Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Thủy

I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

1. Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của tuyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dến Mèn .

2. Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK

- Giấy khổ to viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 44 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 (Tuần thứ hai từ ngày 23 /8 đến ngày 29./8./ 2011)
Thứ
Tiết
Môn
 Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
1
2
3
4
5
H nhạc
T đọc
Toán
C tả
Chào cờ
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
Các số có 6 chữ số
Ngh – v :mười năm cõng bạn 
Ba
1
2
3
4
5
Lt & c
Toán
K Học
Thế dục
M thuật
MRVT : nhân hậu – đoàn kết
Luyện tập
Trao đổi chất ở người (tt) 
Tư
1
2
3
4
5
T đọc
Toán
K chuyện
T l văn
Địa lí
Truyện cổ nước mình 
Hàng và lớp 
Kể chuyenj đãnghe đã đọc
Kẻ lại hành động của nhân vật
Làm qwen với bản đồ 
Năm
1
2
3
4
5
L t & c
K Học
Toán
Thế dục
Đạo đức
Dấu hai chấm 
Các chất DD có trong thức ăn
So sánh các số có nhiều chữ số 
Luyện tập
sáu
1
2
3
4
5
T l v
Toán
L sử
K thuật
S hoạt
Tả ngoại hình của nhân vật 
Triệu và lớp triệu
Nước văn lang
Nhâïn xét đánh giá trong tuần
 TUẦN 2 Tuần hai từ 23 tháng 8 đến 29 tháng 8 năm 2011 
Tập đọc 	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
( Tiếp theo ) 
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của tuyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dến Mèn .
Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK
Giấy khổ to viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1. Oån định lớp 
- Hát tập thể 
3-4’
2.Kiểm tra bài cũ 
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm , trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. 
3.Dạy bài mới 
1’
a. Giới thiệu bài : 
- HS lắng nghe 
b.Nội dung bài mới: 
7-8’
Hoạt động 1:Luyện đọc 
-GV chia đoạn: 3 đoạn
- HS theo dõi
+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu ( Trận địa mai phục của bọn nhện ) 
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện )
+ Đoạn 3: Phần còn lại ( Kết cục câu chuyện)
-GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp lượt 1
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2, hướng dẫn HS đọc các câu hỏi
-3 HS đọc kết hợp với luyện đọc từ
-3 HS luyện đọc kết hợp với luyện đọc câu
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp
-Gọi 1 HS đọc cả bài
- Một , HS đọc cả bài 
- GV nêu cách đọc và đọc diễn cảm cả bài
7-8’
Hoạt động2: Tìm hiểu bài 
- Đọc lướt đoạn 1 (Bốn dòng dầu)
trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? 
-HS đọc lướt và nêu: Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ 
- Đọc thầm đoạn 2(Sáu dòng tiếp theo) để cho biết : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
HS đọc thầm đoạn văn , trả lời câu hỏi
+ Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta.
+ Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá,nạc nộ, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. 
- 1 HS đọc đoạn 3 (Phần còn lại)và lần lượt cho biết:
- HS đọc thầm phần còn lại, trao đổi, trả lời câu hỏi : 
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
 Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng : Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết vòng vây đi không?
- Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào? 
- Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. 
- 1 HS đọc câu hỏi4 cả lớp thảo luận nhóm đôi để TL
GV giúp HS đi tới kết luận : 
+ Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng :
+ Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ,kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu
- Bài văn ca ngợi về ai? Ca ngợi điều gì?
Cả lớp theo dõi và thảo luận để TLCH
Võ sĩ: Người sống bằng nghề võ. 
Tráng sĩ: Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả.
Chiến sĩ: Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ.
Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa .
Dũng sĩ: Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, ngauy hiểm.
Anh hùng : Người lập được công trạng
lớn đối với nhân dân, với đất nước.
Bài văn ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh . 
7-8’
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- 3 HS đọc Cả lớp theo dõi
- Nêu cách đọc của từng đoạn
HS lần lượt nêu
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn 2 lên bảng GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 2 đoạn tiêu biểu
+ GV đọc mẫu đoạn văn
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. 
. - GV theo dõi, uốn nắn
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
2-3’
4. Củng cố: 
.
Em học tập được gì qua nhân vật Dế Mèn?
.HS nêu
1’
,5 .Dặn dò :
-Xem trước bài :Truyện cổ nước mình 
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 TUẦN 2 Tuần hai từ 23 tháng 8 đến 29 tháng 8 năm 2011 
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ 
Môn Toán
I. MỤC TIÊU
-Giúp HS:
Ôn tập các hàng liền kề : 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm ,10 trăm = 1 nghìn,10 nghìn = 1 chục nghìn , 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn . 
Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có ) 
Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.
Bảng các hàng của số có 6 chữ số .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2-3’
1’
10-12’
2-3’
4-5’
4-5’
4-5’
2-3’
1’
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập sau : 
 Tính giá trị của biểu thức 
a/ 14 x n với n = 3 , n = 7 , n = 9 
b/ m : 9 với m = 72, m = 126 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3.Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động1:Ôn tập về các hàng đơn vị , trăm , chục , nghìn , chục nghìn . 
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề . 
+Mấy đơn vị bằng một chục? 
+Mấy chục bằng một trăm? 
+Mấy trăm bằng một nghìn ? 
+Mấy nghìn bằng một chục nghìn? 
+Mấy chục nghìn bằng một trăm nghìn? 
-Hãy viết số 1 trăm nghìn .
-Số 100000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
*Giới thiệu số có 6 chữ số .
-GV treo bảng các hàng của số có 6 chữ số như phần Đồ dùng dạy học đã nêu . 
*Giới thiệu số 432516
-GV giới thiệu : Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn 
	+Có mấy trăm nghìn ? 
	+Có mấy chục nghìn ? 
-GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn , số nghìn , số trăm , số chục , số đơn vị vào bảng số. 
*Giới thiệu cách viết số 432516
-GV : dựa vào cách viết các số có 5 chữ số , bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn , 2 nghìn , 5 trăm , 1 chục , 6 đơn vị ? 
-GV nhận xét đúng / sai và hỏi : Số 432516 có mấy chữ số ? 
-Khi viết số này , chúng ta bắt đầu viết từ đâu ? 
-GV khẳng định : Đó chính là cách viết các chữ số có 6 chữ số . Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải . Hay từ hàng cao đến hàng thấp . 
*Giới thiệu cách đọc số 432516 
-GV : Bạn nào có thể đo ... (t.t)
-Nêu các bước sử dụng bản đồ?
-Hãy tìm vị trí của thành phố của em trên bản đồ Việt Nam?
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
b. Nội dung bài mới 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
- GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta (Bắc Bộ)?
- Trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất?
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km?
- Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Dựa vào lược đồ hình 1, hãy chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng & cho biết độ cao của nó.
Quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng .
-GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời
- GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
4. Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia).
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
HS trả lời
HS nhận xét
 - HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn
HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
-Khí hậu lạnh quanh năm
-HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
-HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 
-HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
 Rút kinh nghiệm:
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 TUẦN 2 Tuần hai từ 23 tháng 8 đến 29 tháng 8 năm 2011 
Đạo đức:	 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
(Tiết2)
I.MỤC TIÊU : 
Học sinh biết : 
1.Nhận thức được: 
-Cần phải trung thực trong học tập. 
-Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
	2.Biết trung thực trong học tập. 
	3.Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1/Giáo viên: 
	-Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. 
	2/Học sinh:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4-5’
1’
6-7’
9-10’
7-8’
2’
1’
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1,2 HS trả lời câu hỏi sau: 
+Kể lại những việc làm của mình để thể hiện tính trung thực của mình trong học tập.. 
3.Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: .
b.Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( bài tập 3, SGK )
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm. 
- GV kết luận: về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống: 
a.Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. 
b.Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng. 
c.Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. 
Hoạt động 2 : Trình bài tư liệu sưu tầm được ( bài tập 4, SGK ) 
-GV yêu cầu một vài HS trình bày, giới thiệu. 
- GV kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm ( bài tập 5, SGK). 
-GV mời 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
-GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem? 
+Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao? 
-GV nhận xét chung. 
4.Củng cố:
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
5 .Dặn dò:-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài 2 “Vượt khó trong học tập”.
-1, 2 HS kể lại, cả lớp lắng nghe , nhận xét. 
-Lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét , bổ sung. 
-HS lắng nghe.
-Thực hiện yêu cầu. 
-Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó? 
-Lắng nghe.
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Cả lớp thảo luận. 
 Rút kinh nghiệm:
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 TUẦN 2 Tuần hai từ 23 tháng 8 đến 29 tháng 8 năm 2011 
 SINH HOẠT LỚP TUẦN II
I. Đánh giá của lớp trong tuần qua:
- Lớp trưởng báo cáo tổng hợp tình hình của lớp trong tuần qua.
- Các lớp phó lần lượt nhận xét đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của lớp.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình cụ thể của tổ.
II. Giáo viên tổng hợp, nhận xét đánh giá từng nội dung:
1. Đạo đức tác phong :
- Nhìn chung đa số các em đều chấp hành tốt nội quy của nhà trường, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng khi đến lớp, có mang theo sách vở và dụng cụ học tập đầy đủ. 
Tồn tại : Một số em chưa có mũ ca lô, chưa mang khăn quàng khi đến lớp .... cần khắc phục trong tuần đến.
2. Học tập : 
- Đã đi vào ổn định, các em đi học đều, chuyên cần hàng ngày. Một số em còn chưa tự giác lười học, đến trường còn chua chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
- Một số em còn ít thuộc bài khi đến lớp, tính tự giác chưa cao. 
- Cầøn tăng cường truy bài 15 phút đầu giờ trong tuần đến. 
3. Các hoạt động khác :
- Vệ sinh trực nhật tổ 2 thực hiện chưa thật tốt. 
- Một số em còn chưa có ý thức giữ vệ sinh khu vực được phân công, còn vứt rác bừa bãi, chưa có ý thức tự nhặt rát, cần khắc phục trong tuần đến. 
- Thực hiện ATGT tốt, để xe đúng nơi quy định.
Rút kinh nghiệm:
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 2 3 cot.doc