A/ KTBC: Kính trọng, biết ơn người lao động
- Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn những người lao động?
- Nhận xét, đánh giá
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Khi quan hệ với cộng đồng và xã hội, chúng ta cần phải cư xử lịch sự với những người xung quanh. Hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu thế nào là lịch sự qua bài "Lịch sự với mọi người"
2) Bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích truyện "Chuyện ở tiệm may"
KNS*: Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Chúng ta sẽ xem hai bạn trong câu chuyện có những lời nói, cử chỉ, hành động nào thể hiện sự tôn trọng lịch sự với mọi người
- GV kể chuyện SGK/31
- Gọi hs đọc truyện
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Treo tranh: Y/c hs xem tranh và cho biết nội dung tranh?
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang?
+ Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Hà?
+ Nhóm 5,6 : Nếu là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
+ Nhóm 7,8 : Nếu là cô thợ may, em sẽ cảm thấy thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy? Vì sao?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 21 NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 19/01/2015 Đạo đức Tốn Tập đọc Anh văn SHĐT 21 101 41 41 21 Lịch sự với mọi người (Tiết 1) Rút gọn phân số Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Chào cờ Thứ 3 20/01/2015 Tốn Âm nhạc Chính tả Lịch sử Khoa học 102 21 21 21 41 Luyện tập Nhớ-viết: Chuyện cổ tích về loài người Nhà hậu Lê và việc quản lí đất nước Âm Thanh Thứ 4 21/01/2015 Tốn Mĩ thuật LT&câu Tập đọc Anh văn 103 21 42 42 42 Quy đồng mẫu số các phân số Câu kể Ai thế nào ? Bè xuơi sơng La Thứ 5 22/02/2015 Kể chuyện Tốn TLV LT&câu Khoa học 21 104 41 42 42 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo) Trả bài văn miêu tả đồ vật Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Sự lan truyền âm thanh Thứ 6 23/02/2015 Kĩ thuật Địa lí Tốn TLV SHL 21 21 105 42 21 Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa Người dân Đồng bằng Nam Bộ Luyện tập Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối Sinh hoạt cuối tuần TUẦN 21 Thứ hai, ngày 19 tháng 01 năm 2015 Đạo đức Tiết 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 1) I/ Mục tiêu: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người. KNS*: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. - Kĩ năng liểm soát cảm xúc khi cần thiết. II/ Đồ dùng dạy-học: - Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng. - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Kính trọng, biết ơn người lao động - Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn những người lao động? - Nhận xét, đánh giá B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Khi quan hệ với cộng đồng và xã hội, chúng ta cần phải cư xử lịch sự với những người xung quanh. Hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu thế nào là lịch sự qua bài "Lịch sự với mọi người" 2) Bài mới: Hoạt động 1: Phân tích truyện "Chuyện ở tiệm may" KNS*: Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. - Chúng ta sẽ xem hai bạn trong câu chuyện có những lời nói, cử chỉ, hành động nào thể hiện sự tôn trọng lịch sự với mọi người - GV kể chuyện SGK/31 - Gọi hs đọc truyện - Trong truyện có những nhân vật nào? - Treo tranh: Y/c hs xem tranh và cho biết nội dung tranh? - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang? + Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Hà? + Nhóm 5,6 : Nếu là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao? + Nhóm 7,8 : Nếu là cô thợ may, em sẽ cảm thấy thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy? Vì sao? Kết luận: Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự, biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT1 SGK) KNS*: Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. - Gọi hs đọc y/c - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời y/c của bài tập - Gọi hs trình bày, các nhóm khác nhận xét 2. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. 3. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. 4. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ em bé dậy. 5. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. Kết luận: Chúng ta phải biết cư xử lịch sự với mọi người dù người đó nhỏ tuổi hơn hay là người nghèo khổ. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK) KNS*: Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. - Sau mỗi tình huống thầy nêu ra, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ vàng. 1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi? 2. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã? 3. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn? 4. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già, trẻ, nam nữ, giàu nghèo? 5. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/32 - Chuẩn bị đồ chơi như: xe, búp bê, một quả bóng...để tiết sau đóng vai. - Nhận xét tiết học - 1 hs trả lời + Chào hỏi lễ phép với những người lao động. + Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động. + Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - 1 hs đọc truyện - Hà, Trang và cô thợ may - Quan sát và trả lời: Bạn Hà đến xin lỗi cô thợ may. - Chia nhóm thảo luận. Đại diện trả lời + Em tán thành cách cư xử của bạn Trang vì bạn cư xử lễ phép với người lớn qua lời nói, cử chỉ, hành động. + Bạn Hà cư xử như vậy cũng đúng vì cô thợ may đã không giữ đúng lời hứa . Hà cư xử như vậy là không đúng nhưng bạn đã nhận ra lỗi của mình và xin lỗi cô thợ may. + Khuyên bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và thông cảm với cô thợ may. + Em cảm thấy không vui nhưng em cũng xin lỗi và hứa cố gắng lần sau giữ đúng lời hứa. . Em cảm thấy không vui vì Hà là người nhỏ tuổi hơn lại có thái độ không lịch sự với người lớn tuổi hơn. - HS lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Thảo luận nhóm đôi - Trình bày, nhận xét (HS HT) 2) Đúng, vì người mang bầu không thể đứng lâu được. 3) Sai, không tôn trọng và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh đang xem phim. 4) Đúng, vì như vậy Lâm đã có cử chỉ lịch sự với người nhỏ tuổi hơn. 5) Sai, vì trò đùa như vậy không lịch sự, không tôn trọng người khác, làm bạn Nga khó chịu. - HS lắng nghe - Lắng nghe, thực hiện 1) Không tán thành (chẳng những lịch sự với người lớn tuổi mà còn phải lịch sự với mọi lứa tuổi) 2) Không tán thành (vì ở nơi nào cũng cần phải có lịch sự) 3) Tán thành (Vì như vậy mọi gười sẽ có mối quan hệ khăng khít nhau hơn) 4) Tán thành (Vì lịch sự không phân biệt tuổi hay tầng lớp xã hội nào cả) 5) Không tán thành (vì cần phải lịch sự với mọi người dù lạ hay quen) - HS lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp ______________________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 101: RÚT GỌN PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản). Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Bài 3* dành cho HS khá, giỏi. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Phân số bằng nhau - Y/c hs nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số và làm câu b bài 1 - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết tính chất cơ bản của phân số, dựa vào tính chất đó ta có thể rút gọn được các phân số. Tiết toán hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em biết cách thực hiện rút gọn phân số. 2) Tổ chức cho hs hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số - Nêu vấn đề: Cho phân số 10/15. Tìm phân số bằng phân số 10/15 nhưng có tử số và mẫu số bé hơn. - Các em hãy tự tìm phân số theo y/c và giải thích em dựa vào đâu để tìm được phân số đó. - Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau? - Tử số và mẫu số của phân số 2/3 đều nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số 10/15, phân số 2/3 = 10/15. Khi đó ta nói phân số 10/15 đã được rút gọn thành phân số 2/3, hay phân số 2/3 là phân số rút gọn của 10/15. Kết luận: Ta có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. * Cách rút gọn phân số, phân số tổi giản - Ghi bảng và nói: Các em hãy tìm phân số bằng phân số 6/8 - Rút gọn phân số 6/8 ta được phân số nào? - Em làm thế nào để rút gọn phân số 6/8 thành phân số 3/4? - Các em hãy xem phân số 3/4 còn có thể rút gọn được nữa không? Vì sao? Kết luận: Phân số 3/4 không thể rút gọn được nữa. Ta gọi phân số 3/4 là phân số tối giản và phân số 6/8 đã được rút gọn thành phân số tối giản 3/4 * Hãy rút gọn phân số 18/54 - Trước tiên em hãy tìm một STN mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó? - Sau đó em thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số 18/54 cho STN em vừa tìm được. - Cuối cùng em kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì em dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì các em rút gọn tiếp. - Vì sao ta gọi 1/3 là phân số tối giản? (HSCHT) - Em làm thế nào để rút gọn phân số 18/54 thành 1/3? (HS HT) - Vậy khi rút gọn phân số ta thực hiện những bước nào? (HS HT/T) Kết luận: Phần bài học 3) Thực hành: Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B tự rút gọn 3 phân số của câu a. (HSCHT) Bài 2: Các em hãy kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi *Bài 3: Y/c cả lớp tự điền vào SGK (HS HT/T) Gọi 2 hs lên bảng thi đua - Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs làm đúng, nhanh. C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn rút gọn phân số ta làm sao? - Về nhà làm 3 bài còn lại của câu a,b bài 1 - Bài sau: Luyện tập - 2 hs thực hiện theo y/c - Lắng nghe - Lắng nghe, theo dõi - Tự tìm cách giải quyết vấn đề ... m Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. + Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. BĐKH: Khí hậu 2 mùa (lũ lụt mùa mưa và thiếu nước ngọt mùa khơ) cĩ nhiều ảnh hưởng đến thiên và đời sống của con người ở ĐBNB. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBNB III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Đồng bằng Nam Bộ 1) Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? 2) Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết những đặc điểm tự nhiên của ĐBNB, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân qua bài "Người dân ở ĐBNB" 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Nhà ở của người dân - Các em hãy đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân cho biết: 1) Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào? (HS CHT) 2) Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? (HS CHT) 3) Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? (HS HT) - Giảng: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu. Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt. - Cho hs xem tranh các ngôi nhà kiểu mới: Ngày nay diện mạo làng quê đã có nhiều thay đổi, đường bộ được xây dựng; các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều; nhà ở có điện, nước sạch, ti vi,... * Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội - Các em hãy thảo luận nhóm 4, dựa vào SGK, tranh, ảnh trong SGK để thảo luận các câu hỏi sau: 1) Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước đây có gì đặc biệt? 2) Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? 3) Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? 4) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB? - Cho hs xem tranh một số lễ hội ở ĐBNB Kết luận: Bài học trong SGK BĐKH: Luơn thực hiện một lối sống thân thiện với mơi trường và là tấm gương để lơi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả vừa tốt cho sức khỏe, vừa giĩ phần giảm phát thải khí nhà kính. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc bài học - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB - Nhận xét tiết học - 2 hs trả lời 1) ĐBNB nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. 2) Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. - Lắng nghe - Đọc SGK, trả lời 1) Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa 2) Xây dựng nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Vì ở ĐBNB có hệ thống kênh rạch chằng chịt. 3) Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe - Lắng nghe - Quan sát tranh và lắng nghe - Đọc SGK, thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm 1 câu) (HS HT/T) 1) Trang phục phổ biến của người dân là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. 2) Nhằm mục đích cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống. 3) Đua bò, đua ghe ngo, tắm Bà 4) Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà (Tây Ninh), lễ cúng trăng của đồng bào khơ me, lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển,... - Quan sát tranh - HS lắng nghe - Một vài hs đọc _______________________________________ Môn: TOÁN Tiết 105: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4 và bài 3* dành cho HS khá giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Qui đồng mẫu số các phân số (tt) - Gọi hs lên bảng thực hiện các bài tập về nhà (bài 2) - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về qui đồng mẫu số các phân số 2) Luyện tập Bài 1: Y/c hs thực hiện B Bài 2: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp *Bài 3: Thực hiện mẫu, vừa thực hiện vừa nêu cách làm. (các em nhớ MSC là số chia hết cho cả 2, 3, 5. Dựa vào cách tìm MSC khi qui đồng 2 phân số để tìm MSC của 3 phân số trên. - Muốn qui đồng mẫu số 3 phân số ta làm sao? (HS HT) - Y/c hs tự làm câu a, b (HS HT/T) Bài 4: Gọi 3 hs lên bảng thi đua - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh. C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn qui đồng mẫu số 3 phân số ta làm sao? - Về nhà xem lại bài, làm bài 5 - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học - 3 hs lên bảng thực hiện a) 128/240 và 165/240 b) 16/100 và 72/100 c) 17/60 và 56/60 - Lắng nghe - HS lần lượt thực hiện vào B a) 5/30 và 24/39 ; 11/49 và 8/7 ; 108/45 và 25/45 - HS lần lượt lên bảng thực hiện a) 3/5 và 2 viết được là: 3/5 và 2/1 3/5 và 2/1 qui đồng mẫu số thành: 2 x 5 ; giữ nguyên 3/5 1 x 5 - Hs theo dõi - Ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của hai phân số kia. a) 20/60; 15/60 và 48/60 b) 12/24; 16/24 và 18/24 - 3 hs lên bảng thực hiện 7/12 = 35/60; 23/30 = 46/60 - 1 hs trả lời ______________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết 42: CẤU TẠO BÀI VĂM MIÊU TẢ CÂY CỐI I/ Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối ND Ghi nhớ. - Nhận biết được sự trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối ( BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2). II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh một số cây ăn quả để hs làm BT 2 - Giấy khi lời giải BT1,2 (phần nhận xét) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Giới thiệu bài: Bài học hôm nay, sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cây cối. Từ đó, các em biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc. B/ Tìm hiểu bài: - Gọi hs đọc nội dung BT 1 (phần nhận xét) - Các em hãy đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn. - Gọi hs phát biểu ý kiến - Dán tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng. Đoạn 1: 3 dòng đầu Đoạn 2: 4 dòng tiếp Đoạn 3: Còn lại Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy đọc thầm lại bài Cây mai tứ quí để xác định đoạn và nội dung từng đoạn. - Gọi hs phát biểu ý kiến - Dán tờ phiếu đã ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng. Đoạn 1: 3 dòng đầu Đoạn 2: 4 dòng tiếp Đoạn 3: Còn lại - Trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quí có điểm gì khác bài Bãi ngô. - Dán bảng 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn và nội dung của 2 bài Bài tập 3: Từ cấu tạo của 2 bài văn trên, các em hãy thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ để rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài miêu tả cây cối - Kết luận: Ghi nhớ SGK C/ Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc nội dung - Gọi hs phát biểu ý kiến Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Treo bảng một số tranh, ảnh một số cây ăn quả. Các em hãy chọn 1 cây ăn quả quen thuộc, lập dàn ý miêu tả cây đó theo 1 trong 2 cách đã nêu. (phát phiếu cho 2 hs) - Gọi hs nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình. - Kiểm tra dàn ý của hs làm trên phiếu, dán lên bảng 1 dàn ý mẫu C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý tả một cây ăn quả, viết lại vào vở. - Quan sát 1 cây mà em thích để chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập quan sát cây cối - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK - Đọc thầm, xác định - HS lần lượt phát biểu ý kiến Nội dung: Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. + Tả hoa và búp ngô giai đoạn đơm hoa, kết trái. + Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. - 1 hs đọc y/c - Đọc thầm, tự làm bài - Lần lượt phát biểu ý kiến Nội dung: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh) + Đi sâu tả cánh hoa, trái cây + Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. - HS so sánh: Bài Cây mai tứ quí tả từng bộ phận của cây. Bài bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. - Thảo luận nhóm đôi, trả lời + Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần + Phần MB: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. + Phần thân bài có thể tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. + Phần kết bài có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. - Vài hs đọc - Cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, xác định trình tự miêu tả trong bài - Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. - 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK - Quan sát tranh, chọn 1 cây để lập dàn ý - Nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình - 1 hs đọc - Lắng nghe, thực hiện ________________________________________ Tiết 21: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: