Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn nhất)

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. HS chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.

HS K- G chọn đúng danh hiệu và giải thích được lí do vì sao lựa chọn.

- HS đọc đúng, giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

- Giáo dục HS biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

KNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc thực hiện trong phần Giới thiệu bài.

- Bảng phụ viết đoạn văn đọc diễn cảm, đoạn 3 thực hiện trong Luyện đọc diễn cảm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’

- GV yêu cầu HS đọc thuộc bài thơ “Mẹ ốm”.

- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” tiết 1.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: 1’

- GV cho HS quan sát tranh minh học bài đọc giới thiệu bài.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Lớp 4D ĐẠO ĐỨC
Trung thực trong học tập (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của trung thực nói chung và trong học tập nói riêng.
HSK- G nêu được giá trị của trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
- HS thực hiện trung thực trong học tập; đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Giáo dục HS đức tính trung thực.
KNS: KN tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân; KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập; KN làm chủ bản thân trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC	
- Các mẩu chuyện về lòng trung thực thực hiện trong HĐ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
B. DẠY BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
HĐ 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3 SGK).
- GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách cư xử đúng.
- Các nhóm đọc yêu cầu bài 3. 
- HS thảo luận - đại diện nhóm trình bày – lớp trao đổi – nhận xét.
 GV kết luận cách cư xử đúng:
+ Chịu nhận khuyết điểm và quyết tâm để gỡ lại.
+ Báo cáo lại cho cô giáo để chữa lại khuyết điểm cho đúng.
+ Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
- Nghe, hiểu thêm.
HĐ 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm (Bài 4 – SGK).
- Yêu cầu HS trình bày giới thiệu và trả lời:
- Em suy nghĩ gì về mẩu chuyện, tấm gương đó?
- Qua các câu chuyện mà các bạn vừa kể và thực tế em hãy nêu ý nghĩa của việc trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
 GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
 - 2 HS trình bày – lớp nhận xét .
- Nêu suy nghĩ của mình qua truyện mình kể.
- HS K-G nêu ý nghĩa của trung thực trong học tập và trong cuộc sống, liên hệ bản thân.
HĐ 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài 5 SGK).
- GV yêu cầu HS trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
+ Nếu em ở tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
- GV nhận xét chung.
 - 2 HS trình bày.
- HS thảo luận và trả lời.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS cần trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
- Chuẩn bị bài sau “Vượt khó trong học tập”.
------------------------------------------------------------------
Tiết 2:
TẬP ĐỌC
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. HS chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.
HS K- G chọn đúng danh hiệu và giải thích được lí do vì sao lựa chọn.
- HS đọc đúng, giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Giáo dục HS biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
KNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc thực hiện trong phần Giới thiệu bài.
- Bảng phụ viết đoạn văn đọc diễn cảm, đoạn 3 thực hiện trong Luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- GV yêu cầu HS đọc thuộc bài thơ “Mẹ ốm”.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” tiết 1.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV cho HS quan sát tranh minh học bài đọc giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 32’
a. Luyện đọc: 12’
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn và đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS tìm và luyện đọc từ khó.
- GV yêu cầu HS đọc phần chú giải và giải nghĩa thêm từ chóp bu, nặc nô.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Gọi một vài nhóm đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài: 10’
- Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
GV ghi ý chính đoạn 1.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, 3, suy nghĩ trả lời câu hỏi 2, 3.
- Đoạn 2, 3 cho em biết nội dung gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, trao đổi cặp và trả lời câu hỏi 4.
- Phần 2 này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Dế Mèn? Tại sao em lại phong tặng danh hiệu hiệp sĩ cho Dế Mèn?
- Nêu nội dung bài đọc.
 GV chốt nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. HS chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.
c. Luyện đọc diễn cảm: 10’
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi phát hiện giọng đọc của từng đoạn.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn 3.
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV tổ chức cho HS đọc phân vai.
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp theo dõi.
- HS chia đoạn. Đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS tìm và luyện đọc từ khó: nặc nô, co rúm lại,
Giải nghĩa từ: chóp bu, nặc nô.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm đọc, lớp nghe và nhận xét.
- 1 HS K-G đọc toàn bài.
- HS lắng nghe và nắm bắt cách đọc.
- bọn nhện
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi, rút ra ý chính của đoạn.
- HS K- G nêu.
- HS K- G nêu nội dung của bài.
- 2 HS nhắc lại.
- 3 HS nối tiếp đọc bài. Lớp theo dõi, phát hiện giọng đọc.
- HSG đọc.
- Nhận xét bạn và rút ra cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi, nhận xét đánh giá bạn đọc.
- HS đọc phân vai.
- 1 HS đọc toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau “Truyện cổ nước mình.”
---------------------------------------------------------------
Tiết 3:
TOÁN
Các số có sáu chữ số
I. MỤC TIÊU
- HS biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề ; biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết các số có 6 chữ số.
HSK- G lấy được ví dụ về số có 6 chữ số, nêu cấu tạo, đọc và viết được số đó.
- HS tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, thẻ ghi các số 100000, 1000, 100, 1... ; Các tấm ghi các chữ số1, 2, 3,... dành cho HĐ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Nhắc lại các hàng mà em đã học?
- Viết bảng con các số 1; 100; 1000; 10000...
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV giới thiệu bài.
2. Các hoạt động: 32’
HĐ 1: Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn: 7’
- Hãy nêu quan hệ giữa các hàng liền kề?
 Kể từ trái sang phải cứ 10 đơn vị hàng này = 1 đơn vị hàng liền kề trước nó.
HĐ 2: Hàng trăm nghìn: 5’
- GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 1trăm nghìn. GV đính số lên bảng.
Một trăm nghìn viết bởi 1 chữ số 1 và năm chữ số 0 đứng sau.
HĐ 3: Cách viết và đọc số có 6 chữ số: 5’
- GV kẻ khung bảng như SGK.
- GV gắn thẻ số như SGK yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
- GV yêu cầu HS viết số vừa nêu.
- GV viết bảng.
- GV hướng dẫn viết từ hàng cao nhất.... được số 432516.
- GV hướng dẫn đọc. GV lấy ví dụ 1 số
khác có sáu chữ số.
- GV yêu cầu HSK- G lấy ví dụ một số có 6 chữ số, phân tích cấu tạo và nêu cách đọc số đó.
HĐ 4: Luyện tập: 15’
Bài 1: HĐ cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, HS K- G phân tích mẫu.
- Cho HS làm bảng con. GV giúp đỡ HSTB.
 Củng cố cho HS cách viết số có 6 chữ số.
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HSTB.
- Nhận xét, chữa bài.
Gọi HS đọc lại các số vừa viết.
 Củng cố cho HS cách viết số có 6 chữ số.
Bài 3: Trao đổi cặp
- GV yêu cầu HS làm miệng trong cặp.
- Gọi HS nối tiếp đọc.
- Nhận xét, chốt cách đọc số cho HS.
 Củng cố cho HS cách đọc số có 6 chữ số.
Bài 4: HĐ cá nhân
- GV cho HS trung bình làm 2 phần trong SGK, yêu cầu HS K- G tự lấy ví dụ khác vào nháp.
- Gọi HS TB lên bảng chữa bài trong SGK, HS K- G lên lấy ví dụ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
10 đơn vị = 1 chục.
10 chục = 1 trăm.
10 trăm = 1nghìn...
- HS nêu lại mối quan hệ.
- HS nêu cách đọc số, viết số 100000
- HS viết số 100000.
- HS đếm và nêu: 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- HS K-G nêu số.
- HS nêu lại cách đọc,viết .
- HS viết số có 6 chữ số.
- HS K- G lấy ví dụ.
- HS khác phân tích cấu tạo và nêu cách đọc số đó.
- HS đọc bài.
- Lớp làm bài vào bảng con HS lên bảng viết. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp đổi bài, kiểm tra chéo.
- HSTB đọc lại các số đã viết.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm miệng theo cặp.
- HS đọc nối tiếp các số theo dãy.
- Nhắc lại cách đọc số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- So sánh số có 5 chữ số và số có 6 chữ số.
- Lấy ví dụ 1 số có 6 chữ số, đọc và phân tích số đó.
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
I. MỤC TIÊU
	- HS biết một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) thuộc chủ điểmThương người như thể thương thân (BT1,4), nắm được cách dùng một số từ có tiếng"nhân" theo hai nghĩa khác nhau (BT2,3).
	- Rèn kĩ năng dùng từ thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân khi nói, viết.
	- Có ý thức dùng từ đúng khi nói, viết. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Tìm tiếng và phân tích cấu tạo của tiếng đó.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 1’
2. Hướng dẫn làm bài : 30’
Bài 1: HĐ cả lớp
- GV yêu cầu HS tìm các từ ngữ theo mẫu, HS K-G tìm được nhiều từ.
 Củng cố từ ngữ thuộc chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết.
Bài 2, 3: HĐ cá nhân
 - GV nhấn mạnh : nhân: người
 nhân: lòng thương người
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm các từ xếp vào nhóm, đặt câu với 1 từ thuộc nhóm a hoặc b, GV lưu ý HS cách viết câu và dùng đúng nghĩa từ, HS K-G đặt được câu đúng và hay. GV hướng dẫn HSTB.
 Củng cố nghĩa của từ nhân và đặt câu theo chủ điểm của bài học.
Bài 3: HĐ nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài, lưu ý HS:
. Hiểu nghĩa tường minh.
. Suy ra nghĩa câu tục ngữ
 Củng cố mở rộng vốn từ theo chủ điểm của bài.
- HS đọc bài.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS đọc bài.
- HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét câu. 
- HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Chưa bài.
3. Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau Dấu hai chấm.
----------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 6: KHOA HỌC
Trao  ... - HS đọc bài.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện “Nàng tiên ốc”.
- HS quan sát.
- GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật, chỉ cần kể một đoạn, HS K-G kể toàn bộ câu chuyện.
HS làm bài - đổi chéo kiểm tra bài.
- GV giúp đỡ HSTB.
- Yêu cầu HS kể chuyện.
- 3-5 HS thi kể - lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
 Muốn tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
 Tại sao tả ngoại hình chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu? 
 Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
--------------------------------------------------------------
Tiết 2:
TOÁN
So sánh các số có nhiều chữ số
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số, sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
- Củng cố cho HS cách tìm số lớn nhát, bé nhất trong một nhóm các số; xác định số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có 6 chữ số.
HS K- G giải thích được cách điền dấu.
- HS tự giác, tích cực học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Gọi 1HS lên bảng làm bài 5.
- Hỏi: Có mấy lớp, mỗi lớp có mấy hàng?
- HS G lấy VD.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 1’.
2. Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số: 15’
* So sánh các số có số chữ số khác nhau:
- GV viết lên bảng các số: 99578 và 100000.
- Yêu cầu HS giải thích.
- HS so sánh 2 số: 99578<100000
- Giải thích: số 99578 có 5 chữ số, số 100000 có 6 chữ số.
- Cho HS nhận xét, rút ra cách so sánh.
- Trong 2 số, só nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
* So sánh các số có số chữ số bằng nhau:
- Viết lên bảng các số: 693 251 và 693500, cho HS so sánh.
- HS đọc 2 số và nhận xét: 
 693 251< 693 500 (vì 2<5).
- Cho HS lấy ví dụ so sánh số có số chữ số bằng nhau.
- HS tự lấy ví dụ - nhận xét. 
- Yêu cầu HS rút ra kết luận cách so sánh số có nhiều chữ số.
 GV kết luận: Hai số cùng có số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải.
- HS K-G rút ra kết luận.
- Vài HS nhắc lại.
3. Luyện tập: 17’
Bài 1: HĐ cả lớp
- 1 HS đọc đầu bài.
- Cho HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào nháp.
- Cho 1-2 HSK-G giải thích cách điền dấu.
- HS giải thích – lớp nhận xét.
- GV nhận xét cho điểm.
 Củng cố so sánh hai số.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho, chúng ta phải làm gì?
- 1 HS nêu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- HS làm bài.
- Cho HS đọc số lớn nhất.
 Củng cố tìm số lớn nhất.
- HS đọc số và giải thích số 902111 là số lớn nhất.
Bài 3: HĐ cá nhân 
- Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- HS trả lời.
- Cho HS so sánh và tự sắp xếp các số, HS K-G làm thêm BT4.
- 1 HS lên bảng, các HS khác làm vào vở
- Hỏi: Vì sao em lại sắp xếp được các số theo thứ tự trên?
 Củng cố so sánh các số và sắp xếp theo thứ tự.
- 1HS K- G giải thích –lớp nhận xét. 
3. Củng cố - dặn dò (3’)
 Cho HS nêu số lớn nhất, số bé nhất có 4 chữ số.
 Nhận xét giờhọc.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau Triệu và lớp triệu.
Tiết 3:
KHOA HỌC
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, 
vai trò của chất bột đường.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
	1. Phân loại được thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
2. Phân loại được thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó. Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
3. Có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các thẻ có ghi chữ Trứng, Đâụ ,Tôm, Nước cam, Cá, Sữa, Ngô, Tỏi tây, Gà, Rau cải.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’
- Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất?
- Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường?
B. DẠY BÀI MỚI.
1.Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
HĐ 1: Phân loại thức ăn và đồ uống:
* Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10, SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc thực vật?
- Quan sát hình minh hoạ và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Chia bảng thành 2 cột: nguồn gốc thực vật và động vật.Phát thẻ cho HS.
- Gọi HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ ghi tên thức ăn đồ uống vào đúng cột phân loại.
- Lần lượt HS lên bảng gắn thẻ và ghi bổ sung tên các loại thức ăn, đồ uống.
- Yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trang 10 SGK.
- 2 HS lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi.
- Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác?
- 2-3 HS trả lời.
- Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- Lớp nhận xét.
- Vậy có mấy cách phân loại thức ăn. Dựa vào đâu để phân loại như vậy?
- Có 2 cách phân loại thức ăn:dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong các thức ăn đó.
- GV kết luận.
Lắng nghe, ghi nhớ.
- GV mở rộng: Một số loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên chúng có thể được xếp vào nhiều nhóm thức ăn khác nhau. Ví dụ như trứng, chứa nhiều chất đạm, chất khoáng, can xi, phốt pho, lòng đỏ trứng chứa nhiều vi- ta- min (A,D, nhóm B).
HĐ 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng:
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu: Các em hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11, SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Tiến hành quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4 và ghi câu trả lời vào giấy.
 1. Kể tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11, SGK?
- Đại diện các nhóm trả lời,nhóm khác nhận xét.
2. Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường?
3. Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh. GV kết luận.
- Nghe,ghi nhớ.
* GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:
- Cho làm bài 1-VBT.
- Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Gọi một vài HS trình bày.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
*GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến bằng cách đưa ra các ý kiến và yêu cầu HS nhận xét ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao?
- HS tự do phát biểu ý kiến.
a. Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá... trứng là đủ chất.
- Phát biểu đúng: c
b. Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường.
- Phát biểu sai; a, b
c.Hăng ngày, chúng ta phải ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vât.
3. Củng cố, dặn dò : 3’
- Cho 2-3 HS đọc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
- Tổng kết tiết học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
Tiết 5:
TOÁN
Triệu và lớp triệu
I. MỤC TIÊU
- HS biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu, củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết số có nhiều chữ số, xác định được hàng, lớp của một chữ số trong số.
- HS cẩn thận, tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn các lớp, hàng thực hiện trong phần bài học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Cho HSG nêu lại cách so sánh số có nhiều chữ số.
- 2 HS nêu. 
- Gọi 1 HS lên bảng viết số 8739310 và nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào? Lớp nào?
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
B. DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
a. Giới thiệu hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu, lớp triệu: 7’
- Yêu cầu HS cả lớp viết số theo GV đọc.
- 1HS lên bảng viết,HS cả lớp viết vở nháp: 100, 1000, 10000, 100000, 100000.
- Giới thiệu: Mười trăm nghìn gọi là 1 triệu. 1 triệu viết là: 1000000.
- Cho HS đếm 1000000 có tất cả mấy chữ số 0. 
- Nghe, hiểu.
- có 6 chữ số 0.
- Cho HS tự ghi số: 100000000.
- HS ghi số 100000000 và đọc.
- Số 1 trăm triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
- 9 chữ số. 
- GV giới thiệu các hàng trong lớp triệu.
- HS nêu lại các hàng trong lớp triệu .
- Giới thiệu: mười triệu còn gọi là 1 chục triệu.
- HS tự viết vào bảng.
- Cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
- HS thi đua nêu.
b. Thực hành: 23’
Bài 1: HĐ cả lớp
- 1 HS đọc.
- Cho 3-4 HS đếm từ 1 triệu đến 10 triệu.
- HS đếm – Lớp nhận xét.
- Cho 3-4 HS đếm thêm từ 10 triệu đến100 triệu, 100 triệu đến 900 triệu.
 Củng cố thứ tự các số tròn triệu.
- HS đếm – lớp nhận xét.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
1 HS đọc – lớp đọc thầm.
Cho HS quan sát mẫu chấm bài – nhận xét .
 Củng cố viết số.
HS tự làm –đổi chéo chấm bài cho nhau.
Bài 3: Trao đổi cặp
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đọc và viết các số trong bài tập yêu cầu.
2 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- Gọi 2 HS lên bảng lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết và đọc, nêu chữ số 0 có trong số đó.
 Củng cố viết các số.
- HS chỉ vào số và đọc số, nêu số chữ số 0 có trong số đó.
15 000; 50 000; 350; 600; 1300 .
Bài 4: HĐ cả lớp
- Cho HS phân tích mẫu. 
HS quan sát mẫu SGK.
Cho HS tự làm,chữa bài.
 Củng cố viết và xác định vị trí các hàng của các số.
HS tự làm phần còn lại. 
3. Củng cố - dặn dò: 3’
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau Triệu và lớp triệu (tiếp).
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm công tác tuần 2
 I . MỤC TIÊU 
 Đánh giá những ưu, khuyết điểm có ở các mặt hoạt động trong tuần 2. 
 Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 3.
 Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
 II . NỘI DUNG 
Ổn định tổ chức 
Lớp trưởng điều hành , từng tổ trưởng lần lượt lên báo cáo các ưu, khuyết điểm của các mặt hoạt động trong tuần :
 - Học tập . - Vệ sinh .
 - Ý thức đạo đức . - Hoạt động NGLL. 
 - Các thành viên trong tổ ý kiến .
 - Bình bầu tổ xuất sắc : .........
3. GVCN nhận xét chung.
 - Tuyên dương một số HS : .................................................................
 - Nhắc nhở một số HS :....................................................................... .
4. Phướng hướng tuần 3
 - Tiếp tục ổn định nề nếp.
 - Thi đua học tập tốt , rèn luyện tốt.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp, Đội.
 - Thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy TN - NĐ.
 - Chuẩn bị Rằm Trung thu: Mâm cỗ, tiết mục văn nghệ.
5. Văn nghệ 
	Lớp phó văn nghệ điều hành: Hát các bài hát về Trung thu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 2 lop 4.doc