TOÁN Tiết bài: 111
LUYỆN TẬP CHUNG
SGK/ 123- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ
C.Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC Tiết bài: 45 HOA HỌC TRÒ SGK/ 43 - Thời gian dự kiến: 40 phút. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm. - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng,loài hoa gắn với những kĩ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh chăm chỉ trong học tập. B. Đồ dùng dạy học: + Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Chợ tết) * Học sinh đọc bài, TLCH: + Người các ấp đi chợ tết như thế nào? + Nêu ý nghĩa của bài hoc. * Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Hoa học trò). 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. * Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Phượng không phảikhít nhau. + Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏbất ngờ vậy. + Đoạn 3: Bình minhcâu đối đỏ. * Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. * Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: Cả một loạt, khít, tươi dịu, rực lên * Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. * Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. * Hs đọc theo cặp. Gọi 1 Hs đọc toàn bài. * Giáo viên đọc lại toàn bài. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi: + Câu 1: (Vì phượng là loại cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò, phượng trồng trên sân trường và nở vào mùa thi. Thấy hoa phượng học trò nghĩ tới kỳ thi và ngày nghi hè) + Câu 2: (Đỏ rựccả một loạtkhít nhau, gợ cảm giác vừa buồn lại vừa vuiđược nghỉ hè, nở nhanh bất ngờnhư tết dán câu đối đỏ) + Câu 3: (Lúc Đầu mùa ha phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịumàu đậm dầnrực lên) c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. * Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài. * Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Phưọng không phảikhít nhau” * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên. * Thi đọc diễn cảm trước lớp. c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò: * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Về nhà học bài và xem bài mới. D. Phần bổ sung: . TOÁN Tiết bài: 111 LUYỆN TẬP CHUNG SGK/ 123- Thời gian dự kiến: 40 phút A.Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập tốt. B. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ C.Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tấp) * Học sinh làm bài tập: + So sánh hai phân số: và * Giáo viên nhận xét, chấm điểm. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập chung) 2. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Điền dấu ( > , < , = ): * Cả lớp làm bài tập, 3 em nêu kết quả: + ; , 1 + ; ; 1 * Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết : a/ Phân số bé hơn 1 b/ Phân số lớn hơn 1 * Gọi 2 em học sinh đọc kết quả bài tập. * Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn: a/ , , b/ , , - HS làm bài, 2 HS lên bảng làm bài. - HS – GV nhận xét, bổ sung. Bài 1/123 : Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống, sao cho: a/ 75chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 c/ 75 chia hết cho 9. Số vừa tìm được có chia hết cho 2 và 3 không? - HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. - HS – GV nhận xét, bổ sung. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò: * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại lý thuyết. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Về nhà làm bài tập 3/sgk – 118 và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: . ĐẠO ĐỨC Tiết bài: 23 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TIẾT 1) Sgk / 33-Thời gian dự kiến: 35 phút Mục tiêu: - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. B. Đồ dùng dạy học: - Phiếu thảo luận nhóm hoạt động 1 C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Lịch sự với mọi người-Tiết 2). * Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học. * Học sinh nêu một số biểu hiện của phép lịch sự. * Giáo viên nhận xét. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Giữ gìn các công trình công cộng-Tiết 1) 1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Học sinh hiểu, giải quyết tình huống. b. Cách tiến hành: * Gv đọc tình huống, học sinh thảo luận nhóm. * Đại diện các nhóm báo cáo. * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. 2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1 Sgk) a. Mục tiêu: Hs thảo luận nhóm đôi, nhận biết những hành vi, việc làm đúng, sai. b. Cách tiến hành: * Học sinh thảo luận nhóm đôi, phân biệt hành vi, việc làm đúng, sai. * Các nhóm trình bày. * Cả lớp nhận xét. * Giáo viên nhận xét, tuyên dương Hs. c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, chốt lại ý: Tranh 1, 3 (Sai), tranh 2, 4 (Đúng). 3. Hoạt động 3: Xử lý tình huống (BT 2 Sgk) a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: * Gv yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý tình huống. * Các nhóm trình bày. * Cả lớp nhận xét. * Giáo viên kết luận từng tình huống. c. Kết luận: Gv chốt lại ý chung. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học. * Về nhà học bài và xem bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: ĐỊA LÍ Tiết bài: 23 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sgk/ 127 - Thời gian dự kiến: 40 phút. A.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh: + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. + Thành phố lớn nhất cả nước. + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển. - Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ). - Giáo dục học sinh có ý học tập, chịu khó tìm hiểu. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ VN, phiếu thảo luận nhóm. C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ-TT) * Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi: + Nêu những dẫn chứng cho thấy ĐBNB có ngành công nghiệp phát triển nhất? + Nêu bài học? * Giáo viên nhận xét, cho điểm. II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết vị trí của thành phố Hồ Chí Minh. b. Cách tiến hành: * GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm, dựa vào các thông tin trong bài trả lời: + Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông nào? + Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? + Thành phố được mang tên Bác vào năm nào? * Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * Cả lớp nhận xét. c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt ý (Sgk/ 127). 2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. a. Mục tiêu: Học sinh hiểu thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của cả nước. b. Cách tiến hành: * GVyêu cầu HS dựa vào thông tin trong Sgk, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi: + Kể tên các ngành công nghiệp có ở thành phố Hồ Chí Minh. + Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước. + Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hoá, khoa học lớn của cả nước. + Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh. * Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Các nhóm nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý Sgk/ 129. . III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò * Hs nêu nội dung của bài học. Về nhà học bài và xem bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: THỂ DỤC Tiết bài: 45 BẬT XA -TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO” Sgv/ 115-Thời gian dự kiến: 35 phút Mục tiêu: - Bước đầubiết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy). - Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy nhảy. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. - Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập. B. Địa điểm – phương tiện: + Còi, cờ, đà bật xa. C. Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG ĐLVĐ B. PHÁP I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu * Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. * Học sinh khởi động, xoay các khớp. * Ôn bài thể dục (1 lần) * Trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”. * Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. 5 phút 4 hàng ngang. II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản 1.Hoạt động1: Bật xa. a. Mục tiêu: Học sinh tập đúng động tác bật xa. b.Cách tiến hành: * Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu lần 1. * Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác. * Gv hướng dẫn Hs nhảy bật xa: + Lần lượt từng học sinh bật. + Giáo viên hướng dẫn, sửa sai cho học sinh. * Cả lớp tập nhảy bật xa. 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động. a. Mục tiêu: Học sinh nắm được tên và chơi được trò chơi “Con sâu đo”. b. Cách tiến hành: * Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi. * Giáo viên cho học sinh tập chơi trò chơi “Con sâu đo”. * Giáo viên gọi vài học sinh lên chơi thử. * Giáo viên điều khiển học sinh chơi và theo dõi, nhận xét, tuyên dương. * Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ. 25 phút Gv điều khiển. Gv điều khiển Hs chơi. III. Phần kết thúc: * Củng cố lại bài. * Học sinh chạy thả lỏng, hít thở sâu. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. 5 phút Hs dồn hàng D. Phần bổ sung: CHÍNH TẢ(Nhớ - viết) Tiết bài: 23 CHỢ TẾT SGK/ 44 -Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - HS nhớ và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Chợ tết”. - Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT 2). - Học sinh luyện viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ,đẹp. - Rèn luyện Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp. B. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ, bút dạ. C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Sầu riêng) * Học sinh viết từ khó: tuốt lúa, chuyền bóng. * Giáo viên nhận xét, cho điểm. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Chợ tết). 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết. a. Mục tiêu: Học sinh nhớ và viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài: “Chợ tết”. b. Cách tiến hành: * Giáo viên đọc bài viết. * Gọi 1 Hs đọc thuộc lòng lại bài viết. * Giáo viên ... ận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh. * Dặn dò: Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới. D. Phần bổ sung: ......................... Thứ sáu ngày 16 tháng 02 năm 2007. Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 46 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI SGK / 41 - Thời gian dự kiến: 40 phút A.Mục tiêu: - Hs hiểu, nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Hs biết cách xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối. - Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ trong quá trình làm bài. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Tranh ảnh một số cây. + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối). * Giáo viên gọi Hs đọc đoạn văn ở BT 2. * Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối). 1. Hoạt động 1: Nhận xét a. Mục tiêu: Học sinh hiểu và nhận biết đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. b. Cách tiến hành: * Giáo viên gọi Hs đọc yêu cầu BT 1, 2, 3. * Học sinh thảo luận nhóm. * Đại diện các nhóm báo cáo: + Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào và kết thúc chỗ chấm xuống dòng. - Đoạn 1: Thời kỳ ra hoa. - Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa. - Đoạn 3: Thời kỳ ra quả. c. Kết luận: Rút ghi nhớ Sgk/ 52. 3. Hoạt động 3: Thực hành a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm được bài tập. b. Cách tiến hành: Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập. * Học sinh thảo luận nhóm, TLCH: + Cây trám đen có 4 đoạn: - Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành, lá cây trám đen. - Đoạn 2: Hai loại trám đen, trám đen tẻ và trám đen nếp. - Đoạn 3: Ích lợi của quả trám. - Đoạn 4: Tình cảm của tác giả đối với cây trám. * Học sinh trả lời, cả lớp nhận xét. Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập. * Giáo viên hướng dẫn Hs làm bài tập. + Trước hết xác định về cây sẽ viết, suy nghĩ rồi viết bài. + Học sinh viết đoạn văn vào vở bài tập. * Giáo viên gọi Hs lần lượt trình bày bài làm. * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Gv chấm điểm, nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ. * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: TOÁN Tiết bài: 115 PHÉP CỘNG PHÂN SỐ - TT Sgk/ 127 - Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cộng hai phân số khác mẫu số. - Hs rèn luyện kỹ năng vận dụng tính chất cơ bản của phân số. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Phép cộng phân số) * Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: + Cộng các phân số: + ; + . * Giáo viên nhận xét và cho điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Phép cộng phân số - TT). 1. Hoạt động1: Thực hành a. Mục tiêu: Học sinh biết cách cộng hai phân số khác mẫu số. b. Cách tiến hành: * Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số: + Cộng hai phân số: + + Quy đồng mẫu số: = ; + Cộng: + = + = c. Kết luận: Rút quy tắc Sgk/ 127. 2. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài làm được các bài tập b. Cách tiến hành: Bài 1: Tính: + = + = ; + Quy đồng mẫu số của và được và Bài 2: Tính (Theo mẫu): ; Bài 3: Giải toán Tuần thứ nhất và tuần thứ hai hái được số tấn cà phê là: (tấn) + Sau ba tuần người công nhân đó hái được số tấn cà phê là: (tấn) * Gv hướng dẫn Hs làm bài tập. * Cả lớp làm bài tập * Gv gọi Hs lên bảng làm bài tập. * Cả lớp nhận xét. c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò. * Học sinh nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số. * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. D. Phần bổ sung: ...................................................... .. .. ..............................................................................................................................................Tiết 3: LỊCH SỬ Tiết bài: 23 VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ Sgk/ 51 - Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết được một số tác phẩm văn thơ, công trình khoa học, tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê. - Học sinh hiểu và trình bày được đặc điểm các giai đoạn phát triển thời Hậu Lê. - Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Trường học thời Hậu Lê). * Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi: + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? + Mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê. * Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Văn học và khoa học thời Hậu Lê) 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung một số tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê. b. Cách tiến hành: * Hs thảo luận nhóm 4, dựa vào các thông tin trả lời câu hỏi trong bài Sgk. * Đại diện các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. Tác giả Tác phẩm Nội dung +Nguyễn Trãi +Hội tao đàn +Nguyễn Trãi +Lý Tử Tấn +Nguyễn Húc +Bình ngô đại cáo +Các tác phẩm thơ +Ức trai thi tập +Các bài thơ +Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính +Ca ngợi công đức của nhà vua +Tâm sự của những người không được đem hết tài năng c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý. 2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc nhóm đôi. a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự phát triển khoa học thời Hậu Lê. b. Cách tiến hành: * Gv đặt câu hỏi, Hs thảo luận nhóm đôi, gh vào phiếu bài tập. Tác giả Công trình khoa học Nội dung + Ngô Sĩ Liên + Nguyễn Trãi + Nguyễn Trãi + Lương Thế Vinh +Đại Việt sử ký toàn thư +Lam Sơn thực lực +Dư địa chí +Đại thành toán pháp + Thời Hùng VươngHậu Lê. + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Xác định lãnh thổ + Kỹ thuật toán học. * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: Gv chốt lại ý, GD học sinh. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. D. Phần bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ÂM NHẠC Tiết bài: 23 HỌC HÁT BÀI “CHIM SÁO”(DÂN CA KHƠ ME NAM BỘ) Sgk / 32 - Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Giúp học sinh học hát bài “Chim sáo”. - Học sinh thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi, hát đúng giai điệu. - Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập bài hát “Bàn tay mẹ”- Tập đọc nhạcTĐN số 6) * Giáo viên gọi 3 học sinh lên hát bài hát “Bàn tay mẹ”. * Giáo viên đánh giá, nhận xét. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Học hát bài “Chim sáo”-Dân ca Khơ Me Nam Bộ). 1. Hoạt động 1: Học hát bài “Chim sáo” a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết hát bài hát “Chim sáo”. b. Cách tiến hành: * Giáo viên hát mẫu bài hát. * Giáo viên hướng dẫn học sinh hát: + Hướng dẫn hát từng câu. + Kết hợp hát cả đoạn và cả bài. * Giáo viên giải thích thêm “đom boong” * HDHS những chỗ có hoa mỹ phải hát luyến nhanh, những chỗ hát cuối câu trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn). * Học sinh hát đồng thanh. * Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm: + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). + Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. * Gv kiểm tra, đánh giá. c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. 2. Hoạt động 2: Bài đọc thêm.. a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài đọc thêm Sgk/33. b. Cách tiến hành: * Giáo viên đọc bài đọc thêm, gợi ý câu hỏi. c. K ết luận: Khâm phục người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò: * Cả lớp hát lại bài hát “Chim sáo”. * Giáo viên nhận xét chung tinh thần học tập của học sinh. * Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: SHTT: SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 23 Tiết: 23 A. Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần vừa qua của lớp. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục học sinh tham gia học tập tốt và thực hiện đầy đủ các hoạt động của trường lớp. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Trong quá trình hoạt động tuần vừa qua, đa số các em Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Chăm chỉ, chịu khó trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 2. Khuyết điểm: Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng, chưa học bài cũ và thường xuyên bỏ quên vở ở nhà, một số khác học sinh chưa chịu khó uốn nắn chữ viết, chữ viết còn xấu. C. Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho Hs về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo, biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. 2. Học tập: Trong tuần tới, giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. 3. Các hoạt động khác: Ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, cụ thể là tham gia HKPĐ cấp trường. Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bản thân, trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ cây xanh trên sân trường.
Tài liệu đính kèm: