Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản giảm tải)

I.MĐYC:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của 4 cậu bé.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi tài năng sức khỏe, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây

- GDHS kính phục những người cĩ tinh thần dũng cảm làm việc nghĩa

GDKNS:Hình thnh cho HS:-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân-Hợp tác-Đảm nhận trách nhiệm ( bằng các hoạt động -Trình bày ý kiến cá nhân-Thảo luận nhóm-Hỏi đáp trước lớp-Đóng vai và xử lí thông tin)

II. Đồ dùng:- Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 37 : Bài BỐN ANH TÀI
I.MĐYC:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của 4 cậu bé.
- Hiểu nội dung : Ca ngợïi tài năng sức khỏe, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây 
- GDHS kính phục những người cĩ tinh thần dũng cảm làm việc nghĩa
GDKNS:Hình thành cho HS:-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân-Hợp tác-Đảm nhận trách nhiệm ( bằng các hoạt động -Trình bày ý kiến cá nhân-Thảo luận nhóm-Hỏi đáp trước lớp-Đóng vai và xử lí thông tin)
II. Đồ dùng:- Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. KTBC:(5’) -GV kiểm tra sách vở HS.
-Nhận xét .
2. Bài mới::(25’) a. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu chương trình học kì 2.
-GV giới thiệu bài bằng tranh.
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi.
+Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 Câu chuyện Bốn anh tài ca ngợi bốn thiếu nhi có tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau và làm việc nghĩa. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 A. Luyện đọc:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.-1HS đọc phần chú giải.
- GV hd chia đoạn 
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-GV HD đoạn cần luyện đọc.
 +Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc / để đắp đập dẫn nước vào ruộng.
+Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
- Luyện đọc trong nhĩm , sau đĩ tổ chức cho hs thi đọc 
-GV đọc mẫu tồn bài 
 B. Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+Chõ xôi có nghĩa như thế nào ?
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cẩu Khây lên đường đi diệt yêu tinh cùng những ai?
+Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
-GV yêu cầu HS đọc thầm toàn truyện và cho biết :
+Nội dung chính của bài này là gì ?
 -Ghi nội dung chính của bài.
 C. Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:(5’)
-Nhận xét tiết học.-Dặn HS về nhà học bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
+Bức tranh vẽ cảnh bốn chú bé
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-HS lắng nghe.
- Thi đọc và chọn bạn đọc hay
-1 HS đọc thành tiếng (6 dòng đầu). 
+Về sức khoẻ : Cẩu Khay nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
+Về tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết trừ diệt cái ác.
+ HS nêu phần chú giải.
+Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
-1 HS đọc thành tiếng (đoạn còn lại)
+cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ để đóng cọc, Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
+Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
-HS nhắc lại.
- HS tiếp nối nhau đọc 
- HS thi đọc toàn bài.
-HS lắng nghe và thực hiện.
TỐN Tiêt 91 : 
KI LÔ MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết ki-lơ-mét vuơng là đơn vị đo diện tích .- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 - 
- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lơ-mét vuơng 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .
- GDHS cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập
II. Đồ dùng :- Một số bức tranh ảnh chụp cánh đồng , khu rừng hoặc mặt hồ , vùng biển ....
ĐC:Câp nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3 324, 92 ki-lô-mét vuông.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : (5’)KTĐK ( KH1)
B. Bài mới : Giới thiệu bài : Kí- lô -mét -vuông .(1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hđ 1: (5’)Giới thiệu ki - lô - mét - vuông :
Treo tranh gợi ý cách tính d.tích – rút ra đề bài .
Giới thiệu :1km x1km =1km2
Ki- lô- métvuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km
Ki- lô- mét vuông viết tắt là km2đọc là ki –lô-mét vuông .
1km bằng mấy mét?
Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m? Vậy 1km2=?m2
Hoạt động 2:Luyện tập thực hành (24’)
Bài 1 Yêu cầu HS tự làm bài .
Hướng dẫn HS sửa bài . 
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài .
Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 3: Gv yêu cầu HS đọc đề 
Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ?
(dành cho HS khá, giỏi)
Hướng dẫn HS sửa bài 
Bài 4: a) Hs nêu yêu cầu của bài toán 
 Để đo phòng học người ta thường dùng đơn vị đo diện tích nào ?Em hãy so sánh 81cm2 với 1m2. Vậy diện tích phòng hocï có thể là 81cm2 được không? vì sao?
* Em hãy đổi 900dm2 thành mét vuông?
Theo em 1 phòng có diện tích là 9m2có thể làm phòng học được không ?Vì sao ?
Vậy diện tích phòng học là bao nhiêu ? 
Bài 4b: 324000km2
1km =1000m 
1000m x 1000m = 1 000 000m2
1km2 =1000 000m2
1HS đọc đề : Viết chữ hoặc số vào ô trống
3HS làm bảng lớp - HS cả lớp làm vào vở
Tương tự bài 1 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm
100 lần 
Tính diện tích khu rừng :?km2
1Hs nêu
1Hs làm bài trên bảng , cả lớp tự làm bài vào vở .HSkiểm tra bài lẫn nhau 
 (HSKG)
81cm2<1m2
không được vì quá nhỏ .
900dm2=9m2 
không được , vì quá nhỏ .
 HS làm bài vào vở
40m2 
C. Củng cố, dặn dò (5’) GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
ĐẠO ĐỨC : Tiết 19
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:
Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn những người lao động
Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
GDHS kính trọng và biết ơn những người lao động 
GDKNS:Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động-Tôn trọng giá trị sức lao động
II. ĐỒ DÙNG : GV và HS : Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A.Bài cũ: (5’)Ôn tập 
B.Bài mới: (25’)* Giới thiệu bài: Kính trọng, biết ơn người lao động.
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu nghề nghiệp Bố, mẹ của em.
- Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp .- Nhận xét, giới thiệu 
 * Hoạt động 2 :Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên”
GDKNS:-Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động
- Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến rơm rớm nước mắt)
- Chia HS thành 4 nhóm theo 4 tổ .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao? 
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm .
- Kết luận: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thừơng nhất, cũng được người tôn trong.
 * Hoạt động 3 :Kể tên nghề nghiệp.
- Yêu cầu lớp chia thành 2 đội.
-Thi trò chơi tiếp sức kể tên các nghề nghiệp lao động mà em biết.(thực hiện trong 3 phút)
- Lưu ý các em không được trùng lặp.
-GV nhận xét.
Kết luận: trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều nghành nghề khác nhau.
* Hoạt động 4 :Bày tỏ ý kiến.
GDKNS:-Tôn trọng giá trị sức lao động
Chia lớp thành 8 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
- Những người lao động trong tranh làm nghề gì?
- Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
-Kết luận:- Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
- Rút ghi nhớ.- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
GDBVMT: Chúng ta cần phải kính trọng những người lao động mang lại lợi ích cho con người cũng là gĩp phần bảo vệ mơi trường sống
3/ Củng cố dặn dò: (5’)-Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ?GV nhận xét tiết học.
 -Xem trước bài học tiết sau.
- Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu :
 - HS lắng nghe .
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện .
- Tiến hành thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm HS trả lời.
1. Vì các bạn đó nghĩ rằng :bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm 
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đứng lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà .
- Các nhóm HS nhận xét bổ sung 
- Học sinh kể.
- Học sinh lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe và về nhà thực hiện.
LỊCH SỬ TIẾT 19 : 
NƯỚC TA CUỐI  ... à nhà cửa, sản xuất, chuẩn bị thức ăn, nước uống. Khi cần phải đến nơi trú ẩn an toàn, cắt hệ thống điện, ngư dân không nên ra khơi , -> Đề phòng tai nạn do bão gây ra .
3. Hoạt động GDMT :
- Bão đem theo mưa lũ, thường gây thiệt hại lớn về người và của, sau cơn bão, lũ lụt là dịch bệnh phát sinh. Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường sau bão, chúng ta phải làm gì? 
- Làm việc cả lớp
- Quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong sgk/ 76 -> Hình thành phiếu bài tập theo nhóm.
Làm việc theo nhóm
- Quan sát H5, 6 và mục “bạn cần biết” sgk/77 -> trả lời câu hỏi
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão .
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão . Liên hệ thực tế địa phương .
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ,không vứt xả rác bừa bãi, sử dụng nhà tiêu tiểu hợp vệ sinh. Sau bão lụt,phun thuốc phòng dịch,khử trùng nguồn nước.
 C.Củng cố - dặn dò: (5’)
Gió được phân thành mấy cấp ? Gió ở cấp nào được xem là bão ?
Chuẩn bị: Không khí bị ô nhiễm.
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
KỂ CHUYỆN:
Tiết 19 : Bài BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. MĐYC:
- Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho mỗi tranh ;
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện rõ ràng, đủ ý. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
- GDHS yêu cái thiện, ghét cái ác
II. Đồ dùng:- Tranh minh họa truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’)Ôn tập
B. Bài mới:(25’)Giới thiệu bài: Bác đánh cá và gã hung thần
2. GV kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Kể lần 1, kết hợp với giải nghĩa từ khó.
+ Ngày tận thế: ngày cuối của sự sống trên trái đất (ngày chết)
+ Hung thần: Vị thần độc ác, hung bạo.
+ Vĩnh viễn: không bao giờ gặp được, thấy được (mãi mãi)
- Kể lần 2, kết hợp tranh
3. Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a/ Tìm lời thuyết minh cho tranh:
- Tranh 1: Bác đánh cá kéo được mẻ lưới trong đó chỉ có duy nhất cái bình.
- Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
- Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen kịt tuôn ra và hiện hình một con quỷ.
- Tranh 4: Con quỷ muốn giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyềncủa nó.
- Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui lại vào bình và vứt bình xuống biển sâu.
b/ Kể từng đoạn câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể chuyện trong nhóm
- Thi kể chuyện
- Ý nghĩa: Truyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh và lắng nghe
- Làm việc theo nhóm. Trao đổi -> ý kiến về nội dung của từng tranh.
- Kể theo nhóm -> cá nhân kể
- Trao đổi về ý nghĩa của truyện.
C. Củng cố, dặn dò:(5’)- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- CB: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
 *********************************
Toán Tiết 95 : LUYỆN TẬP .
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành 
- Tính được diện tích , chu vi của hình bình hành
- GDHS tính toán chính xác
II. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :(5’)Diện tích hình bình hành .
- Nêu cách tính diện tích hbh ? 
- Công thức tính diện tích hbh ?
- 1 HS Giải : Tính diện tích hbh biết : h = 15m , a = 27m .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B. Bài mới : (25’)
1. Giới thiệu : Luyện tập .
2. Luyện tập :
Bài 1 : Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong - hình chữ nhật ABCD là : AB,DC-AD,BC
-hình bình hành EGHK là: EK,GH- EG-KH
- hình thang MNPQ.là : MN,QP-MQ,NP
Bài 2 :Viết vào ô trống. + Vận dụng cách tính diện tích hbh -> điền kết quả vào ô trống .- Kết quả : 182dm2 ; 368m2
Bài 3 a) :
- Giới thiệu công thức tính chu vi ( P) hbh .
 P = ( a + b ) x 2
( a và b cùng một đơn vị đo ) .
- Kết quả : a/ 22cm 
Bài 4 : Gọi HS đọc đề- Tóm tắt và giải
 S = a x h ( a= 40 dm, h = 25 dm)
- làm việc nhóm đôi .
+ Trao đổi -> nhận dạng các hình -> nêu tên các cặp cạnh đối diện từng hình .
- Phiếu bài tập :
+ Nêu cách tính diện tích hbh ?
- Quan sát , lắng nghe . V.B.T .
- Áp dụng công thức để tính chu vi khi biết 2 cạnh của hbh .
(HSKG làm phần b –KQ : 30 dm)
(HSKG) Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40 dm, chiều cao là 25 dm. Tính diện tích mảnh đất đó .
Diện tích mảnh đất là : 40 x 25 = 1000 (dm2)
 ĐS : 1000 dm 2
3. Củng cố , dặn dò :(5’)
- Viết công thức tính S , P của hình bình hành ?
- CB : Phân số .
TẬP LÀM VĂN
Tiết 38 : Bài LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
- GDHS yêu thích viết văn
II. Đồ dùng dạy - học:- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét chung.+Ghi điểm từng học sinh 
 2. Bài mới: (25’) Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu .
- Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón .
+ Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
Bài 2 : - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi, lựa chọn đề bài miêu tả
+ Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm, dán bài làm lên bảng.
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
3. Củng cố – dặn dò:(5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn: Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu .
+ Lắng nghe .
- Tiếp nối trình bày, nhận xét .
a) Đoạn kết là đoạn: Má bảo: " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền "
Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành.
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ.
- 1 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả .
+ Lắng nghe .
- 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng, đọc bài làm và nhận xét.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
KỸ THUẬT: Tiết 19
Tiết 13: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục Tiêu: Học xong bài này hs 
- Biết đđược một số lợi ích của việc trồng rau, hoa 
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- GDHS yêu thích công vịêc trồng rau, hoa. 
-GDSDNLTK&HQ(liên hệ) Trồng rau hoa làm c©n b»ng kh«ng khÝ, tiết kiệm chi phí làm sạch
môi trường sống
II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh ảnh một số loại cây rau, hoa.-Tranh minh họa lợi ích của việc của trồng rau, hoa HS: Một số cây rau, hoa dễ tìm
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’)Cách khâu , thêu sản phẩm tự chọn . _Đánh giá chung về sản phẩm thực hành của hs
B. Bài mới:(25’)
 1. Giới thiệu bài: Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 2. HĐ1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau , hoa .
a. Rau:
_ Rau được dùng làm thức ăn . Rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người , rau làm thức ăn cho vật nuôi . Ngoài ra còn được đem bán , xuất khẩu , chế biến thực phẩm .
b. Hoa:
_ Hoa được dùng để trang trí trong các lễ hội , trong gia đình : Là quà tặng trồng hoa mang lại thu nhập rất cao. Ở nước ta một số vùng phát triển việc trồng hoa : Đà lạt, Tam Đảo, Sa Pa.
3.HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đk khả năng phát triển cây rau , hoa ở nước ta.
_ Kết luận : Điều kiện khí hậu , đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm . Đời sống càng cao è nhu cầu sử dụng hoa quả càng nhiều . Vì vậy , nghề trồng rau , hoa ở nước ta ngày càng phát triển.
GDSDNLTK&HQ(liên hệ) : GDHS tiết kiệm nước, sử dụng nước tưới có hiệu quả trong lúc trồng rau, hoa để bảo vệ nguồn nước
- Rau hoa c©n b»ng kh«ng khÝ, giĩp gi¶m thiĨu viƯc dïng n¨ng l­ỵng lµm s¹ch kh«ng khÝ trong m«i tr­êng sèng.
_Liên hệ nhiệm vụ của học sinh :
+ Học tập tốt, nắm vững kỹ thuật gieo trồng , chăm sóc rau hoa.
_Làm việc cả lớp :
+ Quan sát tranhè TLCH:
+ Nêu ích lợi của việc trồng rau (hoa)?
+Rau (hoa) được sử dụng như thế nào ?
+Rau (hoa) được sử dụng như thế nào?
_ Làm việc theo nhóm 
+ Đọc nội dung 2- sgk è TLCH: khí hậu và đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển ntn?
+ Để trồng rau, hoa đạt kết quả cao chúng ta cần làm gì? 
4. Củng cố, dặn dò: (5’) -Vì sao nên trồng nhiều rau, hoa ?
_ Chuẩn bị : vật liệu và dụng cụ trồng rau , hoa .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2011_2012_ban_giam_tai.doc