Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

I/ MỤC TIÊU:- Củng cố về khái niệm phân số.

-Rèn kĩ năng rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.

-Tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.

2/Bài cũ. Quy đồng mẫu số các phân số sau: Lan, Duyên

 a/ và ; b/ và

3/ Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng.

 

doc 29 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soanï:5/2/2012 Ngày dạy:Thứ hai ngày 6/2/2012 
ĐẠO ĐỨC; CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC: SẦU RIÊNG
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: -Hiểu các từ ngữ trong bài:mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống,cành ngang, chiều quằn. Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
- Đọc đúng các tiếng khó: sầu riêng,lủng lẳng, quyến rũ, khẳng khiu. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
- GD HS về ý chí vươn lên trong học tập để đạt được kết quả cao và lớn lên trở thành người có ích cho đất nước.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ: Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? Trí
H: Hình ảnh “ trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì? Huy
H: Nêu đại ý của bài? Kiên
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1:(10’)Luyện đọc
MT: -Đọc đúng các tiếng khó: sầu riêng,lủng lẳng, quyến rũ, khẳng khiu. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
-Gọi một học sinh đọc toàn bài.
-Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài-giáo viên kết hợp sửa phát âm cho từng học sinh.
-Gọi học sinh đọc nối tiếp lần hai.
-Học sinh đọc theo nhóm. 
-Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu bài-hướng dẫn cách đọc bài.
HĐ2:(15’) Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu các từ ngữ trong bài:mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống,cành ngang, chiều quằn.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
H:Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
-Yêu cầu học sinh đọc toàn bài trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Gọi học sinh trình bày mỗi em trả lời 1 ý- nhận xét bổ sung.
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng?
H: Theo em “quyến rũ” là gì?
H: Trong câu văn “ Hương vị quyến rũ đến kì lạ”, em có thể tìm từ nào thay thế từ “ quyến rũ”?
H: Trong 4 từ trên, từ nào dùng hay nhất? vì sao?
H; Tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
H: Nội dung của bài là gì?
Đại ý: Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc cuả cây sầu riêng.
HĐ3: (10’)Đọc diễn cảm.
MT: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
-Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- G/v treo bảng phụ đoạn 1 và hướng dẫn cách đọc. 
-G/v đọc mẫu.
-Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Nhận xét- ghi điểm.
4/ Củng cố- dặn dò: (5’)Giáo dục, liên hệ trong học sinh.
-Học bài chuẩn bị bài “ Chợ Tết”.
-Một học sinh đọc bài.
-Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
-Đọc bài theo nhóm đôi- sửa sai cho bạn.
-Một học sinh đọc bài.
-Lắng nghe-tìm ra giọng đọc của bài
-1 học sinh đọc – lớp đọc thầm.
-Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
- Thảo luận theo nhóm bàn câu hỏi 1 SGK.
-Trình bày kết quả thảo luận.
-Các từ; “ hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
-Trong các từ trên từ “quyến rũ” dùng hay nhất vì nó nói rõ được ý mới mọc, gợi cảm đến hương vị của trái sầu riêng.
_HS nhắc lại đại ý
-Theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với bài.
-Thi đọc diễn cảm trong nhóm, trước lớp.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:- Củng cố về khái niệm phân số.
-Rèn kĩ năng rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
-Tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ. Quy đồng mẫu số các phân số sau: Lan, Duyên
 a/ và ; b/ và 
3/ Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: (15’)Luyện tập rút gọn phân số
MT: Rèn kĩ năng rút gọn phân số.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- G/v theo dõi giúp đỡ h/s còn chậm.
-Chữa bài- ghi điểm.
Bài 2: H: muốn biết phân số nào bằng phân số ta làm như thế nào?
HĐ 2:(15’) Quy đồng mẫu số
MT: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số.
Bài 3: Yêu cầu h/s tự quy đồng mẫu số các phân số.
GV 
Bài 4:Yêu cầu học sinh quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.
4/ Củng cố- dặn dò:(5’)
-Hệ thống lại bài học.
_Về nhà làm bài tập 2,3
-Đọc yêu cầu đề.
-2 h/s lên bảng làm- lớp làm vào vở.
== ; ==
== ; ==
-Chúng ta cần rút gọn phân số.
- h/s lên bảng làm –lớp làm vào vở nháp.
+Phân số là phân số tối giản.
+Phân số==
+ Phân số==
+Phân số==
-H/s lên bảng làm- lớp làm vào vở.
a/; b/; c/ ; d/;
_HS thảo luận , sau đó nêu miệng
a/; b/ ; c/ ; d/
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Xác định được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?
- Viết đoạn văn tả về một loại trái cây trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào?
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định: TT
 Kiểm tra: Thảo, Thư lên bảng ,mỗi HS đặt một câu kể Ai thế nào? Xác dịnh CN và ý nghĩa của VN.GV nhận xét và ghi điểm
3 –Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: (10’)Tìm hiểu ví dụ
MT: Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
*Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bài tập
-Yêu cầu HS tự làm bài dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào?
-Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
+ Các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn văn.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bài tập
-Yêu cầu HS tự làm , nhắc HS dùng các kí hiệu đã quy ước.
-Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bài tập
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi:
H: Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
H : Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành?
Kết luận:chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ, chủ ngữ do các danh từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và lấy ví dụ
Hoạt động 2: (20’)Luyện tập
MT: + Xác định được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?
+ Viết đoạn văn tả về một loại trái cây trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào?
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bài tập
-Yêu cầu HS tự làm , nhắc HS dùng các kí hiệu đã quy ước.
-Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bài tập
Yêu cầu HS tự làm, nhắc hS viết đoạn văn ngắn( 5 câu) về một loại trái cây trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào?
Cho 3 HS lên làm trên bảng, GV chữa bài thật kĩ từng đoạn văn về ngữ pháp câu, cách dùng từ.
- Nhận xét ghi điểm HS viết tốt, động viên HS chưa viết tốt cần cố gắng.
4_ Củng cố- dặn dò:(5’) H : Chủ ngữ biểu thị nội dung gì? Chúng thướng do từ ngữ nào tạo thành?
-GV nhận xét về nhà học và hoàn thành đoạn văn vào vở.chuẩn bị bài sau.
HS đọc câu bạn đặt trên bảng và trả lời câu hỏi.
Chủ ngữ là con người, đồ vật, cây cối được noí đến ở vị ngữ.
-Lắng nghe
HS đọc thành tiếng.
1HS làm trên bảng, Cả lớp làm bằng chì vào SGK.
HS nhận xét , chữa bài ( nếu sai)
HS đọc thành tiếng. Xác định CN của những câu vừa tìm được.
1HS làm trên bảng, Cả lớp làm bằng chì vào SGK.
HS nhận xét , chữa bài ( nếu sai)
HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm SGK.
HS thảo luận theo bàn rút ra câu trả lời đúng:
+ Chủ ngữ trong các câu trên đều là các sự vật có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong các câu trên do danh từ hoặc cụm cụm danh từ tạo thành.
HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng và lấy ví dụ:
-HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm SGK.
Trao đổi thảo luận, HS làm
+ Màu vàng trên lưng chú// lấp lánh .
+ Bốn cái cánh // mỏng như giấy bóng.
+ Cái đầu // tròn và hai con mắt //long lanh như thuỷ tinh.
+ Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
+ Bốn cánh // khẽ rung rung như còn đang phân vân.
HS đọc thành tiếng trước lớp
HS viết vào vở
3 HS lên bảng làm bài . 
5 HS đọc bài làm của mình
HS trả lời
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:Biết cách quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát cây cối. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
- Quan sát và ghi lại được kết quả quan sát một cái cây cụ thể.
_Giáo dục HS bảo vệ cây xanh
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ viết sẵn BT 1d,c,e
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT
2-Kiểm tra: gọi 2 HS Tiên, Hạnh đọc dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học:
+ Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
 Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
GV nhận xét.
3- Bài mới
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1:(10’) hướng dẫn quan sát
MT: Biết cách quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát cây cối
Bài 1:HS đọc yêu cầu bài tập ... , không bị sâu bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS quan sát cây đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn đểû chọn cây tốt.
- HS quan sát hình SGK.
- Vài HS nêu, em khác bổ sung.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe gợi ý của GV.
- HS chú ý nghe hướng dẫn của .
- 2 HS nhắc lại.
- Lần lượt HS nêu.
- HS lắng nghe và chuẩn bị tốt cho tiết sau.
ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU.-Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người là làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự và sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
- Đồng tình khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độ lịch sự.
-Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ. Thế nào là lịch sự với mọi người?
H: Lời nói cử chỉ của một người thể hiện điều gì?
H:Nêu ghi nhớ của bài?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: (15’)Bày tỏ ý kiến.
MT: -Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người là làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự và sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
-G/v nêu câu hỏi để h/s thảo luận theo nhóm.
H: Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ đang mang bầu?
H:Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn.Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát “ Thôi đi đi”
H:Lâm hay kéo tóc một bạn nữ trong lớp.
H:Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
H:Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ.
H: Khi thanh toán tiền ở quầy sách, Ngọc nhường cho em bé hơn thanh toán trước.
H: Hãy nêu biểu hiện của phép lịch sự?
=>Kết luận:Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng chào hỏi chúng ta cũng cần phải lịch sự.
HĐ2:(10’)Tìm hiểu một số câu ca dao, tục ngữ.
MT:Hiểu 1số câu ca dao,tục ngữ
H: Em hiểu các câu ca dao tục ngữ sau đây như thế nào?
1/ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2/Học ăn, học nói, học gói, học mở.
3/ Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4/ Củng cố- dặn dò:(5’)-Liên hệ thực tế- giáo dục học sinh.- Về chuẩn bị bài tiết 2.
-H/s tiến hành thảo luận theo cặp.
-Trung làm như vậy rất đúng. Vì người phụ nữ mang bầu ấy rất cần một một chỗ ngồi trên xe. 
-Nhàn làm như vậy là sai. Vì dù sao ông lão ăn xin cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng lễ phép.
-Việc làm của lâm là sai .Vì làm như vậy là không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình.
-Các anh thanh niên ấy làm như vậy là không tôn trọng người khác và làm ảnh hưởng đến người xem phim xung quanh.
-Vân làm như vậy là chưa đúng vì khi ăn không nên nói chuyện, chỉ nên nói nhỏ nhẹ để tránh làm rây thức ăn ra người khác.
-Việc làm của Ngọc là rất tốt. Với em nhỏ tuổi hơn mình cần nhường nhịn.
+Lễ phép chào hỏi người lớn.
+Nhường nhịn em nhỏ.
+Không cười đùa nói to khi ăn cơm.
-Câu tục ngữ có ý nói: Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái dễ chịu.
-Câu tục ngữ ý nói: Nói năng là điều rất quan trọng, vì vậy cũng cần học như ăn, học gói, học mở.
-Lời chào có tác dụng ảnh hưởng và có tác dụng rất to lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi có giá trị hơn một mâm cỗ.
KHOA HỌC: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống ( giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe, dùng làm các tín hiệu: tiếng còi xe., tiếng trống,tiếng kẻng. )
-Nêu đựợc ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
-Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
-Máy nghe nhạc, một số băng nhạc thiếu nhi.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ. Mô tả thí nghiệm chuứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí?
H: Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? Lấy ví dụ?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: (10’)Trò chơi của âm thanh trong cuộc sống. 
MT: Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống ( giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe, dùng làm các tín hiệu: tiếng còi xe., tiếng trống,tiếng kẻng. )
-Tổ chức cho h/s hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu h/s quan sát tranh SGK và ghi lại các trò chơi của âm thanh thể hiện trong hình và những trò chơi khác mà em biết.
- Gọi h/s trình bày- nhóm khác bổ sung.
* G/ v kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống đối với chúng ta .Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc.
HĐ2: (10’)Em thích và không thích những âm thanh nào?
MT: Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
-G/ v giới thiệu những âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích người kia không ưa thích.Các em thì sao? Hãy nói cho các bạn cùng biết em thích nnhững loại âm thanh nào và không tích âm thanh nào? Vì sao như vậy ?
-G/v phát phiếu học tập cho h/s ghi những âm thanh cho phù hợp.
- Gọi h/s trình bày nói lên những âm thanh mình thích và không thích đồng thời giải thích vì sao.
-Khen những em đã biết đánh giá âm thanh.
* G/v kết luận: mỗi người có một sở thích khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi lại âm thanh có ích lợi như thế nào? Chúng ta cùng học tiếp.
HĐ3: (10’)Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
MT: -Nêu đựợc ích lợi của việc ghi lại âm thanh
H: Em thích nghe bàiø hát nào?lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào?
-Mở nhạc cho h/s nghe một số bài hát thiếu nhi.
H: Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
- Tiến hành cho h/s hát và g/v ghi lại những bài hát mà h/s hát sau đó mở cho h/s nghe lại.
4/ Củng cố- dặn dò:(3’)Hệ thống lại bài học. Chuẩn bị “ Âm thanh trong cuộc sống” tiếp theo.
-Hoạt động theo cặp- quan sát trao đổi và tìm vai trò của âm thanh rồi ghi vào vở nháp.
- trình bày kết qủa.
-Lắng nghe và suy nghĩ câu hỏi.
-làm vào phiếu học tập.
-H/s trình bày bài làm của mình.
+Em thích nghe nhạc mỗi lúc rãnh rỗi, vì tiếùng nhạc làm cho em cảm thấy vui thoải mái.
+Em không thích nghe tiếng còi ô tô hú chữa cháy vì nó nghe rất chói tai và em biết lại có một đám cháy, gây thiệt hại về người và của.
+Em thích nghe tiếng chim hót, tiếng chim hót làm cho thấy yên bình và vui vẻ.
-lắng nghe.
-h/s trả lời theo ý thích của mình.
-Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.
- Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
-Hiện nay chúng ta có thể dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh.
- lắng nghe và làm theo hướng dẫn của g/v.
LỊCH SỬ: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I/ MỤC TIÊU:Sau bài học sinh nêu đựơc :
-Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục:tổ chức dạy học,thi cử, nội dung dạy học dưới thời Lê.Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn.
-Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập.
-Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.-Phiếu học nhóm, .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ: Nêu những nội dung chính cuả bộ luật Hồng Đức?
H: Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:(10’)Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê.
MT: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục:tổ chức dạy học,thi cử, nội dung dạy học dưới thời Lê.Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn.
-Tổ chức cho h/s thảo luận theo nhóm
-Yêu cầu h/s đọc SGK hoàn thành nội dung Trên phiếu học nhóm.
-Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình
-G/v dựa vào nội dung phiếu học tập mô tả tóm tắt giáo dục thời Hậu Lê.
H:Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
H:Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì?
H: Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào?
* Gv khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là nho giáo.
HĐ2:(15’)Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê.
MT: Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập
-Gọi h/s đọc SGK.
H:Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
HS đọc bài học: SGK
4- Củng cố- dặn dò:(3’)GV nhận xét. Về học chuẩn bị bài “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”
-Các nhóm nhận phiếu học tập thảo luận theo yêu cầu của g/v.
-Các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một ý- nhóm khá theo dõi bổ sung.
+Lập Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộngThái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám; trường có lớp học , chỗ ở, kho trữ sách, ở các đạo đều có trường do nhà nước mở.
+ Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
+Ba năm có một kì thi Hương và thi hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại.
-Tổ chức lễ xướng danh
-Tổ chức lễ vinh quy
-Khắc tên tuổi của người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài.
_2HS đọc bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2011_2012_le_huu_trinh.doc