Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I.MỤC TIÊU:

-Biết ki-lô-mét vông là đơn vị đo diện tích .

-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị kilômét vuông; biết 1km2 = 1000 000 m2.

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .

II.CHUẨN BỊ:

- Vở

 -Bảng phụ kẻ nội dung BT1

 -Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng (vùng biển) để minh hoạ cho bài học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 38 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG –LỚP 4
 Tuần:19
Thứ 
Ngày
Môn
TIẾT
Tên bài dạy
HAI
03/01/2011
Đạo đức
19
Kính trọng và biết ơn người lao động(tiết1)
Tóan
91
Ki-lô-mét vuông
Tập đọc
37
Bốn anh tài
Lịch sử
19
Nước ta cuối thời Trần
CC
19
BA
04/01/2011
Chính tả
19
Kim tự tháp Ai Cập
LTVC
37
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
Tóan
92
Luyện tập
Khoa học
37
Tại sao có gió ?
TƯ
05/01/2011
Tập đọc
38
Chuyện cổ tích về loài người
TLV
37
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài miêu tả đồ vật
Tóan
93
Hình bình hành
Địa lí
19
Thành Phố Hải Phòng 
NĂM
06/01/2011
Kể chuyện
19
Bác đánh cá và gã hung thần
LTVC
38
MRVT : Tài năng
Tóan
94
Diện tích hình bình hành
Kĩ thuật
19
Lợi ích của trồng rau, hoa
SÁU
07/01/2011
TLV
38
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài m tả đồ vật
Tóan
95
Luyện tập
Khoa học
38
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
SHTT
19
Thứ hai: 03/01/2011
ĐẠO ĐỨC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
-( Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động .)
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
-Kỉ năng tôn trong giá trị sức lạo động .
-Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng ,lễ phép với ngưòi lao động 
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Thảo luận .
-Đống vai.
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
SGK, 1 số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
Que đúng, sai
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Yêu lao động
Ở nhà , em đã làm được những việc gì để phục vụ bản thân?
Em đã tham gia vào những công việc lao động gì ở trường, ở lớp?
GV nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới: 
a/ Khán phá :– ghi tựa bài
b/ Kết nối 
Hoạt động1: Làm việc cả lớp truyện Buổi học đầu tiên
GV đọc truyện (hoặc kể chuyện)
Yêu cầu HS trả lời câu dõi SGK
+ Vì sao các bạn cười khi nghe bạn hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố, mẹ mình?
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì?
GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
Em thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào?
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1)
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Người lao động:
+ Những người không phải là người lao động.
GV kết luận chốt ý chính: 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh
GV ghi lại trên bảng theo 3 cột:
GV nhận xét - kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình & xã hội
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (bài tập 3)
GV nêu yêu cầu bài tập, yêu cầu HS dùng bảng đúng, sai để thực hiện
GV kết luận nêu ý đúng:
4. Vận dụng 
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ bài.
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tập 5, 6 trong SGK
Hát 
HS lên bảng nêu
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc truyện SGK
HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK- Cả lớp nhận xét.
+ Vì các bạn ấy nghĩ rằng bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề khác.
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ không cười bạn Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là người lao động chân chính, cần được tôn vinh, sau đó nói rõ ý mình cho các bạn cùng hiểu và xin lỗi bạn Hà.
 HS trả lời + nêu ghi nhớ SGK.
HS đọc yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - Cả lớp trao đổi, tranh luận
+ Người lao động là nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, người đạp xích lô, nhà khoa học, giáo viên, kĩ sư, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay)
+ Những người không phải là người lao động: Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ & trẻ em không phải là những người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
Các nhóm làm việc, đại diện từng nhóm trình bày- Cả lớp trao đổi, nhận xét 
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
1
Bác sĩ
Nhờ có bác sĩ, xã hội mới chữa được nhiều bệnh tật mới có những con người khoẻ mạnh.
2
Thợ xây
Nhờ có thợ xây, XH mới có nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệp để sản xuất; công viên ,nhà thiếu nhi vv
3
Thợ điện
Nhờ có thợ điện, mới có điện thắp sáng, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra các mặt hàng khác nhau.
4
Ngư dân
Nhờ có họ mà chúng ta có những thức ăn từ biển như: cá, tôm, mực vv
5
Kiến trúc sư
Nhờ có kiến trúc sư mà thành phố, thị xã được kiến trúc đẹp đẽ.
6
Nông dân
 Nhờ có bác nông dân, chúng ta có lúa,gạo,cócơm ăn hàng ngày.
HS dùng que đúng, sai
Các việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (g) là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. 
- Các việc (b), (h) là thiếu kính trọng người lao động.
2HS đọc ghi nhớ
HS nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 91: KI – LÔ – MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết ki-lô-mét vông là đơn vị đo diện tích .
-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị kilômét vuông; biết 1km2 = 1000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
 -Bảng phụ kẻ nội dung BT1
 -Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng (vùng biển) để minh hoạ cho bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Bài kiểm tra định kì CKI
GV yêu cầu HS sửa lại bài 1 và bài 3 phần 2
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới 
 Các em đã được học những đơn vị đo diện tích nào? 
Hôm nay cô và các em tìm hiểu thêm đơn vị đo diện tích mới đó là ki-lô mét- vuông.
 Hoạt động 2: Giới thiệu ki- lô-mét vuông
-GV treo tranh vẽ cánh đồng (khu rừng, vùng biển,) và nêu vấn đề: Cánh đồng này cóhình vuông, 
mỗi cạnh của nó dài 1km,các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
-GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2, ki-lô mét- vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
- Ki –lô- mét- vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô –mét –vuông.
-Hỏi: 1km bằng bao nhiêu mét?
-Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
-Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m,bạn nào cho biết 1 km2 bằng bao nhiêu m2?
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài tập 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài và hỏi 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Các số hoặc chữ cần điền vào ô trống trong bảng là gì?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, gọi 2 HS lên bảng làm .
GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Gọi 2 HS lên bảng làm bài + cả lớp làm bảng con.
-GV nhận xét.
Bài tập 4 
 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài
 -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp .
-Nếu HS gặp khó khăn GV gợi ý cho HS 
+ Dùng đơn vị đo nào cho phù hợp?
 -Nhận xét và tuyên dương đội làm bài tốt.
Củng cố - Dặn dò: 
- Ki-lô-mét vuông là gì?
1km2 = . . . m2
-Nhận xét tiết học. 
-Học bài, làm lại BT2 vào vở và chuẩn bị bài : Luyện tập. 
Hát 
3 HS lên bảng sửa bài
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nghe và trả lời câu hỏi 
+ Những đơn vị đo diện tích đã học :cm2 ; dm2; m2 .
- HS quan sát hình vẽ tính diện tích cánh đồng:1km x 1km = 1km2.
 - HS nhắc lại: ki-lô mét- vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
-HS nhìn bảng và đọc ki- lô- mét –vuông.
1km = 1000m.
 - HS tính:
1000m x 1000m = 1 000 000 m2.
-1 km2 = 1000 000m
HS đọc yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp+ 2HS lên bảng làm
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
921km2
Hai nghìn ki- lô- mét-vuông
2000km2
Năm trăm linh chín ki- lô- mét vuông
509km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki- lô- mét vuông
320 000km2
HS đọc yêu cầu bài 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-2 HS lên bảng làm bài
1km2 = 1000 000m2	; 32m2 49dm2 = 3249dm2 
1000 000m2 = 1km2 	 ; 5km2 = 5000 000m2 
1m2 = 100dm2 ; 2000 000m2 = 2km2 
-HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài, thảo luận cặp đôi – Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét 
Chọn ra số thích hợp
a/ Diện tích của phòng học là 40m2
b/Diện tích của nước Việt Nam là 330 991km2
+ Ki-lô mét- vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.1km2 = 1 000 000 m2.
 HS nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ... ønh luyện tập:
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
GV mời 2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài
GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài
 Cả lớp và GV nhận xét đưa ra kết luận
b) GV treo bảng bảng phụ ghi 2 cách kết bài đã biết 
Bài tập 2 :
Yêu cầu HS đọc bài tập 2 
Yêu cầu HS chọn đề miêu tả và viết bài theo kiểu bài mở rộng
GV phát bảng phụ cho một số HS
Yêu cầu HS làm bài trong bảng trình bày.
GV chấm 1 số bài và nhận xét – tuyên dương
4.Vận dụng 
Có mấy cách kết bài ? Đó là những cách nào?
GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Học bài, viết kết bài vào vở và chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật ( Kiểm tra viết)
Hát 
2 HS lên bảng nêu 2 cách mở bài:trực tiếp và gián tiếp
HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài1
Cả lớp theo dõi SGK
2 HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài đã học 
HS đọc thầm bài “ Cái nón”suy nghĩ làm việc cá nhân
HS phát biểu ý kiến
a) Đoạn kết là đoạn cuối cuối cùng trong bài “ má bảo: “ có của méo vành”
b) Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ
HS đọc lại 2 cách kết bài
HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS tiếp nối 4 đề bài 
HS chọn đề miêu tả
HS làm bài vào vở
1 số HS đọc bài trước lớp 
HS bình chọn bài viết kết bài hay nhất.
2HS trả lời – HS khác nhận xét.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 95: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết đặc điểm của hình bình hành .
-Tính được diện tích , chu vi của hình bình hành .
II.CHUẨN BỊ:
Vở nháp 
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Diện tích hình bình hành.
GV yêu cầu HS sửa lại bài 3 . 
-Yêu cầu vài HS nêu quy tắc tính S hình bình hành?
-Nêu công thức tính S hình bình hành?
GV nhận xét – ghi điểm.
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới.
Các em đã biết cách tính diện tích hình bình hành. Muốn tính chu vi hình bình hành ta làm như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu điều đó.
Hoạt động 2: HD Luyện tập
Bài tập 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
Bài tập 2: 
GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
Hãy nêu cách tính diện tích hình bình hành 
Yêu cầu HS làm bài vào phiếu học tập
GV nhận xét
Bài tập 3: 
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
GV vẽ hình bình hành lên bảng, GT cạnh của hình bình hành lần lượt là a,b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành :
 P = (a + b) x 2.
(a và b cùng một đơn vị đo).
Cho vài HS nhắc lại công thức diễn đạt bằng lời. Sau đó cho HS áp dụng.
-GV yêu cầu lớp làm vở nháp 
Gọi 2 HS lên bảng làm bài
GV nhận xét- chấm điểm.
4. Củng cố 
Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành ?
Nêu cách tính chu vi hình bình hành ?
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
Học bài và chuẩn bị bài: Phân số.
Hát 
HS lên bảng sửa bài 
2HS nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình bình hành.
HS nhận xét
HS chú ý theo dõi
3 HS lên bảng thực hiện.
Nêu tên các cặp đối diện trong từng hình.
HS cùng GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài
1 HS lên bảng làm bài,lớp làmbài vào phiếu.
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13 dm
16m
Diện tích HBH
7 x 16 = 112 (cm2)
14 x 13 = 182 (dm2)
23 x 16 = 368 (m2)
HS nhận xét
 A a B
 b
 D C
*Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.
-2 HS làm bài trên bảng nhóm
a/ P = (8 + 3 ) x 2 = 22 (cm2)
b/ P = (10 + 5 ) x 2 = 30 (dm2)
HS nhận xét.
HS nhận xét tiết học
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
TIẾT 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được một số tác hại của bão : thiệt hại về người và của .
-Nêu cách phòng chống :
 + Theo dõi bản tin thời tiết .
 + Cắt điện . Tàu , thuyền không ra khơi .
 + Đến nơi chú ẩn an toàn .
* Tích hợp : Giáo dục học sinh phải biết phòng tránh bão.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 76,77 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
Cấp gió
Tác động của cấp gió
Cấp 5, gió khá mạnh
Khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
Cấp 9, gió dữ( bão to)
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.
Cấp 0 không có gió
Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im.
Cấp 7, gió to ( bão )
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cay lớn đu đưa, người đi bộ ngoài đường sẽ khó khăn vì phải chống lại sức gió.
Cấp 2, gió nhẹ
Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấây có gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.
 - Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về thiệt hại do giông bão gây ra (nêú có).
-Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin có liên quan đến gió bão.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
\HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Khởi động: 
Bài cũ: Tại sao có gió?
Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
-Tại sao lại có gió?
- Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
Nêu ứng dụng của gió?
GV nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
-Bài “Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão”
Hoạt động 1:Tìm hiểu về một số cấp gió
Mục tiêu: HS phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
*Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
-Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu học tập trình bày trước lớp..
-GV nhận xét và chỉnh sửa treo bảng đúng, yêu cầu HS đọc lại.
Hoạt động 2:Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
 Mục tiêu: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
Cách tiến hành
-Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục “Bạn cần biết” trang 77 SGK để trả lời trong nhóm:
+Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? 
+Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão.
* Tích hợp : Khi phát hiện ra những biểu hiện của bão lũ em phải làm gì ?
GV nhận xét – kết luận
 4. Củng cố:
-Trò chơi “Ghép chữ vào hình”. GV phát cho các nhóm 4 hình vẽ các cấp gió, các nhóm thi nhau gắn chữ và xếp theo cấp độ từ thấp đến cao, nhóm nào xong trước sẽ thắng
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Xem lại bài và chuẩn bị bài “Không khí bị ô nhiễm” 
Hát 
3HS lên bảng trả lời câu hỏi
-Đọc SGK.
-HS hoàn thành phiếu học tập theo sự điều khiển của nhóm trưởng. 
-Một số hs lên trình bày bạn bổ sung.
HS các nhóm đọc bài SGK, quan sát hình vẽ và làm bài vào phiếu học tập.
Nhóm trưởng điều khiển thành viên trong nhóm làm việc, có thể dùng hình vẽ hay tranh ảnh mang theo minh hoạ
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả, kèm theo là những tranh ảnh tài liệu có liên quan.
HS đọc lại các cấp gió và tác động của cấp gió.
HS thảo luận nhóm – Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến trình bày trước lớp – HS nhận xét 
+ Những dấu hiệu đặc trưng của bão : gió khá mạnh, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái, mưa to.
+ Tác hại do bão gây ra: đổ nhà, cây cối bị đổ, đắm tàu, gây tác hại cho máy bay, . .v..v ..
+ Một số cách phòng chống bão: theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, đề phòng tai nạn do bão gây ra, ngư dân không nên ra khơi vào lúc gió to, máy bay tìm nơi trú ẩn,. 
 2HS đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK.
HS các nhóm cử đại diện tham gia trò chơi“Ghép chữ vào hình”. 
HS cả lớp nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HS nhận xét tiết học .
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2010_2011_ban_2_cot_chuan_kien.doc