Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Nguyễn Thị Loan - Trường tiểu học Phú Hài 2

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Nguyễn Thị Loan - Trường tiểu học Phú Hài 2

MĨ THUẬT

(GV chuyên dạy)

 Tiết 37 TẬP ĐỌC TGDK : 40 phút

 BỐN ANH TÀI (Truyện cổ dân tộc Tày)

I. Mục đích yêu cầu: CKTKN trang 31

* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân.( 1)

 - Hợp tác( 2)

 - Đảm nhận trách nhiệm( 3)

II. Đồ dùng D-H: - Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động D-H: A. Mở đầu:

- Giới thiệu tên các chủ điểm sẽ học trong học kì II.

B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm mới: “Người ta là hoa đất” và bài học.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV: Chia đoạn bài đọc (5 đoạn).

- HS: Nối tiếp đọc 5 đoạn của bài, GV kết hợp hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc các tên riêng trong bài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

+ Đọc câu: Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.

+ Tìm giọng đọc toàn bài. Chú giải các từ ở SGK. ( GD 1)

- HS: Đọc nhóm bốn. HS: 1em đọc toàn bài. GV: Đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hỉêu bài: - HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?

+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? (Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót).

- HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. ( GD 2)

+ Cẩu Khây lên đường đi diệt yêu tinh cùng những ai?

+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? (Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ để đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng).

c. Đọc diễn cảm: - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.

- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ cách đọc đoạn 1, 2. ( GD 3)

- HS: Luyện đọc và thi đọc diễn cảm trước lớp.

- GV cùng cả lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương, cho điểm.

3. Củng cố, dặn dò: - Bài đọc nói về điều gi? (Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây). Liên hệ thực tế, giáo dục.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.

Phần bổ sung:

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Nguyễn Thị Loan - Trường tiểu học Phú Hài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ba ngày 4 tháng 01 năm 2011
MĨ THUẬT
(GV chuyên dạy)
 Tiết 37 TẬP ĐỌC TGDK : 40 phút
 BỐN ANH TÀI (Truyện cổ dân tộc Tày)
I. Mục đích yêu cầu: CKTKN trang 31
* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân.( 1)
	 - Hợp tác( 2) 
	 - Đảm nhận trách nhiệm( 3)
II. Đồ dùng D-H: 	- Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động D-H: A. Mở đầu:
- Giới thiệu tên các chủ điểm sẽ học trong học kì II.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm mới: “Người ta là hoa đất” và bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV: Chia đoạn bài đọc (5 đoạn).
- HS: Nối tiếp đọc 5 đoạn của bài, GV kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các tên riêng trong bài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
+ Đọc câu: Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
+ Tìm giọng đọc toàn bài. Chú giải các từ ở SGK. ( GD 1)
- HS: Đọc nhóm bốn. HS: 1em đọc toàn bài. GV: Đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hỉêu bài: - HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? (Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót).
- HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. ( GD 2)
+ Cẩu Khây lên đường đi diệt yêu tinh cùng những ai?
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? (Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ để đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng). 
c. Đọc diễn cảm: - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ cách đọc đoạn 1, 2. ( GD 3)
- HS: Luyện đọc và thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò: - Bài đọc nói về điều gi? (Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây). Liên hệ thực tế, giáo dục.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
Phần bổ sung: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 91	 TOÁN TGDK: 40 PHÚT
KI-LÔ-MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu
- Hình thành về biểu tượng đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Biết 1 ki-lô-mét vuông bằng 1000000 mét vuông và ngược lại.
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài 
- GV: Để đo được diện tích lớn như diện tích một thành phố hoặc một khu rừng người ta thường dùng đơn vị ki-lô-mét vuông.
2. Giới thiệu ki-lô-mét-vuông.
- T: Mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu ?
- Vậy Ki-lô-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu ?
- T: Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2
1 km2 = 1000 000 m2
- T giới thiệu: Diện tích thủ đô Hà Nội (năm 2002) là 921 km2
3. Luyện tập.
 *Bài 1: - HS đọc yêu cầu và thực hiện vào SGK sau đó nêu ý kiến.
- T nhận xét sửa sai. 
 *Bài 2: - HS nêu yêu cầu của đề bài: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS thực hiện vào bảng con. 
- T nhận xét sửa sai.
*Bài 4b: - HS đọc đề bài sau đó T hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính ước lượng thử xem chiều dài và chiều rộng của phòng học là bao nhiêu mét, sau đó so sánh và rút ra kết quả.
- Gv có thể gợi ý thông thường muốn đo diện tích một phòng học, diện tích một quốc gia ta thường sử dụng đơn vị đo nào ?
- HS: Nêu ý kiến, T nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3: (HS khá giỏi) - HS đọc đề bài. 
- HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
- HS làm bài vào vở. GV nhận xét - sưả sai
Diện tích khu rừng hình chữ nhật đó là:
 3 x 2= 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2
4. Củng cố, dặn dò :
- GV: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Phần bổ sung: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 37 KHOA HỌC	 TGDK : 35 phút
TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu:	 Sau bài hoc, HS biết:
 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
 - Giải thích tại sao có gió. Hiểu được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào và ban đêm thì gió từ đất liền thổi ra biển.
II. Đồ dùng D-H
- HS chuẩn bị theo nhóm để làm thí nghiệm như chong chóng, nến,
III. Các hoạt động D-H
1. Hoạt động 1: Chơi chong chóng.
 - HS tiến hành chơi chong chóng và tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng quay, khi nào không quay ?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, khi nào quay chậm ?
 - Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo.
2. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió.. 
- HS thảo luận nhóm:
- Quan sát thí nghiệm SGK và cho biết vì sao.
- Yêu cầu 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung, T ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng.
+ GV kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
3. Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
 - GV treo tranh cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 75. Cho biết nguyên nhân ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm thì ngược lại.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS phát biểu ý kiến của nhóm mình.
- T nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
 - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 - Dặn HS về nhà xem trước bài tiết học sau.
Phần bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 19 ĐẠO ĐỨC TGDK : 35 Phút
 KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
* Kĩ năng sống: - Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động ( 1)
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động( 2)
II. Đồ dùng D-H
- Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III. Các hoạt động D-H
*Giới thiệu bài: Kính trọng biết người lao động.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ của em.
- HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp.
2. Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên”.
- Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến rơm rớm nước mắt).
- GV: Chia HS thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: GD ( 1) 
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao? 
- GV: Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm. 
3. Hoạt động 3 : Kể tên nghề nghiệp.
- HS: chia thành 2 đội. GD ( 2)
- Thi trò chơi tiếp sức kể tên các nghề nghiệp lao động mà em biết (thực hiện trong 3 phút).
Kết luận: Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau. 
4. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến.
- HS quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
+ Những người lao động trong tranh làm nghề gì?
+ Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK. 
5. Hoạt động tiếp nối
- Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ?
 - HS: nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động.
Phần bổ sung: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 5 tháng 01 năm 2011
 THỂ DỤC
(GV chuyên dạy)
Tiết 19 CHÍNH TẢ TGDK : 35 phút
Nghe- viết: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục đích yêu cầu: - CKTKN trang 31
II. Đồ dùng D-H
- Phiếu viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: + Đoạn văn viết về nội dung gì ?
+ Em hiểu Kim tự tháp Ai Cập là gì ?
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GVđọc cho HS viết.
- GV đọc toàn bài, HS soát lỗi.
- GV chấm bài: 7 – 8 em.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 *Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét và kết luận các từ đúng.
+ sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng.
 * Bài 3: ( Nếu còn thời gian) 
-  ... ùm xuống nước.
Đàn cá chuối con lại tranh nhau đớp tới tấp.
*Bài 3: Đặt 2 câu kể Ai làm gì ? Trong đó một câu có vị ngữ là động từ, một câu có vị ngữ là cụm động từ. 
- H tự làm bài vào vở, T giúp đỡ những em yếu.
- Chấm, chữa bài:
+ 2 H ngồi cạnh nhau đổi vở đọc bài làm của nhau.
+ Gọi một số H đọc bài làm trước lớp.
+ Lớp nghe và nhận xét bài làm của bạn.
+ T chấm một số bài , nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò 
- T nhận xét chung giờ học. 
- Dặn: Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
------------------------------a&b------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu: 
Củng cố kỹ năng thực hành tính chiacho số có 2, 3 chữ số, giải toán có lời văn và chuyển đổi đơn vị đo km2.
II. Các hoạt động dạy học:
*Bài 1: Tính:
 65478 : 32 89320 : 27 4532 x 806 89032 x 432 
- HS thực hện vào vở, chữa bài.
*Bài 2. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 98 cm. Chiều dài hơn chiều rộng 14 cm. Tính diện tích hình chữ nhật.
- HS xác định dạng toán, vận dụng công thức để tính đúng.
- HS làm bài vào vở, 1 em chữa bài ở bảng lớp.
- T cùng lớp nhận xét, chốt bài giải đúng, VD:
Tóm tắt
Chiều dài:
Chiều rộng: 14 cm 98 cm
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(98 – 14) : 2 = 42 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
98 – 42 = 56 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
56 x 42 = 2352 (cm2)
Đáp số: 2352 cm2
*Bài 3. Điền số thích hợp vào ô trống
 3 km2 = ...m2 ; 85 m2 =.cm2 ; 15 000 000 m2 =cm2
 6 km2 = ...m2 ; 20dm2 = ..cm2 ; 45 km2 = m2
- HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
- HS làm bài vào vở.
III. Củng cố: 
Nhận xét giờ học
----------------------------------a&b-----------------------------
Thứ ba ngày17 tháng 1 năm 2010
 ----------------------------a&b-----------------------------
Toán
-----------------------------a&b-----------------------------
Khoa học
-----------------------------a&b-----------------------------
----------------------------------a&b------------------------------
SINH HOẠT LỚP
 	I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 19
- Một số kế hoạch cho tuần học 20. 
II. Nội dung sinh hoạt
A. Đánh giá tình trong tuần
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nền nếp:
- Sĩ số: 18 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nền nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nền nếp đầu giờ.
- Khắc phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nền nếp Đội.
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo thầy giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Quỳnh Lưu, Luân, Thoại, Ái Diễm, Hoa.
- Tuy nhiên một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Lương, Đông, Xuân.
- Kết quả kiểm tra HKI đạt kết quả tương đối cao: 4 giỏi, 5 khá, 9 TB, không có yếu kém.
c. Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Thoại, Đông.
 	e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
	B. Kế hoạch tuần 20
a. Nền nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nền nếp lớp, đặc biệt là nền nếp ra vào lớp, các nền nếp hoạt động Đội.
b. Học tập: 
- Học chương trình học kì II.
- Tăng cường hơn nền nếp học tập.
- Chuẩn bị bổ sung sách vở, ĐDHT cho HKII.
- Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
- Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu. 
- Chăm sóc công trình măng non.
------------------------------a&b------------------------------
KÍ DUYỆT
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Mục tiêu: - Học xong bài HS biết: Xác định được vị trí của TP Hải Phòng trên bản đồ VN.
 - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của TP Hải Phòng.
 - Hình thành biểu tượng về TP cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
 - Có ý thức tìm hiểu về các TP cảng.
II. Đồ dùng D-H
- Các BĐ hành chính, giao thông VN.
- Tranh, ảnh về TP Hải Phòng (sưu tầm).
III. Các hoạt động D-H: A. KTBC: 
 - Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên BĐ.
 - Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.
B. Bài mới:
 1. Hải Phòng - thành phố cảng:
 * Hoạt động nhóm:
 - HS các nhóm dựa vào SGK, BĐ hành chính và giao thôngVN, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý sau: 	+ TP Hải Phòng nằm ở đâu?
 + Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ và cho biết HP giáp với các tỉnh nào ?
 + Từ HP có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 + HP có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
 + Mô tả về hoạt động của cảng HP.
 - GVgiúp HS hoàn thiện phần trả lời.
 2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng:
 * Hoạt động cả lớp:
 - HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 + So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở HP có vai trò như thế nào?
 + Kể tên các nhà máy đóng tàu ở HP.
 + Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở HP.
 3. Hải Phòng là trung tâm du lịch:
 * Hoạt động nhóm: 
 - HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý:
 + Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
 - GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Kể một số điều kiện để HP trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch.
 - Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở HP.
 - HS đọc bài học. GV: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”.
Lịch sử
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu
- HS biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
 	- HS biết được vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
II. Đồ dùng D-H
- PHT của HS.
III. Các hoạt động D-H
A.KTBC :
 	- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
 	- Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
 	- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Tình hình nước ta cuối thế kỉ XIV
 	*Hoạt động nhóm :
- T phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 	Vào giữa thế kỉ XIV :
 	+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 	+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
 	+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 	+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
- T nhận xét, kết luận .
 	- T cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
2. Hồ Quý Ly và sự ra đời của nhà Hồ
 	*Hoạt động cả lớp :
 	- HS thảo luận 3 câu hỏi :
 	+ Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 	+ Ông đã lên ngôi trong hoàn cảnh nào ?
 	+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
 	- HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
*T tóm tắt nội dung bài và cho HS nêu phần bài học.
4. Củng cố :
 	- HS đọc phần bài học trong SGK.
 	- Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
 	- Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ?
 	- T: Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Chiến thắng Chi Lăng”.
 	- Nhận xét tiết học.
-----------------------------a&b-----------------------------
----------------------------------a&b------------------------------
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
 -HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian VN và ý nghĩa, vai trò của tranh trong đời sống xã hội.
 -HS có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
II. Đồ dùng D-H
- Một tranh dân gian tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
III. Các hoạt động D –H
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian .
-Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báo của mĩ thuật VN. Nỗi nhất là tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
-Thường vào các diệp tết nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh tết.
-T giới thiệu một vài bức tranh cho HS quan sát.
+Yêu cầu HS quan sát tranh và Hoạt động nhóm 
 +Hãy kể tên một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống mà em biết ?
+Ngoài các dòng tranh trên em còn biết những dòng tranh dân gian nào nữa ?
- T: kết luận:
+ Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu,
+Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung.
+Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.
 2. Hoạt động 2 : Xem tranh.
-T cho HS hoạt động nhóm và quan sát tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trông) và tranh Cá chép (Đông Hồ)
+Tranh có những hình ảnh nào ?
+Hình ảnh nào là chính ? Hình ảnh nào là phụ và được vẽ ở đâu ?
+Hình ảnh hai bức tranh có gì giống và khác nhau ?
3.Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá.
-T: khen ngợi những em tích cực trong học tập.
- T:Nhận xét đánh giá tiết học.
----------------------------------a&b------------------------------
Âm nhạc
Học hát : CHÚC MỪNG
 (Nhạc Nga)
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời bài hát. Bước đầu HS nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2
- Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi.
II. Đồ dùng D-H
- Một số tư liệu về nước Nga
III. Các hoạt động D-H
1. Phần mở đầu
- T: Giới thiệu bài
- T: Hát bài hát bài : Ở trường cô dạy em thế
2. Phần hoạt động
a) Nội dung 1: Dạy hát bài Chúc mừng
* Hoạt động 1: Dạt hát từng câu ngắn
- T: Hát mẫu
- T: Tập cho HS từng câu cho đến hết bài theo lối móc xích
-HS: Hát dưới sự hướng dẫn của T
*. Hoạt động 2:
- HS: Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- T: Hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3
- T: Chỉ huy cho hát, nghe và uốn nắn cho HS, Hướng dẫn kĩ ở phần nhấn mạnh ở phách thứ nhất
- HS: Hát và gõ phách theo nhịp 3
* Hoạt động 3: 
- HS: Hát kết hợp vận động theo nhịp 3:
+ Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái
+ Phách mạnh (ô nhịp thứ hai) nhún chân về bên phải
+ Phách mạnh (ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái...
Vừa hát vừa đung đưa nhịp nhàng toàn thân cho đến hết bài
b) Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát
- T: Giúp HS hiểu các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như: đơn ca, song ca, tốp ca...
3. Phần kết thúc
- HS: Kể tên các bài hát nước ngoài( Đàn gà con, Chúc mừng sinh nhật, Con chim non)
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS hát thuộc bài ở nhà.
----------------------------------a&b-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 19(7).doc