nêu các sản phẩm có thể tự chọn là những sản phẩm ntn?
- HD HS tự lựa chọn sản phẩm thích hợp để thực hành theo các bước.
- Quan sát, giúp đỡ.
*Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm .
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Hệ thống ND giờ học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà tiếp tục thực hành.
1’
4’
1’
26’
20’
6’
3’
- Hát chuyển tiết.
+ 2, 3 HS thực hiện yêu cầu.
+ Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt,khâu thêu đã học
+ Những sản phẩm tự chọn phải kết hợp các hoạt động đã học và phải phù hợp với khả năng của từng cá nhân và các sản phẩm đó gần gũi với đời sống hàng ngày như:khăn tay,túi đựng bút,áo búp bê.
- Cắt phải theo kích thước sản phẩm cần khâu.
- Khâu, thêu sản phẩm mình chọn.
- Trưng bày sản phẩm 
- HS nhận xét đánh giá các sản phẩm dựa vào tiêu chí.
- Lắng nghe, ghi nhớ
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Hệ thống hoá và củng cố những kiến thức đã học trong học kỳ I về các chủ đề trên.
2. Thực hành và có hành vi tốt trong mọi tình huống.
3. GV ý thức và đạo đức cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án, sgk, đề kiểm tra.
- HS: Sách vở, giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét chung.
3. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng.
b. Kiểm tra: 
- Đọc và ghi câu hỏi lên bảng
1) Vì sao chúng ta cần phải biết ơn thầy giáo, cô giáo? em cần làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đó?
2) Tại sao ta cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Em cần phải làm gì để ông bà, cha mẹ vui lòng?
- Đưa ra tình huống, nêu cách giải quyết.
1. Em đang ngồi học bài. Em thấy ông có vẻ mệt mỏi, ông nói : “Hôm nay ông đau lưng quá”.
2. Cô giáo em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?
3. Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn.
- Nx, tuyên dương có cách giải quyết phù hợp.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng kết bài học.
- Về nhà thực hiện các hành vi đạo đước chuẩn mực, và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
27’
3’
- Hát chuyển tiết
- Lớp phó học tập báo cáo
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
- HS nghe câu hỏi suy nghĩ và trả lời.
+ Vì thầy giáo, cô giáo là những người dạy chúng em nên người. Chúng em cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy chúng em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Hoạt động nhóm 5(đóng vai đưa tra cách giải quyết).
+ Em đến bên ông nói: Ông ơi ! ông lên giường nằm để cháu đấm lưng, xoa dầu cho ông.
+ Em sẽ bảo các bạn giữ trật tự, cử một bạn gọi người lớn XQ đến giúp, 1 bạn xoa dầu gió nếu cô cần.
+ Em sẽ không chơi, lấy khăn giúp ông.
- Nx, bổ sung.
- Lắng nghe - Ghi nhớ
======================================
Ngày soạn: 24/12/2011	 THỨ 3 Ngày giảng: 27/12/2011
TIẾT 1: TOÁN:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3.
I. Mục tiê ... và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- Đọc y/c.
- Làm bài cá nhân.
- 4563; 2229; 3576; 66816
- 4563 ;66816
- 2229 ; 3576
- HS đọc y/c.
- HS điền số vào ô trống
+ Số 5
+ số 2
+ số 2
- 2 em đọc y/c.
- 3 em lên bảng trả lời
+ đúng
+ Sai
+ Sai
+ đúng
- HS ghi nhớ
=====================================
TIẾT 4: MĨ THUẬT
Giáo viên chuyên soạn, giảng
=====================================
TIẾT 5: LỊCH SỬ: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I.
=====================================
Ngày soạn: 26/12/2011 THỨ 5 Ngày dạy : 29/12/2011
TIẾT 1: TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9.
2. Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán.
3. Gd Hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- GV: Phiếu học tập BT3
- HS: Sách vở
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 ? Cho ví dụ minh hoạ.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài:
 Bài 1: Trong các số 
- Làm bài cá nhân.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Trong các số sau (HĐCN)
- Nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết 
- Làm bài cá nhân – phiếu
a) 5 8 chia hết cho 3
b) 6 3 chia hết cho 9
b) 24 chia hết cho cả 3 và 5
c) 35 chia hết cho cả 2 và 3
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9, chuẩn bị bài kiểm tra học kì I.
1’
4’
1’
31’
10’
10’
11’
3’
- Hát tập thể
- 1 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- Đọc y/c.
- 4 HS nêu miệng :
a) Các số chia hết cho 2 là : 4568 ; 2050 ; 35766
b) Các số chia hết cho 3 là : 2229 ; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là : 7435 ; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là : 35 766.
- Đọc y/c.
- Làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài :
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là : 64620 ; 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là : 57324 ; 64620.
c) Số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 là : 64620.
- Đọc y/c.
- 1 HS lên bảng điền vào ô trống.
+ Số 2
+ Số 9
+ Số 0
+ Số 4
- Nx, sửa sai.
- HS ghi nhớ
=======================================
TIẾT 2 : THỂ DỤC
Giáo viên chuyên soạn, giảng
=======================================
TIẾT 3: KHOA HỌC:
BÀI 36 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
(Mức độ tích hợp: Liên hệ bộ phận)
I. Mục tiêu: 
 	1. Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. 
2. Xác định được vai trò của khí ôxy đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
3. GDHS có ý thức bảo vệ bầu không khí.
4. THMT: GDHS mối quan hệ giữa con người với môi trường, con người cần đến không khí từ môi trường. Phải biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh nêu vai trò của không khí đối với người, động vật, thực vật.
III. Hoạt động dạy và học:
(THMT: Lồng ghép trong HĐ 2)
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao không khí lại cần cho sự cháy?
- Nx, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Viết đầu bài.
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người
* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng CM con người cần không khí để thở, xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
*Cách tiến hành:
- Để tay trước mũi thở ra và hít vào.
- Người thợ lặn và cá trong bể cần có gì để lặn được lâu dưới nước ?
- Lấy tay bịt mũi và miệng lại em có cảm giác gì ? 
- Những người bệnh nặng để giúp họ thở người ta thường làm gì ?
*Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với ĐV và TV
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
* Cách tiến hành:
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình lại bị chết ?
+ Nêu vai trò của không khí đối với thực vật ?
*THMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khi ?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ôxy.
* Mục tiêu: Vai trò của ôxy trong sự thở, ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
*Cách tiến hành:
+ Trong trường hợp nào người ta phải dùng ôxy ?
- Nx, bổ sung.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nêu mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
1’
4’
1’
9’
9’
10’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- 1 HS lên bảng.
- Nhắc lại đầu bài.
- Lớp làm theo mục thực hành.
- Nhận xét: Có luồng gió.
(ngạt thở )
- Cần có bình ôxy.
- Nước trong bể cần được bơm không khí vào.
- Cần được thở bằng bình ôxy
- HS quan sát hình 3 + 4.
+ Vì không có không khí nên sâu bọ và cây bị chết.
+ Thực vật cũng cần có không khí để thở. Thực vật hô hấp cả ngày và đêm nên vào ban đêm không nên để quá nhiều hoa và cây cảng trong phòng ngủ, không đóng kín cửa và cây thải ra khí các bô níc và hút khí ô xy làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của người ngủ trong phòng.
- Liên hệ trả lời.
+ Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bệnh nặng cần cấp cứu.
- 2 HS nêu.
====================================
TIẾT 4: LUYỆN TÙ VÀ CÂU:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
2. Đọc phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 80 tiếng/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ.
- Vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập. 
3. GD HS có ý thức học bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu ghi sẵn bài tập đọc, học thuộc lòng ( như ở tiết 1). Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 2.
- HS: Vở ghi, sgk.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
*Kiểm tra đọc: 
- Tương tự như tiết 1.
* Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Đọc yêu cầu và nội dung.
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài, bổ sung.
1’
1’
12’
20’
- Hát
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
- HS làm bảng lớp. Học sinh dưới lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những
 DT DT DT ĐT DT TT DT DT DT TT 
em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí. Phù lá cổ đeo móng hổ
 DT DT DT DT DT DT DT DT DT ĐT DT DT
quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
 DT TT	 ĐT DT
- Tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Nhận xét – chữa câu.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Thế nào là động từ, tính từ, danh từ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau
3’
- 3 HS lên bảng đặt. Cả lớp làm vào vở.
+ Buổi chiều, xe làm gì?
+ Nắng phố huyện như thế nào?
+ Ai đang chơi đùa trước sân?
- 2, 3 Hs trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
======================================
TIẾT 5: TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.
2. Đọc phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 80 tiếng/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ.- Kiểm tra đọc hiểu (lấy điểm). Yêu cầu như tiết 1.
- Viết được bài văn miêu tả đồ vật.
3. GDHS có ý thức trong học tập
II . Đồ dùng dạy - học:
- GV: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
 + Bảng lớp ghi sẵn phần ghi nhớ. 
- HS: Vở ghi, sgk.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
* Kiểm tra bài đọc: 
 - Tiến hành tương tự tiết 1.
* Ôn luyện về văn miêu tả:
- Đọc yêu cầu.
- Đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
- Tự làm bài. 
- Trình bày. Giáo viên ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng.
- Nx, sửa lỗi dùng từ và diễn đạt cho học.
4. Củng cố – dặn dò: 
+ Thế nào là văn miêu tả? Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả?
- Dặn về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút; chuẩn bị kiểm tra định kì.
1’
1’
12’
20’
3’
- Lắng nghe, ghi đầu bài
- HS đọc thành tiếng, yêu cầu trong sách giáo khoa.
- HS đọc .
- 2 HS đọc.
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài.
- 3 – 5 học sinh trình bày.
a) Mở bài:
 * Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới. ( do ông tặng nhân dịp sinh nhật..)
b) Thân bài:
* Tả bao quát bên ngoài.
+ Hính dáng thon, mảnh, trong như cái đũa, vát ở trên,.
* Tả bên trong.
+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+ Nét trơn đề, thanh đậm
c) Kết bài:
* Tình cảm của mình với chiếc bút.
- Nx, bổ sung.
+ 2, 3 HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
======================================
Ngày soạn: 27/12/2011 THỨ 6 Ngày giảng: 30/12/2011
TIẾT 1: TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I 
======================================
TIẾT 2: ĐỊA LÝ:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I 
======================================
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I 
======================================
TIẾT 4: CHÍNH TẢ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I 
TIẾT 5: SINH HOẠT 
NHẬN XÉT TUẦN 18
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên
II. Lên lớp:
1. Tổ chức: Hát
2. Bài mới:
a. Nhận định tình hình chung của lớp
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt
- Nề nếp : Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, nếp do trường lớp đề ra.
- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp chưa tích cực Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Ôn và thi học kì học I. Hoàn thành chương trình học kì I.
- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng
b. Kết quả đạt được
- Tuyên dương: Chưa, Nam, Xuân, 
- Phê bình: Thắng, An, Yêu, 
3. Phương hướng tuần 19:
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt
- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra.
4. Trò chơi: “Giấu phấn”
NHẬN XÉT:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 18.doc