Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 đến 25 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 đến 25 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu bài tập 1.

- Viết được đoạn văn ngắn tả lá ( thân, gốc) một cây em thích bài tập 2.

- Có ý thức chăm sóc và giữ gìn cây cối.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ viết lại một tóm tắt, bảng phụ cho HS làm BT2.

- HS: kết quả quan sát trước thân hay gốc của một cây yêu thích

III. Hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1: Thảo luận

 

doc 88 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 đến 25 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Tiếng Việt
Tiết 44 : MỞ RỘNG VỐN TỪ CÁI ĐẸP . 
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng thêm một số từ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học.
- Bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp .
- HS biết áp dụng các câu thành ngữ, tục ngữ đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 4, bảng nhóm BT1,2.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Thảo luận
* Bài 1: 
- Một em nêu yêu cầu.	
- GV hướng dẫn HS tìm những từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài và nét đẹp bên trong tâm hồn của con người.
- HS thảo luận nhóm 6, tìm từ ghi vào bảng nhóm.
- GV theo dõi, nhắc nhở các nhóm thảo luận
- 3 nhóm gắn bảng trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung
- GV nhận xét – chốt BT
* Bài 2: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm các từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên , cảnh vật. Của cả thiên nhiên cảnh vật và con người.
- HS thi đua thảo luận làm theo nhóm 3.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét tuyên dương – chốt BT.
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
* Bài 3: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1,2?
- HS làm vào tập – hai em làm vào bảng nhóm
- 1 số HS đọc câu văn của mình – lớp và GV nhận xét
- 2 em gắn bảng, trình bày – lớp nhận xét
- GV nhận xét – chốt BT
3. Hoat động 3: Làm việc nhóm đôi.
* Bài 4: GV đính bảng phụ
- Một em nêu yêu cầu – GV hướng dẫn hoạt động
- HS thi đua nối tiếp giữa các tổ với nhau để tìm và nói đúng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét, đánh giá
- GV giáo dục học sinh qua BT4.
4. Củng cố, dặn dò:
*Dặn dò:
- Về nhà xem lại các bài tập, làm bài 4 vào vở và học thuộc
- Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang (xem trước bài)
*Rút kinh nghiệm:
...
___________________________________
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu bài tập 1.
- Viết được đoạn văn ngắn tả lá ( thân, gốc) một cây em thích bài tập 2.
- Có ý thức chăm sóc và giữ gìn cây cối.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ viết lại một tóm tắt, bảng phụ cho HS làm BT2.
HS: kết quả quan sát trước thân hay gốc của một cây yêu thích
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Thảo luận
* Bài 1: - Một em đọc yêu cầu.
- Hai HS đọc nối tiếp nội dung bài 1: đoạn văn lá bang và Cây sồi già
- GV hướng dẫn HS nhóm đôi thảo luận.
- HS thảo luận nhóm 2 – trả lời câu hỏi SGK.
- HS phát biểu ý kiến – nhận xét.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả.
- Một vài HS đọc lại
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
* Bài 2: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV giao việc và hướng dẫn HS sử dụng kết quả đã chuẩn bị ở nhà để làm bài.
- Một vài HS nêu lại những điều cần chú ý khi quan sát.
- GV chốt lại
- HS làm bài vào vở chọn tả thân, lá hay gốc một cái cây cụ thể - một em làm bảng phụ.
- GV chấm điểm một số tập.
- GV và HS sửa câu văn, từ ngữ ở bảng phụ.
- HS đọc bài của mình – nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò:
*Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối ( Một loại hoa, quả em thích và mang đến lớp)
*Rút kinh nghiệm:
...
___________________________________
Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2)
I. Mục tiêu: 
- Biết ý nghĩa của việc cư sử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư sử lịch sự với mọi người.
- Biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh. Hình thành kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác, ứng xử lịch sự với mọi người, ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. Chuẩn bị:
- GV+ HS: Thẻ xanh, đỏ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 3
* Bài 3: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 3 đưa ra kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét – bổ sung.
- GV chốt BT
2. Hoạt động 2: Đóng vai
* Bài 4: 
- Một em nêu yêu cầu – GV hướng dẫn hoạt động
- HS thảo luận nhóm 6 để đóng vai.
- GV đến các nhóm góp ý
- Các nhóm đóng vai – nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Bài 5: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ – nêu miệng ý kiến.
- GV và HS nhận xét tuyên dương.
- GV chốt ý
4. Củng cố, dặn dò:
*Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Giữ gìn các công trình công cộng
*Rút kinh nghiệm:
...
_________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố so sánh hai phân số có cùng mẫu số và phân số khác mẫu số.
- Biết làm các bài toán dạng nêu trên.
- Có tính cẩn thận, chính xác.
*HSY: Vân, Linh làm được BT 1,2
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ BT2, bảng nhómBT1,3.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Làm cá nhân.
* Bài 1: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS nhăc lại muốn so sánh hai phân số cùng mẫu, khác mẫu.
- HS làm bài vào vở - 2 em làm vào bảng nhóm
*GV giúp đỡ HSY
- Gv chấm điểm
- Lớp nhận xét bài trên bảng nhóm
- GV nhận xét – chốt BT: Củng cố so sánh hai phân số
* Bài 2: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS so sánh.
+ Cách 1: Quy đồng mẫu số hai phân số sau đó so sánh.
+ Cách 2: so sánh phân số đó với 1.
- HS làm vào tập – hai em làm bảng phụ.
*GV giúp đơc HSY
- GV chấm, sửa bài – nhận xét, chốt BT
2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
* Bài 3: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu.
- HS làm bài theo nhóm đôi vào nháp, 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Trình bày kết quả - nhận xét.
- GV nhận xét, chốt BT
4. Củng cố, dặn dò:
*Dặn dò:, làm BT 4
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
*Rút kinh nghiệm:
...
 ______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Củng cố so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
- HS có tính cẩn thận, chính xác.
*HSY: Vân, Linh làm được bài 1,2 đầu trang 123
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng nhóm BT4.
HS: bảng cá nhân
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Bài 1: 
- Một em nêu yêu cầu.
- Cho HS nhận xét lần lượt các phân số và nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở - 1 em làm vào bảng nhóm
*GV theo dõi, nhắc nhở HSY
- GV chấm điểm cho HS và sửa bài ở bảng nhóm
- Chốt BT
2. Hoạt động 2: Làm nhóm đôi
* Bài 2: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi, ghi kết quả bảng con.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét – tuyên dương.
* Bài 4: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm.
- HS làm vào tập – hai em làm bảng nhóm.
- GV chấm, sửa bài.
- GV chốt ý BT
3. Hoạt động 3: Làm cá nhân
*Bài 1 (cuối trang 123):
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn – HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5,9
- HS làm bài vào vở - 2 em làm vào bảng nhóm
- Trình bày – nhận xét
- GV chốt BT
4. Củng cố, dặn dò:
*Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
*Rút kinh nghiệm:
...
___________________________________
Thể dục
BẬT XA.
TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I. Mục tiêu:-
 - Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ ( tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bậtu nhảy)
 - Thực hiện động tác tương đối đúng.Biết cách chơi trò chơi “ Con sâu đo” và tham gia chơi đúng luật.
 - Tích cực tập luyện, chủ động tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị:
 - GV: dây nhảy
 - HS: trang phục thể dục, dây nhảy
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
 - HS khởi động: xoay các khớp
 - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”
Phần cơ bản:
*Học động tác nhảy bật xa
 - Gv nêu tên động tác, vừa hướng dẫn vừa làm mẫu cách tạo đà, cách bật xa
 - HS quan sát, tập theo hướng dẫn – GV kết hợp uốn nắn
 - HS tập lại – GV quan sát, uốn nắn
 - GV nhận xét .
* Trò chơi Con sâu đo
 - HS nêu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi
 - GV tổ chức cho HS chơi 
 - HS tham gia chơi – GV nhận xét – tuyên dương.
Phần kết thúc:
 - GV và HS hệ thống bài – nhận xét giờ học.
Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn bài.
*Rút kinh nghiệm:
.....
________________________________
Tiếng Việt
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu: 	
- Đọc được bài tập đọc Hoa học trò. hiểu nội dung: tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỷ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn văn. Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài, trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm. Hiểu nghĩa một số từ khó trong bài và Đọc hiểu trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 - Yêu quý và giữ gìn những kỷ niệm của tuổi học trò ngây thơ trong sáng
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh hoa phượng, bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Luyện đọc.
- Một em đọc toàn bài – lớp theo dõi
- GV và HS chia đoạn: 3 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc bài.
- Ba em đọc nối tiếp 3 đoạn – luyện đọc từ khó.
- Ba em đọc nối tiếp 3 đoạn – GV và HS kết hợp giải nghĩ từ mới: phần tử, 
- HS đọc nối tiếp lần 3- lớp nhận xét
- GV đọc lại toàn bài.
2. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi 1 
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: Em hiểu câu “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bong phượng” như thế nào?
 + Mùa xuân lá phượng tươi đẹp như thế nào?
 + Vì sao cậu học trò lại ngạc nhiên khi thấy hoa phượng nở?
- HS đọc thầm đoạn 3 – suy nghĩ TLCH 3.
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài: Bài văn miêu tả gì? Hoa phượng gắn bó với điều gì?
- GV nhận xét, chốt ý sau mỗi câu. Chốt nội dung
 - 3 HS nhắc lại nội dung.
3. Luyện đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ phần luyện đọc.
- Hướng dẫn HS luyện đọc – GV đọc mẫu.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễm cảm – nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
 *Dặn dò:
 - Về nhà luyện đọc lại bài, học nội dung, ôn lại các câu hỏi
 - Chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 *Rút kinh nghệm:
________________________________
Tiếng Việt
Nhớ - viết: CHỢ TẾT
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng BT 2 (phân biệt s/x; vần ưc/ ưt)
- HS có tính cẩn thận, chính xác khi viêt bài.
*HS: Vân, Trí, Linh nhớ viết được 8/11 dòng thơ và mắc không quá 6 lỗi trong bài.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi bài tập 2
HS: thuộc lòng 11 dòng thơ đầu bài Chợ Tết
III. Hoạt động dạy học: 
 ... cực tập luyện, rèn sự khéo léo đôi chân.
II. Chuẩn bị:
 - GV: dây nhảy
 - HS: dây nhảy
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu	
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
 - HS khởi động: xoay các khớp
 - Chơi trò chơi Chim về tổ
2. Phần cơ bản:
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- HS tập hợp 4 hàng ngang, dàn hàng với khoảng cách thích hợp để nhảy dây
- GV nhắc lại kĩ thuật so dây, quay dây, bật nhảy khi dây đến – làm mẫu
- HS quan sát
- GV tổ chức cho HS thực hiện lại
- HS thực hiện lại bài tập
- GV quan sát, uốn nắn – nhận xét
* Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau ( đối với HS nhảy tốt nhảy dây kiểu chụm hai chân)
- GV hướng dẫn thao tác, kĩ thuật và làm mẫu
- HS chú ý, quan sát
- HS tập hợp hàng ngang, chỉnh đốn khoảng cách và thực hiện lại bài học
- GV nhận xét
* Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ
- GV tổ chức cho HS chơi
- HS tham gia chơi
- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương.
3.Phần kết thúc:
 - GV và HS hệ thống bài – nhận xét giờ học.
 - Lớp hát vỗ tay 1 bài hát
4.Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn bài, ôn nhảy dây
*Rút kinh nghiệm:
...
__________________________________
Lịch sử
`	CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang đất ở đàng trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hóa, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Biết dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
- Luôn yêu quý và giữ gìn truyền thống giữ nước của dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bản đồ Việt Nam, lược đồ SGK. Bảng nhóm ghi câu hỏi thảo luận.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
*Tìm hiểu địa phận sông Gianh – Quảng Nam – Nam bộ.
 - GV hướng dẫn HS làm việc cả lớp.
- GV treo bản đồ HS lên chỉ địa phận sông Gianh – Quảng Nam – Nam bộ.
- HS lên chỉ trên bản đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Thảo luận
- GV chia HS nhóm 5
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm 5 để nêu khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
- Đại diện nhóm nêu kết quả - nhận xét.
- GV nhận xét – kết luận.
3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV vho HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi.
 + Cuộc sống chung giữa các dân tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét - chốt ý, rút ra bài học SGK.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
 4. Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà học thuộc bài
	- Chuẩn bị bài: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
*Rút kinh nghiệm:
...
__________________________
Tiếng Việt
GA – VRÔT NGOÀI CHIẾN LŨY
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc được bài tập đọc Ga – vrốt ngoài chiến lũy. Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-Vrốt.
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện. Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGKvà hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.
- Có tinh thần dũng cảm. Hình thành kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ đoạn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS – GV chia đoạn: 3 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn – rút ra từ khó luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn – GV kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn – Lớp nhận xét
- GV đọc toàn bài.
2. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 – trả lời câu hỏi 1.
- HS đọc thầm đoạn 2 – trả lời câu hỏi 2.
- HS đọc thầm đoạn 3 – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3.
- HS đọc lại bài – trả lời câu hỏi 4.
- HS suy nghĩ nêu nội dung bài
- HS nêu nội dung - GV nhận xét kết luận – Ghi bảng
- 3 HS nhắc lại nội dung.
3. Luyện đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ - hướng dẫn HS đọc bài.
- GV đọc mẫu – 1 em khá đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS thi đua đọc diễn cảm – nhận xét, tuyên dương.
 4. Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà ôn lại bài
	- Chuẩn bị bài: Dù sao trái đất vẫn quay
*Rút kinh nghiệm:
...
_______________________________-
Kĩ thuật
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
- Biết sử dụng cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
- HS có tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
GV: bộ lắp ghép
HS: bộ lắp ghép.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Làm việc nhóm 3
- HS lấy bộ lắp ghép để trên bàn.
- GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm 3, quan sát các chi tiết – HS thực hiện
- GV giới thiệu và đọc tên các chi tiết – lớp quan sát.
- HS đọc các chi tiết theo nhóm 3.
- Đại diện nhóm cầm các chi tiết và đọc tên.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS sử dụng – HS quan sát.
- Một em làm mẫu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS làm cá nhân – (em nào không có làm chung với bạn.)
- GV theo dõi – giúp đỡ HS làm.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét – tuyên dương.
- GV chốt hoạt động.
 3. Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà xem lại bài
	- Chuẩn bị bài: Lắp cái đu
*Rút kinh nghiệm:
...
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 20112
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.
- HS làm thành thạo các bài toán dạng nêu trên 
- Luôn có tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ BT1, bảng nhóm BT2,3,4.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: làm việc cá nhân
* Bài 1: 
- Một em đọc yêu cầu.
- HS nêu lại cách cộng hai phân số.
- HS làm bài vào vở - 2 em làm vào bảng nhóm 
- GV chấm điểm, sửa bài, chốt BT
* Bài 2: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS trừ hai phân số.
- HS làm bài vào vở - 2 em lên bảng lớp làm
- GV chấm điểm – sửa bài
- HS nhắc lại cách trừ hai phân số khác mẫu
- GV chốt BT
2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
* Bài 3: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi làm bài 
- HS trình bày kết quả bằng lời
- Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét – chốt BT.
* Bài 4: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào tập theo nhóm đôi – 2 nhóm làm vào bảng nhóm.
- GV chấm, sửa bài, nhận xét – chốt BT
 3. Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà ôn lại bài
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
*Rút kinh nghiệm:
...
_____________________________
Khoa học
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
+ Các kim loại ( đồng, nhôm.) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len,dẫn nhiệt kém.
 - Biết sử dụng đúng các vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
 - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Hình thành kỹ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt, cách nhiệt tốt. kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến dẫn nhiệt, cách nhiệt tốt.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Bình thủy nước, nồi, cốc, thìa, nhiệt kế.
 - HS: Cốc, thìa, nhiệt kế.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
* Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
- GV cho HS xem SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm SGK/104.
- HS dự đoàn kết quả.
- GV cho HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi SGK theo nhóm 4
- HS mang dụng cụ làm thí nghiệm nhóm 4 em
- HS phát biểu kết quả thí nghiệm
- GV nhận xét – chốt ý: các kim loại đồng, nhôm,dẫn nhiệt tốt gọi là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém gọi là vật cách nhiệt.
 + Tại sao những hôm trời rét chạm vào ghế sắt tay ta cảm giác lạnh ?
 + Tại sao những hôm trời rét chạm vào gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng chạm tay vào ghế sắt?
- HS phát biểu ý kiến 
- GV chốt ý và rút ra bài học – 3 em nêu lại
2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm 5
* làm thí nghiệm về tính cách nhiệt và không khí.
- GV yêu cầu HS đọc phần đối thoại SGK và tiến hành làm thí nghiệm SGK theo nhóm 5 rồi quan sát thí nghiệm và trả lời trước lớp.
- HS thực hiện theo hướng dẫn và phát biểu kết quả.
- GV nhận xét - chốt ý.
3. Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công cụ cách nhiệt.
- GV cho HS thi đua kể tên, nêu chất liệu và vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt, nêu công dụng việc giữ gìn đồ vật ?
- HS suy nghĩ trong 3 phút và phát biểu
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV chốt ý.
 4. Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà học bài
	- Chuẩn bị bài: các nguồn nhiệt
*Rút kinh nghiệm:
...
____________________________
Tiếng Việt
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được hai cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây mà em thích.
- Biết chăm sóc cây cối ở nhà và ở trường.
II. Chuẩn bị: 
GV: Tranh cây bàng và tranh cây phượng, bảng phụ BT3, 4.
HS: kết bài mở rộng BT3
III. Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 3
* Bài 1: 
- Một em đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 3 theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn Hs tìm và phân biệt 2 kiểu kết bài đã học.
- HS trả lời – lớp nhận xét.
- GV chốt ý.
- Hai em nhắc lại.
2. Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp.
* Bài 2: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS trả lời miệng câu hỏi – nhận xét.
- GV chốt ý
3. Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
* Bài 3: 
- Một em nêu yêu cầu.
- GV giao việc cho các em dựa vào trả lời câu hỏi để viết bài.
- HS viết bài vào tập – hai em làm bảng phụ.
- GV chấm, sửa bài.
* Bài 4: 
- Một em nêu yêu cầu.
- HS chọn 1 trong 3 đề tài đã cho để viết bài.
- HS làm vào vở - hai em làm bảng phụ.
- GV chấm, sửa bài.
- HS đọc bài của mình – nhận xét.
- GV chốt BT.
4. Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà xem lại bài
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả cây cối
*Rút kinh nghiệm:
...
__________________________________
Sinh hoạt tiết kiệm năng lượng
	*Nội dung sinh hoạt, giáo dục HS:
	- Không bật đèn, quạt và các đồ dùng chạy bằng điện khi không cần thiết.
	- Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng.
- Mở vòi nước vừa đủ lượng nước để rửa tay, chân.
- Khóa kĩ vòi nước sau khi sử dụng.
	- Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi
	- Bảo quản tốt bàn ghế, tủ đồ dùng và các vật dụng khác
 - Cùng người thân sử dụng hợp lí các nguồn nhiên liệu: xăng, ga
	- Vận động gia đình mua các vật dụng chạy bằng năng lượng có chế độ chống hao điện, hao xăng, hao ga

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_den_25_nam_hoc_2011_2012.doc