Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 (Bản hay nhất)

A /MỤC TIÊU :

-Giúp HS củng cố kỹ năng kiến thức tính chu vi hình tròn .

-HS biết vận dụng ở thực tế

B /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 1.Giới thiệu bài:

 2. Dạy bài mới:

 Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức chu vi hình tròn và củng cố kỹ năng nhân các số thập phân.

Chú ý với trường hợp r =2cm thì có thể đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số .

- HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. Có thể gọi 1 HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận .

Bài 2:

-Luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó.

-Củng cố kỹ năng tìm thừa số chưa biết của một tích, chẳng hạn :

b)Tìm r biết: r x 2 x 3,14=18,84.

-Củng cố kỹ năng làm tính chia các số thập phân.

Bài 3:

a)Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.

b)Hướng dẫn học sinh nhận thấy:Bánh xe lăn một vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.

Bài 4: Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các thao tác sau:

-Tính chu vi hình tròn: 6 x 3,14 =18,84(cm).

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 10 ttháng 1 năm 2010
 Tập đọc
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
 I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời nhân vật .
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ-một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước .Qua đó giáo dục HS luôn ngay thẳng
3.HS có kĩ năng 
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A -Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra một tốp 4 HS được phân vai đọc đoạn trích đoạn kịch Người công dân số Một (phần 2), trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
B - Dạy bài mới :
 1- Giới thiệu bài :
 2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a - GV đọc diễn cảm bài văn
b- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 
 Đoạn 1: 
 - 2, 3 HS đọc đoạn văn . GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của từng từ được chú giải, sửa lỗi phát âm. 
 - Khi có người muốn xin chức câu đương ,Trần Thủ Độ đã làm gì ?
 - HS trả lời lớp nhận xét kết luận.
 - Một HS đọc lại đoạn văn . GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn .
 - HS thi đọc diễn cảm .
Đoạn 2 : 
 -Vài HS đọc. GV sữa lỗi, giúp HS hiểu nghĩa từ khó : kiệu, quân hiệu, thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
 -Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ?
 - HS trả lời lớp nhận xét và liên hệ thực tế giáo dục HS không vì tình riêng mà quên phép nước 
 -HS luyện diễn cảm 
Đoạn 3 :
-HS đọc đọc đoạn 3 . GV giúp HS hiểu nghĩa từ : xã tắc , thượng phụ, chầu vua , chuyên quyền, hạ thần. 
-Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền ,Trần Thủ Độ nói thế nào? 
 - Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào ?
- HS trả lời lớp nhận xét rút ra nội dung bài học
 - HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn 3 và đọc diễn cảm trước lớp.
 - GV tổ chức cho học sinh đọc phân vai theo nhóm
 - HS thi đọc lớp bình chọn bạn đọc hay nhóm đọc hay
3. Củng cố – Dặn dò :
 -HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện .
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại cho người thân .
Toán
LUYỆN TẬP
A /MỤC TIÊU :
-Giúp HS củng cố kỹ năng kiến thức tính chu vi hình tròn .
-HS biết vận dụng ở thực tế 
B /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 1.Giới thiệu bài:
 2. Dạy bài mới: 
 Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức chu vi hình tròn và củng cố kỹ năng nhân các số thập phân.
Chú ý với trường hợp r =2cm thì có thể đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số .
HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. Có thể gọi 1 HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận .
Bài 2:
-Luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó.
-Củng cố kỹ năng tìm thừa số chưa biết của một tích, chẳng hạn :
b)Tìm r biết: r x 2 x 3,14=18,84.
-Củng cố kỹ năng làm tính chia các số thập phân.
Bài 3:
a)Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.
b)Hướng dẫn học sinh nhận thấy:Bánh xe lăn một vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
Bài 4: Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các thao tác sau:
-Tính chu vi hình tròn: 6 x 3,14 =18,84(cm).
-Tính nửa chu vi hình tròn: 18,84 : 2 = 9,42(cm).
-Xác định chu vi của hình H: là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính. Từ đó tính chu vi hình H:
 9,42 + 6 = 15,42 (cm)
-Khoanh vào D.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
Lịch sử
ÔN TẬP : CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 
( 1945 -1954)
I – MỤC TIÊU :
 Học xong bài này, HS biết :
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến 1954 ; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian ( gắn với các bài đã học ).
- Kỹ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này .
II –ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bản đồ hành chính Việt Nam .
 - Phiếu học tập của HS.
III –CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1 –Hoạt động 1 ( làm việc theo nhóm )
-GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK .
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung .
2 –Hoạt động 2 : (làm việc cả lớp )
Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”. 
 Cách thực hiện trò chơi : GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó .
GV tổng kết nội dung bài học.
Khoa học
Bài 42 SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I –MỤC TIÊU :
-Sau bài học HS biết sự biến đổi hoá học liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt qua các trò chơi trong sách giáo khoa 
	- HS biết phòng tránh sự biến đổi hoá học để bảo vệ các đồ vật của gia đình..
II –ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -HS chuẩn bị các nội dung như hình trong SGK.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ;
1 – Hoạt động 1 : Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”.
 -HS làm việc theo nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK
 -Làm việc cả lớp 
 + Từng nhóm giới thiệu các bức thư cuả nhóm mình với các bạn nhóm khác .
 Kết luận :
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt .
2 –Hoạt động 2 :Thực hành xử lý thông tin trong SGK.
 HS nêu VD về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học 
 -HS làm việc theo nhóm : 
 +Đọc thông tin ,quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi ở mục thực hành trang 80,81 SGK.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc .Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập .Các nhóm khác bổ sung .
Kết luận :
 Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng .
 GV liên hệ thực tế cho Hs cách bảo quản các đồ vật khỏi sự biến đổi hoá học.
3- Hoạt động 3: củng cố dặn dò :
HS nêu lại các nguyên nhân làm biến đổi hoá học và cách bảo quản các đố vật trong gia đình.
	- HS về nhà đọc và trả lời câu hỏi bài sau
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
 TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I-MỤC TIÊU
-Giúp học sinh nắm được qui tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
- HS biết vận dụng vào thực tế.
II- DỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Hình tròn.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU1
 1. Kiểm tra bài cũ 
 	HS lên bảng làm bài .
 Chu vi hình tròn là 188,4cm . Tính bán kính hình tròn.
 2. Dạy bài mới:
 a.Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn như sách giáo khoa ( tính thông qua bán kính).
 b.Thực hành
Bài 1 và bài 2:Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn và củng cố kỹ năng làm tính nhân các số thập phân.Chú ý : với trường hợp 6m hoặc d = m thì có thể chuyển thành các số thập phân rồi tính.
Bài 3:HS vận dụng công thức tính diện tích trong việc giải các bài toán thực tế.Ở bài toán này đề bài đã cho biết “mặt bàn là hình tròn” và yêu cầu tính diện tích của hình tròn đó.Chú ý:yêu cầu học sinh tưởng tượng ước lượng về kích cỡ của mặt bàn nêu trong bài toán.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài tiếp.
 Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ :CÔNG DÂN
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
2.Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
 - HS có kĩ năng hợp tác ,tìm kiếm và xử lý thông tin
3.HS biết trách nhiệm của công dân
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 2
-Bảng lớp viết câu nói của nhân vật Thành ở BT4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
A-Kiểm tra bài cũ
HS đọc đoạn văn đã viết lại hoàn chỉnh ở nhà,chỉ rõ câu ghép đã được dùng trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
B-Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
-Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập .Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
-HS làm việc trao đổi với bạn . Các em có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ “Công dân”.
-HS phát biểu ý kiến .Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng:dòng b-“người dân của một nước,có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.
Bài tập 2
-HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS tra cứu từ điển,tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
-HS làm việc độc lập; viết kết quả làm bài vào vở .GV phát bút dạ và phiếu đã kẻ bảng phân loại cho 3-4 nhóm HS.
-Đại diện các nhóm làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp ,trình bày kết quả.Cả lớp và giáo viên nhận xét. GV chốt lại ý kiến đúng; mời 1-2 HS đọc kết quả.
Bài tập 3 :
Tương tự bài 1
Đồng nghĩa với từ công dân: nhân dân ,dân chúng ,dân.
Những từ không đồng nghĩa với từ công dân : đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng. 
Bài tập 4 :
-HS đọc yêu cầu .
GV hướng dẫn HS thử thay thế từ đồng nghĩa với từ công dân, rồi đọc có phù hợp không.
- HS trao đổi thảo luận nhóm đôi .
- HS phát biểu ý kiến .GV chốt lại lời giải đúng :Không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3 .Vì từ công dân có hàm ý :”người công dân một nước độc lập”.
Từ công dân ngược ý với từ nô lệ .
3-Củng cố dặn dò :
-GV nhận x ... à nhà đọc trước bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
A-MỤC TIÊU
Giúp học sinh :
-Làm quen với biểu đồ hình quạt.
-Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- HS có kĩ năng xử lý thông tin.
B-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK 
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ
HS lên bảng làm bài
 Tính diện tích hình tròn có bán kính 0,25m.
2.Dạy bài mới
 Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
a) Ví dụ 1
-GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong sách giáo khoa , rồi nhận xét các đặc điểm như :
+Biểu đồ có dạng hình tròn ,được chia thành nhiều phần.
+Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
-GV hướng dẫn học sinh tập đọc biểu đồ :
+Biểu đồ nói về điều gì?
+Sách trong thư viện của trường được chia làm mấy loại?
+Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
b)Ví dụ 2
Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ ở ví dụ 2:
-Biểu đồ nói về điều gì ?
-Có bao nhiêu học sinh tham gia môn bơi?
-Tổng số học sinh của cả lớp là bao nhiêu?
-Tính số học sinh tham gia môn bơi.
c.Thực hành đọc ,phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt
Bài 1:
-Hướng dẫn học sinh :
+Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm học sinh thích màu xanh .
+Tính số học sinh thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số học sinh của cả lớp.
-Hướng dẫn tương tự với các câu còn lại .
-GV tổng kết các thông tin mà HS đã khai thác được qua biểu đồ.
Bài 2 Hướng dẫn học sinh nhận biết:
-Biểu đồ nói về điều gì?
-Căn cứ vào các dấu hiệu qui ước,hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số học sinh giỏi, số học sinh khá, số học sinh trung bình.
-Đọc các tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi, số học sinh khá và số học sinh trung bình.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp .
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
1.Nắm được các vế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT).
2.Nhận biết các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép: biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép.
3. HS biết vận dụng ở thực tế .
II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 Bảng phụ
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
A-Kiểm tra bài cũ
HS làm lại các bài tập 1,2,4 trong tiết LTVC trước (mở rộng vốn từ : công dân)
B-Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài 
2.Phần nhận xét 
Bài tập 1
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1
-HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS nói những câu ghép các em tìm được. GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 2
-HS đọc yêu cầu của BT2.
-HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và các dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
-GV mời 3 HS lên bảng để xác định các vế câu trong từng câu ghép. Cả lớp và giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng :
Bài tập 3
-HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV gợi ý các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép : nối bằng từ nối và nối trực tiếp(bằngdấu câu), các em hãy đọc lại từng câu văn,xem các vế trong mỗi câu được nối theo cách nào, có gì khác nhau?
-HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung chốt lại lời giải đúng .
3.Phần ghi nhớ 
-Hai HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong SGK .
-Hai, ba HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK).
4.Phần luyện tập 
Bài tập 1
-HS đọc nội dung bài tập 1.
-GV lưu ý HS:
+Bài tập này có 3 yêu cầu nhỏ: Tìm câu ghép ,xác định các vế câu trong từng câu ghép ,tìm cặp quan hệ từ trong từng câu ghép .
+HS gạch dưới những câu ghép tìm được trong VBT, phân tách các vế câu bằng gạch chéo, khoanh tròn cặp QHT.
-HS đọc lại đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng :
Bài tập 2
-HS đọc nội dung bài tập 2
-GV hỏi :Hai câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là 2 câu ghép nào?
-GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+Khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép.
+Giải thích vì sao tác giả có thể lược bỏ những từ đó.
-HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu ghi hai câu văn bị lược bớt từ lên bảng; mời một HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, chốt lại lời giải đúng .
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV gợi ý : Dựa vào nội dung của 2 vế cho sẵn, các em xác định mối quan hệ giữa 2 vế câu. Từ đó tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống .
- HS làm bài .
- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết 3 câu văn, mời 3 HS thi làm bài . Cả lớp và HS chốt lại lời giải đúng.
5 –Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học .
Nhắc HS ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép.
Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I –MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1 –Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động(CTHĐ) cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung .
2 –Qua việc lập chương trình hoạt động rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể .
3_ HS có kĩ năng hợp tác ,quản lý thời gian.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bảng phụ
III –CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 –Giới thiệu bài:
2 –Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1 :
- Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giải nghĩa cho HS hiểu : việc bếp núc .
- HS đọc thầm mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
HS trả lời xong GV gắn tấm bìa lên bảng:
I . Mục đích
 - Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công thế nào?
HS trả lời xong , GV gắn tấm bìa lên bảng:
II. Phân công chuẩn bị
 - Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
HS trả lời xong, GV gắn tấm bìa lên bảng:
III. Chương trình cụ thể
 GV kết luận .
Bài 2: 
-Một HS đọc yêu cầu của BT2 .Cả lời theo dõi SGK.
-GV giúp HS yêu cầu của bài tập 2.
-GV chia thành 5-6 nhóm .Mỗi nhóm có thể lập CTHĐ với đủ 3 phần 
-Nhóm nào làm xong dán bài lên bảng lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả .Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm.
3 –Củng cố dặn dò :
-HS nhắc lại ích lợi của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV nhận xét tiết học .
- Nhắc HS cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết TLV Lập chương trình hoạt động tuần 21.
Địa lí
CHÂU Á (tt)
I – MỤC TIÊU :
Học xong bài này , HS :
-Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ý nghĩa ( ích lợi ) của những hoạt động này .
-Dựa vào lược đồ ( bản đồ ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
- Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản .
- HS có kĩ năng xử lý thông tin ,hợp tác 
II –ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bản đồ các nước châu Á 
-Bản đồ tự nhiên châu Á .
III –CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 – Hoạt động 1 : Cư dân châu Á :
-HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh dân số châu Aù với các châu lục khác .
GV nhấn mạnh về số dân đông của châu Á, về sự cần thiết phải giảm mức độ gia tăng dân số để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
-HS đọc mục 3 nhận xét người dân chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú chủ yếu của họ. 
HS quan sát hình 4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da khác nhau, trang phục khác nhau.
-GV bổ sung thêm về lý do có sự khác nhau về màu da đó .
GV kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư Châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
2- Hoạt động 2 :Hoạt động kinh tế .
-HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á .
 + HS nêu tên một số ngành sản xuất .
 + HS làm việc nhóm nhỏ với hình 5, tìm ký hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á.
 -HS bổ sung thêm một số hoạt động sản xuất khác.
GV kết luận: Người dân Châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt trứng, sữa.Một số nước phát triển ngành công nghiệp.
3 –Hoạt động 3 :Khu vực Đông Nam Á .
 - HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18. 
 - GV xác định lại vị trí khu vực Đông Nam Á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực .
GV lưu ý khu vực Đông Nam Á có đường xích đạo chạy qua, yêu cầu HS suy luận để nắm được đặc điểm khí hậu và loại rừng chủ yếu của Đông Nam Á .
 - HS quan sát hình 3 ở bài 17 để nhận xét địa hình .
 - HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của Đông Nam Á . Giới thiệu Xinh-ga-po là nước có nền kinh tế phát triển .
GV kết luận:
Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(77).doc