Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Vi Hải Quý - Trường Tiểu học Thị trấn Cầu Gồ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Vi Hải Quý - Trường Tiểu học Thị trấn Cầu Gồ

Tập đọc

BỐN ANH TÀI (TIẾP THEO)

I.Mục tiêu: Giúp HS :

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết thuật lại cuộc chiến đấu.

-Hiểu được các từ ngữ trong bài và ý nghĩa bài: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của bốn anh em Cẩu Khây.

II.Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, bảng phụ

 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Vi Hải Quý - Trường Tiểu học Thị trấn Cầu Gồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Chào cờ
Tập đọc
Bốn anh tài (tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết thuật lại cuộc chiến đấu. 
-Hiểu được các từ ngữ trong bài và ý nghĩa bài: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của bốn anh em Cẩu Khây.
II.Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, bảng phụ
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nêu nội dung bài học trước, dự đoán sự việc xảy ra tiếp theo.
-Trò chuyện với HS.
-GTB
2.Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn ( 2 đoạn).
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn (2,3 lượt) kết hợp đọc từ khó (núc nác, xanh lè, khoét máng, núng thế,..) và giải nghĩa từ khó hiểu.
-Nêu giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Giúp HS chia đoạn (nếu cần).
- Giúp HS có cách đọc đúng, đọc hay.
- Khuyến khích HS tự phát hiện lỗi sai và giải nghĩa từ khó hiểu.
- Một số từ cần giải nghĩa: vắng teo, quy hàng, , ...
- Dành đủ thời gian.
- Đọc mẫu (nếu cần).
3.Tìm hiểu bài
- Hoạt động cá nhân câu 1SGK.
 - Hoạt động cặp đôi câu 2, SGK.
 -Hoạt động cá nhân câu 3, 4 SGK
-Suy nghĩ trình bày trước lớp ý nghĩa bài.
H/ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
 - Giúp đỡ HS gặp khó khăn
- Dành đủ thời gian cho HS
-Tổ chức cho HS trình bày.
- Nhận xét, KL (mục tiêu)
 4.Đọc diễn cảm 
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn, nêu giọng đọc.
-Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-Đọc trước lớp – nhận xét, đánh giá.
- Khuyến khích HS có cách đọc hay (đọc giọng hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp ở đoạn tả cuộc chiến đấu, chẫm rãi ở đoạn kết).
 - Dành đủ thời gian.
 - Tổ chức đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
5.Củng cố
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
Toán
Phân số
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
-Biết đọc, viết phân số.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng tay, bảng phụ, bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Giới thiệu phân số
-Quan sát, nhận xét phần được tô màu và không tô màu để biết được cấu tạo, cách đọc, viết phân số và tử số và mẫu số của phân số.
-Trình bày trước lớp.
-Đọc phân số, nêu tử số và mẫu số.
-Đọc KL, lấy VD.
-Đưa ra mô hình cho HS quan sát.
H/ Hình tròn được chia thành mấy phần? Mấy phần được tô màu?
-Giúp HS phân tích và giới thiệu phân số .
-Giới thiệu cách đọc, viết phân số, tử số và mẫu số của phân số.
-KL: (bảng phụ)
2.Luyện tập
Bài 1+2: -Hoạt động cá nhân:
-1 HS quan sát từng hình và viết phân số chỉ phần tô màu vào bảng cá nhân.
-Giơ bảng, nhận xét- nêu tử số và mẫu số của từng phân số.
-Giải thích cách làm.
Bài 3: Hoạt động cá nhân
-Làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
-2 HS đổi vở kiểm tra kết quả- 1 số HS đọc kết quả trước lớp.
-Gắn bảng, nhận xét.
Bài 4: Hoạt động lớp
-HS tự lấy VD 1 phân số viết vào bảng cá nhân – 1 HS giơ bảng- HS khác đọc phân số đó. 
-Nhận xét cách đọc, viết phân số của bạn.
 - Cho HS quan sát các hình vẽ có tô màu 1 số phần, nêu yêu cầu.
-Giúp HS rèn kĩ năng đọc và viết các phân số, nêu tử số và mẫu số của từng phân số.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Giúp HS rèn kĩ năng viết các phân số.
-Nhận xét, KL.
-Nêu yêu cầu.
-Dành thời gian cho HS .
-Giúp HS thực hiện yêu cầu.
-Lưu ý HS lấy VD có phân số khác 0.
-Nhận xét, tuyên dương HS lấy VD tốt, đọc phân số đúng.
3.Củng cố
Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
Lịch sử
Chiến thắng Chi Lăng
 I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
-Nhắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng).
- Nắm được việc nhà Hởu Lê được thành lập.
- Nêu các mẩu truyện về Lê Lợi.
* Nắm được lí do vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng.
-Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta.
II.Đồ dùng dạy học:lược đồ chiến thắng Chi Lăng, tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
 -Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần và thời nhà Hồ.
-Dự đoán tình hình tiếp theo
-Trò chuyện GTB gây hứng thú cho HS.
-Cho HS dự đoán.
2. ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng
-Dựa vào kênh chữ trong SGK trả lời câu hỏi của GV để biết hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.
-Quan sát kênh hình trong SGK nhận xét về địa thế ải Chi Lăng.
-Trình bày trước lớp
-Nhận xét, bổ sung.
 H/ ải Chi Lăng thuộc tỉnh nào?
H/ Nguyên nhân dẫn đến trận đánh ở ải Chi Lăng?
H/ ải Chi Lăng có địa thế ntn?
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS gặp khó khăn.
-Nhận xét, KL: Giúp HS thấy được nguyên nhân dẫn tơí trận Chi Lăng và sự hiểm yếu của ải Chi Lăng.
3.Trận Chi Lăng
 -Quan sát, đọc và nhận xét lược đồ.
-Hoạt động cặp đôi: Dựa vào kênh hình, kênh chữ trong SGK thuật lại diễn biến trận Chi Lăng theo cặp.
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
 -Treo lược đồ trận Chi Lăng, cho HS quan sát và nhận xét.
-Yêu cầu HS dựa vào lược đồ và SGK thuật lại trận Chi Lăng theo cặp.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Đưa ra các câu hỏi giúp HS thuật lại trận đánh.
-Nhận xét, KL: (GV thuật lại nếu cần thiết) 
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
-Hoạt động cá nhân nêu ý nghĩa lịch sử của trận đánh, nguyên nhân thắng lợi.
H/ Vì sao quân ta thắng lợi ở ải Chi Lăng?
H/ Theo em chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa ntn?
-Nhận xét, KL.
5. Củng cố
-Nêu các trận đánh đã học diễn ra ở Chi Lăng.
-Liên hệ các trận đánh ở địa phương.
-Giúp HS thấy được vai trò của tự nhiên góp phần làm nên chiến thắng của các trận đánh. (BVMT)
-Liên hệ thực tế địa phương.
-Nhận xét, dặn dò VN.
Ngoại ngữ
G/v chuyên dạy
Âm nhạc
G/v chuyên dạy
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Đ/c ánh dạy
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
Trống đồng Đông Sơn
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài với giọng tự hào, ca ngợi, đọc đúng các từ khó. 
-Biết bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đặc sắc.
-Tự hào về văn hoá của người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nêu những hiểu biết về cổ vật ở Việt Nam.
-Quan sát tranh và nhận xét.
-Trò chuyện GTB gây hứng thú cho HS.
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
2.Luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài và chia đoạn (2 đoạn).
- 2 HS đọc tiếp nối các đoạn (2, 3 lượt) kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ khó hiểu.
 -Nêu giọng đọc. 
 -Đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài
- Lắng nghe, giúp đỡ HS nếu gặp khó khăn.
 - Khuyến khích HS tự phát hiện lỗi sai và giải nghĩa từ khó hiểu
+ Một số từ khó đọc: sưu tập, hươu nai, gạc, ,
 + Một số từ cần giải nghĩa: gạc, cảm tạ thần linh, muông thú , 
-Dành đủ thời gian.
-Đọc mẫu (nếu cần)
3.Tìm hiểu bài
 -Hoạt động cá nhân câu hỏi 1 SGK.
 - Hoạt động cặp câu hỏi 2, 3, 4 SGK.
 -Trình bày trước lớp.
 -Nhận xét, bổ sung.
 -Hoạt động lớp nêu nội dung bài.
 -Suy nghĩ, trình bày trước lớp.
-Dành đủ thời gian cho HS suy nghĩ.
-Giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn.
H/ Hình ảnh nào chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
-Tổ chức cho HS trả lời.
-Nhận xét, KL 
H/ Em có nhận xét gì về trống đồng?
H/ Ngoài trống đồng ra em còn biết những cổ vật nào khác trên đất nước ta?
4.Luyện đọc diễn cảm và HTL 
-HS nối tiếp đọc bài, nêu giọng đọc .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
-Thi đọc trước lớp.
-Nhận xét, đánh giá.
- Khuyến khích HS nêu cách đọc hay.
 - Dành đủ thời gian.
 -Giúp đỡ HS 
-Tổ chức cho HS thi đọc.
-Lắng nghe, uốn nắn HS.
 - Nhận xét, tuyên dương.
5.Củngcố
- Nêu lại nội dung bài.
H/ Em sẽ làm gì đối với những cổ vật của đất nước?(GDBVMT)
- Nhận xét giờ học dặn dò VN
Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận biết được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số (tử số lớn hơn mẫu số).
-Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ, bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
Nêu cấu tạo của phân số, lấy VD.
 -Giúp HS nhớ lại kiến thức về phân số.
-GTB
2.Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
-Đọc VD, phân tích nêu cách giải quyết.
-Phân tích VD đưa ra được các phân số biểu diễn các phần bánh ( thể hiện trên đồ dùng).
-HS nêu được các phân số: 
-Nhận xét,Quan sát, nhận xét hình dạng của hình.
-Đọc VD, phân tích 
-Hoạt động cặp đôi tìm số phần bánh mỗi người được chia.
-Thể hiện trên đồ dùng phân số .
-Trình bày trước lớp- nhận xét.
-Đọc, nhận xét và so sánh các phân số: với 1. 
-HS nhắc lại, rút ra nhận xét. 
VD1: Có 2 cái bánh, chia mỗi cái bánh thành 3 phần bằng nhau, Hà ăn 1 cái bánh và 1/3 cái bánh. Viết phân số chỉ số bánh Hà đã ăn.
-Giúp HS nêu được các phân số chỉ các phần bánh. Từ đó tìm được phân số chỉ số phần bánh Hà ăn là .
VD2: Có 4 cái bánh chia đều cho 3 người. Tìm phần bánh của mỗi người.
-Gợi ý, giúp đỡ HS tương tự như trên để HS tìm ra được phân số chỉ số phần bánh mỗi người được chia là .
-Giúp đỡ HS biết cách so sánh các phân số với 1
-Nhận xét, KL:(bảng phụ)
3. Luyện tập
 Bài 1: Hoạt động cá nhân
-HS lấy VD các phép chia hai số tự nhiên.
-Viết thương của phép chia đó dưới dạng phân số vào bảng cá nhân.
-Giơ bảng, nhận xét.
Bài 2 (110):Hoạt động cặp
-HS tự trao đổi nêu kết quả - giải thích.
-Nhận xét, bổ sung.
Bài 3 (110):
-HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
-Gắn bảng, nhận xét, giải thích.
 -Nêu yêu cầu.
-Ghi các phép chia lên bảng.
-Dành đủ thời gian cho HS, giúp HS yếu.
-Giúp HS rèn kĩ năng biểu diễn thương của phép chia dưới dạng phân số.
-Nhận xét, KL 
-Nêu yêu cầu.
-Củng cố kiến thức về phân số cho HS.
-Nhận xét, KL
-Giúp HS củng cố về phân số lớn hơn 1, phân số bé hơn 1.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Chấm, chữa bài.
5.Củng cố
- Nêu lại nội dung bài
- Giao bài về nhà, nhận xét giờ học.
Tập làm văn
 Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: 
-HS hoàn thành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật.
-Bài viết đúng yêu cầu, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Kiểm tra
 -GV ghi đề bài lên bảng (4 đề).
 -Đọc các đề bài.
 -HS chọn đề bài cho mình.
- GV nhắc nhở HS tr ... V
1. Khởi động
-Viết 1 số từ bắt đầu bằng s/x vào nháp.
-Nhận xét
-GV đọc 1 số từ: sinh sản, sắp xếp, sản xuất,
 -GTB
2.Hướng dẫn nghe-viết
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài viết cả lớp theo dõi.
-Nêu nội dung đoạn viết.
-Nêu từ khó viết.
-Tìm từ khó viết và viết từ khó vào nháp, 1 HS viết trên bảng lớp.
-Nhận xét, sửa lỗi
-Viết bài vào vở.
-Đổi vở soát lỗi.
-GV đọc đoạn viết.
-Lắng nghe, nhận xét.
H/ Bài viết có nội dung gì?
-Giúp HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
-Lắng nghe, đọc từ khó viết cho HS viết: Đân-lớp, nước Anh, nẹp sắt,...
-Đọc bài cho HS viết, tốc độ vừa phải đảm bảo đủ thời gian cho HS viết.
 -Yêu cầu HS soát lỗi.
-Chấm 1 số bài- nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a: Hoạt động cá nhân
-Đọc yêu cầu.
-Làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ.
-Gắn bảng, chữa bài.
-Thi đọc thuộc các thành ngữ.
Bài 3a: 
-Hoạt động cặp:Các cặp trao đổi làm bài.
-Trình bày trước lớp – nhận xét, bổ sung, chữa bài.
-Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
-Nêu yêu cầu.
 -Dành đủ thời gian
-Giúp HS rèn kĩ năng phân biệt âm tr/ ch.
-Giúp đỡ HS yếu.
-Nhận xét, chữa bài
-Giúp HS học thuộc các thành ngữ.
-Giúp HS tìm đúng các các tiếng có chứa âm tr hoặc ch điền vào chỗ trống.
-Nhận xét, KL:... trí... chẳng ... trình... 
4.Củng cố, dặn dò
Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò về nhà.
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Sức khoẻ, tên một số môn thể thao. 
-Cung cấp cho HS 1 số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
-Có ý thức giữ gìn sức khoẻ cho bản thân.
 II.Đồ dùng dạy học: bảng tay, từ điển Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nói về vai trò của sức khoẻ
 -Trò chuyện với HS.
-GTB
2.Luyện tập
Bài 1:Hoạt động cặp
 -Lắng nghe yêu cầu.
-Trao đổi thực hiện yêu cầu làm vào bảng tay.
-Gắn bảng trình bày trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
-Giải nghĩa 1 số từ.
Bài 2:Hoạt động cá nhân
-Tìm tên các môn thể thao- viết vào nháp.
-Trình bày trước lớp – nhận xét.
Bài 3+4:
-HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ ca ngợi sức khoẻ của con người (tham khảo SGK).
-Giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đó.
-HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ.
- Nêu yêu cầu HS tìm các từ :
a/ Chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
b/ Đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh.
-Dành đủ thời gian, giúp cặp gặp khó khăn.
-Giúp HS tìm được các từ theo yêu cầu.
-Nhận xét, KL
-Giúp HS tìm được tên môn thể thao theo yêu cầu.
-Giúp đỡ HS gặp khó khăn.
-Nhận xét, KL: 
-Yêu cầu HS tìm thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm sức khoẻ.
-Viết các thành ngữ, tục ngữ lên bảng.
-Giúp HS hiểu nghĩa của các từ khó, hiểu nghĩa của thành ngữ.
-Giúp HS học thuộc các thành ngữ.
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Củngcố
- Nêu lại nội dung bài
-Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
Đạo đức
Kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
-Nhận thức vai trò của người lao động.
-Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. Đồ dùng dạy học :Tranh ảnh, bảng phụ
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Trả lời 
-Lắng nghe.
H/ Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động?
2.Bày tỏ ý kiến
Bài tập 3:
Hoạt động cá nhân: HS bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình với từng tình huống- giải thích.
Bài tập 4
-Chọn tình huống (BT 4)
-Thảo luận , đóng vai.
-Trình bày trước lớp.
-Thảo luận cách ứng xử.
-Trình bày trước lớp.
- Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được.
 -Yêu cầu HS đọc tình huống.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp đỡ HS nếu cần.
-Tổ chức cho HS trình bày- giải thích.
-Nhận xét, KL
-Chia nhóm, giao việc.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS thể hiện được thái độ, việc làm biết ơn người lao động.
-Tuyên dương.
H/ Em biết ca dao, tục ngữ là gì? Và tổ chức cho HS học thuộc phần ghi nhớ.
3.Củng cố
-Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
Ngoại ngữ
GV chuyên dạy
Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Thể dục
G/v chuyên dạy
Toán
Phân số bằng nhau
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Bước đầu biết tính chất cơ bản của phân số.
-Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số.
II. Đồ dùng dạy học: bộ đồ dùng toán, băng giấy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
 -Nêu cấu tạo của phân số, lấy VD.
-Nêu yêu cầu.
-Nhận xét, GTB.
2. Nhận biết phân số bằng nhau và tính chất cơ bản của phân số
-Quan sát và nhận xét phần tô màu của 2 băng giấy.
-Rút ra được: băng giấy bằng băng giấy.
Hay 
-Rút ra kết luận (SGK)
-Đọc KL
-Nêu 1 số phân số và tìm phân số bằng phân số đó.
-Cho HS quan sát 2 băng giấy được chia phần và tô màu.
-Giúp đỡ để HS thấy được phần tô màu của 2 băng giấy là bằng nhau để rút ra được: 
-Nhận xét, KL (tính chất cơ bản của phân số) 
-Giúp HS củng cố kiến thức 2 phân số bằng nhau.
2. Luyện tập
Bài 1(112): Hoạt động cá nhân
-Làm vào bảng cá nhân.
-Giơ bảng nhận xét- giải thích.
-Nhắc lại kiến thức vận dụng.
Bài 2 (112):
-Hoạt động cặp: làm bài rồi rút ra nhận xét.
-Trình bày trước lớp.
-Đọc nhận xét trong SGK. 
Bài 3 (112):
-HS làm bài vào nháp, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
-Gắn bảng, chữa bài.
-Nêu yêu cầu.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS vận dụng tính chất cơ bản của phân số vào làm bài.
-Nhận xét, KL
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS thấy được cũng như phân số thì khi nhân (chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, KL
-Giúp HS vận dụng tính chất vào làm bài.
-Giúp HS yếu.
-Nhận xét, KL
4. Củng cố
Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học , dặn dò VN 
Tập làm văn
 Luyện tập giới thiệu địa phương
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu “Nét mới ở Vĩnh Sơn”.
-Biết quan sát và trình bày những đổi mới của địa phương.
-Có ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
 Lắng nghe
Trò chuyện, GTB
2.Bài tập
Bài 1:
-Đọc yêu cầu và bài văn trong SGK.
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Trình bày trước lớp: HS nêu được địa phương được giới thiệu và những nét đổi mới đó.
-Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn và nội dung của từng phần.
Bài 2: Hoạt động nhóm
-Đọc yêu cầu, tìm nội dung cho bài giới thiệu.
-Nêu nội dung lựa chọn.
-Luyện tập giới thiệu trong nhóm.
-HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét, đánh giá, bình chọn.
-Liên hệ thực tế biết giữ gìn, bảo vệ quê hương.
-Nêu yêu cầu.
-Đưa ra cấc câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài văn “Nét mới ở Vĩnh Sơn” từ đó biết được cách giới thiệu địa phương.
-Giúp HS xác định đúng phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn giới thiệu địa phương.
 -Giúp HS nắm vững yêu cầu.
 -Cho HS đọc dàn ý bài văn giới thiệu địa phương.
 -Chia nhóm, giao việc.
 -Dành đủ thời gian.
 -Tổ chức cho HS giới thiệu (lưu ý HS giới thiệu những nét đổi mới, điểm nổi bật).
 -Lắng nghe, nhận xét, tuyên dương HS.
 -Nhắc nhở HS biết bảo vệ , giữ gìn quê hương mình.
3.Củng cố, dặn dò
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà
Địa lí
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhớ được tên một số dân tộc sống ở Nam Bộ: Kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me.
-Trình bày đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Sự thích ứng của con người với đặc điểm tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
-Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ đồng bằng Nam Bộ, lược đồ phân bố dân cư VN, tranh một số dân tộc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Trình bày tiêu biểu về đồng bằng Nam Bộ.
-Dự đoán
- Giúp HS nhớ lại đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
H/ Với đặc điểm tự nhiên như vậy em hãy dự đoán xem dân cư ở đó ntn?
2. Nhà ở của người dân
-Nhận xét về dân cư ở đồng bằng Nam Bộ.
-Dựa vào kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết và lược đồ phân bố dân cư trả lời các câu hỏi của GV.
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét- so sánh với đồng bằng Bắc Bộ.
-Quan sát tranh – nhận xét.
-HS trả lời để thấy được vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống con người. từ đó biết bảo vệ tự nhiên.
 -Cho HS quan sát lược đồ phân bố dân cư, giúp HS tìm hiểu lược đồ.
H/ Từ đặc điểm tự nhiên của đồng bằng, em hãy rút ra nhận xét về cuộc sống của người dân ở đồng bằng ntn?
H/ Theo em, ở đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc nào sinh sống?
-Cho HS quan sát tranh một số dân tộc có ở Nam Bộ.
-Giúp HS thấy được nhà ở, dân tộc, phương tiện đi lại của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Nhận xét, KL.
H/ Vì sao ở đây lại có đặc điểm riêng biệt về nhà ở và phương tiện đi lại so với các khu vực khác? (GDBVMT)
3.Trang phục và lễ hội
Hoạt động cặp: Dựa vào kênh hình, kênh chữ trả lời các câu hỏi của GV.
-Nhận xét về trang phục của người dân.
-Kể tên các lễ hội có ở Nam Bộ.
-So sánh với điạ phương.
-Nêu yêu cầu.
-Dành đủ thời gian, gợi ý, giúp đỡ cặp gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS trả lời.
-Giúp HS thấy được đặc điểm riêng biệt về trang phục của người dân, một số lễ hội tiêu biểu ở đồng bằng Nam Bộ.
4.Củng cố
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét, dặn dò VN
Sinh hoạt đội
Mừng đảng, mừng xuân
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần.
- HS thấy rõ ưu-khuyết điểm của bản thân.
- Hiểu rõ hơn về đảng cộng sản Việt Nam.
-Có tinh thần học tập tốt tạo những thành tích xuất sắc chào xuân mới.
II.Nội dung
1.Kiểm điểm các hoạt động trong tuần : 
- Chi đội trưởng duy trì buổi sinh hoạt: + Các phân đội báo cáo các mặt hoạt động trong tuần: tham gia tốt phong trào góp giấy do liên đội phát động.
 + Xếp loại thi đua từng phân đội.
- Tuyên dương một số đội viên có ưu điểm (........................................................), nhắc nhở đội viên mắc khuyết điểm(.....................................................................).
 2.Phương hướng tuần tới
 - Phát huy những ưu điểm: tham gia tốt các phong trào do liên đội phát động: tích cực trong học tập, thi đua giành nhiều hoa điểm tốt,.................................................
 - Khắc phục nhược điểm:..................................................................................., 
 - Thực hiện chủ điểm tuần tới: Mừng đảng, mừng xuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 20.doc