Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 (2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 (2 cột)

A) Mục tiêu : Giúp học sinh

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

- Đọc đúng các từ ngữ : Cẩu Khây, mười lăm, sống sót, sót sắng

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung các nhân vật

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

 B) Đồ dùng dạy- học :

 C) Các hoạt động dạy – học :

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuÇn 20
Ngày soạn:10/1/2010 Ngµy gi¶ng Thứ 2/11/1/2010
 CHÀO CỜ
 -------------------------------
TOÁN
PHÂN SỐ
 A) Mục tiêu
 Giúp học sinh :
	-Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
	-Biết đọc, biết viết về phân số.
 B) Đồ dùng dạy - học
 C) Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động dạy	
 Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức 
II - Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 95.
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV : Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng. VD có một quả cam chia đều cho bốn bạn thì mỗi bạn nhận được số lương cam là bao nhiêu ? Khi đó người ta phải dùng phân sổ. Bài học hôm nay giúp các em làm quen với phân số. 
2. Nội dung bài
a) Gới thiệu phân số 
- Treo hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
- GV hỏi :
+ Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau ? 
+ Có mấy phần được tô màu ?
- GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
- Năm phần sáu viết là .( Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5.)
 - GV yêu cầu HS đọc và viết 
- GV : Ta gọi là phân số. 
- Phân sốcó tử số là 5, có mẫu số là 
- Khi viết phân số thì mẫu số đựơc viết ở trên hay dưới gạch ngang?
- Mẫu số của phân số cho em biết điều gì ?
- Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0 .
- Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu ? Tử số cho em biết điều gì ?
- Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu .
- Giáo viên lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zíc zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu học sinh đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. 
+ Đưa ra hình tròn và hỏi : đã tô màu bao nhiêu phần của hình tròn ? hãy giải thích .
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
+ Đưa ra hình vuông và hỏi : Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông ? Hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
+ Đưa ra hình zíc zắc và hỏi : Đã tô màu bao nhiêu phần hình zíc zắc ? Hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số .
- Giáo viên nhận xét : ;;; 
là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số . Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang . Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang .
3 Luyện tập 
 Bài 1( 107)
- GV yêu cầu HS tự làm bài , sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc , viết và giải thích phân số ở từng hình.
Bài 2.
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập, gọi hai HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
8
10
5
12
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi : mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm học sinh. 
Bài 3 
- GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV gọi 3 HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết. (có thể đọc thêm các phân số khác)
- GV có thể nhận xét bài viết của HS trên bảng , yêu cầu học sinh dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
 Bài 4
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kỳ cho nhau đọc. 
- GV viết lên bảng 1 phân số, sau đó yêu cầu học sinh đọc .
- GV nhận xét phần đọc các phân số của HS . 
IV) Củng cố - dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Về nhà làm bài tập
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nghe
- HS quan sát hình.
- HS trả lời :
+ Thành 6 phần bằng nhau.
+ Có 5 phần được tô màu
- HS nghe HV giảng bài.
- HS viết , và đọc năm phần sáu.
- HS nhắc lại : Phân số 
- HS nhắc lại
- Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang.
- Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
- Khi viết phân số thì tử số được viết ở trên vạch ngang và cho biết có 5 phần bằng nhau được tô màu.
+ Đã tô màuhình tròn (Vì hình tròn đựơc chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần).
+ Phân số có tử số là 1 , mẫu số là 2.
+ Đã tô màu hình vuông ( Vì hình vuông đựơc chia thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần).
+ Phân số có tử số là 3, mẫu số là 4.
+ Đã tô màu hình zíc zắc. (Vì hình zích zắc được chia thành 7 phần bằng nhau và tô màu 4 phần.
+ Phân số có tử số là 4 , mẫu số là 7.
- HS làm bài bài vào vở bài tập.
- 6 HS lần lượt báo cáo trước lớp . Ví dụ :
 Hình 1 : viết , đọc hai phần năm, mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Phân số
Tử số
Mẫu số
3
8
18
25
12
55
HS dưới lớp nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẵn nhau.
- Là các số tự nhiên lớn hơn 0.
- Viết các phân số.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở, yêu cầu viết đúng thứ tự như GV đọc.
 ; ; ; ; 
- HS làm việc theo cặp.
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số GV viết lên bảng.
- Phân số
- ghi nhớ
 ...........................................................................................
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI ( Tiếp )
A) Mục tiêu : Giúp học sinh
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- Đọc đúng các từ ngữ : Cẩu Khây, mười lăm, sống sót, sót sắng
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung các nhân vật
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
 B) Đồ dùng dạy- học :
 C) Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức :
 Cho hát , nhắc nhở HS
II - .Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS đọc bài : “ Chuyện cổ tích về loài người” + trả lời câu hỏi
GVnhận xét – ghi điểm cho HS
III - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
- Cho HS quan sát tranh SGk
2. Nội dung bài
*a. Luyện đọc:
- GV : bài chia làm 2 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn (2 lần) GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- HS đọc từ khó
- HS luyện đọc theo cặp
- Nêu chú giải
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV - HD - đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu nội dung : 
- Gọi HS đọc đoạn 1
+Tới nơi yêu tinh ở anh em cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào?
- Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?
Ý chính đoạn 1
- Đọc thầm đoạn 2 :
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- Các nhóm thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
-Nêu ý chính đoạn 2.
- Nội dung câu chuyện ca ngợi điều gì?
C. Luyện đọc diễn cảm :
- Gọi H đọc nối tiếp lần 3
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1
-Gv đọc mẫu
- Cho HS đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn
- Thi đọc diễn cảm toàn bài
- Nhận xét ghi điểm
IV) Củng cố - dặn dò
- Ý nghĩa của câu chuyện là gì?
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- 3 em thực hiện YC
Ghi đầu bài.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu bắt yêu tinh đấy
+ Đoạn 2: Còn lại
- Đọc từ khó.
- HS đọc theo cặp
- Giải nghĩa các từ trong chú giải.
- 1 em đọc
- HS nghe
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Gặp bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăm sóc cho nó. 4 anh em Cẩu Khây được bà cụ nấu cơm cho ănvà cho ngủ nhờ.
- Bà cụ liền giục 4 anh em chạy chốn
- 4 anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ
- 1 em đọc
- Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm cho nước ngập cả cánh đồng làng mạc
- Các nhóm cử đại diện thuật lại chuyện
- Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ tài năng phi thường và vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết đồng tâm hợp lực
- ý 2 Anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh vì họ có được sức mạnh và đặc biệt là biết đoàn kết hiệp lực
- Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây
- HS đọc nối tiếp
- Nêu cách đọc toàn bài.
- HS nghe- tìm từ thể hiện giọng đọc
- HS đọc theo cặp
- Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm
-HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Ghi nhớ
 ---------------------------------
ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 2)
A/ Mục tiêu:
- Rèn học sinh luôn có thái độ kính trọng, biết ơn người lao động.
- Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động, không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động.
B/ Chuẩn bị:	
C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
I/ Ổn định tổ chức:
II/ Bài cũ: 
? Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
Nhận xét đánh giá.
III/ Bài mới: 
Giới thiệu: Các em đã biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động rồi? Hôm nay chúng ta cùng xem bạn nào có những hành vi tốt với người lao động nhé.
Hoạt động 1 : Bài 4 (sgk)
? Nêu yêu cầu?
Chia lớp thành 6 nhóm ( 3 bàn 1 nhóm) 2 nhóm thảo luận 1 ý.
Lần lượt các nhóm lên đóng vai.
? Hãy nhận xét - Cần bổ sung gì?
Gợi ý:
? Cách cư sử như vậy phù hợp chưa? Vì sao?
? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vây.
Giải đáp: ý a: Mời bác vào nghỉ, mời nước, đưa quạt.
Hoạt động của trò.
Hát
- 3 em nêu ghi nhớ
- 2 em : Đóng vai những tình huống
Thảo luận trong vòng 5 phút
- Các nhóm khác nghe và có ý kiến.
Ý b: Bảo bạn không nên như vậy, Nhại lại tiếng của họ là thể hiện thái độ coi thường họ
Ý c: Lan sẽ rủ các bạn ra chơi ở chỗ khác  ( trò chơi này mình không thích, chúng mình ra ngoài sân chơi nhảy day đi)
* Mỗi một tình huống đều phải chọn cách ứng xử thật là khéo léo như vậy vừa thể hiện mình là người biết tôn trọng người lao động, mà bạn lại không giận mình, tôn trọng mình.
Hoạt động 2: 	Bài 5, 6 (sgk)
? Hãy trình bày những bài thơ bài hát về người lao động.
? Hãy trưng bày tranh, ảnh nói về người lao động và giới thiệu tranh ảnh đó cho các bạn và cô nghe.
Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 3: 
? Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động.
- 4 - 5 em
- 5 em
- 2 em
	Dặn về học bài và thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động.
------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 12/1/2010
TOÁN
ph©n sè vµ phÐp chia sè tù nhiªn
Giáo án chi tiết
 ------------------------------------------
NHẠC :GV NHẠC
----------------------------------------
KỂ CHUYỆN
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU :
-HS kể lại tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã học về ... để bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
- Cam kết thực hiện việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 - Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 80 – 81 SGK, giấy to cho các nhóm.
C – PHƯƠNG PHÁP :
	Đàm thoại, trực quan, thực hành.
D - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I – Ổn định tổ chức:
II – Kiểm tra bài cũ:
 - K2 như thế nào được gọi là K2 trong sạch, K2 bị ô nhiễm ?
III – Bài mới:
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Y/c HS nêu.
2 – Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Y/c các nhóm thảo luận và trưng bày sản phẩm.
IV – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Lớp hát đầu giờ.
- Nhắc lại đầu bài.
Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Làm việc theo cặp.
- Quan sát tranh, nêu những việc nên làm và không nên làm.
+ Nên làm: Các hình 1, 2, 3, 5, 6, 7
+ Không nên làm: Các hình 4
- Liên hệ bản thân, gia đình và nhân dân địa phương.
Vẽ tranh tuyên truyền cổ động bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Thảo luận nhóm.
- Vẽ tranh.
- Đại diện các nhóm thuyết minh ý tưởng sản phẩm
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
	----------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập giới thiệu địa phương
 I.MỤC TIÊU.
Hiểu được cách giới thiệu nhứng hoạt động của địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn.
Biết cách quan sát và trình bày được nhứng đổi mới ở địa phương mình.
Luyện cách viết đoạn văn sinh động, chân thực giàu hình ảnh.
Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật của HS sau khi chấm xong 1 số bài.
2. Dạy học bài mới
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu thảo luận và trình bày theo cặp.
Gọi HS trình bày.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
-Lắng nghe
HS ghi đầu bài
HS đọc
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau.
Lắng nghe
a.Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, 1 xã miền núi, thuộc huyện Vĩnh Thạch, Tỉnh Bình Định, là xã có nhiều khó khăn nhất huyện đói nghèo, đeo đẳng quanh năm.
b.Những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn.
+ Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rãy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/năm, năng suất cao. Bà con không còn thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi.
+ Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hàng năm 2,5 tấn/1ha. Ước muốn của người vùng cao trở cá về xuôi bán đã thành hiện thực.
+ Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện, 8 hộ có phương tiện nghe nhìn, 3 hộ có xe máy, số HS đến trường tăng gấp rưỡi so với năm 1999 – 2000
Bài 2
Tìm hiểu đề bài
Gọi HS đọc yêu cầu.
GV: Muốn có 1 bài giới thiệu hay, hấp dẫn, các em phải nhận ra được sự đổi mới của địa phương nơi mình đang ở. Các em hãy chọn 1 hoạt động mà các em thích nhất để giới thiệu những đổi mới ở địa phương mình
+ Em chọn giới thiệu nét đổi mới nào của địa phương mình
GV hướng dẫn những đổi mới ở địa phương ta rất cụ thể là phong trào trồng cây gây rừng, phát hiện chăn nuôi, phát hiện nghề phụ, giữ gín xóm làng, phố phường sạch sẽ, xây dựng thêm nhiều trường học mới, lớp học mới, chống các tệ nạn xã hội: ma tuý, cờ bạc.
+ Một bài giới thiệu cần có những phần nào ?
+Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì ?
Treo bảng phụ có nghi sắn giàn ý của 1 bài giới thiệu và yêu cầu HS đọc.
Bài Nét mới ở Vĩnh Sơn là bài giới thiệu nét đổi mới ở địa phương. Dựa vào bài giới thiệu và giàn ý các em hãy giới thiệu về địa phương mình cho cac bạn cùng nghe.
Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm.
GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ diến đạt (nếu có). Cho điềm cho HS nói tốt.
HS đọc
Lắng nghe
Tiếp nối nhau trình bày nội dung em muôn giới thiệu.
Lắng nghe
+ Một bài giới thiệu cần có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Phần mở bài: Giới thiệu về tên địa phương mà mình định giới thiệu.
Phần thân bài: nêu nét đổi mới của địa phương.
Phần kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đổi mới và những cảm nghĩ của bản thân.
-HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Lắng nghe.
4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới cùng trao đổi, giới thiệu, kết hợp với tranh (ảnh) minh hoạ, các thành viên lắng nghe, sửa chữa cho bạn.
 - 3 đến 5 HS trình bày.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Nhận xét về tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở.
	----------------------------------------------------
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU 
 Sau bài học, học sinh có thể nêu được:
Diễn biến của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
ý nghĩa quyết định của trận chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Y/C HS trả lời câu hỏi cuối bài 15. 
Nhận xét bài học ở nhà của HS. 
2.BÀI MỚI
- GV treo tranh trang 46, SGK và hỏi :
 Hình chụp đền thờ ai ? Người đó có công lao gì đối với dân tộc ta ? 
*GV giới thiệu : Đây là ảnh chụp đền thờ vua Lê Thái Tổ, người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh và lạp ra triều Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trận Chi Lăng, trận đánh có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng 
chiến chống quân Minh
*Nội dung .
HS thực hiện Y/C
-Trả lời theo hiểu biết của từng em
 Hoạt động 1
 ẢI CHI LĂNG VÀ BỐI CẢNH DÂN TỚI TRẬN CHI LĂNG 
GV: hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng :
 + Cuối năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta, do chưa đủ thời gian đoàn kết được toàn dân nên k/c do nhà Hồ lãnh đạo thất bại, đât nước ta dơi vào ách đô hộ của nhà Minh. 
 +Không chịu khuất phục trước quân thù, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
 + Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá)cuộc khỏi nghĩa ian rộng khắp nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan(Thăng Long). Tướng giặc lạ Vương Thông hoảng sợ, một mặt xin hàng nghĩa quân, mặt khác lại cho người về nước xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy mười vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
 + Biết quân giặc phải đI qua aỉ Chi Lăng, nghĩa quân đã chọn đây là trận quyết dịnh để tiêu diệt địch. Vậy, ải Chi Lăng có địa thế như thế nào? Chúng ta tìm hiểu.
- Treo lược đồ trận Chi Lăng (hình 1, trang 45 SGK) - y/c HS quan sát hình
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS q/s để tìm thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng:
+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta?
+ Thung lũng có hình như thế nào?
+Hai bên thung lũng là gì ?
+ Theo em, với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch ?
Tổng kết: Chính tại ải Chi Lăng, năm 981, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân ta đã đánh tan quân xâm lược nhà Tống, sau gần 5 thế kỷ, dưới Sự lãnh đạo của Lê Lợi, quân dân ta đã giành thắng lợi ở đây, chúng ta cùng tìm hiểu về trận đánh lịch sử này.
- HS q/s lược đồ.
- Q/s hình và trả lòi câu hỏi
+ Thung lũng Chi Lăng ở Lạng Sơn nước ta.
+ Thung lũng này hẹp và có hình bầu dục.
+ Phía Tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở, phía Đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
+ Lòng thung lũng có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ là núi Quỷ Môn Quan, núi Ma Sẳn, núi Phượng Hoàng, núi Mã Yên, núi Cai Kinh 
+ Địa thế Chi Lăng tiện cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra. 
 Hoạt động 2
 TRẬN CHI LĂNG 
- Y/c HS làm việc theo nhóm: 
Hãy cùng q/s lược đồ, đọc SGK và nêu lại diễn biến của trận Chi Lăng theo các nội dung chính như sau: 
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở ải Chi Lăng như thế nào ?
+ Kị binh của ta đã làm gì khi quân Minh đén trước ải Chi Lăng ?
+ Trước hành động của quân ta, kị binh của giặc đã làm gì ?
+ Ki binh của giặc thua như thế nào ?
+ Bộ binh của giặc thua như thế nào ?
- GVcho các nhóm báo cáo kết quả họat động nhóm. 
- GVgọi 1HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng. 
-Chia nhóm, tiến hành hoạt động nhóm
+ Lê Lợi đã bố chí cho quân ta mai phục chờ địch ở hai bên sườn núi và lòng khe. + Khi quân địch đến, kị binh của ta ra lệnh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải
+ Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy.
+Khi kị binh giặc đang bì bõng lội qua đám lầy thì một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên lửa và những mũi tên lao vun vút xuống. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết tại trận.
+ Quân bộ của địch cũng gặp phải mai phục của quân ta, lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ. Phần đông chúng bị giết, số còn lại bỏ chạy thoát thân.
Đai diện mỗi nhóm dựa vào lược đồ trận Chi Lăng để trình bày diễn biến. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
 Hoạt động 3
NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
- Hãy nêu lại kết quả của trận Chi Lăng?
- Quân ta đại thắng, quân địch thua trận, số sống sót có chạy về nước, tướng địch là Liễu Thăng chết ngay tại trận.
- Cả lớp trao đổi và thống nhất: Ta gioành được thắng lợi ở trận Chi Lăng vì 
+ Quân ta rất anh dũng, mưu trí trong đánh giặc.
+ Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang, mueu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê. 
- Theo em, vì sao quân ta lại giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng ?
- Trong trận Chi Lăng nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh và tài quân sự kiệt xuất, biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
- Hỏi: Theo em, chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối vói lịch sử dân tộc ta ? 
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
***********************************************************************
Ban gi¸m hiÖu:
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai cuong tuan 20lop 4.doc