Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Thúy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Thúy

* Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

 - Cho học sinh quan sát tranh và nêu ND tranh chủ điểm.

 - GV đưa ra tranh cây trái sầu riêng

 - GV ghi tên bài

* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài

b)Tìm hiểu bài

 - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

 - Câu tả tình cảm của tác giả với sầu riêng?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm

 - GV hướng dẫn chọn đoạn, giọng đọc

 - Thi đọc diễn cảm 1 đoạn

3. Củng cố, dặn dò

 - Qua bài em có nhận xét gì về sầu riêng?

doc 12 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
 Toán
Tiết 106: Luyện tập chung
I.Mục tiêu 
 -Rút gọn được phân số. Quy đồng được mẫu số hai phân số.Làm bài tập 1,2, 3SGK.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, bảng phụ chép bài tập 4
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
 Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số?
3.Bài mới:
Cho HS làm các bài trong SGK trang 118
- Rút gọn các phân số?
- Nêu cách rút gọn phân số?
Trong các phân số dưới đây phân số nào bằng (= =)
- Quy đồng mẫu số các phân số?
- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số?.
4 . Củng cố dặn dò : 
GV treo bảng phụ ghi nội dung như bài 4 và cho 2 đội tham gia trò chơi
HS nêu Cách quy đồng mẫu số hai phân số
Bài 1:
 Cả lớp làm vào vở -2em chữa bài 
 = =; = =
(các phép tính còn lại làm tương tự)
Bài 2: 
 Cả lớp làm vở - 1em lên chữa bài 
Bài 3: 
 2 em lên bảng chữa bài lớp nhận xét
a. và 
Ta có : == ; = = 
 (các phần còn lại làm tương tự)
Về nhà ôn lại bài
_______________________________
Tập đọc
Sầu riêng
I- Mục tiêu:
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạnvăn với giọng có nhấn giọng những từ ngữ gợi tả. 
-Hiểu ND: tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả, và nét độc đáo về dáng cây ( Trả lời được CH trong SGK).
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về cây, trái sầu riêng. Bảng phụ chép câu, đoạn cần HD luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
 - Cho học sinh quan sát tranh và nêu ND tranh chủ điểm.
 - GV đưa ra tranh cây trái sầu riêng
 - GV ghi tên bài
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
b)Tìm hiểu bài
 - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
 - Câu tả tình cảm của tác giả với sầu riêng?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn chọn đoạn, giọng đọc
 - Thi đọc diễn cảm 1 đoạn 
3. Củng cố, dặn dò
 - Qua bài em có nhận xét gì về sầu riêng? 
 - Hát
 - 2 em đọc thuộc lòng bài Bè xuôi sông La
trả lời câu hỏi ND bài.
- HS mở sách
 - Quan sát và nêu nội dung tranh chủ điểm cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền
 - Quan sát tranh cây trái sầu riêng
 - HS nối tiếp đọc bài theo 3 đoạn, đọc 3 lượt
 - Luyện phát âm, 1 em đọc chú giải, luyện đọc theo cặp. 1 em đọc cả bài
 - Nghe GV đọc
 - Miền Nam nước ta
KL:tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả, và nét độc đáo về dáng cây
 - HS đọc 1 số câu 
 - 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn
 - HS chọn đoạn đọc diễn cảm, luyện đọc 
 - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc
học sinh tiếp tục đọc bài, tìm hiểu thêm về cây trái Việt Nam.
 __________________________________________________________________
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Toán
Tiết 107: So sánh hai phân số có cùng mẫu số
I.Mục tiêu: 
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số. Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.Làm bài tập 1,2 SGK.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, bảng phụ chép quy tắc 
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
 - Nêu một vài phân số?
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1:So sánh hai phân số cùng mẫu số
- GV vẽ đoạn thẳng AB; chia đoạn AB thành5 phần bằng nhau(như SGK).
- Đoạn thẳng AD bằng bao nhiêu phần đoạn thẳng AB?
- Đoạn thẳng AC bằng bao nhiêu phần đoạn thẳng AB?
- So sánh độ dài hai đoạn thẳng AD và AC?
Vậy: 
- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
b.Hoạt động 2: Thực hành
So sánh hai phân số:
< mà= 1 nên< 1
 > mà= 1 nên> 1
Nêu nhận xét ?
4 . Củng cố dặn dò : 
GV treo bảng phụ ghi quy tắc 2 ,3 em nêu lại quy tắc
-3,4 em nêu
- AD =AB
- AC =AB
- Độ dài đoạn thẳng AD dài hơn độ dài đoạn thẳng AC
Bài 1:Cả lớp làm vào vở -2em chữa bài 
(các phép tính còn lại làm tương tự)
Bài 2: Cả lớp làm vở - 1em lên chữa bài 
> 1; > 1 ; < 1; < 1
-1em nêu nhận xét:
Về nhà ôn lại bài
________________________________________________
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I- Mục tiêu:
 - Hiểu được nắm được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào?
 -Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Viết được đoạn văn tả 1 loại trái cây có dùng 1 số câu kể Ai thế nào?
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp ghi các câu kể Ai thế nào? trong bài tập 1.Bảng phụ chép kết luận( 63 SGV).
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học
* Phần nhận xét
Bài tập 1
 - Gọi học sinh đọc đoạn văn
 - Yêu cầu học sinh đọc các câu tìm được
 - Bài tập 2
 - GV mở bảng lớp
 - Chốt lời giải đúng
Bài tập 3
 - GV nêu yêu cầu, gợi ý cho học sinh 
 - GV kết luận: Treo bảng phụ ghi sẵn
* Phần ghi nhớ
* Phần luyện tập
Bài tập 1
 - GV nêu yêu cầu của bài
 - Gọi học sinh xác định các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.
 Bài tập 2
 - GV nêu yêu cầu, gợi ý cho học sinh viết 
3. Củng cố, dặn dò
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 - Hát
 - 1 em đọc ghi nhớ bài trước
 - 1 em làm lại bài tập 2
 - Nghe, mở sách
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
 - HS đọc đoạn văn, trao đổi cặp tìm các câu kể Ai thế nào? lần lượt đọc các câu tìm được.
 - HS đọc yêu cầu , lớp đọc thầm xác định CN trong mỗi câu
 - 4 em có ý kiến đúng lên làm bài ( gạch dưới chủ ngữ mỗi câu)
- CN trong các câu cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở VN.
 - HS đọc kết luận 
 - 3 em đọc ghi nhớ, 1 em lấy ví dụ
- Lần lượt đọc 5 câu kể Ai thế nào trong đoạn văn
- 1 em đọc 5 câu 
 - 5 em lần lượt xác định CN trong mỗi câu.
 - HS đọc yêu cầu
 - HS viết đoạn văn, lần lượt đọc bài viết 
 - 2 em đọc ghi nhớ.
_______________________________________
Chính tả( Nghe- viết)
Sầu riêng
I- Mục tiêu:
-Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn của bài Sầu riêng. Làm đúng các bài tập chính tả bài 2a và 3a.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ ( Bài tập 2). Bảng phụ viết bài 3
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Hướng dẫn học sinh nghe viết 
 - Gọi học sinh đọc đoạn văn
 - Nêu nội dung chính đoạn văn?
 - Nêu cách trình bày bài?
 - Luyện viết chữ khó
 - GV đọc chính tả từng câu, cụm từ
 - GV đọc soát lỗi
 - GV chấm 10 bài, nhận xét
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2
 - GV nêu yêu cầu bài tập, chọn cho học sinh làm phần a.
 - Mở bảng lớp 
 - Gọi 1 em làm bảng lớp
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
.- GV giúp HS hiểu nội dung các khổ thơ.
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu bài
 - Treo bảng phụ, gọi học sinh thi tiếp sức
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
3. Củng cố, dặn dò
 - Gọi 1-2 em đọc đoạn thơ bài 2,nêu ý chính.
 - Hát
 - 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng phụ âm r/d/gi hoặc có thanh hỏi/ ngã ( do GV đọc)
 - Nghe, mở sách.
 - 1 em đọc đoạn bài viết chính tả, lớp đọc - thầm, 1 em nêu nội dung chinh của đoạn.
 - 1- 2 em nêu cách trình bày bài viết
 - HS viết vào nháp: trổ, toả, hao hao
 - Viết bài vào vở
 - Đổi vở, soát lỗi
 - Nghe nhận xét, chữa lỗi.
- HS mở sách
 - 1 em đọc các khổ thơ,cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, làm bài.
 - Đọc bảng lớp
 - 1 em làm trên bảng
 - Lớp nhận xét
 - HS đọc thầm yêu cầu 
 - 3 học sinh thi tiếp sức gạch đi chữ không thích hợp. 1 em đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 - Học sinh đọc bài và nêu .
____________________________________________
Đạo đức
Bài 10: Lịch sự với mọi người ( Tiếp theo ) 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người . Biết cư sử lịch sự với những người xung quanh
Có thái độ:Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh . Đồng tình với những người biết cư sử lịch sự và không đồng tình với những người cư sử bất lịch sự
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Mỗi HS có 3 tầm bìa xanh đỏ trắng; đồ dùng chơi đóng vai
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2 . Kiểm tra: Thế nào là lịch sự với mọi người
3 . Dạy bài mới:
+ HĐ1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2)
 - GV nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho HS để các em bày tỏ ý kiến bằng tấm bìa màu
 - GV kết luận
+ HĐ2: Đóng vai (bài tập 4)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Cho HS chuẩn bị đóng vai
 - Gọi các nhóm lên đóng vai
 - Nhận xét và đánh giá cách giải quyết
 - GV kết luận chung: 
 - Đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa của câu:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét và đánh giá giờ học
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chuẩn bị 3 tấm bìa xanh, đỏ, trắng và thực hiện theo yêu cầu bài tập
Các ý kiến đúng: C, D
Các ý kiến sai: A, B, Đ
 - Các nhóm nhận nhiệm vụ
 - HS thảo luận và chuẩn bị vai cho tình huống
 - Một nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác nhận xét đánh giá các cách giải quyết
 - HS lắng nghe
 - Vài em đọc lại ghi nhớ
- Thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày
_______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2011
 Toán
Tiết 108: Luyên tập
I.Mục tiêu: 
-Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số; so sánh được phân số với 1. Thực hành sắp xếp ba phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.Làm bài tập 1,2,3 SGK.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét. 
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
 - Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?
3.Bài mới:
- So sánh hai phân số?:
- So sánh phân số sau với 1?
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn?
- Muốn xếp theo thứ tự trước tiên ta cần phải làm gì?
4. Củng cố, dặn dò
Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?
-3,4 em nêu
Bài 1:Cả lớp làm vào vở -2em chữa bài 
 > ; <
(các phép tính còn lại làm tương tự)
Bài 2: Cả lớ ... ạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu
 - GV nhắc học sinh cách làm bài theo yêu cầu trong phiếu
 - Chia nhóm nhỏ, phát phiếu 
 - Giúp các nhóm làm việc
 - Nhận xét, chốt ý đúng
a) Trình tự quan sát
 b) Sử dụng các giác quan: mắt, mũi, lưỡi, tai.
c) Các hình ảnh: 
- Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư
d) Bài Bãi ngô, sầu riêng tả 1 loài cây.Bài Cây gạo tả 1 cái cây cụ thể.
Bài tập 2
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu 
 - Cho học sinh ra vườn trường quan sát
 - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài.
 - Hát 
 - 2 em đọc dàn ý tả 1 cây ăn quảtheo 1 trong 2 cách đã học( ND bài tập 2 tiết trước) 
- Nghe giới thiệu, mở sách
- 1 em đọc bài 1, lớp đọc thầm 
 - Nghe GV hướng dẫn thảo luận nhóm
 - Nhận phiếu 
 - Thực hiện thảo luận nhóm, đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
 - Làm bài đúng vào vở
 - HS đọc yêu cầu bài 2, lớp đọc thầm
 - Quan sát, ghi nội dung quan sát được vào vở nháp. 2 em trình bày trước lớp
 - Nghe nhận xét, thực hiện.
_________________________________________
Kể chuyện
Con vịt xấu xí
I- Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể chuyện của giáo viên, nhớ chuyện,sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, bước đầu kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện . Có thể phối hợp lời kể với điệu bộ,cử chỉ một cách tự nhiên.
- Hiểu lời khuyện của câu chuyện: Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
- Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ chuyện SGK. Tranh, ảnh thiên nga
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài SGV 65
*GV kể chuyện lần 1( SGV 66)
 - GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ
 - GV kể lần 3
*HD HS thực hiện các yêu cầu bài tập
a)Sắp xếp lại các tranh minh hoạ
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
 - GV treo 4 tranh minh hoạ như SGK
Yêu cầu HS nhận xét. Yêu cầu HS sắp xếp lại
 - Gọi HS sắp xếp trên bảng
 - GV nhận xét, chốt ý đúng: 2-1-3-4.
b)Kể từng đoạn và toàn bộ chuyện, trao đổi về ý nghĩa của chuyện
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2, 3, 4
 - Chia lớp thành các nhóm theo cặp - Thi kể chuyện trước lớp - Nhà văn muốn nói gì với các em qua câu chuyện này ?
 - Em thấy thiên nga nhỏ có tính cách gì đáng quý ?
3.Củng cố, dặn dò
 - Em thích nhân vật nào trong chuyện ?
 - Hát
 - 2 HS kể chuyện về 1 người có khả năng đặc biệt hoặc sức khoẻ phi thường mà em biết
 - HS nghe giới thiệu, mở sách
 - Quan sát tranh , đọc thầm nội dung SGK
 Nghe GV kể, quan sát tranh
 - Nghe - HS quan sát tranh
 - 1 em đọc - Trao đổi cặp
 - Trình tự tranh chưa đúng nội dung
 - Tự sắp xếp, ghi ra nháp
 - 1 em làm bảng - Lớp nhận xét
 - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
 - Trao đổi cặp, mỗi em tiếp nối kể theo 1- 2 tranh trong nhóm . Kể cả chuyện
 - Mỗi nhóm cử 1 em kể theo đoạn, cả chuyện
 - Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác
 - Biết yêu thương người khác
 - Hiền hậu, yêu thương người khác, biết ơn người nuôi dưỡng mình
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
 Toán
Tiết 109: So sánh hai phân số khác mẫu số
I.Mục tiêu: 
- Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó).
- Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số . Làm bài tập 1,2 SGK.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, bảng phụ chép quy tắc 
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
 - Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ?
 3.Bài mới:
a.Hoạt động 1:So sánh hai phân số khác mẫu 
- So sánh hai phân số và.
- Cho HS thảo luận theo nhóm và tìm ra phương án trả lời.
- Trong 2 phương án trên phương án nào em thích làm hơn?
- Nêu quy tắc so sánh hai phân số khác mẫu số?
b.Hoạt động 2: Thực hành
- So sánh hai phân số?
- Rút gọn rồi so sánh hai phân số?
4 . Củng cố dặn dò : 
2 ,3 em nêu lại quy tắc
-3,4 em nêu
- Cả lớp hoạt động nhóm đôi:
- Phương án 1: dựa vào hai băng giấy ta thấy
 băng giấy ngắn hơn băng giấy.
Phương án 2:Quy đồng mẫu số hai phân số
 vàta được hai phân số và
Nên: 
Vậy: 
Bài 1:Cả lớp làm vào vở -2em chữa bài 
 Bài 2: Cả lớp làm vở - 1em lên chữa bài 
Về nhà ôn lại bài
_________________________________
Toán
Tiết 110: Luyện tập
I.Mục tiêu: 
- Củng cố về so sánh hai phân số . Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.Làm bài tập 1,2,3 SGK.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét. 
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
 - Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số?
3.Bài mới:
- Cho HS làm các bài tập trong SGK
- So sánh hai phân số?:
- So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau ?
- So sánh hai phân số có cùng tử số?
 So sánh và
Ta có: = = ; = =
Vì > nên >
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số?
4 . Củng cố dặn dò : 
Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn;; ?
-3,4 em nêu
- Bài 1:Cả lớp làm vào vở -2em chữa bài 
 vì ==
(các phép tính còn lại làm tương tự)
- Bài 2: Cả lớp làm vở - 1em lên chữa bài 
(các phép tính còn lại làm tương tự)
- Bài 3:Cả lớp làm bài vào vở 2 em lên bảng chữa bài-lớp nhận xét 
- 1- 2 em nêu: hai phân số có cùng tử số phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn
_______________________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I- Mục tiêu:
 -Biêt thêm một số từ ngữ nói về chủ đề Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học. Bước đầu làm quen với một số từ ngữ liên quan đến cái đẹp.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp viết ND bài 2. Bảng phụ viết sẵn vế B của bài tập 4.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 - Gọi HS đọc bài
 - GV phát phiếu
 - Thảo luận chung
 - GV nhận xét, chốt từ ngữ đúng
 - Từ tả vẻ đẹp của con người: đẹp, xinh, xinh tươi.
 - Từ tả nét đẹp tâm hồn, tính cách: thuỳ mị, dịu dàng, lịch sự
Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài
 - GV nhận xét, chốt ý đúng:
a) Các từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên,cảnh vật
 - Tươi đẹp, sặc sỡ, tráng lệ,
b)Từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người: xinh xắn, lộng lẫy, rực rỡ,
Bài tập 3
 - GV ghi nhanh 1-2 câu lên bảng,phân tích để xác định đúng sai
Bài tập 4 - 1 em làm bảng.
 - GV nhận xét chốt ý đúng
3.Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau
 - Hát
 - 2 em đọc đoạn văn kể về 1 loại trái cây có dùng câu kể: Ai thế nào ?
 - Nghe, mở sách.
 - 1 em đọc yêu cầu bài 1. Lớp đọc thầm
 - HS trao đổi nhóm ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Lớp nhận xét
 - 1 em đọc bài 2, lớp đọc thầm
 - Trao đổi cặp ghi kết quả vào nháp
- HS làm miệng bài 3
 - Lần lượt đọc câu
- HS đọc
 - 1 em đọc nội dung
 - Đọc bài đúng
______________________________________________	
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I- Mục tiêu:
-Nhận biếtđược những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở 1 số đoạn văn mẫu.Viết được 1 đoạn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây mà em thích.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ chép lời giải bài tập 1
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
*Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
GV nhận xét,chốt ý đúng
a)Tả sự thay đổi màu sắc lá bàng qua 4 mùa
b)Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
 - Treo bảng phụ
+ Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
+ Hình ảnh nhân hoá: Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất khẽ đung đưa trong năng chiều.
Bài tập 2
 - GV chấm 6-7 bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài
 - Đọc 2 đoạn còn lại trong bài
 - Hát
 - 2 em đọc kết quả quan sát 1 cây trong khu vườn trường mà em thích.
 - Nghe, mở sách.
 - 2 em nối tiếp đọc nội dung bài 1 với 2 đoạn văn Lá bàng, Cây sồi già.
 - HS đọc thầm, trao đổi cặp phát hiện điểm chú ý, lần lượt nêu trước lớp
 - 1-2 em nêu hình ảnh so sánh và nhân hoá
 - HS đọc yêu cầu
 - HS chọn tả 1 bộ phận của cây mà em yêu thích.
 - Cây bảng, tả lá bàng
 - Cây hoa lan, tả bông hoa.
 - HS thực hành viết đoạn văn
 - 1-2 em đọc bài được GV đánh giá viết tốt
_____________________________________________
Sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp tuần 22
I- Mục tiêu
 - Học sinh thấy được ưu điểm và tồn tại của mình trong tuần để có biện pháp khắc phục và phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo. Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. 
 - Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể lớp . Giáo dục an toàn giao thông.Rèn kĩ năng sống cho học sinh, bảo vệ môi trường, chăm sóc khu di tích lịch sử .
II- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
- Đánh giá nhận xét chung : * Nề nếp , Học tập , Vệ sinh :
- GV HD HS tự nhận xét - đánh giá xếp loại HS - GV chốt lại ý kiến 
- Biện pháp: Mỗi hs tự đưa ra biện pháp của mình.
 - GV chốt lại các ý kiến chọn biện pháp áp dụng cho lớp thật phù hợp.
 2. Phương hướng tuần 23 : GV nêu kế hoạch tuần 23
* Nề nếp : Đi học đầy đủ, đúng giờ. Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết. Các em ngoan ngoãn, lễ phép. Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp. Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy. 
* Học tập : Sách vở, đồ dùng đầy đủ. Chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài. Chữ viết cần rèn nhiều đẹp . 
* Vệ sinh :Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ. Khăn quàng, guốc dép đầy đủ. Đồng phục đúng quy định. Thể dục giữa giờ đều đẹp. Lao động vệ sinh đúng vị trí được phân công .
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp tập trung nội dung trọng tâm : Giáo dục an toàn giao thông.Rèn kĩ năng sống cho học sinh, bảo vệ môi trường, chăm sóc khu di tích lịch sử 
 3. Củng cố, dặn dò: Đọc báo đội .
_______________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 4 tuan 22 cktkn.doc