Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Vui - Trường tiểu học Thị trấn Gia Lộc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV:  Nguyễn Thị Vui - Trường tiểu học Thị trấn Gia Lộc

Tiết 1 Hoạtđộng tập thể

Chào cờ

Tiết 2 Toán

Tiết 96: Phân số

i. Mục tiêu

 1. Kiến thức:- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số .

 2. Kĩ năng : - Biết đọc viết phân số .

 3. Thái độ : - Tính chính xác và yêu thích môn học .

ii. đồ dùng dạy học:- VBT Toán

iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.

1. Kiểm tra bài cũ (5phút): KT vở bài tập của HS

2. Dạy bài mới

2.1. Giới thiệu phân số (10phút)

- GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn để HS nhận biết được :

+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .

+ 5 phần đã được tô màu .

- Gv nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần . Ta nói đã tô màu 5 phần 6 hình tròn .

+ Năm phần sáu viết thành :5/6 .

- GV : Ta gọi 5/ 6 là phân số . Phân số 5/6 có tử số là 5 , mẫu số là 6 .

- GV hướng dẫn HS nhận ra :

+ Mẫu số được viết dưới dấu gạch ngang . Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . 6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhien khác 0 )

+ Tử số viết trên gạch ngang . Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . 5 là số tự nhiên .

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Vui - Trường tiểu học Thị trấn Gia Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Hoạtđộng tập thể
Chào cờ
Tiết 2
Toán
Tiết 96: Phân số 
i. Mục tiêu
 1. Kiến thức:- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số .
 2. Kĩ năng : - Biết đọc viết phân số .
 3. Thái độ : - Tính chính xác và yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học:- VBT Toán
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): KT vở bài tập của HS
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu phân số (10phút)
- GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn để HS nhận biết được : 
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .
+ 5 phần đã được tô màu .
- Gv nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần . Ta nói đã tô màu 5 phần 6 hình tròn .
+ Năm phần sáu viết thành :5/6 .
- GV : Ta gọi 5/ 6 là phân số . Phân số 5/6 có tử số là 5 , mẫu số là 6 .
- GV hướng dẫn HS nhận ra : 
+ Mẫu số được viết dưới dấu gạch ngang . Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . 6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhien khác 0 ) 
+ Tử số viết trên gạch ngang . Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . 5 là số tự nhiên .
2.2. Thực hành (20phút)
Bài 1
- GV nhận xét .
Bài 2: 
- Khi HS chữa bài có thể cho HS dựa vào bảng trong SGK để nêu hoặc viết trên bảng 
Bài 3: 
- Gv chấm chữa bài.
Bài 4: - GV chuyển thành trò chơi .
- GV nêu luật chơi 
- Tổ chức cho HS chơi 
- Tuyên dương những HS có ý thức chơi , tập trung .
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
? Lấy VD một phân số bất kì , nêu tử số và mẫu số của phân số đó?
- GV nhận xét tiết học .
- Hs theo dõi
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu cảu từng phần 
- HS làm bài 
- HS báo cáo kết quả 
- HS đọc yêu cầu sau đó làm bài 
- HS đọc đề bài .
- HS làm bài vào vở .
Tiết 3
đạo đức
Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 2) 
I. Mục tiêu
 - Đã soạn ở tiết 1
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Các hoạt động (30phút)
Hoạt động 1: Đóng vai 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm có nhiện vụ thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Các nhóm lên đóng vai .
- Gv phỏng vấn các HS đóng vai .
- Thảo luận cả lớp :
+ Cách cư xử với người lap động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi xử lí như vậy ?
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm ( bài tập 5, 6 ) 
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung 
* Kết luận chung 
- GV mời 1, 2 HS đọc to phần ghi nhớ .
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
Tiết 4
Tập đọc
Bốn anh tài (tiếp theo) 
i. mục tiêu
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lọng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây .
2. Kĩ năng : - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh .Đọc đúng câu đoạn trong bài. Đọc liền mạch các tên riêng.
3. Thái độ : ý thức giữ gìn sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa.
ii. đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc .
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 2 HS đọc bài Bốn anh tài, trả lời câu hỏi trong SGK 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30phút)
a. Luyện đọc 
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- GV chỉ định 1 HS điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK .
? Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ? 
? Yêu tinh có thuật phép gì ? 
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắnh được yêu tinh ?
? ý nghĩa của câu chuyện này là gì ? 
Đại ý : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS 
- Từng HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
? Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau : Trống đồng Đông Sơn
- HS đọc, trả lời câu hỏi
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài ( 2-3 lượt .)
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- HS đọc, trả lời câu hỏi
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn .
- Từng HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
Buổi chiều:
Tiết 1
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần 
i. mục tiêu : Tiếp tục giúp HS:
1. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh lại nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu .kể lại được câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên.
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe cô kể chuyện , nhớ cốt truyện.Nghe bạn kể : nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn.
2. Kiến thức : HS nắm được nội dung câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.( Ca ngợi bác đánh cá thông minh , mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn )
ii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần vượt khó .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút) 
2.2. Hướng dẫn kể chuyện (30phút)
a. Gọi một HS khá kể.
- GV nhận xét
b.Kể chuyện bằng lời của bác đánh cá
? Kể chuyện bằng lời của bác đánh cá là như thế nào ?
? Khi kể phải xưng hô như thế nào ? 
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất , kể hay nhất .
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- ? Câu chuyện muốn nói với các bạn điều gì 
- GV nhận xét tiết học.
- HS kể
- HS nghe , nhận xét
- HS nêu
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm .
- Thi kể trước lớp 
Tiết 2
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể: Ai làm gì? 
i. mục tiêu
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức , kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? 
2. Kĩ năng 
- Tìm được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn . Xác định được CN , VN trong câu văn .
- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? 
3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả , sử dụng câu đúng ngữ pháp .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi một HS lên bảng làm bài 1 .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Dạy bài mới (30phút)
a, Hướng dẫn luyện tập 
- Gọi Hai HS lên bảng 
- GV cùng HS nhận xét .
Bài 2 
- GV nhận xét đúng , sai .
Bài tập 3 
- Gọi HS nối tiếp nhâu đọc đoạn văn của mình .
- GV nhận xét , chấm bài .
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- Hãy đặt một câu kể 5theo kiểu Ai làm gì ?
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì ?
- HS đọc
- HS đọc yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn trao đổi cùng bạn để tìm hiểu câu kể Ai làm gì ?
- HS làm viẹc theo cặp .
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài cá nhân .
- HS phát biểu .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài .
Tiết 3
Kĩ thuật
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật (tiết2) 
i. mục tiêu
 Đã soạn ở tiết 1 
ii. Đồ dùng dạy họC
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn gọi tên nhận dạng các chi tiét và dụng cụ 
- Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ , được chia thành 7 nhóm chính , GV giới thiệu lần lượt .
- GV tổ chức cho HS gọi tên , nhận dạng 
- GV chọn một số chi tiết để hỏi 
- GV giới thiệu và hướng dẫn sắp xếp các chi tiết trong hộp 
- GV vho các nhóm tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo như hình 1 
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít 
a, Lắp vít : 
- GV hướng dẫn cách lắp vít theo các bước 
- Gọi 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít , sau đó cả lớp tập lắp vít 
b, Tháo vít 
- Tay trtái dùng cơ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít , vặn cán tua -vít ngược chiều kim đồng hồ .
- HS trả lời câu hỏi hình 3 SGK 
- HS thực hành cách tháo vít 
c, Lắp ghép một số chi tiết 
Tháo các chi tiết sắp xép gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép 
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- HS thực hành thao tác kĩ thuật gieo hạt rau , hoa.
Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Thể dục
Đi chuyển hướng phải, trái
Trò chơi: Thăng bằng
 I. Mục tiêu:
 - Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
 - Trò chơi: Thăng bằng
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu(6 - 10 phút)
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
* Trò chơi: Bịt mắt bắt dê: 2 - 3 phút.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản (18 - 22 phút)
Bài tập RLTTCB
- - Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
+ GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện, cho HS ôn lại các động tác đi v chuyển hướng phải, trái., thực hiện 2-3 lượt .
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Thăng bằng
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc (4 - 6 phút)
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động
- Cả lớp tập theo đội hình 2-3 hàng dọc, giãn cách 2m.
- HS thực hành theo tổ.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
Tiết 2
Toán
Tiết 97 : Phân số và phép chia số tự nhiên 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên .
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể vi ... g ý nghĩa câu chuyện .
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói: HS kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện các em đã nghe đã đọc nói về một người có tài .
+Rèn kĩ năng nghe : 
- Chăm chú nghe theo dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích môn học , luôn luôn phấn đấu học tập để trở thành người có tài , có ích cho xã hội .
ii. đồ dùng dạy học 
- HS sưu tầm truyện viết về những người có tài.
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút):Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2.Hướng dẫn HS kể chuyện (30phút)
a, Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
b, HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện 
* Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn , sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK .
* Thi kể chuyện trước lớp 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp .
- GV nhận xét , tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò . (3phút)
- ? Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
- HS kể
- Một HS đọc đề bài .
- Hai HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2 .
- Kể trong nhóm, thảo luận
- HS thi kể
- HS đưa câu hỏi phát vấn
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất hiểu truyện nhất .
Tiết 4
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ. 
i. mục tiêu
1. Kiến thức : 
- Mở rộng vốn từ , tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của HS 
- Cung cấp cho HS một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến sức khoẻ 
2. Kĩ năng : 
- Tìm được các câu thành ngữ , tục ngữ nói về sức khoẻ .
- Vận dụng vào làm các bài tập .
3. Thái độ : 
- Yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút) :Gọi một vài HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì ? trong đoạn văn .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút)
Bài tập 1 
- GV nêu yêu cầu của bài 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả .
- GV nhận xét .
Bài tập 2 
- GV nhận xét .
Bài tập 3 
- Tương tự bài tập số 2
Bài tập 4 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào tìm được nhiều câu thành ngữ , tục ngữ nhất . 
3. Củng cố dặn dò (3phút)
? Đọc các câu thành ngữ , tục ngữ nói về sức khoẻ ?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- HS đọc
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài , trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
- HS làm bài vào VBT.
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Toán
Tiết 100 : Phân số bằng nhau 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : 
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
2. Kĩ năng : 
- Nhận ra sự bằng nhau của phân số .
3. Thái độ: 
- Tính linh hoạt , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bộ đồ dùng 
iii. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút) : Gọi HS lên bảng làm bài 3 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số . (13 phút)
- GV đặt câu hỏi để HS rút ra được :
+ Hai băng giấy này bằng nau .
+ Bắng giấy thứ nhất được chia làm bốn phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần tức là tô màu 3/4 bằng giấy .
+ Băng giấy thứ hai được chia làm 8 phần bằng nhau và đã tô màu 6 phần tức là tô màu 6/8 băng giấy .
+ 3/4 băng giấy = 6/8 băng giấy .
- GV : Vậy phân số 3/4 = 6/8
- 3/4 và 6/8 là hai phân số bằng nhau 
? Làm thế nào để từ phân số 3/4 có phân số 6/8?
- GV giới thiệu đó là tính chất cơ bản của phân số .
2.3. Thực hành (17 phút)
Bài 1 : - Chữa bài.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi nêu nhận xét của từng phần a, b như SGK . 
Bài 3 : 
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Tiết 101
- HS làm bảng
- quan sát
- HS nêu
- HS tự làm rồi đọc kết quả 
- HS thực hiện
- HS tự làm bài rồi chữa bài
Tiết 2
địa lí
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
1. Kiến thức :
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, lang xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
2. Kĩ năng :Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Thái độ :-Tôn trọng các thành quả LĐ của người và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy - học
Tranh, ảnh .
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): ? Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Nam Bộ.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2.Nhà ở của người dân (16 phút)
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi sau:
? Người dân ở đồng bằng Nam Bộ thuộc dân tộc nào?
? Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
? Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây là gì?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Nam Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
?Nhà của người dân ở đồng bằng Nam Bộ thường làm ở đâu?
?Làng của người dân ở đồng bằngầNm Bộ có đặc điểm gì?
? Nêu các đặc điểm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ?
? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
? Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Nam Bộ có thay đổi như thế nào?
- HS lên bảng trình bày kết quả làm việc.
- GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ, vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó.
2.3. Trang phục và lễ hội (10 phút)
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý :
 ? Trang phục thường ngày của người dân ở đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
? Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
 + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung . GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
- GV giới thiệu về một số trang phục của ngời dân đồng bằng Nam Bộ mà HS chưa biết đến. GV kể thêm một số lễ hội của người dân ở đây 
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương 
I. mục tiêu
1. Kiến thức :
- HS nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn .
2. Kĩ năng : 
-Bước đầu biết quan sát và trình bày ddược những đổi mới nơi các em sinh sống . 
3.Thái độ : Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. đồ dùng học tập 
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài giới thiệu .
III. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Nhận xét bài làm của HS . (5phút)
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút)
Bài tập 1 
- GV giúp HS nắm được dàn ý bài giới thiệu .
Bài tập 2 
- Xác định yêu cầu của bài 
+ GV giúp HS phân tích đề , giúp HS nắm vững yêu cầu của bài , tìm được nội dung cho bài giới thiệu .
+Bình chọn bạn giới thiệu hay nhất .
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS giới thiệu hay , hấp dẫn .
- Yêu cầu HS về viết lại bài giới thiệu vào vở .
- HS đọc nội dung bài tập 1 
- HS làm bài cá nhân , đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi.
+ HS đọc yêu cầu của bài .
+ HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu .
- HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương .
+ Thực hành giới thiệu trong nhóm .
+ Thi giới thiệu trước lớp .
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 20
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Nhất, Đức Anh, Ngọc, Linh...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
- Nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác (Ngọc, Hiếu...)
- Một số bạn đã có tiến bộ trong học tập: Cầm, Khương
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em thiếu tập trung trong học tập (Thành Công, Bá Đạt, Dương, Tuyến...)
- Một số HS quay phải, quay trái chưa đều.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học tập và rèn luyện chào mừng ngày thành lập ĐCSVN.
Buổi chiều
Tiết 1
Toán
Luyện tập về phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
 1. Kiến thức:- Nhận biết về phân số, và phép chia số tự nhiên
 2. Kĩ năng : - Biết đọc, viết phân số .
 3. Thái độ : - Tính chính xác và yêu thích môn học .
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Từ ba số 6;7;11 hãy viết các phân số có tử số và mẫu số là mọt trong các số đố.
- Củng cố cho HS về cách viết phân số, nhận biết đâu là tử số, đâu là mẫu số.
Bài 2: 
 a. Viết các phân số bé hơn 1 và có mẫu số là 5; tử số khác 0.
 b. Viết phân số lớn hơn 1 và có tử số là 4.
 - củng cố cho HS cách nhận biết phân số lớn hơn 1 và phân số bé hơn 1.
Bài 3: Viết theo mẫu:
4 : 5 = 
8 : 4 = = 2
5 = 
6 : 7 =
15 : 3 =
6 = 
13 : 15 = 
18 : 6 = 
13 = 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài	
3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Tự học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 20 Van Hung.doc