Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Nguyễn Thị Tiến - Trường TH Cái Đôi Vàm 3

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Nguyễn Thị Tiến - Trường TH Cái Đôi Vàm 3

Tập đọc:

 BỐN ANH TÀI

I. Yêu cầu: -HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

-Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Hoạt động dạy học;

1.Kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Hướng dẫn đọc:

- 2HS đọc toàn bài.

-Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

-Chú ý các câu hỏi:

+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy?

-Gọi HS đọc phần chú giải.

 -HS luyện đọc theo cặp.

-GV đọc mẫu.

 * Tìm hiểu bài:

-Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Cẩu Khây có sức khỏe, tài năng như thế nào?

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Nguyễn Thị Tiến - Trường TH Cái Đôi Vàm 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 04 táng 01 năm 2010	
 SHĐT 
 . 
 Tập đọc: 
 BỐN ANH TÀI 
I. Yêu cầu: -HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Hoạt động dạy học;
1.Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Hướng dẫn đọc:
- 2HS đọc toàn bài.
-Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Chú ý các câu hỏi:
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy?
-Gọi HS đọc phần chú giải.
 -HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
-Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cẩu Khây có sức khỏe, tài năng như thế nào?
-Y/c HS đọc thầm và trao đổi và trả lời CH:
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
-GV giảng từ “tan hoang”: tan vỡ, nhà cửa của cải đều vỡ tan tành.
-HS nêu nghĩa từ “yêu tinh”
-Y/c 1HS đọc các đoạn 3,4,5 và TLCH:
+Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ?
Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
 *Đọc diễn cảm:
-Y/c 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc .Gv đọc mẫu và hướng dẫn hs luyện đọc
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vă
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
 2 HS đọc toàn bài
-5HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Ngày xưa  đến thông võ nghệ.
+ Đoạn 2:Hồi ấy  đến yêu tinh.
+Đoạn 3: Tiếp theo  đến diệt trừ yêu tinh
+Đoạn 4: Tiếp theo  đến hai bạn lên đường .
+Đoạn 5: Phần còn lại.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn quyết trừ diệt cái ác .
-Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cap đôi và TLCH:+Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang , có nhiều nơi không còn một ai sống sót .
+ Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt rừ yêu tinh
-HS trả lời
-5 HS tiếp nối nhau đọc lại bài
 - Hs theo dõi lắng nghe
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
+ Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé 
-HS cả lớp.
 .
 Toán: 
 KI – LÔ – MÉT VUÔNG 
I. Yêu cầu: -HS biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
-Biết 1km2 = 1 000 000 m2
-Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
 *BT cần làm BT1, BT2, BT4 (b).
II. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu ki - lô - mét vuông :
-Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ?
-Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông .
-Đọc là : ki - lô - mét vuông .
- Viết là : km2 
*Tổng hợp ý kiến gợi ý rút nội dung bài 
c.Luyện tập :
*Bài 1 : -Y/c HS nêu đề bài 
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK .
-Gọi học sinh lên bảng điền kết quả 
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 -Gọi hai em lên bảng sửa bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
*Bài 3 : -Gọi học sinh nêu đề bài 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
-Gọi 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở .
-Giáo viên nhận xét bài học sinh . 
 Bài 4 -Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh .
+Y/c HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực tế để chọn lời giải đúng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Hs về nhà làm bài vào vở bài tập
-Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình 
-Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2.
+ Đọc là : Ki - lô - mét vuông 
-Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 .
-Ba em đọc lại số vừa viết 
 -Hai em nêu lại nội dung ki - lô - mét vuông 
- 2 HS nêu. Viết số hoặc chữ vào ô trống .
-Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông :
-Học sinh khác nhận xét bài bạn 
-Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . 
Hai em đọc đề bài . 
 -Hai em sửa bài trên bảng .
 1km2 = 1000 000 m2 ; 1000 000 m2 = 1km2 
1m2 = 100 dm2 5km2 = 5000 000 m2 
32m249dm2= 3249 dm2 ; 2 000 000 m2 = 2 km2 
Hs khác nhận xét bổ sung
 -Hai học sinh đọc thành tiếng .
-Lớp thực hiện vào vở .
 Giải : 
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 ( km2 )
 Đáp số : 6 km2 
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Lớp làm vào vở, 1HS làm trên bảng .
a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 
b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991 km 2 
-HS làm bài vào vở rồi chữa bài
 .
 Đạo đức: 
 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 1) 
I. Yêu cầu: -HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 -Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
 *Ghi chú: HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -GV đọc truyện “Buổi học đầu tiên”
 -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghè nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi.
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1(SGK tr.29): Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
 -GV kết luận:
 +Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
 +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm .
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh: Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào? -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
 -GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
2.Củng cố - Dặn dò: 
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
 -Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị BT5,6.SGK/30.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận.
-Đại diện HS trình bày kết quả.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp trao đổi và tranh luận.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-Cả lớp thực hiện.
 ..
 Khoa học: 
 TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I. Yêu cầu: 
 - Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió 
 -Giải thích được nguyên nhân gây ra gió .
 -Giáo dục HS ham học hỏi và khám phá tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị chong chóng .
- Đồ dùng thí nghiệm : Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương 
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
 2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Trò chơi chong chóng
 -GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị.
 -Yêu cầu HS dùg tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không .
- Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng .
+ Gợi ý HS trong khi chơi tìm hiểu xem : 
- Khi nào chong chóng quay ?
- Khi nào chong chóng không quay ?
 - Khi nào chong chóng quay nhanh ? Khi nào chong chóng quay chậm ?
+ Làm thế nào để chong chóng quay ?
* Kết luận: Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy không khí quanh ta sẽ chuyển động tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm cho chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm Không có gió tác động thì chong chóng không quay .
 Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió
+ Y/c HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa .
 -GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau:
 +Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao ?
 +Phần nào của hộp có không khí lạnh ? 
+ Khói bay qua ống nào ?
 -Gọi các nhóm HS lên trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
 -GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng , sáng tạo.
- GV hỏi lại : 
+ Vì sao lại có sự chuyển động của không khí?
+Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? 
+ Sự chuyện động của không khí tạo ra gì ?
* Hoạt động 3: Sự chuyển động không khí trong tự nhên.
 + GV Treo tranh minh hoạ 6 và 7 trong SGK yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày ?
+ Mô tả hướng gió được minh hoạ trong các hình?
+ Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 người để trả lời các câu hỏi :
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển? GV đến giúp đỡ các nhóm gặp khó khan. + Gọi nhóm xung phong trình bày , Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Gọi 2 HS lên bảng chỉ tranh minh hoạ và giải thích chiều gió thổi .
 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại và chuẩn bị bài sau.
- Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các tổ viên .
-HS thực hiện theo yêu cầu .
+ Thực hiện theo yêu cầu . Tổ trưởng tổ đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời 
- Tổ trưởng báo cáo xem nhóm mình chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất .
+ Lắng nghe .
+ Thực hành làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra .
+ Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do một ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A.
+ Phần hộp b ... heo nhóm và tìm từ.
-Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài .
-Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
 -Các từ : lăng mộ , nhằng nhịt , chuyên chở , kiến trúc , buồng , giếng sâu , vận chuyển ,...
-HS viết bài vào vở.
-HS dò bài.
-Hai HS ngồi cạnh nhau, đổi chéo vở soát lỗi.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
-Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
+ Thứ tự các từ cần chọn để điền là : sinh vật - biết - biết - sáng tác - tuyệt mĩ - xứng đáng .
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
-3 HS lên bảng thi tìm từ.
- 1 HS đọc từ tìm được.
-Lời giải : sáng sủa - sinh sản - sinh động .
-Lời giải viết sai : sắp sếp - tinh sảo - bổ xung
 .
 Thứ 6 ngày 08 tháng 01 năm 2010 
 Tập làm văn: 
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬ
I.Yêu câu:
 -HS nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-HS viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). 
II. Chuẩn bị:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật .
+ Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2/ Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón .
+ Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
Bài 2 : 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả
 ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn .
+ Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm , dán bài làm lên bảng .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Đoạn kết là đoạn : Má bảo : " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền "
Vì vậy mỗi khi đi đâu về , tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành .
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ .
-1 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả .
+ Lắng nghe .
- 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng , đọc bài làm và nhận xét .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
 Toán 
 LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu: 
-HS nhận biết đặ điểm của hình bình hành.
-Tính diện tích, chu vi của hình bình hành.
*Ghi chú: BT cần làm BT1, BT2, BT3(a).
 II. Chuẩn bị : 
- Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như các bài tập sách giáo khoa .
 III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
-Yêu cầu học sinh chữa bài tập về nhà .
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : Diện tích hình bình hành và nêu công thức tính diện tích HBH?
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Hỏi học sinh yêu cầu đề bài .
+ GV vẽ các hình ở SGK lên bảng:
+ Gọi HS nêu các cặp cạnh đối diện ở từnghình 
*Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- 2 HS nhắc lại cách tính diện tích HBH.
-Gọi 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài. 
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 3 
Gọi học sinh nêu đề bài .
+ GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành .
 A a B 
 b
 C D
+ Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành .
+ Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 .
- Công thức tính chu vi :
+ Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : 
 P = ( a + b ) x 2 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 1 em lên bảng tính .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
 *Bài 4 : -Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
+ Đề bài cho biết gì ? và yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS sửa bài .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
d) Củng cố - Dặn do:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS thực hiện yêu cầu .
- 2 HS trả lời .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-1 HS đọc thành tiếng .
-Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các hình chữ nhật ABCD , hình bình hành EGHK và tứ giác MNPQ , 
 - HS ở lớp thực hành vẽ hình và và nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình vào vở
-Vài HS nêu kết quả.
-Hs nêu yêu cầu của bài
- 1HS làm ở bảng lớp. Lớp làm vào vở. 
Độ dài đáy
7cm
14 dm
Chiều cao 
16cm
13dm
Diện tích 
7x 16=112cm2 
14x13=182dm2
- Tính diện tích hình bình hành .
 -1 em đọc đề bài . 
+ Quan sát nêu tên các cạnh và độ dài các cạnh AB và cạnh BD .
+ Thực hành viết công thức tính chu vi hình bình hành .
+ Hai HS nhắc lại .
- Lớp làm bài vào vở .
-1 em sửa bài trên bảng .
 a. Chu vi hình bình hành:( 8 + 3 ) x 2 = 22cm
b.Chu vi hình bình hành: (10 + 5) x 2 =30 dm
- 1 HS đọc thành tiếng .
+HS nêu.
+ Lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm bài .
 Giải : 
- Diện tích mảnh đất hình bình hành :
 40 x 25 = 1000 ( dm 2 )
 Đáp số : 1000 dm 2 
 .
 Lịch sử: 
 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Yêu cầu:
-HS nắm được một sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
 +Vua quan ăn chơi sa đoạ ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thườn phép nước.
 +Nông dân và nô tì nổi dậy đẫu tranh.
-Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly-một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
*Ghi chú: HS khá giỏi:
 +Năm được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly: quy định số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
 +Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội. 
II.Chuẩn bị 
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
Bài mới 
Gv tổ chức hs hoạt đông theo nhóm
GV phat PHT cho các nhóm. ND của phiếu:
 Vào giữa thế kỉ XIV :
 +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 +Những kẻ có quyền thế đối xử với dânra sao?
+Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
 -GV nhận xét,kết luận .
 -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
 +Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 +Ông đã làm gì ?
 +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
 -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
4.Củng cố , dặn dò:
 -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 -Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ?
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”.
 -Nhận xét tiết học .
-Hs làm việc theo nhóm
-HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả .
+An chơi sa đoạ .
+Ngang nhiên vơ vét của ND để làm giàu.
+Vô cùng cực khổ.
+Bất bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan , nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
+Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi.
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-1 HS nêu.
-HS trả lời.
+Là quan đại thần của nhà Trần.
+Ong đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước...
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-3 HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi.
Hs trả lời
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
I.Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 19.
-Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
II. Chuẩn bị :
 -Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 19 .
-Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III.Sinh hoạt:	
*Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
* Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải:
 +Một số chưa chịu khó học bài và làm BT ở nhà: Thanh ,An ,Vinh
 +Nói chuyện riêng trong giờ học: Trong ,Tài ,trường .
+Tham gia sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa tích cực: Vương , Mỹ linh
*Phổ biến kế hoạch tuần 19
-Giáo viên phổ biến kế hoach hoạt động cho tuần tới 
-Về học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ
+Học bài và làm bài đầy đủ.
- Về lao động: Tham gia vệ sinh trường lớp.
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l4 tuan 19.doc