Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản tích hợp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản tích hợp 2 cột)

KHOA HỌC: ( Tiết 7 ) TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?

I.MỤC TIÊU :

Sau bài học HS có thể:

- Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.

- Giáo dục HS ý thức ăn uống điều độ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình trang 16 ; 17 sgk.

- Phiếu học tập .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày13 tháng 9 năm 2010
 ĐẠO ĐỨC: (Tiết 4 ) VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2 ).
I.MỤC TIÊU :
Học xong bài này hs có khả năng:
1.Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, cần phải quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2.Biết cách đưa ra những cách giải quyết hợp lí cho một số tình huống và biết liên hệ thực tế bản thân.
3. Có ý thức khắc phục khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập đạo đức.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Kiểm tra:
- Gọi hs nêu ghi nhớ tiết trước.
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Thảo luận nhóm.( Bài tập 2 sgk).
*MT: HS đưa ra được một số cách giải quyết hợp lí cho tình huống.
 *Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận.
- Gv khen ngợi những hs có cách giải quyết hay.
2.HĐ2: Thảo luận nhóm đôi.
*MT:HS liên hệ được thực tế bản thân.
*Cách tiến hành:
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm, liên hệ sự vượt khó trong học tập của bản thân.
- Gọi hs trình bày.
*Gv kết luận: Khen ngợi hs biết vượt khó, nhắc nhở hs chưa biết vượt khó.
3.HĐ3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4 sgk ).
*MT:Hs biết xác định một số khó khăn trong học tập và cách giải quyết.
*Cách tiến hành.
- Gọi hs đọc đề bài
- Gv nêu lại yêu cầu bài tập.
- Gv kết luận, khuyến khích hs thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tập cho tốt.
5.Củng cố dặn dò:
*Gv nêu kết luận chung: sgk.
- Thực hành bài học vào thực tế.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Nhóm 4 hs thảo luận, ghi cách giải quyết của nhóm vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Hs thảo luận nhóm 2 .
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết
- Cả lớp trao đổi phương pháp vượt khó của từng nhóm.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm việc cá nhân, tìm ra những khó khăn gặp phải trong học tập và cách khắc phục.
- 3 -> 4 hs trình bày trước lớp.
 ***********************************
TẬP ĐỌC:(Tiết 7 ) MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC.
I.MỤC TIÊU : 
1.Đọc lưu loát, diễn cảm toàn. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
3.Giáo dục HS tính thật thà ngay thẳng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần HD đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài mới:
- Gọi hs đọc bài" Người ăn xin" và trả lời câu hỏi đoạn đọc.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- Tranh vẽ gì?
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a.Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu cả bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Tô Hiến Thành cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành cử Trần Trung Tá?
- Trong việc tìm người giúp nước Tô Hiến Thành thể hiện sự chính trực ntn?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
- Nêu nội dung chính của bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc phân vai, Gv đọc mẫu.
- Tổ chức cho hs đọc thi.
3.Củng cố dặn dò:
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi của bài.
- Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- Ông không nhận đút lót, theo di chiếu của vua lập Thái tử Long Cán lên làm vua.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường
- Cử quan giám định đại phu Trần Trung Tá.
- Vì Trần Trung Tá ít tới thăm Tô Hiến Thành
- Cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình
- Vì có những người như vậy nhân dân mới ấm no, đất nước mới thanh bình
- Hs nêu ( mục I ).
- 3 hs thực hành đọc 3 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc phân vai theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét.
- Hs nêu lại nội dung chính.
**********************************
Toán:( Tiết 16 ) SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.
I.MỤC TIÊU :
Giúp hs hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về:
Cách so sánh hai số tự nhiên. Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Giáo dục HS ý thức học tập tốt .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs chữa bài tập 3 tiết trước.
- Gv nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Gv hướng dẫn cách so sánh 2 STN.
- Gv nêu VD: so sánh 2 số 99 và 100
+Em so sánh bằng cách nào?
VD2:So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+Vì sao em so sánh được?
- Gv nêu dãy số tự nhiên: 0;1;2;3;8; 9...
+Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
- Gv đưa ra tia số.
2.Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
- Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
3.Thực hành:
Bài 1: Điền dấu > ; < ; = .
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, so sánh từng cặp số và đọc kết quả.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
 Cho HS làm vào vở GV chấm chữa bài .
4.Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài.
Nhận xét –dặn dò 
- 1 hs lên bảng chữa bài.
- Hs theo dõi.
- Hs so sánh và nêu: 99 99
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- Hs so sánh: 29 896 < 30 005
25 136 > 23 894
- Nếu 2 số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn ( kém ) nhau 1 đơn vị.
- Số 0 là số bé nhất, càng xa gốc 0 số càng lớn.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
- Vì bao giờ ta cũng so sánh được các STN
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết vào vở và đọc kết quả.
- 1 hs đọc đề bài.
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
**************************************
KHOA HỌC: ( Tiết 7 ) TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học HS có thể:
- Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
- Giáo dục HS ý thức ăn uống điều độ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 16 ; 17 sgk.
- Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Thảo luận nhóm.
*MT: Giải thích được lý tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
*Cách tiến hành:
B1: Thảo luận nhóm .
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và nên thay đổi món ăn?
- Gọi hs các nhóm trình bày.
B2: Gv nêu kết luận .
2.HĐ2:Làm việc với sgk.
*MT:Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế *Cách tiến hành:
B1:Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu hs quan sát tháp dinh dưỡng ở sgk trang 17, trả lời câu hỏi .
+Hãy nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ?
 +  ăn vừa phải?
 + ăn có mức độ?
 + ăn ít?
 + ăn hạn chế?
B2: Làm việc cả lớp.
B3: Gv kết luận: sgk.
3.HĐ3: Trò chơi: Đi chợ.
*MT: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
*Cách tiến hành:
B1:Gv HD cách chơi.
- Em là người nội trợ, em sẽ mua những thức ăn, đồ uống gì cho gia đình vào các bữa trong ngày?
B2:HS trình bày kết quả.
B3: Gv HD cả lớp nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Nhóm 6 hs thảo luận, nêu kết quả.
- Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp 1 số chất nhất định, ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thayđổi món sẽ đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng của cơ thể và sẽ giúp chúng ta ngon miệng.
- Hs quan sát, tìm ý cho câu trả lời.
- Gạo, khoai lang, bánh mì, ngô..(Lương thực)
 Rau quả: bí ngô, rau cải, xúp lơ, cà chua..
- Thịt cá, đậu phụ ( chất đạm)
- Chất béo: dầu ăn, mỡ lợn, vừng lạc...
- Chất đường: đường mía, ...
- Chất khoáng: muối.
* Đại diện nhóm trình bày.
- HS viết tên những thức ăn cần mua cho các bữa ăn hằng ngày.
- HS thi đua kể thực đơn của mình.
- HS cả lớp cùng gv nhận xét, bổ sung.
***************************************
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
CHÍNH TẢ: ( Tiết 4 ) NHỚ - VIẾT : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH.
I.MỤC TIÊU :
1.Nhớ - viết đúng chính tả,trình bày đúng 10 dòng đầu của bài" Truyện cổ nước mình".
2.Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng( phát âm đúng) các tiếng có âm đầu r / d / gi hoặc có vần ân / âng.
3.Giáo dục HS ý thức rèn luyện viết chữ đẹp ,giữ vở sạch .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng nhóm cho hs làm bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 hs đọc các tiếng có âm đầu ch / tr cho cả lớp viết.
- Gv nhận xét.
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.Hướng dẫn nhớ - viết:
- Gọi hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gọi hs đọc thuộc bài viết.
+Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+Qua các câu chuyện cổ cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì? 
- Gv đọc từng từ khó cho hs luyện viết.
- Tổ chức cho hs tự viết bài vào vở theo trí nhớ.
- Gv đọc cho hs soát bài.
- Thu chấm 5 - 7 bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống r / d / gi .
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân,3 hs làm vào bảng nhóm.
- Chữa bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng, lớp viết vào nháp.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- 2 hs đọc. Cả lớp đọc 1 lần.
- Vì truyện cổ sâu sắc, nhân hậu.
- Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ăn ở hiền lành, phúc đức...
- Hs luyện viết từ khó.
- Hs viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài theo cặp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 3 hs đại diện chữa bài.
Các từ cần điền : gió thổi - gió đưa - gió nâng cánh diều
- 1 hs đọc to câu văn đã điền hoàn chỉnh.
****************************************
TOÁN: (Tiết 17 ) LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU :
Giúp hs :
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạn ... m 2 hs kể chuyện .
- Các nhóm hs kể thi từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , nêu ý nghĩa câu chuyện .
- Hs đặt câu hỏi cho bạn trả lời về câu chuyện vừa kể .
- Bình chọn bạn kể hay nhất,nêu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất.
***********************************
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:(Tiết 8) LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I.MỤC TIÊU:
Giúp hs : 
Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ láy và từ ghép để nhận ra từ láy và từ ghép trong câu, trong bài.
Rèn luyện kĩ năng nhận biết từ láy ,từ ghép.
Giáo dục HS ý thức nói năng lễ phép .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm ghi sẵn nội dung bài tập 2 ; 3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ láy?
- Thế nào là từ ghép?
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: So sánh hai từ ghép sau.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi hs trình bày kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Viết từ ghép đã cho vào bảng phân loại từ ghép.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài3: Xếp từ các láy vào nhóm thích hợp.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 2 hs thảo luận, nêu miệng kết quả.
- Các nhóm nêu kết quả trước lớp.
+Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả.
Từ ghép phân loại: đường ray, xe đạp, tàu hoả, xe điện, máy bay
Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đồng, bờ bãi, hình dạng, màu sắc
- Hs làm bài vào vở.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả
a.Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát
b.Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt
c.Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: rào rào, he hé.
**********************************
TOÁN: (Tiết 19) BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG.
I.MỤC TIÊU :
Giúp hs:
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của dag , hg ; quan hệ của dag , hg và g với nhau.
Biết tên gọi, thứ tự, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
 -Biết đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng.
 - Giáo dục HS ý thức học tập tốt .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kẻ sẵn các dòng , cột của bảng đơn vị đo khối lượng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Gv giới thiệu Đề ca gam và Héc tô gam.
a.Giới thiệu về Đề - ca – gam.
- Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
+Để đo các khối lượng nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đo Đề ca gam.
Đề - ca – gam viết tắt : dag
1 dag = 10 g
10 g = 1 dag
b.Giới thiệu về Héc- tô – gam.
( Cách giới thiệu tương tự như trên)
1 hg = 10 dag = 100 g.
- Hai đơn vị dag và hg ntn so với đơn vị kg?
2.Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV treo bảng đơn vị đo có sẵn cột, dòng chưa điền số đo.
- HD hs viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng.
+Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề?
- Lưu ý hs nhớ:
1 tấn = 1000 kg 1 tạ = 100 kg
1 kg = 1000 g.
4.Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Tính.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
5.Củng cố dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
Tấn , tạ , yến , kg , g.
- 3 ->5 hs đọc lại.
- 3 -> 4 hs đọc.
- Hs cầm một số vật cụ thể và so sánh.
1 hg = 100 g
20 g = 2 dag
- Hs nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Hs điền tên các đơn vị đo khối lượng vào bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân 
- 2 hs lên bảng chữa bài.
- Hs đọc đề bài. làm vào vở
******************************
TẬP LÀM VĂN:(Tiết 7) CỐT TRUYỆN.
I.MỤC TIÊU :
1.Nắm được thế nào là một cốt truyện và 3 phần cơ bản của một cốt truyện ( Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
2.Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
3.Giáo dục HS ý thức học tập tốt .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Kiểm tra bài cũ:
- Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Phần nhận xét.
Bài tập 1 ; 2:
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm nêu kết quả.
BT1:Nêu những sự việc chính trong truyện
 " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"?
BT2: Cốt truyện là gì?
Bài 3: Cốt truyện gồm mấy phần? Tác dụng của mỗi phần?
- Gv nhận xét.
3.Ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
4.Luyện tập:
Bài 1:Sắp xếp các sự việc chính thành một cốt truyện.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Gọi hs nêu miệng kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Kể truyện " Cây khế"
- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho hs tập kể trong nhóm.
- Gọi các nhóm thi kể chuyện dựa theo cốt truyện.
- Gv nhận xét, khen ngợi hs.
5.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài. Dặn dò
- 2 hs nêu.
- Nhóm 6 hs làm bài .
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
1.Dế Mèn gặp Nhà Trò ngồi khóc
2.Dế Mèn hỏi, Nhà Trò kể sự tình.
3.Dế Mèn cùng Nhà Trò đi đến chỗ bọn Nhện.
4.Gặp bọn Nhện, Dế Mèn ra oai quát... 
5.Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo.
- Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
- 1 hs đọc đề bài .
- Hs nêu miệng kết quả: Cốt truyện gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 2 hs nêu ghi nhớ.
- Hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs thảo luận , ghi kết quả sắp xếp theo thứ tự từ 1 -> 6 vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
+Kết quả:
1- b 2- d 3- a 4- c 5- e 6- g
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs tập kể chuyện dựa vào cốt truyện.
- Đại diện nhóm kể thi theo 2 cách:
+Kể 1 chuỗi các sự việc chính theo cốt truyện.
+Kể chuyện diễn cảm, thêm bớt các từ ngữ hợp lí làm phong phú thêm các sự việc.
KHOA HỌC :(Tiết 8)
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học hs có thể:
Giải thích lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Nêu ích lợi của việc ăn cá.
Có kĩ năng tìm hiểu bài ,trình bày được trước lớp .
Giáo dục HS ý thức ăn uống hợp vệ sinh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 18 ; 19 sgk .
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Kiểm tra.
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Trò chơi " Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm".
*MT:Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm
 *Cách tiến hành:
B1: Gv giao chia lớp thành hai đội thi, nêu nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm?
B2: Các nhóm dán kết quả, báo cáo kết quả.
B3: Gv kết luận, tuyên bố đội thắng.
2.HĐ2: Tìm hiểu lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
*MT:Kể tên một số thức ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật.
- Giải thích lí do tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật.
 *Cách tiến hành:
B1: Tổ chức cho hs thảo luận cả lớp.
- Hãy chỉ ra những thức ăn chứa nhiều đạm động vật? Thực vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
+Gv giới thiệu một số thông tin về giá trị dinh dưỡng trong một số thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Tại sao chúng ta nên ăn cá?
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
Hs theo dõi.
- Nhóm 4 hs thảo luận, hoàn nội dung yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Các món ăn chứa nhiều chất đạm là: Gà rán, cá kho, đậu phụ sốt, thịt kho, gà luộc, tôm hấp, canh hến, cháo thịt, tôm quay....
- Đậu kho, nấu bóng, tôm kho, thịt bò, lẩu cá, rau cải xào, canh cua...
- Mỗi loại đạm chứa một chất bổ dưỡng khác nhau, ta nên ăn phối hợp mới đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hs theo dõi.
Cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá chứa nhiều a xít béo không no có vai trò phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch.
************************************
ĐỊA LÍ: (Tiết 8 )
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN.
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này hs biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người .
- Giáo dục HS yêu lao động .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Kểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở HLS?
B.Bài mới.
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Trồng trọt trên đất dốc.
B1: Thảo luận cả lớp.
- Người dân ở HLS thường trồng những cây gì? ở đâu?
- Tìm vị trí địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
-Người dân ở HLS trồng gì trên ruộng bậc thang?
B2:Gv kết luận : sgv.
2.HĐ2: Nghề thủ công truyền thống.
B1:Hs làm việc theo nhóm, quan sát tranh thảo luận các câu hỏi cuối sgk.
B2: Gọi hs các nhóm trình bày.
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS?
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm?
- Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
B3: Gv nhận xét, kết luận.
3.HĐ3: Khai thác khoáng sản.
+Treo tranh ảnh về khai thác khoáng sản.
- Kể tên một số khoáng sản có ở HLS?
- Hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ và khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài ra người dân ở HLS còn khai thác những gì?
4.HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Lúa trên ruộng bậc thang, cây nông nghiệp, công nghiệp trên đồi núi.
- 2 hs chỉ và nêu.
- Trên sườn núi.
- Tránh xói mòn đất.
- Trồng lúa.
- Nhóm 6 hs thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hs nêu.
- Màu sắc nhiều hoa văn sặc sỡ...
- May trang phục.
- Hs quan sát hình 3 đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Apatit, đồng...
- Apatit
- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy phải khai thác và sử dụng hợp lí.
- Khai thác tre nứa, mây... và các lâm sản quý khác như : măng, mộc nhĩ, sa nhân...
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_ban_tich_hop_2_cot.doc