Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

1.Bài cũ: Gọi HS lên đọc thuộc lòng bài: Truyện cổ tích của loài người và trả lời câu hỏi SGK.

-Nhận xét , ghi điểm.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

HĐ 1. Luyện đọc.

-Gọi 1 em đọc toàn bài.

-Chia đoạn: Đoạn 1: 6 dòng đầu.

 Đoạn 2 : phần còn lại.

-Cho HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn

-Theo dõi sửa lỗi phát âm và giúp học sinh hiểu một số từ ngữ.

-Cho HS đọc theo cặp

-Gọi 1 em đọc cả bài.

-Đọc mẫu toàn bài

HĐ 2. Tìm hiểu bài

Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi

- Đến nơi ở của yêu tinh, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã giúp đỡ như thế nào?

-Em hãy thuật lại cuộc chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em?

-Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?

-Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?

 

doc 54 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn: Ngày 8 tháng 1 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 
 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 37 BÀI : CHÀO CỜ + SINH HOẠT VUI CHƠI
 MÔN: TẬP ĐỌC 
Tiết 39 	BÀI : BỐN ANH TÀI (tiếp theo).
I.Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây( trả lời các câu hỏi SGK).
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, dũng cảm là việc nghĩa.
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên đọc thuộc lòng bài: Truyện cổ tích của loài người và trả lời câu hỏi SGK.
-Nhận xét , ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1. Luyện đọc.
-Gọi 1 em đọc toàn bài.
-Chia đoạn: Đoạn 1: 6 dòng đầu.
 Đoạn 2 : phần còn lại.
-Cho HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn
-Theo dõi sửa lỗi phát âm và giúp học sinh hiểu một số từ ngữ.
-Cho HS đọc theo cặp
-Gọi 1 em đọc cả bài.
-Đọc mẫu toàn bài 
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Đến nơi ở của yêu tinh, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã giúp đỡ như thế nào?
-Em hãy thuật lại cuộc chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em?
-Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
-Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm.
-Gọi 2 em đọc 2 đoạn, kết hợp cho HS nhận xét cách đọc từng đoạn.
-Treo bảng hướng dẫn luyện đọc đoạn: Cẩu Khây hé cửa ..hết.
-Cho HS thi đọc trước lớp.
-Nhận xét , ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu ý nghĩa của câu chuyện .
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện đọc bài và kể lại cho người thân nghe.
-3 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét.
1 em đọc toàn bài, lớp theo dõi.
-Nối tiếp đọc 2 đoạn của toàn bài (3 đến 4 lượt )
-HS đọc từ ngữ ở chú giải.
-Luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài.
-Nghe đọc mẫu.
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Chỉ gặp một bà cụ được sống sót để chăn bò cho nó. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
-2 HS thuật lại, lớp nhận xét.
-Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường. Họ dũng cảm, tâm đồng, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, 
- Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết tiêu diệt yêu tinh cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây.
-2HS đọc nối tiếp đọc 2 đoạn, lớp nhận xét cách đọc.
-Nghe hướng dẫn.
-Thi đọc cá nhân.
-Lớp nhận xét chọn bạn đọc hay.
1 em nhắc lại..
 MÔN: TOÁN 
Tiết 96 BÀI : PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số và mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số.
- Yêu thíchvà say mê học tập.
II. Chuẩn bị.-Bộ đồ dùng biểu diễn phân số.
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên 
Học sinh
1.Bài cũ: Cho HS làm bảng con:
Tính diện tích hình bình hành biết: độ dài đáy 23 cm; chiều cao 15 cm
-Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành ?
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Giới thiệu phân số
-Gắn hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau (Như hình vẽ trong SGK).Hỏi : 
-Hình tròn được chia thành mấy phần và các phần của nó như thế nào?
-Có mấy phần đã tô màu ?
-Vậy ta đã tô màu 5 phần mấy hình tròn ?
-Ghi bảng và giới thiệu:
 + Ta viết , đọc là năm phần sáu.
 +Cho vài HS đọc lại.
+ là phân số.
+ Phân số có tử số là 5 , mẫu số là 6 cho Gọi vài HS nhắc lại.
* Gắn hình biểu thị các phân số ;; như SGK, gọi HS nêu các phân số tương ứng với từng hình. (GV ghi bảng ).
* Giới thiệu:; ;; là những phân số. -Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang
-Cho HS viết lại các phân số:; ;;
HĐ2:Hướng dẫn luyện tập
+Bài1a: Cho HS nêu yêu cầu 
-Cho HS làm bảng con (viết các phân số tương ứng từng hình rồi đọc miệng )
-Nhận xét bài.
Bài 1b: Gọi HS nêu yêu cầu
-Cho HS làm miệng.
-Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Gọi 1 em nêu yêu cầu.
-Cho HS làm miệng (gọi 5-6 em nối tiếp nhau làm miệng )
-Nhận xét bài.
Bài 3: GoÏi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở .
-Gọi HS nhận xét bài, yêu cầu nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số đó.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi lần lượt từng cặp : một em đọc và một em nêu tử số, mẫu số từng phân số.
3.Củng cố, dặn dò:
-Phân số có cấu tạo như thế nào ?
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về viết và đọc lại tất cả các phân số cho thành thạo.
Cả lớp làm bảng con
-Nhận xét bài.
-1 em nêu.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
-Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau.
- Có 5 phần đã tô màu.
-Đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
-Nghe.
-5-6 em đọc lại.
-Nối tiếp nhau nhắc lại.
- Quan sát hình và nêu các phân số tương ứng.
-Một số học sinh đọc lại
- 5-6 em đọc.
-Cả lớp viết bảng con
-1-2 em đọc lại.
* HS khá giỏi: Bài 3,4
Bài 1a. 1 em nêu yêu cầu
-Làm bảng con
-Nhận xét bài, 1-2 em đọc lại các phânsố vừa viết.
Bài 1b. 1 em nêu yêu cầu
Trả lời miệng (mỗi em nêu một phân số )
-Chẳng hạn , ở hình 1: phân số có mẫu số là 5 cho biết hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau; tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau đó.
-Tương tự các hình còn lại.
Bài 2. 1 em nêu yêu cầu.
-Làm miệng (5-6 em)
PS có tử số là 6, mẫu số là 10
PS có tử số là 5, mẫu số là 12
Tử số là 3, mẫu số là 8, phân số là
 PS có tử số là 18, mẫu số là 25
Tử số là 12, mẫu số là 55, phân số là 
 Bài 3. 1 em nêu yêu cầu. 
-Làm vào vở, 1 em lên bảng.
-Nhận xét bài, lần lượt nêu. 
Bài 4. 1 em nêu yêu cầu.
-Từng cặp làm miệng theo yêu cầu.
-Lớp nhận xét.
-1 em phát biểu, lớp nhận xét.
 MÔN: CHÍNH TẢ 
Tiết 20 	BÀI : (nghe- viết) CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP 
 I.Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi: Cha đẻ của chiếc lốp xê đạp.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a/b hoặc 3a/b hoặc bài tập do GV soạn.Phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: ch/tr, uôt/uôc.
- Có ý thức trình bày bài sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: - Một số phiếu ghi bài tập 2a, 3a.
III.Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: -Đọc cho HS viết bảng con : sản sinh, sắp xếp, sung suớng, sản xuất.
-Nhận xét .
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn nghe -viết
-Gọi 1 em đọc toàn bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
-Cho HS đọc thầm lại đoạn văn (nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai )
-Nội dung của đoạn văn nói gì ?
-Cho HS viết bảng con: Thế kỉ XIX, nẹp sắt, rất xóc, Đân-lớp, nước Anh, suýt ngã.
- Gọi HS nhận xét, sửa lỗi.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Nhận xét, sửa bài.
Bài 3a. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS đọc thầm một lượt rồi làm bảng con (ghi các từ cần điền theo thứ tự )
-Nhận xét.
-Gọi 1 em đọc lại mẩu chuyện đã hoàn chỉnh và nêu nội dung ?
3.Củng cố, dặn do
-Nhận xét bài viết chính tả của HS
-Nhận xét tiết học.
-Em nào sai nhiều lỗi về viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con.
-Nhận xét , sửa lỗi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi sách giáo khoa.
-Cả lớp đọc thầm .
-Giới thiệu sự ra đời của chiếc lốp xe đạp.
-Lớp viết bảng con, 1 em lên bảng.
-Nhận xét, sửa lỗi.
-Nghe-viết bài vào vở.
-Đổi vở soát lỗi
-Số HS còn lại mở sách soát và sửa lỗi bài viết của mình.
Bài 2a. 1HS đọc đề bài.
-1HS lên bảng làm, lớp đọc thầm và làm bài vào vở. 
 Chuyền trong vòm lá
 Chim có gì vui
 Mà nghe ríu rít
 Như trẻ reo cười.
Bài 3b. 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Đọc thầm và làm bảng con.
-Nhận xét bài.
Thứ tự các từ cần điền :đãng trí , chẳng thấy, xuất trình.
-Đọc lại mẩu chuyện và phát biểu: Nhà bác học đãng trí đến mức đã không thấy vé lại còn không nhớ là mình sẽ xuống đâu.
-Nghe
bía
 Ngày soạn: Ngày 9 tháng 1 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 39 BÀI : LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I.Mục tiêu. Giúp HS:
Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn( BT1), xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được ( BT2).
Viết được đoạn văn có dúng kiểu câu kể Ai làm gì?( BT3).
Có ý thức sử dụng câu trong nói và viết.
II.Chuẩn bị : - Bút dạ và bảng nhóm.
 - Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp.
III.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở bài tập 3 tiết trước ?
-Nhận xét.
2.Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1.Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS đọc thầøm lại đoạn văn và trả lời
-Nhận xét bài. 
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS đọc thầm xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu .
-Treo bảng phụ ghi sẵn các câu, gọi 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. Gọi HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-Treo tranh cảnh học sinh đang trực nhật lớp cho HS quan sát.
-Nhắc HS trong đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì.
 ...  thường được tổ chức để cầu mùa và cầu được may mắn.
+ Trong lễ hội thường có hoạt động rước lễ, tế lễ, các hoạt động vui chơi giải trí.
+Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần cá Ôâng của làng chài ven biển
+ HS kể.
1 em đọc. Lớp theo dõi.
Ngày soạn 11 tháng 1 năm 2010
Ngày dạy thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
 ÂM NHẠC (tiết 20 )
Ôn tập bài hát: Chúc mừng
Tập đọc nhạc: TĐN số 5
I. Mục tiêu.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa..
Yêu ca hát, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
Tập một số động tác phu hoạ.
Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên 
Học sinh
1.Bài cũ: Yêu cầu HS cả lớp hát lại bài hát.
-Nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Ôn bài hát.
-Hát mẫu.
-Cho cả lớp hát
-Cho HS hát theo nhóm, dãy bàn.
Hoạt động 2. Hát kết hợp vận động.
-Cho HS hát và tập vài động tác đơn giản. 
-Yêu cầu HS hát và biểu diễn bài hát.
Hoạt động 3. Tập đọc nhạc TĐN số 5.
-Gọi HS đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN số 5.
-Cho HS luyện đọc cao độ.
-Vỗ tay theo tiết tấu.
-Đọc mẫu.
-Cho HS luyện đọc bài TĐN
-Gọi HS luyện đọc theo nhóm. Cá nhân.
-Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố, dặn dò:
-Cho cả lớp hát lại bài Chúc mừng.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà luyện tập cho hay.
-Cả lớp hát 1 lần.
HS đánh giá.
HS gõ theo tiết tấu lời ca.
-Tập gõ cả lớp.
-Gõ kết hợp lời ca.
-Đổi từng dãy hát và gõ theo tiết tấu.
-Quan sát mẫu và làm theo động tác mẫu của GV.
-HS hát kết hợp biểu diễn nhóm. Song ca, cá nhân
-HS đọc tên nốt.
(Biết đọc bài tập đọc nhạc)
 -Đọc cao độ các nốt
-Đọc và vỗ tay tiết tấu.
-Nghe.
-Luyện tập bài đọc nhạc.
-Đọc cá nhóm, cá nhân.
-Cả lớp hát 1 lần.
 KĨ THUẬT (tiết 20 )
	 Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
I .Mục tiêu:
HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng và chăm sóc rau, hoa.
Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản .
Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II.Chuẩn bị :
Mẫu: hạt giống, một số loại phân hóa học, phân vi sinh, cuốc, cào, bình tưới có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III.Các họat động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 .Bài cũ: 
- Nêu lợi ích của việc trồng hoa, rau ?
- nêu các điều kiện phát triển cây rau, hoa ?
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Họat động 1: Hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
- Gọi HS đọc SGK và thảo luận nhóm:
+ Nêu tên các vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi gieo trồng rau hoa?
+ Tác dụng của những vật liệu đó là gì?
GV nhận xét, chốt lại ý chính .
Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
+ Kể tên và tác dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa ?
+Khi sử dụng ta cần chú ý gì để đảm bảo an toàn ?
+ Khi sử dụng xong ta cần làm gì ?
3.Củng cố- Dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học
- Bài chuẩn bị: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
-2 em lên bảng
-Lớp nhận xét.
HS đọc SGK và thảo luận nhóm:
+ Hạt giống, phân bón, đất trồng
- Hạt giống: Không có hạt giống thì không thể tiến hành trồng trọt được vì hạt giống sẽ mọc thaành cây.
- Cây cần dinh dưỡng để lớn lên, ra hoa, kết trái. Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Sử dụng loại phân bón phải tùy thuộc vào loại rau, hoa
- Đất trồng là nơi để trồng được rau, hoa. Nếu không có đất thì không thể gieo trồng.
-Trả lời câu hỏi :
+ Cuốc để cuốc, xới đất cho tơi xốp.
+ Dầm xới để xới đất gần gốc cây.
+ Bình tưới: để tưới nước cho cây.
+ Cần biết cách sử dụng, cẩn thận trong khi lao động.
+ Khi sử dụng xong phải rửa sạch dụng cụ và để vào nơi quy định .
HS nhắc lại bài học
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (tiết 38 )
Tìm hiểu về ngày Tết. Văn nghệ ca ngợi quê hương, Đảng và Bác Hồ.
I. Mục tiêu.Học sinh hiểu :
- Tết cổ truyền Việt Nam hàng năm mọi người đón năm mới.
-Những ngày Tết mọi người có dịp thăm hỏi, chúc mừng nhau những điều tốt đẹp.
-Mọi nơi đều tổ chức các lễ hội, các trò chơi dân gian của địa phương mình.
II. Chuẩn bị:
-Một số tranh, ảnh về những ngày Tết.
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiểu về Tết cổ truyền Việt Nam:
-Tết cổ truyền của ta là vào thời gian nào ?
-Trong ngày tết, mọi người như thế nào? Thường có những hoạt động gì ?
-Địa phương em có những hoạt động vui chơi nào?
-Kể tên một số lễ hội trong ngày Tết mà em biết ?
-Ngày Tết các em làm gì ?
-Ta cần làm gì để đảm bảo sức khoẻ và an toàn trong những ngày Tết ?
2.Tổ chức chơi các trò chơi:
-Cho các nhóm tự nghĩ ra một hoạt cảnh về ngày tết và trình diễn.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm hoạt động tốt.
3.Sơ kết tuần 23:
- Cho lớp trưởng nhận xét, đề nghị tuyên dương, phê bình.
-Nhận xét, đánh giá cụ thể.
-Dặn HS nghỉ Tết đúng quy định, đảm bảo an toàn.
-Cả lớp trao đổi và phát biểu:
+ Tết diễn ra khi bắt đầu năm mới Âm lịch.
+ Mọi người thường về xum họp gia đình. Aên mặc đẹp, vui vẻ. Mọi người đi chơi tết, chúc mừng thăm hỏi gia đình, bạn bè.
+ Thường tổ chức các lễ hội, các trò chơi dân gian như: Đu bay, đấu vật, chọi gà, đấu cờ người, hát giao duyên,
- Cần ăn uống điều độ, đảm bảo vệ sinh. Không chơi những trò chơi nguy hiểm
- Các nhóm trao đổi và trình bày.
- Lớp trưởng cho các nhóm phát biểu và nhận xét chung.
-Nghe quy định nghỉ tết.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (tiết 38 )
Tìm hiểu về cảnh đẹp của đất nước. 
 Con người Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Biết một số cảnh đẹp của đất nước thông qua các bức tranh và những câu thơ bài thơ, văn nói về cảnh đẹp của đất nước.
- Nhận biết ưu khuyết điểm trong tuần để khắc phục.
- Giáo dục tình cảm yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị: Một số tranh ảnh, tư liệu về cảnh đẹp của đất nước, câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, tập đọc viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
-Cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
-Mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu về tranh ảnh của nhóm mình.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm thực hiện tốt.
- Cho HS thi đọc thơ, ca dao tực ngữ, hát các bài ca ngợi quê huơng đất nước.
- Treo các bức tranh, ảnh vẽ về cảnh đẹp của đất nước và giới thiệu thêm cho HS thấy.
-Qua các bức tranh ảnh, ti vi, sách báo em có cảm nhận gì về quê hương đất nuớc chúng ta?
Hoạt động 2. sơ kết tuần 19.
Cho các tổ tự nhận xét, đánh giá.
Nhận xét chung:
+Đa số đi học đúng giờ 
+ Một số em có cố gắng trong học tập 
+Bên cạnh còn một số em chưa cố gắng, kết quả học tập còn thấp .
- Nhiệm vụ tuần 20:
Học chương trình tuần 2 của HKII
-Các nhóm dán tranh ảnh và trình bày.
-Cử đại diện giới thiệu về tranh ảnh của nhóm.
-Thảo luận nhóm và trình bày một số câu thơ, ca dao, bài hát ca ngợi về quê hương đất nước.
-Suy nghĩ và phát biểu cảm nhận cá nhân.
-Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt, đề nghị tuyên dương, phê bình.
-Nghe nhận xét, nhắc nhở.
TUẦN 20 Ngày soạn 9 tháng 1 năm2010 
 Ngày dạy thứ hai ngày 11 tháng1năm 2010 
ĐẠO ĐỨC (tiết 20)
 Kính trọng ,biết ơn người lao động ( tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.( Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động)
- Có thái độ kính trọng, biết ơn người lao động.
II.Chuẩn bị: Các nhóm chuẩn bị theo bài tập 4-5-6 SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Vì sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động ?
 -Gọi 1 em nêu lại ghi nhớ
 -Nhận xét .
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Bài tập 4.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm 4
-Mời các nhóm lên trình bày.
- Trao đổi về cách thể hiện tình huống của mỗi nhóm:
+ Cách ứng xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
Hoạt động 2.Bài tập 5 và 6.
-Cho HS làm việc theo cặp : Trình bày các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh,  nói về người lao động chân chính, kể về một người lao động mà em kính phục nhất.
-Mời HS trình bày trước lớp
-Trao đổi và nhận xét.
-Khen ngợi những em chuẩn bị tốt.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Thực hiện kính trong, biết ơn những người lao động.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS nêu
- Một HS nêu lại ghi nhớ 
Bài 4. 
- 1 em nêu yêu cầu.
- Thảo luận theo N4 sắm vai các tình huống:Nhóm 1,3 tình huống a; nhóm 2,4 tình huống b.
- Các nhóm thể hiện trước lớp.
- Lớp nhận xét.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Trình bày các câu chuyện, câu ca dao, tranh, ảnh về một tấm gương người lao động theo cặp.
- Một số cặp giới thiệu trước lớp.
- Lớp nhận xét và phỏng vấn các bạn
- Đọc lại ghi nhớ SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc