Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Đăng Định

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Đăng Định

Toán

Tiết 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức.

 - Ôn tập mối quan hệ các hàng liền kề :10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.

2.Kĩ năng .

- Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.

3.Thái độ.

Yêu thích và say mê học toán

II. Đồ dùng dạy - học:

- Các hình biểu diễn đơn vị như SGK.

- Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.

- Bảng các hàng của số có 6 chữ số.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Đăng Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Tiết 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( TIẾP THEO )
I. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Đọc đúng: sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn
- Từ ngữ: sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng.
- Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hiệp nghĩa, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật
3. Thái độ
- Yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ quan tâm đến mẹ như thế nào?
+ Nêu nội dung của bài
- Yêu cầu h/s tóm tắt lại phần 1 của câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài dựa vào tranh minh hoạ.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Gọi 3 h/s nối nhau đọc bài ( 3 lượt) , Gv theo dõi sửa từ đọc sai.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Gọi 2 h/s đọc toàn bài.
- Yêu cầu h/s đọc phần chú giải
- GV nêu cách đọc toàn bài và đọc mẫu.
b.Tìm hiểu bài:
- Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
- Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?
- Yêu cầu h/s đọc đoạn 1:
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì?
+ “sừng sững, lủng củng” có nghĩa là gì?
- Đoạn 2: 
+ Yêu cầu h/s đọc đoạn.
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
+ GV giảng về cách Dế Mèn làm cho bọn nhện phải sợ.
- Đoạn 3: + Yêu cầu h/s đọc đoạn.
+ Dế Mèn đã làm gì để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn bọn nhện đã hành động như thế nào?
+Từ ngữ “ cuống cuồng” gợi cho ta cảnh gì?
+ Gọi h/s trả lời câu hỏi 4 trong sgk.
- Đoạn trích cho ta thấy điều gì?
c. Thi đọc diễn cảm
- Gọi h/s đọc nối tiếp đoạn lại toàn bài.
- Để đọc tốt đoạn trích cần đọc với giọng như thế nào?
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm theo các bước:
+ Đưa đoạn văn cần đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu h/s thảo luận tìm ra cách đọc hay.
+ H/s luyện đọc theo cặp
+ Gọi h/s đọc trước lớp
3. Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài em học được gì ở Dế Mèn?
- Nêu nội bài
- Dặn chuẩn bị bài sau
-2 h/s lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của GV
-1 h/s tóm tắt
-Nhận xét, bổ sung cho bạn
-Lắng nghe, ghi vở
-HS dưới lớp theo dõi
-3 lượt h/s nối nhau đọc
-HS luyện đọc theo nhóm
-2 h/s đọc toàn bài
-1 h/s đọc phần chú giải
-Lắng nghe
-( bọn nhện)
-( đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò)
-1 h/s đọc to
-1-2 h/s trả lời đến ý đúng
-( bắt Nhà Trò phải trả nợ)
-2 h/s trả lời theo ý hiểu
-Cả lớp đọc thầm
-( Thấy chúa chùm nhà nhện Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp )
-( dùng lời lẽ thách thức)
-1 h/s trả lời
-Lắng nghe
-1 h/s đọc to
1-2 h/s trả lời đến ý đúng
-( sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết dây tơ)
-( cảnh bọn nhện vội vàng, rối rít vì quá lo lắng)
-H/s trao đổi trong nhóm 4 TLCH.
-1-2 h/s trả lời
- H/s nối nhau đọc
-2-3 h/s phát biểu
-Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên
-2-3 h/s phát biểu theo ý hiểu
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Toán
Tiết 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức.
 - Ôn tập mối quan hệ các hàng liền kề :10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
2.Kĩ năng .
- Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
3.Thái độ.
Yêu thích và say mê học toán
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình biểu diễn đơn vị như SGK.
- Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.
- Bảng các hàng của số có 6 chữ số.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 3, 4 tiết 5.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
2. Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:
- Y/c HS quan sát hình vẽ SGK nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
+1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
+1 trăm bằng mấy chục ?
....
- Y/c HS viết số 1 trăm nghìn.
- Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
3. Giới thiệu số có 6 chữ số:
a) Giới thiệu số 432 516
- GV treo bảng phụ như sgk gắn các thẻ số vào các hàng tương ứng.
- GV gọi HS lên bảng viết chữ số trăm nghìn, chữ số chục nghìn, chữ số nghìn, chữ số trăm, chữ số chục, chữ số đơn vị vào bảng.
b) Giới thiệu cách viết số 432 516
- Y/c HS viết số 432 516.
+ Số 432 516 có mấy chữ số?
+ Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
c) Giới thiệu cách đọc số 432 516
+ Y/c HS đọc số 432 516.
+ Cách đọc số 432 516 và 32 516 có gì giống và khác nhau.
- GV viết các số: 12 567 ; 134 365 ; 
187 234 ; 237 456 y/c HS đọc các số trên.
4. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV Gắn các thẻ vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313 214 ; 523 453 y/c HS đọc số.
-GV nhận xét có thể gắn các số khác cho cho HS đọc.
Bài 2:
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau lên bảng làm, 
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm có thể hỏi thêm về cấu tạo thập phân của các số.
Bài 3:
- GV viết các số trong bài tập lên bảng gọi 4HS nối tiếp nhau đọc các số đọc số 
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
- GV tổ chức HS thi viết số: GV đọc số HS viết. 
C. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
KQ Bài4: 12 cm ; 20 cm; 32 cm
- HS nghe GV giới thiệu bài, ghi vở.
- HS nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.
- 2 HS trả lời.
- HS lên bảng viết số theo y/c.
- 2 HS lên bảng viết.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc số.
- 1HS trả lời.
- 4 HS lần lượt đọc số.
- 2 HS lên bảng làm HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS khác đọc số.
- 3 HS lên bảng làm(Đọc ,viết và phân tích cấu tạo từng số)
- Nhận xét- chữa bài của bạn.
- HS thực hiện y/c của GV.
- 2HS viết bảng cả lớp làm vở.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả
Tiết 2: Nghe-viết : MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức.
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Mười năm cõng bạn đi học
- Viết đúng đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
2.Kĩ năng .
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x, tìm đúng các chữ có âm đầu s/x
3.Thái độ.
Có ý thức rèn chữ giữ gìn sách vở.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 3 phần a
III. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng, h/s cả lớp viết những từ do giáo viên đọc
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích của bài học.
2. Hướng dẫn nghe, viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Yêu cầu h/s đọc đoạn văn.
- Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh.
- Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu h/s nêu những từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu h/s đọc, viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả.
- Gv đọc cho h/s viết theo đúng yêu cầu
d. Soát lỗi và chấm bài:
- GV đọc cho h/s soát lỗi.
- Yêu cầu h/s thu vở để chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gọi h/s chữa bài.
- GV chốt lại bài làm đúng.
- Yêu cầu h/s đọc lại toàn truyện vui Tìm chỗ ngồi.
+ Truyện đáng cười ở chỗ nào?
Bài 3:
a. Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Yêu cầu h/s giải thích câu đố.
b. Tiến hành tương tự phần a.
C. Củng cố -Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi
-2 h/s lên bảng viết các từ: nở nang, béo lẳn, chắc nịch, loà xoà, nóng nực, lộn xộn.
-Nhận xét, sửa chữa bài của bạn
-Lắng nghe, ghi vở
-1 h/s đọc đoạn văn
-( cõng bạn đi học suốt 10 năm)
-( Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh.)
-H/s tìm các từ ( có thể là: Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt)
-3 h/s lên viết bảng, cả lớp viết vở nháp
-Viết theo lời đọc của giáo viên
-Đổi vở trong nhóm đôi soát lỗi.
-10 h/s thu vở
-1 h/s đọc to yêu cầu
-2 h/s làm trên bảng, cả lớp làm vào sgk
-2 h/s chữa bài
-Sau- rằng - chăng - xin - băn khoăn - sao - xem
-1 h/s đọc lại
-( Ông khách tưởng người đàn bà dẫm phải chân ông xin lỗi nhưng thực chất bà ta chỉ tìm lại chỗ ngồi.)
-1 h/s đọc yêu cầu.
-h/s tự làm bài
-Dòng 1: sáo tên một loài chim
-Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Đạo đức
Tiết 2 : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
-Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
2.Kĩ năng .
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực.
2. Thái độ: Học sinh có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
* Điều chỉnh : Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến : tán thành, phân vân hay không phân vân mà chỉ có hai phương án : tán thành và không tán thành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm 
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra:
- Em hãy nêu một số biểu hiện của sự trung thực trong học tập đáng khen trong lớp ta.
- Tại sao phải trung thực trong học tập?
- GV đánh giá, nhận xét 
B. Bài mới
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm BT3 (SGK)
- GV chia nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ 
GV kết luận
* Cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a. Chịu nhận điểm kém và về quyết tâm học để gỡ lại 
b. Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng
c. Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được. ( BT4 - SGK) 
1. GV yêu cầu một HS ( hoặc đại diện tổ, nhóm lên trình bày về các tư liệu đã sưu tầm được. 
GV nhận xét.
4. GV kết luận:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng tính trung thực trong học tập ... là sản phẩm được hoàn thành từ khâu thêu. Để có sản phẩm này cần có những vật dụng gì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 4: Đặc điểm và cách sử dụng kim
- Yêu cầu QS hình 4 và mẫu kim 
+Mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu
- Gv bổ sung
- Yêu cầu HS quan sát H5a, 5b, 5c,SGK.
+ Nêu cách xâu kim?
- GV nhận xét bổ sung.
- GV nêu lưu ý và thao tác minh hoạ
Hoạt động 5: Thực hành xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ
- Yêu cầu HS đọc tác dụng của vê nút.
- GV chốt lại thao tác.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Chia nhóm thực hành Nhóm 4
- Yêu cầu HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút.
- GV quan sát ,đánh giá HS làm, sửa cho HS
- Kiểm tra thao tác của một số em
C. Củng cố - Dặn dò
Gv nhận xét sự chuẩn bị của HS
Dặn về nhà chuẩn bị bài sau: vải và dụng cụ
-HS quan sát
-HS trả lời: 3em
-1HS trả lời, 1HS thao tác
-2em
-HS làm
-3-4 hS
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 4 : TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu:
1.Kiến thức.
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND Ghi nhớ)
	- Biết dựa vào đặc điểm của ngoại hình để xác định tính cách nhân vật BT1, mục III); kể lại được một đoạn câu chuyên Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2) .
 - HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật (BT2) .
2.Kĩ năng .
 Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật.
3.Thái độ.
Có ý thức và thói quen lựa chọn các chi tiết hay để tả ngoại hình nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn yêu cầu bài 1 để h/s điền ngoại hình của nhân vật
- Bài 1 viết sẵn
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KT bài cũ:
- Goi 1 h/s lên bảng trả lời câu hỏi: Khi kể lại hành động của nhận vật cần chú ý điều gì?
- Gọi 2 h/s kể lại câu chuyện đã giao
- Gv nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những điểm nào?
- GV nêu mục đích của bài học.
2. Nhận xét:
- Yêu cầu h/s đọc đoạn văn.
- Chia nhóm 4 yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu của bài vào bảng phụ.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyên thêm sinh động, hấp dẫn.
3. Ghi nhớ:
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
- Yêu cầu h/s tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật 
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu h/s đọc yêu cầu của dề bài.
- Yêu cầu h/s đọc thầm và trả lời câu hỏi: Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
- Gọi 1 h/s lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Gọi h/s nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài làm đúng
- Các chi tiết ngoại hình đó nói lên điều gì?
Bài 2:
- Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Cho h/s quan sát tranh minh hoạ truyện thơ Nàng tiên ốc
- Yêu cầu h/s chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật
- GV đi giúp đỡ những h/s gặp khó khăn.
- Yêu cầu h/s kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những h/s kể tốt.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Khi tả ngoại hình nhận vật cần chú ý tả những gì?
- Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những nét tiêu biểu?
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, viết lại bài 2 vào vở, nếu có thể làm thêm bài luyện thêm: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả ngoại hình của cô Tấm trong truyện Tấm Cám khi cô từ trong quả thị bước ra.
-1 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu
-2 h/s kể chuyện
-Nhận xét, bổ sung.
-1 h/s trả lời
-Lắng nghe, ghi vở
-3 h/s tiếp nối nhau đọc
-Hoạt động trong nhóm
-2 nhóm cử đại diện trình bày
-Lắng nghe, ghi nhớ
-3 h/s đọc to ghi nhớ, cả lớp đọc thầm
-2-3 H/s tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc
-2 h/s tiếp nối nhau đọc.
-Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật.
-1 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn
-Lắng nghe
-Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng
-1 h/s đọc yêu cầu
-Quan sát tranh minh hoạ
-Lắng nghe
-3-5 h/s thi kể
-1 h/s trả lời
-1-2 h/s trả lời
-Lắng nghe, ghi nhớ
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Toán
Tiết 10 : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức.
- Biết được lớp triệu gồm ba hàng : triệu ; chục triệu ; trăm triệu.
- Biết đọc viết các số tròn triệu.
2.Kĩ năng .
 Củng cố về lớp đơn vị; lớp nghìn.
3.Thái độ. 
Co ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.
- Bảng các hàng của số có 9 chữ số.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 3, 4 tiết 9.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
2. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu trăm triệu, lớp triệu:
- Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ?
- GV giới thiệu 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu.
+ 1 triệu bằng mấy trăm nghìn?
+Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Tương tự GV giới thiệu chục triệu, trăm triệu.
- GV giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu.
- Hỏi: + Lớp triệu gồm mấy hàng đó là những hàng nào?
 + Kể tên các hàng, lớp đã học.
3. Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000 (bài 1):
- GV nêu câu hỏi:
+ 1 triệu thêm 1triệu là mấy triệu?
+ 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
+ Có thể đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu?
+ Bạn nào có thể viết các số trên?
- GV chỉ bảng HS đọc lại các số trên.
4. Các số tròn chục triệu từ
 10 000 000 đến 100 000 000 (bài 2):
- GV nêu câu hỏi:
+ 1chục triệu thêm 1 chục triệu là mấy chục triệu?
+ 2 chục triệu thêm 1 chục triệu là mấy triệu?
+ Có thể đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 100 triệu?
+ Bạn nào có thể viết các số trên?
- GV chỉ bảng HS đọc lại các số trên
5. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 3:
- GV y/c HS tự đọc và viết các số bài tập y/c.
- Y/c 2 HS vừa lên bảng lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết đọc số.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
- GV gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi chữa bài của bạn.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm có thể hỏi thêm : Nêu các chữ số ở các hàng của số 312.000.000.
C. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
KQ: 2467 ; 28 092 ; 932 018 ; 943 56
- HS nghe GV giới thiệu bài, ghi vở.
- HS nêu tên các hàng theo thứ tự nhỏ à lớn
- 2 HS trả lời
- 2 HS trả lời
- 4 HS lần lượt trả lời.
- 2, 3 HS đọc lại.
- 4 HS lần lượt trả lời
- 2, 3 HS trả lời
- 2 HS lên bảng làm HS cả lớp làm bài vào vở.
Đáp án: 15 000 50 000
 350 7 000 000
 600 36 000 000
 1300 900 000 000
- 2 HS thực hiện y/c .
-1 HS đọc y/c.
-1 HS thực hiên y/c của GV.
- 1 HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Khoa học
Tiết 4 : CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức.
Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường,chất đạm,chất béo,vi-ta-min,chất khoáng.
Kể tên nhữnh thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo,bánh mì,khoai,ngô,sắn
2.Kĩ năng .
Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
3.Thái độ.
Có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn.
 *GDMT: giúp HS thấy được mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
Hình minh hoạ SGK.
Phiếu học tập, các thẻ từ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng
+ Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình TĐC.
+ Giải thích sơ đồ sự TĐC của cơ thể người với môi trường.
+ Nêu nội dung ghi nhớ
+ Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, YC giờ học - ghi bảng
2. Giảng bài.
* Hoạt động 1: Phân loại thức ăn và đồ uống.
- YC HS quan sát các hình minh hoạ SGK
+ Chia bảng thành 2 cột: Nguồn gốc thực vật và động vật.
+ Gọi HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ ghi tên TĂ đồ uống vào đúng cột phân loại.
+ Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác.
+ Tuyên dương những HS tìm được nhiều loại thức ăn và phân loại được.
+ YC HS đọc phần “Bạn cần biết” SGK.
- Người ta còn cách phân lọai TĂ nào khác?
- Theo cách này TĂ được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- Có mấy cách phân loại TĂ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy?
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Các loại TĂ có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng
- Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
+ Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 đến 6 HS.
+ YC: quan sát hình và TLCH
+ Kể tên TĂ giàu chất bột đường có trong hình.
+ Em thường ăn những TĂ nào có chứa chất bột đường.
+ Nhóm TĂ chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
+ Khen các nhóm trả lời đúng.
- GV kết luận
- Hướng dẫn HS làm cá nhân.
+ Phát phiếu học tập cho HS.
+ YC HS suy nghĩ và làm bài.
+ Gọi 1 vài HS trình bày.
+ Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố - dặn dò:
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến.
+ Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá, trứng là đủ chất.
+ Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường.
+ Hằng ngày chúng ta phải ăn cả TĂ có nguồn gốc từ ĐV và TV.
- Đọc nội dung Bạn cần biết 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại TĂ để có đủ chất dinh dưỡng.
- 3 HS lên bảng TLCH
- Lắng nghe, ghi vở
-Quan sát hình, suy nghĩ TLCH.
+ Lần lượt từng HS lên bảng gắn thẻ và ghi bổ sung tên các loại thức ăn, đồ uống.
+ 2 HS lần lượt đọc to, cả lớp theo dõi.
+ HS trả lời.
- Chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm TĂ chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm TĂ chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm TĂ chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm TĂ chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Có 2 cách phân loại dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các các chất dinh dưỡng có chứa trong TĂ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
+ HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký.
+ Tiến hành quan sát, thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy.
Lắng nghe, ghi nhớ.
+ Nhận phiếu học tập.
+ Hoàn thành phiếu học tập.
+ 3 đến 5 HS trình bày.
+ Nhận xét.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
+ Phát biểu đúng: c.
+ Phát biểu sai: a,b.
+ Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2012_2013_nguyen_dang_dinh.doc