Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Tiết 6: KĨ THUẬT.

VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU

(tiết 2)

I. Mục tiêu

- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thờu

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).

II. Đồ dùng dạy học

 + GV: SGK, hộp dụng cụ cắt khâu thêu môn kĩ thuật lớp 4 (dành cho GV) với đầy đủ các chi tiết bên trong, một số sản phẩm may, khâu, thờu

 + HS: SGK, hộp dụng cụ cắt khâu thêu môn kĩ thuật lớp 4 với đầy đủ các chi tiết bên trong.

 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: 
Thứ hai ngày 29/8/2011
Tiết 1: CHÀO CỜ
(Lớp 4A)
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC. 
BÀI 3
(Đ/C Tình dạy)
------------------------------------------------------------
Bài 3: TẬP ĐỌC.
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS: - Thể hiện sự cảm thông với người có hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh trong sgk.
III. Hoạt động dạy –học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ: (5p) 
- Gọi hs đọc bài " mẹ ốm”
H: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi.
- hs khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1p )
 Trong bài đọc lần trước Dế Mèn đã hứa bảo vệ Nhà Trò. vậy hôm nay chúng ta xem Dế Mèn hành động như thế nào?
2. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài:
a ) Luyện đọc(10p)
- Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Đọc từng đoạn
+ Đoạn 1: 4 câu đầu
+ Đoạn 2: phần còn lại
- Lần 1: đọc từ khó .
- Lần 2 : hướng dẫn giải nghĩa từ chú giải .
- Từ khó đọc:
lủng củng, co rúm, béo múp béo míp, xí xoá...
 - Từ ngữ:
 chóp bu, nặc nô, có của ăn của để, văn tự
- ghi đầu bài 
- 1 hs đọc 
- 1 nhóm 2 hs nối nhau
đọc từng đoạn cho hết bài 
- hs khác đọc thầm
- hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
- hs nêu từ khó 
- 2- 3 hs đọc từ khó
- cả lớp đọc đồng thanh
- hs đọc thầm phần chú giải.
- hs giải nghĩa các từ đó.
b) Tìm hiểu bài.(10p) *
 Đoạn 1: ( 4 câu đầu)
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? 
- 1 hs đọc đoạn 1, hs khác đọc thầm.
- 1 vài hs trả lời
( chăng tơ kín ngang đường, bố trí kẻ canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đã với dáng vẻ hung dữ...)
*) Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
* Đoạn 2: ( còn lại)
? Dế Mèn đã làm cách cào để nhện phải sợ?
? Dế Mèn đã làm cách nào để nhện nhận ra lẽ phải? 
- 1 hs đọc đoạn 2 và trả lời
- Đoạn " tôi cất tiếng...chày giã gạo" 
- Đoạn " tôi thét....đến hết"
*) Dế Mèn làm cho nhện sợ và nhận ra lẽ phải.
? Em thấy có thể tặng dế mèn danh hiệu nào trong số danh hiệu sau đây:.....
- HS trao ddo??i trong nhóm và chọn danh hiệu cho dế mèn.
- " hiệp sĩ"
c) Đọc diễn cảm: (10p)
- GV đọc diễn cảm
- ( gv chép sẵn trên bảng phụ).
- Lời nói của dế mèn: đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép.
- Những câu văn miêu tả, kể chuyện, giọng đọc thay đổi cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết.
- Chú ý ngữ điệu các câu:
+ Từ trong hốc đá,/ một mụ nhện cái cong chân nhảy ra...nom cũng đanh đá,/ nặc nô lắm.//
 Tôi quay phắt lưng,/ phóng càng đạp phanh phách ra oai.// mụ nhện co rúm lại/ rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.// tôi thét:/
+ Cớ sao các người có của ăn của để,/ béo múp béo míp mà cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?//
- hs luyện đọc câu, đoạn 
- cá nhân hs khác nhận xét.
- hs đọc đồng thanh..
- hs thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò:
(2p)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn hs chuẩn bị bài sau: " Truyện cổ nước mình"
------------------------------------------------------------
Tiết 4: KHOA HỌC.
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
(Đ/C Mai dạy)
----------------------------------------------------------
Tiết 5: TOÁN.
Bài 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu :
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b)
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Giáo án , bảng phụ...
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo ...
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ. (3p)
- Gọi hs đọc các số 51263; 80000; 76210; 99999.
- Nhận xét 
II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p)
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
2. Giới thiệu số có 6 chữ số (15p)
- Cho hs ôn tập các hàng .
+ Gọi hs nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề nhau .
+ Hàng trăm nghìn 
? 10 chục nghìn có tên gọi nào khác ?
+ Viết và đọc các số có 6 chữ số .
Hướng dẫn hs đọc số và viết số .
trăm nghìn
chục nghìn
nghìn
trăm
chục
đv
100000
100000
100000
100000
10000
10000
10000
1000
1000
100
100
100
100
100
10
1
1
1
1
1
1
4
3
2
5
1
6
VD:432516 đọc là : bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
+ Tương tự cho hs đọc viết vài số có 6 chữ số.
3.Bài tập 
* Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1(3p)
- Gọi hs đọc yêu cầu
+ Hướng dẫn phần a , phần b cho hs làm bảng con .
+ Nhận xét 
Bài 2(7p)
- gọi hs đọc yêu cầu 
+ cho hs làm vở 
+nhận xét chữa bài 
Bài 3 (5p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs nêu miệng theo nhóm 2.
+ Nhận xét chữa bài .
Bài 4a,b.(5p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs viết bảng con .
+ Nhận xét chữa bài 
III. Củng cố dặn dò (1p)
* Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
- Vài hs đọc 
- Ghi đầu bài 
- 10 đơn vị = 1 chục (10)
- 10 chục = 1trăm (100)
- 10 trăm = 1 nghìn (1000)
- 10 nghìn = 1 chục nghìn (10000)
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 
1 trăm nghìn viết là 100 000
- Nhiều hs đọc, cả lớp viết bảng con .
- Đọc viết số theo yêu cầu của gv
- 2 hs đọc 
Đáp án :
- Viết bảng : 523453.
+Đọc cá nhân .
- 2 hs đọc 
Đáp án :
viết số 
tn
cn
n
t
c
đv
đọc số 
369815
3
6
9
8
1
5
ba trăm... 
579623
5
7
9
6
2
3
năm trăm 
bảy ....
786612
7
8
6
6
1
2
bảy trăm.
tám....
- 2 hs đọc , nhiều hs nêu miệng
Đáp án :
+Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm .
+Bảy trăm chín m??i sáu nghìn ba trăm mười lăm .
+Một trăm linh sáu nghìn ba trăn mười lăm .
+Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy .
- 2 hs đọc , cả lớp viết bảng con.
đáp án :
a,63115 b,723936; 
c, 943103 d,860372
- 2 hs nêu.
----------------------------------------------------------
Tiết 6: KĨ THUẬT.
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU 
(tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thờu
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
II. Đồ dùng dạy học
	+ GV: SGK, hộp dụng cụ cắt khâu thêu môn kĩ thuật lớp 4 (dành cho GV) với đầy đủ các chi tiết bên trong, một số sản phẩm may, khâu, thờu
	+ HS: SGK, hộp dụng cụ cắt khâu thêu môn kĩ thuật lớp 4 với đầy đủ các chi tiết bên trong.
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
* Nhận xét HS về việc chuẩn bị dụng cụ.
* Mang hộp dụng cụ cắt khâu thêu môn kĩ thuật lớp 4 ra bàn, SGK.
II. Giới thiệu bài mới:
* Tiết trước các em đã tìm hiểu một số dụng cụ cắt, khâu, thờu Hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu một số dụng cụ cắt, khâu, thêu qua bài Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiết 2).
III Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
a) Đặc điểm của kim:
* Yêu cầu HS lấy kim ra quan sát và nêu đặc điểm cấu tạo của kim (nhắc HS cẩn thận).
* Gọi HS nêu ý kiến.
* Nhận xét, chốt ý (cầm kim cho HS xem): Kim được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau Mũi kim nhọn, sắc. Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ. 
* Gọi HS đọc cách sử dụng và bảo quản kim ở SGK.
* HS cùng bàn trao đổi cặp.
* Nêu ý kiến.
* 1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
IV Thực hành xâu chỉ vào kim, gút chỉ
* Yêu cầu HS chuẩn bị kim, chỉ như SGK.
* Thao tác mẫu xỏ chỉ và gút chỉ như SGK hướng dẫn.
* Gọi HS khéo tay thực hành mẫu trước lớp.
* Cho cả lớp thực hành
* Bao quát lớp, giúp đỡ HS gặp khó khăn, nhắc HS giữ an toàn khi sử dụng kim.
* Cho HS quan sát một sản phẩm HS hoàn thành sớm. 
* Gọi HS nhận xét một số sản phẩm.
* Gọi 5HS lên thi đua thực hành trước lớp.
* Gọi HS nhận xét bạn thực hiện.
* Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
* Chuẩn bị dụng cụ như SGK hướng dẫn.
* Quan sát GV hướng dẫn.
* Quan sát bạn thực hiện.
* Lấy dụng cụ ở hộp dụng cụ và tự thực hành (10 - 15 phút)
* Làm nộp sản phẩm cho GV.
* Nhận xét sản phẩm của bạn.
* Thi đua trước lớp.
* Nhận xét bạn thi ?ua
V. Củng cố - dặn dò:
* Gọi HS nêu một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu đã học.
* Dặn HS về xem lại bài, lưu ý giữ an toàn khi sử dụng các dụng cụ cắt khâu thờu
* Nhận xét tiết học.
* kéo cắt vải, kéo cắt chỉ, kim khâu, kim may, thước may, vải, chỉ, 
============================================
Thứ 3 ngày 30/8/2011
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: TOÁN.
Bài: 7: LUYỆN TẬP.
I) Mục tiêu
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b)
II) Đồ dùng dạy học :
 - GV: Giáo án, SGK
 - HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III).Phương pháp giảng dạy
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra vở bài tập của 5 HS
+ Nêu cách đọc và viết số có sáu chữ số.
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
 Cho HS ôn lại cách đọc và viết số có sáu chữ số.
 c. Thực hành : 
Bài 1:
GV kẻ sẵn bảng số bài 1 lên bảng , yêu cầu từng học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác làm vào vở.
+ Yêu cầu HS phân tích số 653 267
+ GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đọc các số: 2 453; 65 243; 762 543; 53 620
+ Cho biết mỗi số 5 ở trên thuộc hàng nào, lớp nào?
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3a,b,c: 
- GV yêu cầu HS tự viết số vào vở.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4a,b: 
Yêu cầu HS tự điền số vào các dãy số, sau đó cho HS đọc từng dãy số trước lớp.
+ Yêu cầu HS đọc bài sau đó làm bài vào vở
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng HS
- Yêu cầu HS nêu từng dãy số.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Hàng và lớp”
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS làm theo lệnh của GV.
- HS làm bà ... 
- yc hs điền dấu và giải thích
*gvchốt: Số chữ số bằng nhau ta so sánh các chữ số cùng hàng nếu chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn
b.Thực hành
Bài 1:5p
Gọi hs nêu yc
Cho hs trao đổi nhóm đôi –báo cáo
 GV nx- cc 
Bài 2:5p
- Gọi hs đọc yc
cho hs làm bảng con
nx-cc
Bài 3:5p
- Nêu yc
- Cho hs làm phiếu
Bài 4:(Nếu còn thời gian)
- GV- cc cách so sánh số có nhiều chữ số
- GV? số lớn nhất có ba chữ số là?
?số bé nhất có ba chữ số là?
? số lớn nhất có sáu chữ số là?
? số bé nhất có sáu chữ số là?
3.CC/DD ( 2p)
 gv nx-cc
gv nhấn nội dung cần ghi nhớ 
cbị bài sau
- 2hs nêu 
- hs ghi vở 
- hs nêu, điền dấu và giải thích
99578<100 000
hs ghi vở + nêu lại nx đó
- hs điền 693251< 693500-giải thích
- hs ghi vở nx đó
- 1hs đọc 
- hs hoạt động nhóm 2-báo cáo kq
9 999<10 000 653 211=653 211
 99 999 <100 000 43 256<432 510
 726 585 >557 652 845 713< 854 713
- Học sinh đọc
- hs làm bảng con Đ/A: Số lớn nhất 902 011
- Học sinh nêu y/c
thứ tự cần điền :
2467<28092<932018<943567.
- hs nêu miệng
là: - 999
100
999 999
100 000
------------------------------------------------------------
Tiết 3: KHOA HỌC.
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
(Đ/C Mai dạy)
-----------------------------------------------------------
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN.
Bài 4:
TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I – Mục tiêu:
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại ???c một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
II – Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 3 - 4 khổ giấy to viết y/c của bài tập 1 (để chỗ trống) để hs điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
 1 tờ phiếu cắt viết đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập)
- Học sinh: Vở bài tập (tập 1).
III – Phương pháp:
Giảng giải, phân tích,vấn đáp, thảo luận, luyện tập, thực hành...
IV – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A - Kiểm tra bài cũ:
- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điểm gì?
- Gọi 2 hs kể lại câu chuyện đã giao?
GV nxét và cho điểm hs.
B - Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
2) Tìm hiểu bài:
a) Phần nhận xét:
Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3.
- Y/c cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm: ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày.
- Gọi các nhóm khác nxét, bổ sung.
- GV nxét, chốt lại lời giải đúng.
GV kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
b) Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- GV có thể nêu thêm ví dụ để hs hiểu rõ hơn nội dung phần ghi nhớ.
3) Luyện tập:
Bài tập 1:
Gọi 1 hs đọc nội dung bài tập.
- Y/c hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? các chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé?
- Gọi 1 hs lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Gọi hs nxét, bổ sung.
- GV kết luận: Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: Người gầy, tóc hớt ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quầ ngắn đến gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì?
Bài tập 2:
GV nêu y/c của bài, nhắc hs.
- Cho hs quan sát tranh minh hoạ truyện thơ: Nàng tiên ốc.
Nhắc hs: Có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Y/c hs tự làm bài.
- Y/c hs kể.
- nxét, tuyên dương những hs kể tốt.
4) Củng cố - dặn dò:
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau: “Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật”.
- 2 Hs thực hiện y/c.
- 2 Hs kể lại câu chuyện của mình.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc.
Cả lớp đọc thầm theo y/c.
Hoạt động trong nhóm.
- 2 nhóm cử đại diện trình bày.
- nxét, bổ sung.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
- 2, 3 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm bài và đoạn văn.
- Hs đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Hs nxét, bổ sung bài làm của bạn.
- Các chi tiết nói lên: Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ dài đến đầu gội cho thấy chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc.
- Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ.
- 1 hs đọc y/c trong sgk.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- Hs làm bài.
- 3 - 5 hs thi kể.
Hs trả lời
HS ghi nhớ.
**************************************
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: CHÍNH TẢ.
Bài 2. MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC 
I/ Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định.
- Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học 
- GV:Giáo án , sgk , phiếu học tập .
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/KTBC (2 phút )
 - Kiểm tra bài học trước 
II/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p)
 - GV giới thiệu và ghi đầu bài 
1. HD viết bài. (20 phút)
- Đọc mẫu đoạn cần viết 
- Gọi 2 hs đọc lại đoạn viết .
- Cho hs tìm các danh từ riêng , cần viết hoa .
- HD viết từ khó .
- Cho hs viết từ khó.
- Cho hs tìm hiểu n?i dung đoạn viết.
- Đọc từng câu cho hs viết bài + soát lỗi .
- Thu bài chấm (10 bài )
- Nhận xét .
2.Bài tập 
Bài 2: (7phút)
- Gọi hs đọc yêu cầu :
- Cho hs làm bài tập theo nhóm 6 vào phiếu học tập .
- Nhận xét chữa bài .
Bài 3 : (7 phút )
- Gọi hs đọc yêu cầu :
Cho hs giải quyết bài tập theo nhóm đôi .
- Gọi các nhóm báo cáo .
- Nhận xét ,chữa bài .
III/Củng cố – dặn dò (1p)
- Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
- Luyện viết một số từ khó 
- Ghi đầu bài 
- 2 hs đọc đoạn viết .
- Tìm danh từ riêng cần viết hoa .
- Viết từ khó bảng lớp + bảng con .
- Nêu nội dung đoạn viết .
- Nghe viết bài + soát lỗi.
- 2 hs đọc.
- Làm bài tập theo nhóm .
Đáp án : lát sau, rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem.
- Đọc yêu cầu .
Đáp án :
- Dòng 1 : chữ sao 
- Dòng 2: Chữ sáo 
- Nêu lại nội dung bài.
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Bài 4. DẤU HAI CHẤM
I/Mục tiêu :
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
II/Đồ dùng dạy học
GV: Giáo án , sgk , phiếu học tập 
HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/Các hoạt động dạy-học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.KTBC(1p)
- Gọi hs đọc ghi nhớ bài trước , đặt câu.
- Nhận xét 
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài(1p)
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
2.Nhận xét (15p)
- Gọi hs đọc phần nhận xét 
GV đọc lại 
?Dấu hai chấm trong câu văn a có tác dụng gì?
? Dấu hai chấm trong câu văn phần b có tác dụng gì ?
? Dấu hai chấm trong câu thơ có tác dụng gì?
? Khi báo hiệu lời nói của nhân vật dấu hai chấm được dùng kết hợp với những dấu nào?
Gọi hs đọc ghi nhớ 
3.Luyện tập 
Bài 1(10 p) 
* HD hs làm bài tập 
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs làm vào vở cá nhân 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 2(8p)
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs thảo luận nhóm đôi và làm vào phiếu học tập .
- Nhận xét chữa bài 
III.Củng cố –dặn dò(5p)
* Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nh?n xét giờ học .
- 2 hs 
- Nhận xét 
- Ghi đầu bài 
- 3 hs đọc 
- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật (Bác Hồ ) phối hợp với dấu“”
- Là lời nói của một nhân vật “Dế Mèn” phối hợp với dấu-
- Giải thích bộ phận đứng trước nó 
- Ý 1 : Ghi nhớ 
+... được dùng với dấu “” –
gạch đầu dòng .
+ ý 2 ghi nhớ sgk 
+ Cá nhân đọc nhiều em
- 2 hs đọc yêu cầu bài tập
+ Làm vào vở ô ly .
Nhận xét 
Đáp án : 
a,Dấu hai chấm phối hợp với gạch dầu dòng có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi ” người cha .
- Dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là lời nói của cô giao .
b, Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước .Phần sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước .
- 2 hs đọc yêu cầu 
- Làm bài tập theo nhóm đôi 
Báo cáo : 
Dấu hai chấm thứ nhất giải thích cho bộ phận đứng trước .Không kịp nữa rồi : Vỏ ốc đã vỡ tan .
Dấu hai chấm thứ hai phối hợp với dấu gạch ngang báo hiệu lời nói của bà cụ .
- 2 hs nêu lại nội dung .Đọc ghi nhớ .
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: ÔN TOÁN.
ÔN CÁC PHÉP TÍNH ĐỐI VỚI SỐ TỰ NHIÊN
(Luyện thêm)
I.Mục tiêu:
Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia đối với số tự nhiên trong phần vừa học.
Vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV+HS: Vở Bài tập trắc nghiệm tr 3- 4
- Dự kiến hoạt động: Hoạt động cả lớp, cá nhân.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức HD HS làm bài tập
Bài 1 tr3/ Nối 	 với các chữ số thích hợp:
- Gọi HS lên bảng nối, dưới lớp thực hiện vào nháp.
 24158 > 24 35 30752< 30 25
9
6
8
5
4
0
 41369 < 41 26 < 41503
Bài 2 tr4/ Đặt tính rồi tính:
14517 + 6283 43085 - 1961 20615 x 4 11520 : 5 13587 : 3
(HS giơ bảng GV chữa trên bảng lớp)
Bài 3 tr4/ Bài toán.
 Bác Xuân mua 20kg gạo, mỗi ki-lô-gam gạo giá 4500 đồng. Bác đưa tờ giấy bạc 10000 đồng cho người bán hàng thì bác lấy lại bao nhiêu tiền?
*Nếu còn thời gian cho học sinh giải các bài toán trong phần giảm tải.
 Củng cố dặn dò: làm bài tập vào vở.
- Yêu cầu HS thực hiện bảng con
- HS làm bài theo nhóm 3
- Hết giờ 1 nhóm lên trình bày.
Bài giải
Bác Xuân mua 2kg gạo hết số tiền là:
4 500 x 20 = 90 000 (đồng)
Bác Xuân còn lấy lại số tiền là
100 000 – 90 000 = 10 000 (đồng)
Đáp số 10 000 đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc