Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Văn Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Văn Sơn

3. ÂM NHẠC

Tiết 22: Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ .

 Tập đọc nhạc : TĐN số 6

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Hs hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ.

- Hs đọc thang âm Đô-Rê-Mi-Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .

- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách .

- Bảng phụ có bài TĐN số 6 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Ngày soạn : 20 / 01 / 2010
 Ngày giảng : Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2010
1.Đạo đức
Tiết 22: Lịch sự với mọi người (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu.
- HS biết lịch sự với mọi người. Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Thể hiện đóng vai qua nd bài. Thường xuyên cư xử lịch sự với người xq.
II. Đồ dùng dạy học
- Đồ dùng phục vụ cho việc đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi.
? Bạn Trang là người ntn?
? Bạn Hà cần rút kinh nghiệm điều gì?
? Biết cư xử lịch sự với mọi người sẽ được mọi người đối xử ntn?
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến- Bài tập 2 - sgk.
+ Phổ biến cho hs cách bày tỏ thái độ thông qua các tiếng bìa màu.
- Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
- Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
- Màu trắng biểu lộ thái độ phân vân.
- Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 -sgk t33.
- Gọi 1 hs đọc yc bài tập.
? Em đồng ý với ý kiến nào? Trong những ý kiến đã được nêu ra?
- KL:
+ Các kiến thức â, (d) là đúng.
+ Các ý kiến (a), (b),(đ) là sai.
* Hoạt động 2: Đóng vai bài tập 4 SGK.
- Chia nhóm- giao nhiệm vụ cho các nhóm và thảo luận.
- Chuẩn bị đóng vai tình huống a- BT4.
- Nhận xét đánh giá- các cách giải quyết.
- Nhận xét- KL.
- Đọc câu ca dao cuối bài.
? Câu ca dao khuyên ta điều gì?
3. Củng cố- Dặn dò. 3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về học bài và chuẩn bị bài sau: 
Giữ gìn các công trình công cộng. 
- HS theo dõi.
- Biểu lộ thái độ theo cách quy ước.
- Giải thích lí do.
- Chuyển thể để đóng vai xử lý tình huống khi Tiến đã lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
- Có thể mỗi nhóm có 1 cách giải quyết khác nhau.
- Đọc câu ca dao cuối bài.
- Khuyên chúng ta nên nói năng nhẹ nhàng làm cho người khác vui lòng.
- Nắm ND học ở nhà.
____________________________________________________
2.Toán
Tiết 106:	Luyện tập chung.
I. Mục đích yêu cầu.
- Giúp hs củng cố khái niệm ban đầu về phân số.
- Rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là 2 phân số).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- VBT.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- YC hs làm bài 4SGK tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1
- Gọi 1 hs nêu yc bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- Nhận xét- Chữa bài.
Bài tập 2
- Gọi 1 hs nêu yc bài tập.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số hai phân số.
- Yêu cầu HS làm bài phần a, d vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 4
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát các hình và chọn đáp án đúng.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt bài.
3.Củng cố- Dặn dò.3p
- Gọi 2 HS nêu lại cách rút gọn và quy đồng mẫu số hai phân số.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau: 
So sánh hai phân số cùng mẫu.
- Nêu yc bài tập.
- Hs làm bài vào VBT.
2 hs lên bảng làm bài.
- Đọc yc bài tập.
- HS nêu cách làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài:
6 / 27 = 2 / 9; 14 / 63 = 2 / 9
- 2 HS nêu.
- HS làm bài phần a, d.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- HS phát biểu ý kiến
Nhóm b có 2 / 3 số ngôi sao đã tô màu
- 2 HS nêu.
- Nắm ND học ở nhà.
___________________________________________________
3. âm nhạc
Tiết 22: Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ .
 Tập đọc nhạc : TĐN số 6 
I. Mục đích yêu cầu :
- Hs hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
- Hs đọc thang âm Đô-Rê-Mi-Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn.
II. Đồ dùng dạy học .
- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách .
- Bảng phụ có bài TĐN số 6 .
III. Hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 hs lên bảng biểu diễn .
- Gv nhận xét.
3. Nội dung bài mới :
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ.
- Trước khi vào học hát chúng ta phải làm gì?
- Gv cho hs luyện thanh .
- Gv đàn cho hs hát bài hát .
- Gv cho nhóm, bàn hát .
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo phách .
- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo phách và ngược lại .
- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo phách .
- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ hoạ .
- Gv cho hs nghe trích đoạn một vài bài hát về mẹ . 
- Gv cho hs lên bảng biểu diễn .
- Gv nhận xét .
* Hoạt động 2 : TĐN số 6 .
-? Bài TĐN số 6 có những tên nốt nhạc nào?
- Gv cho hs luyện cao độ bài TĐN số 6 :
-? Bài TĐN số 6 có những hình nốt nào ?
- Gv cho hs luyện tập tiết tấu bài TĐN số 6.
- Gv cho hs đọc nhạc từng câu .
- Gv cho hs đọc nhạc toàn bài .
- Gv cho hs ghép lời .
- Gv cho hs đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo tiết tấu .
- Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) .
- Gv cho tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 ghép lời và ngược lại .
- Gv nhận xét.
- 3 hs biểu diễn .
- HS TL : Luyện thanh .
- Hs luyện thanh .
- Hs hát và gõ đệm theo phách .
- Hs hát và vận động .
- Hs nghe .
- Hs biểu diễn .
- HS TL: Đô-Rê-Mi-Son.
- Hs luyện tập cao độ .
- HS TL.
- Hs luyện tập tiết tấu .
- Hs đọc nhạc .
- Hs đọc nhạc .
- Hs ghép lời .
- Hs đọc nhạc, ghép lời .
- Tổ đọc nhạc, ghép lời .
IV. Củng cố :
-? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ?
- Gv củng cố lại nội dung bài học .
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát .
V. Dặn dò :
- Nhắc hs về học bài .
- Xem trước bài mới .
- Gv nhận xét giờ học .
___________________________________________________
4.Tập đọc
Tiết 43:	Sầu Riêng	
I. Mục đích yêu cầu.
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh về cây trái - hoa sầu riêng..
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 hs đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La.- trả lời câu hỏi sgk.
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: 
Treo tranh minh hoạ cho chủ điểm và giới thiệu chủ điểm.
Treo tranh minh hoạ bài và hỏi:
? Bức tranh vẽ gì ? Kể vài nét về loài cây này. 
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Luyện đọc:
- Chia bài thành 3 đoạn:
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp đoạn.
- HD hs quan sát tranh- sửa lỗi đọc sai cho hs.
- Gọi 1 hs đọc 1 phần giải nghĩa- cho hs đọc nt lần 2.
- Cho hs đọc theo cặp.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Gọi hs đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- GV giới thiệu: ở miền Nam nước ta có rất nhiều cây ăn quả.....
- Cho hs đọc thầm toàn bài.
? Nêu những nét đặc sắc của hoa, quả, cây sầu riêng?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng ?
GV : Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa, quả của nó để làm nổi bật hương vị.....
- Theo em " quyến rũ" có nghĩa là gì?
- Câu " Hương vị quyến rũ đến lạ kì" có thể tìm từ nào thay thế từ " quyến rũ"? từ nào dùng hay nhất vì sao ? 
- GV giảng : 
- YC hs đọc toàn bài:
? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng.
- Nêu nội dung chính của bài ? 
* Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs nt nhau đọc 3 đoạn.
- Hd hs tìm giọng đọc.
- Cho hs đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Nhận xét- Ghi điểm.
3. Củng cố- Dặn dò.3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Chợ tết.
- HS đánh dấu đoạn.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- L1 đọc nối tiếp và kết hợp luyện phát âm
- L2 đọc nối tiếp đoạn và tìm hiểu nghĩa các từ khó.
- Đọc chú giải và đoạn lần 2.
- Đọc theo cặp.
- Đọc bài.
- Nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến.
-Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
- HS đọc thầm tòan bài và trả lời các câu hỏi:
- Hoa trổ vào cuối năm thơm như hương cau dậu thành từng chùm màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vẩy cá hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa: Quả lủng lẳng dưới cành mùi thơm đậm
Dáng cây khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột.
- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam, hương vị quyến rũ đến kì lạ.
- Vậy mà khi chín hương tỏa ra ngào ngạt vị ngọt đến đam mê.
- Tác giả miêu tả hoa , quả sầu riêng rất đặc sắc vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng cây.
- Nghĩa là làm cho người khác phải mê mẩn về cái gì đó 
- Các từ : hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người " nhưng từ quyến rũ dùng hay nhất vì nó nói rõ được ý mời mọc gợi cảm......
- Tiếp nối nhau đọc các câu văn..
- 2 HS nêu.
- Đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Luyện đọc đ1:" Sầu riêng là loại trái quý của miền Namhương vị quyến rũ đến kì lạ "
- Nắm ND học ở nhà.
*****************************&**************************
 Ngày soạn : 20 / 01 / 2010
 Ngày giảng : Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2010
1.Chính tả
Tiết 23:	Sầu riêng
I. Mục đích yêu cầu.
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn của bài Sầu riêng.
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- VBT.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 hs lên bảng viết (từ bắt đầu bằng r/d/gi).
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hướng dẫn hs nghe viết.
- Đọc bài viết.
- Nhắc hs cách ngồi viết- Cách trình bày bài chính tả, những từ ngữ dễ viết sai.
- YC hs gấp sách, để nghe gv đọc viết bài.
- Đọc cho hs viết.
- Đọc lại bài cho hs soát lỗi.
- Chấm 5-7 bài.
- Nhận xét chung.
* HD hs làm bài tập:
Bài tập 2:
- Nêu yc của bài (đã chọn).
- Cho hs đọc thầm từng dòng thơ, làm bài vào vbt.
- Gọi 1 em lên bảng chữa bài.
- Gọi 2 hs đọc lại các dòng thơ đó.
? Em hiểu khổ thơ 2 nói gì?
Bài tập 2:
 - Gọi HS nêu yc bài.
- Tổ chức cho HS thi làm bài tiếp sức.
- Gắn kq lên bảng.
- Nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò.3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về ôn bài và chuẩn bị bài sau: 
Nhớ viết: Chợ tết.
- Theo dõi sgk.
- Đọc thầm lại.
- Trổ vào cuối năm- Tỏa khắp  ... 
II. Đồ dùng dạy học
- Cây rau con, hoa để trồng.
- Túi bầu có chứa đầy đất.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- Nêu các bước và yc của từng bước gieo hạt rau, hoa?
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: HD hs tìm hiểu:
- HD hs đọc nd bài trong sgk.
? So sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con.
- YC hs nêu cách thực hiện công việc chuẩn bị trước khi trồng cây rau hoa.
? Tại sao phải chọn cây con khỏe, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn.
? Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt.
? Cần chuẩn bị đất trồng cây con ntn?
- Nhận xét và giải thích.
- HD hs quan sát h-sgk để nêu các bước trồng cây con và TLCH.
- Nhận xét- giải thích một số yc khi trồng cây con.
- YC hs nhắc lại cách trồng cây con.
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- HD cách trồng cây con theo các bước Sgk.
- Cần làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yc kĩ thuật của từng bước một.
3. Củng cố- Dặn dò.3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Trồng cây rau hoa
* HD hs tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Nêu cách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau hoa.
- Tại vì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. Nếu trồng bằng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút đợc nớc và thức ăn.
- Cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi, đi lại chăm sóc dễ dàng.
- QS hình sgk để nêu các bước trồng cây con và tlch.
- Nhắc lại cách trồng cây con.
- Nghe- theo dõi.
- Nắm ND học ở nhà.
****************************&***************************
 Ngày soạn : 21 / 01 / 2010
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2010
1.Thể dục
Tiết 44: Nhảy dây- Trò Chơi : Đi qua cầu
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra nhảy dây cn kiểu chụm hai chân. YC thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Trò chơi "Đi qua cầu". YC biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học
- Dọn vs sân tập.
- Còi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 8p
- Nhận lớp, phổ biến nd yc giờ học.
- YC hs chạy nhẹ nhàng thành hàng dọc trên sân trường sau đó đi thành 1 vòng tròn hít thở sâu.
2. Phần cơ bản:22p
a.Bài tập RTTCB:
* Ôn tập nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Cho HS nhắc lại cách chao dây, so dây.
- Yêu cầu HS luyện tập theo tổ.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
b. Trò chơi vận động:
- Cho hs chơi trò chơi Đi qua cầu.
- Nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho cả lớp chơi thử- Chơi chính thức.
- Cho hs khởi động khớp rồi mới chơi.
3. Phần kết thúc:7p
- Cho hs đứng tại chỗ làm động tác thả lỏng
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về ôn bài và chuẩn bị bài sau:
Bật xa
- Tập hợp, điểm số, báo cáo.
- Khởi động theo hướng dẫn của GV.
- Chuẩn bị dây để nhảy.
- HS nhắc lại.
- Luyện tập theo tổ.
- Chơi trò chơi Đi qua cầu.
- Nghe.
- Chơi thử.
- Chơi thật.
- Chơi trò chơi.
- Thả lỏng toàn thân.
- Nắm nd học ở nhà.
_______________________________________________
2.Tập làm văn
Tiết 44: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục đích yêu cầu.
1. Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
2. Viết được 1 đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- VBT.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- YC hs đọc kq qs một cái cây em thích trong vườn trường hoặc nơi em ở.
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc nd bài tập.
- YC hs đọc thầm đoạn văn, trao đổi cặp để làm bài.
- Gọi hs nêu ý kiến.
- Nhận xét- Tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn.
- YC hs nhìn phiếu nói lại.
- Treo bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn
Bài tập 2:
- Gọi hs đọc nd bài tập.
- ? Em chọn cây nào? Em sẽ tả bộ phận nào của cây?
- Đến từng hs giúp đỡ.
- Đọc một số bài trước lớp.
- Chấm điểm 5-6 bài.
3. Củng cố- Dặn dò.3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về ôn bài và chuẩn bị bài sau:
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
- Nêu yc bài tập.
- Đọc thầm đoạn văn- trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
- Hs làm bài vào VBT.
- Phát biểu ý kiến.
- HS nêu lại.
a. Tả sinh động màu sắc thay đổi của lá bàng theo thời gian 4 mùa.
b. Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân. SD hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Nêu yc bài tập.
- Phát biểu ý kiến.
- Viết đoạn văn.
- Đọc đoạn văn của mình trước lớp.
- Nhận xét- học tập.
- Nắm ND học ở nhà.
_______________________________________________________
3.Toán
Tiết 110:	Luyện tập.
I. Mục đích yêu cầu.
Giúp hs:
- Củng cố về so sánh hai phân số.
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- VBT.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- YC hs so sánh các phân số: 1 / 4 và 4/ 5; 3/ 7 và 3 / 4
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: 
- Gọi hs nêu yc bài tập.
- Cho hs làm lần lượt từng phần rồi chữa bài.
- YC hs nhắc lại cách so sánh.
Bài 2: 
- Gọi hs nêu yc bài tập.
- HD hs tự so sánh hai phân số bằng 2 cách khác nhau.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 3: 
- Gọi hs nêu yc bài tập.
a. HD hs so sánh như vd sgk, rút ra nhận xét.
b. Cho hs áp dụng nhận xét ở phần a để làm phần b.
Bài 4: 
- Gọi hs nêu yc bài tập.
- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài.
- Chọn 12 là mẫu số chung.
3. Củng cố- Dặn dò.3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về ôn bài và chuẩn bị bài sau:
Luyện tập chung.
- Nêu yc bài tập.
- Hs làm bài vào VBT.
2 hs lên bảng làm bài.
- So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau.
a. Cách 1: QĐMS hai phân sốvà.
=.
. ; vậy >
Cách 2: 1; Nên >.
- HS làm bài.
- So sánh hai phân số có cùng tử số
- Thực hiện theo VD sgk.
- Đọc lại nhận xét.
- HS làm trong vở bài tập
- Nêu yc bài tập.
. QĐMS các phân số: .
Ta thấy 12 chia hết cho 3, 6,4 nên chọn 12 là MSC ta có:
;
;
Ta có ; Tức là:
 nên thứ tự từ bé đến lớn là: .
- Nắm ND học ở nhà.
______________________________________________________
4.Khoa học
Tiết 44: Âm thanh trong cuộc sống ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu.
Sau bài học hs có thể:
- Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống: (giao tiếp với nhau qua nói- nghe) dùng để làm tín hiệu (tiếng trống, tiếng còi xe).
- Nêu được lợi ích của việc ghi lại được âm thanh. Nhận biết được tiếng ồn, cách phòng chống tiếng ồn.
- Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn 
cho bản thân và ô nhiễm môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- VBT.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ.
? Âm thanh truyền qua được những vật gì?
- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.2 Nội dung bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động:
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nêu tên 1 nguồn âm thanh, nhóm kia tìm từ diễn tả âm thanh.
+ HD hs tìm hiểu nguồn âm thanh gây tiếng ồn.
* Hoạt động 1:
Mục tiêu: Nhận biết được 1 số loại tiếng ồn.
Cách tiến hành:
- Đặt vấn đề: Có những âm thanh chúng ta ưa thích, có những âm thanh chúng ta không ưa thích cần phải tìm cách phòng chống.
B1:
- YC hs quan sát h88(sgk).
? Tiếng ồn phát ra từ đâu?
? Em có thể biết thêm những tiếng ồn nào nữa?
- Gọi đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung
B2: Giúp hs phân biệt loại tiếng ồn ở trường - nơi sinh hoạt do con người gây ra.
* Hoạt động 2:
Mục tiêu: Nêu được 1 số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống tiếng ồn.
Cách tiến hành:
? Tiếng ồn có tác hại gì?
? Nêu biện pháp phòng chống tiếng ồn.
* Chúng ta thấy tiếng ồn gây nhiều tác hại cho con người như thế nào rồi.Từ những biện pháp để phòng chống tiếng ồn là trồng nhiều cây xanh không những làm giảm tiếng ồn mà còn bảo vệ cho bầu không khí nơi đây trong lành, môi trường xanh sạch đẹp.Vậy chúng ta cần biết cách 
để chống tiếng ồn cũng như chống ô nhiễm môi trường nhé.
KL: Đọc mục Bạn cần biết SGK.
* Hoạt động 3:
Mục tiêu: Có ý thức thực hiện được 1 số hđ đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
Cách tiến hành:
B1: Cho hs thảo luận nhóm về những việc các em nên, không nên làm để góp phần chống ô nhiễm.
B2: Các nhóm trình bày KQ.
3. Củng cố- Dặn dò.3p
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về ôn bài và chuẩn bị bài sau:
ánh sáng
* Chơi trò chơi: Tìm từ điễn tả âm thanh.
- HS tự nêu.
* Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn.
* Làm việc theo nhóm.
- Quan sát hình trang 88- SGK.
- Hs bổ sung.
- Các nhóm báo cáo thảo luận.
* Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- QS hình SGK.- trang 88.
- A/h đến sức khỏe của con người, gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh có hại cho tai.
- Biện pháp:
+ Sử dụng vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn, trồng nhiều cây xanh,..
- 3 - 4 HS đọc mục bạn cần biết.
* Nói về việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
- Nêu: Những việc không nên làm và những việc nên làm.
- Nắm ND học ở nhà.
__________________________________________________
Sinh hoạt tuần 22
Nội dung sinh hoạt
Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
2. Lớp trưởng lên nhận xét chung nề nếp của lớp
GV căn cứ vào nhận xét của các tổ, xếp thi đua giữa các tổ trong lớp
3. GV nhận xét chung:
- GV nhận xét, đánh giá nề nếp của từng tổ, của lớp, có khen – phê tổ, cá nhân.
a. Ưu điểm
+ Nề nếp.
+ Học tập.
+ Các hoạt động khác.
b. Nhược điểm
+ Nề nếp.
+ Học tập.
+ Các họat động khác.
4. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
5. Văn nghệ: GV tổ chức cho HS lên biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
Kí duyệt
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_dang_van_son.doc