I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cấu Khây (trả lời được CH trong SGK )
* KNS: GD học sinh kỹ năng tự nhận thức và biết xác định giá trị bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh bài TĐ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A:Mở đầu:
- GV giới thiệu: sách TV lớp 4-T2 gồm có 5 chủ điểm :
Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới;
Tình yêu cuộc sống.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GVcho HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Người ta là hoa đất”.
- GV giới thiệu truyện đọc “ Bốn anh tài”
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài (đọc 2 - 3 lượt). ( xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật.
- GV viết lên bảng từ khó - Hướng dẫn HS đọc liền mạch: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng .
- GVviết trên bảng phụ câu khó và hướng dẫn HS đọc.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và từ khó: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- HS luyện đọc theo cặp.1 HS đọc cả bài.
Tuần 19 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 Tập đọc Bốn anh tài I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cấu Khây (trả lời được CH trong SGK ) * KNS: GD học sinh kỹ năng tự nhận thức và biết xác định giá trị bản thân II. Đồ dùng dạy học - Tranh bài TĐ III. Hoạt động dạy học A:Mở đầu: - GV giới thiệu: sách TV lớp 4-T2 gồm có 5 chủ điểm : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài - GVcho HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Người ta là hoa đất”. - GV giới thiệu truyện đọc “ Bốn anh tài” 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài (đọc 2 - 3 lượt). ( xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn) - GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật. - GV viết lên bảng từ khó - Hướng dẫn HS đọc liền mạch: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng . - GVviết trên bảng phụ câu khó và hướng dẫn HS đọc. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và từ khó: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. - HS luyện đọc theo cặp.1 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *GV gọi HS to 6 dòng đầu truyện, cả lớp đọc thầm 6 dòng đầu truyện, trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? *GVgọi 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn còn lại, trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ? + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? - HS đọc lướt toàn truyện, tìm chủ đề của truyện. - Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , mười tuổi sức đã bằng trai 18 tuổi . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương người -Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến cả làng tan hoang, nhỉều nơi không còn ai sống sót - Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước , Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng . -Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn. - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Ngày xưa, ...tinh thông võ nghệ” + GV đọc diễn cảm đoạn văn. (đọc mẫu). + HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. + HS thi đọc trước lớp + GV yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay . 3, Củng cố, dặn dò : - HS nhắc lại chủ đề của truyện - GV nhận xét tiết học. Toán Ki - lô - met vuông I. Mục tiêu - Ki-lụ-một vuụng là đơn vị đo diện tớch - Đọc, viết đỳng cỏc số đo diện tớch theo đơn vị ki-lụ-một vuụng. - Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. - HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4 (b) II. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu ki- lô- mét vuông - GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, cánh đồng... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là ki- lô- mét vuông. - GV cho HS quan sát tranh, ảnh lớn về khu rừng, cánh đồng, Đây là hình ảnh về khu rừng, cánh đồng rộng lớn, có cạnh đo bằng km, nên diện tích được tính bằng km2. Giả sử cánh đồng này là 1 hình vuông có cạnh 1 km thì diện tích là 1km2. - GV giới thiệu và ghi bảng : + Ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki- lô- mét. + Nhiều em HS nhắc lại + GV Ki- lô- mét vuông viết tắt là : km2 + 1km2 =1000000m2. - HS nhắc lại - HS đọc xuôi: 1km2 = 1000000m2; đọc ngược: 1000000m2= 1km2 - GV đọc ki- lô- mét vuông viết tắt km2 - HS viết: ki- lô- mét vuông viết tắt km2 2. Thực hành : - GV lần lượt hướng dẫn cho HS làm bài tập Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống. - Một HS nêu bài toán - GV hướng dẫn cách làm để học sinh yếu có thể làm được bài. - Cả lớp làm bài vào vở - chữa bài. Đọc số Viết số -Chín trăm hai mươi mốt ki – lô - mét vuông Hai nghìn ki – lô - mét vuông Năm trăm linh chín ki – lô - mét vuông Ba trăm hai mươi nghìn ki – lô - mét vuông 921 km2 2000 km2 509 km2 320000 km2 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở - Một em làm trên bảng phụ - Chữa bài - yêu cầu HS nêu cách đổi 1 km2 =100000 m2 100000 m2 = 1 km2 1 m2 = 100 dm2 5 km2 = 500000 m2 32 m2 49dm2 = 3249 dm2 200000 m2 = 2 km2 Bài 3: - HS đọc đề bài - Tìm hiểu đề bài. - Cả lớp suy nghĩ; làm bài vào vở - Một em làm trên bảng phụ - Nhận xét, chữa bài. Bài 4b: Đánh dấu (x) vào ô trống đặt dưới số đo thích hợp. - HS thảo luận theo cặp . - Một số HS nêu sự lựa chọn của mình. - GV kết luận : + Câu b - ý thứ ba . Diện tích nước Việt Nam là 33099 km2 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông vừa học và nêu mối quan hệ giữa ki-lô-mét vuông và mét vuông. - GV nhận xét tiết học. Khoa học Tại sao có gió? I. Mục tiêu - Làm thớ nghiệm để nhận ra khụng khớ chuyển động tạo thành giú. - Giải thớch được nguyờn nhõn gõy ra giú. II. Chuẩn bị - Hình vẽ trang 74, 75 SGK, chong chóng cho mỗi HS. - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm + Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74- SGK. + Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương. III. Các hoạt động dạy học - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2 trang 74 SGK và hỏi: - Nhờ đâu lá cây lay động, cái diều bay? Hoạt động 1: Chơi chong chóng. Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: - GV kiểm tra chong chóng của HS và giao nhiệm vụ cho các em trước khi ra sân chơi chong chóng: - Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi. - Trong khi chơi tìm hiểu: + Khi nào chong chóng không quay? + Khi nào chong chóng quay? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm yêu cầu chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh - HS ra sân chơi theo nhóm - GV bao quát, kiểm tra hoạt động của các nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi, phát hiện để tìm cách trả lời các câu hỏi trên. Bước 3: Làm việc trong lớp. - Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích: + Tại sao chong chóng quay? + Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm? *Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chong quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. - HS nhắc lại kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS đọc các mục “Thực hành” trang 74 SGK để nắm cách làm thí nghiệm. Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. * Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. - HS Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát, đọc thông tin ở mục “ Bạn cần biết” trang 75 SGK và những kiến thức thu được từ hoạt động 2 để trả lời câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? Bước 2: - HS làm việc cá nhân. - HS thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên. Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc. *Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm. 3 : Nhận xét , dặn dò Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011 Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Chuyển đổi cỏc số đo diện tớch. - Đọc được thụng tin trờn biểu đồ cột - HS làm được các bài tập 1, 3b, 5. HSG làm thêm BT4 II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS làm bài tập vào vở Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm. GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài, sau đó trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, cuối cùng GV kết luận. 530 dm 2 = 53000 cm 2 ;13 dm 2 29 cm 2 =1329 cm 2 84600 cm 2 = 864 dm 2 ; 9000000 m 2 = 9 km 2 10 km 2 = 10000000 m 2 * Chú ý dạng bài: 13dm2 29cm2 = ........cm2 Bài 3b: Viết vào ô trống - Yêu cầu HS đọc đề, phát vấn để tìm hiểu bài toán đã cho. - HS tự làm bài (một em làm trên bảng phụ) - Chữa bài trên bảng phụ. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. b. Diện tích thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất Diện tích Hà Nội bé nhất Bài 5: HS tự đọc bài và làm bài, sau đó chữa bài Hoạt động 2: Chấm, chữa bài. - GV nhận xét tiết học Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kê Ai làm gì? - Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (Bt1, mục III), biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT 2, Bt3) II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài. 2. Phần nhận xét: - Một HS đọc to trước lớp đoạn văn ở phần nhận xét - Cả lớp đọc thầm. - GV phát phiếu học tập - Thảo luận theo nhóm 4, trả lời 3 câu hỏi trong SGK - Đại diện các nhóm trình bày: Dán kết quả của nhóm mình lên bảng - Yêu cầu HS đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3 và 4. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải. Các câu kể Ai làm gì ? ý nghĩa của chủ ngữ Loại từ ngữ tạo thành chủ ngữ - Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước định đố bọn trẻ - Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến -Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến - Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa . - Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết . Chỉ người Chỉ người Chỉ người Chỉ người Chỉ con vật Cụm danh từ Danh từ Danh ... ình bình hành thứ 2 (bằng hình ban đầu) giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành. - Hướng dẫn HS kẻ đường cao hình bình hành. - Yêu cầu HS đo chiều cao, cạnh đáy của hình bình hành rồi so sánh với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật. - HS đo và báo cáo kết quả: + Chiều cao = chiều rộng + Cạnh đáy = chiều dài - Hỏi: Vậy ngoài cách cắt ghép hình để tính diện tích của hình bình hành, chúng ta còn có thể tính theo cách nào khác?( Lấy chiều cao nhân với đáy.) - GV kết luận: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao. - GV: Gọi diện tích là S, chiều cao là h, đáy là a ta có công thức tính như thế nào? - HS phát biểu qui tắc tính diện tích hình bình hành. - HS nêu công thức: S = a x h 3. Luyện tập Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Bài tập yêu cầu gì? GV: Vận dụng qui tắc tính diện tích hình bình hành vừa học để làm bài tập. - HS làm VBT; 3em lần lượt lên làm ở bảng phụ. - Chữa bài, nhận xét bài làm trên bảng Bài 2: Gv gợi ý, hướng dẫn 1 số HS giỏi làm Bài 3b: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập- 1em đọc, cả lớp đọc thầm. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 1em làm bảng phụ, cả lớp làm VBT - HS nhận xét bài ở bảng. - Chữa bài ở bảng phụ. C.Củng cố,dặn dò - Gọi HS nhắc lại qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành. Luyện từ và câu MRVT: Tài năng I. Mục tiêu - Biết thêm 1 số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hãn Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiềng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, Bt2); hiểu ý nghĩa câu tục nggữ ca ngợi tài trí con người (BT3, 4) II. Đồ dùng dạyhọc: Giấy khổ to, Từ điển Tiếng Việt, vở bài tập Tiếng Việt iII. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 học sinh lên bảng đặt và phân tích câu theo kiểu: " Ai làm gì" ? - Giáo viên hỏi dưới lớp đọc phần ghi nhớ tiết: " Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?". - 1 HS làm bài tập 3 trong SGK. - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. - 2 học sinh đọc to yêu cầu và nội dung bài tập 1- Lớp đọc thầm. - Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận theo cặp, trình bày - Giáo viên kết luận đúng: Tài có nghĩa là: " Có khả năng hơn người bình thường" Ví dụ: Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng. Tài có nghĩa là: " Tiền của" Ví dụ: tài nguyên, tài trợ, tài sản. - Giáo viên dựa vào hiểu biết của học sinh để giải nghĩa các từ trên. Nếu học sinh không hiểu nghĩa thì giáo viên giải thích. VD: Em hiểu tài hoa là gì? Bài 2: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh tự làm, suy nghĩ đặt câu vào vở. - Nối tiếp đọc nhanh câu văn của mình. Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu, dùng từ (nếu có). Bài 3 : Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người. - GV giải nghĩa 1 số câu tục ngữ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập. - Giáo viên kết luận đúng: Câu a: Người ta là hoa đất. Câu b: Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan Bài 4:1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 4. Lớp đọc thầm. - Nhiều học sinh nói câu tục ngữ mình thích ở bài tập 3. - 1 số em nêu vì sao em thích. - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của từng câu. 3. Củng cố dặn dò: - 1học sinh đọc câu tục ngữ ở bài tập 3. - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011 Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. I. Mục tiêu - Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1) - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (Bt2) II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc các đoạn mở bài theo cách trực tiếp, gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn. - Nhận xét, ghi điểm. - Có mấy cách kết bài trong bài văn kể chuyện? Đó là những cách nào? - Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng? - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc lại khái niệm về 2 kiểu kết bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Phần nhận xét (làm bài tập 1) - Bài văn miêu tả đồ vật nào? - Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón? - Theo em đó là kết bài theo cách nào?Vì sao? ( Đó là kiểu kết bài mở rộng ,vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.) - GV nhận xét, chốt lại ý đúng Hoạt động 2: Luyện tập (làm bài tập 2) - Bài tập yêu cầu em làm gì? - GV nhắc HS: Mỗi em chỉ viết một đoạn kết bài mở rộng cho một trong các đề trên. - Cho HS làm bài. Cho HS trình bày - GV nhận xét , khen những HS viết hay và ghi điểm. c. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau. - Khuyến khích HS về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đề bài trên Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành - Học sinh làm được bài tập 1,2,3a II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng tính diện tích hình bình hành. a, Độ dài đáy là 60cm, chiều cao 2 dm. b, Độ dài đáy là 10 m, chiều cao là 300cm. - Đồng thời GV kiểm tra vở bài tập HS cả lớp và hỏi: + Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình bình hành? - Nhận xét B.Bài mới: 1. Giới thiệubài: 2.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1. Một học sinh đọc to yêu cầu bài tập 1. Lớp đọc thầm. - GV hỏi HS: Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta phải làm gì? - Một số học sinh lên bảng chỉ đâu là hình bình hành. - Tính diện tích hình 1 và hình 3 rồi so sánh diện tích 3 hình. - Học sinh làm bài, 1 em khoanh vào hình lớn nhất ở bảng. Bài 2.Muốn tính chu vi của một hình ta phải làm thế nào? - Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Em hãy tính chu vi của hình bình hành ABCD? - Học sinh nêu: a + b + a + b = (a+ b) x 2 - Nhận xét các cạnh của hình bình hành? (Có hai cặp cạnh bằng nhau.) GV ta kí hiệu: Độ dài cạnh AB là: a Độ dài cạnh BC là: b - Gọi chu vi của hình bình hành là P, bạn nào có thể nêu công thức tính chu vi của hình bình hành? P = (a+ b) x 2 (a và b cùng đơn vị đo) - Một số em dựa vào công thức nêu bằng lời. Nhận xét. Bài 3a :1 học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3. GV yêu cầu HS - Nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành - Nêu cách làm bài tập 3? Gợi ý: Muốn tính chiều cao của hình bình hành khi biết diện tích và cạnh đáy ta làm như thế nào? - Muốn tính cạnh đáy của hình bình hành khi biết diện tích và chiều cao ta làm như thế nào? - Học sinh làm bài tập ở vở. - 1 em làm ở phiếu.Dán phiếu nhận xét. S = a x h -> h = S : a ( Lấy diện tích chia cho cạnh đáy) S = a x h -> a = S : h ( Lấy diện tích chia cho chiều cao) - Học sinh nhắc lại cách tính chiều cao và cạnh đáy hình bình hành. 3. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành. Địa lý Đồng bằng Nam Bộ I. Mục tiêu - Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp. + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ tự nhiên Việt Nam - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của Đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền , sông Hậu. * HS khá giỏi: + Giải thích vì sao ở nước ta, sông Mê Kông lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 củă sông. + Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng II. Chuẩn bị - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Phát triển bài: 1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi: - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? - Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? (Diện tích, địa hình, đất đai) - Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau và một số kênh rạch. - GV chỉ lại trên bản đồ và hệ thống cho HS rõ. 2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bước 1: - HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi: + Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?) + HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao sông lại có tên là Cửu Long? Bước 2:- HS trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Bước 1 : HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi: - Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, ngời dân không đắp đê ven sông? - Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? - Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì? Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 3. Củng cố, dặn dò :.- Khắc sâu kiến thức. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp 1/ Nhận xét các hoạt động của tuần qua.: - Vắng học, chậm giờ. - Thể dục giữa giờ. - Vệ sinh trực nhật. - Học tập - Bầu chọn, tuyên dương những HS xuất sắc trong tuần - Phê bình, nhắc nhỏ những HS có khuyết điểm trong tuần 2/ Báo cáo kết quả trong kỳ thi định kỳ lần 2 Giỏi Khá Tr. bình Yếu Môn Toán 10 4 3 0 Môn Tiếng Việt 9 6 2 0 Môn L. sử địa lí 6 11 0 0 Môn Khoa học 6 7 3 1 - Tuyên dương những HS có kết quả học tập tốt (Quang, Nga, Hạnh,), nhắc nhở những HS cần phải cố gắng học tập hơn (Chi, Đạt,) 3/ Kế hoạch tuần tới : - Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui của nhà trường - Tiếp tục ôn bài, học bài trước khi đến lớp. - Tổ chức chăm sóc bồn hoa, vườn thuốc nam
Tài liệu đính kèm: