Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Đào (Bản đẹp 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Đào (Bản đẹp 3 cột chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu

- KT: Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

- KN: Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối

- GD: Có ý thức bảo vệ cây xanh

II. Đồ dùng

- Tranh ảnh minh hoạ cho bài

III. Các HĐ dạy học

doc 36 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Đào (Bản đẹp 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23:
Tiết Luyện từ và câu, tiết khoa học dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện.
Tiết 1: Luyện từ và câu
$45: Dấu gạch ngang
I.Mục tiêu
- KT: Giúp hs tìm và nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. Viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.
- KN: Tìm và viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang nhanh, chính xác.
- GD: GD hs chăm chỉ học tập, luôn tìm tòi KT khoa học. Dùng dấu gạch ngang vào viết văn và trong các môn học khác cho phù hợp. 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết nội dung bài 1 (PNX). Phiếu viết lời giải bài 1,2 (PNX). 3phiếu khổ rộng cho các nhóm làm bài 1(PLT). 1 tờ phiếu ghi phần ghi nhớ. 2phiếu to cho hs làm bài 2. Tranh vẽ sgk.
III.Các hoạt động dạy học
ND- TG
 HĐ của GV
HĐ của HS
1.ÔĐTC
2.KTBC 3’ 
3.Bài mới.
a.GTB. 2’
b.Phần nhận xét. 12’
c.Ghi nhớ. 2’
d.Phần luyện tập. 19’
4.Củng cố dặn dò. 3’
- Yc hs nêu những thành ngữ nói về cái đẹp.
- Nxét, ghi điểm.
- Từ năm lớp 1, các em đã được học những dấu câu nào? (Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm). Bài học hôm nay giúp các em biết thêm một dấu câu mới: dấu gạch ngang.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Bài 1:
- GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung và yc bài 1.
- Cho hs đọc yc.
- Cho hs đọc nối tiếp mỗi em một đoạn.
?Bài yc làm gì?
- Yc hs trả lời và nhận xét.
- Nhận xét, kết luận, treo lời giải lên bảng.
Đoạn a: 
Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Đoạn b:
Cái đuôi dài- bộ phận khoẻ nhát của con vật kinh khủng dùng để tấn công- đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Đoạn c:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cách quạt bị vướng víu,..
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục,..
- Khi không dùng,
Bài 2:
- Cho hs đọc yc.
?Bài yc làm gì?
- Yc hs trao đổi nhóm đôi trả lời:
+Trong đoạn a dấu gạch ngang có tác dụng gì?(Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật(ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
- GV mở bảng phụ ghi tác dụng của dấu gạch ngang.
+Trong đoạn b dấu gạch ngang có tác dụng gì?(Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn.
- GV mở bảng phụ ghi tác dụng của đoạn b.
+ Trong đoạn c dấu gạch ngang có tác dụng gì? (Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.)
- Mở bảng phụ ghi tác dụng của đoạn c.
- Căn cứ vào những tác dụng của dấu gạch ngang các em vừa tìm được một em hãy cho biết dấu gạch ngang có những tác dụng gì?
- GV KL: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại, phần chú thích trong câu, các ý trong một đoạn liệt kê.
?Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
*Ghi nhớ.
- Treo bảng phụ phần ghi nhớ.
Bài 1: Cho làm việc theo nhóm.
- GV ghi yc bài tập lên bảng: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện “Quà tặng cha” sách TV 4 tập 2 trang 46 và nêu tác dụng của mỗi dấu.
- Cho hs đọc yc.
- Bài yc làm gì?
- GV treo tranh yc hs cho biết tranh vẽ gì?
- Cho hs đọc nội dung mẩu chuyện.
- Cho hs đọc chú giải.
* Chia nhóm phát phiếu cho từng nhóm.
- GV chia mẩu chuyện làm 3 đoạn yc mỗi nhóm sẽ làm một đoạn.
- Yc các nhóm làm trong thời gian 3 phút.
+Nhóm 1: Đoạn 1 Từ đầu đến kiểm tra sổ sách.
+Nhóm 2: Đoạn 2 Tiếp đến vạch sơ đồ gì đó lên giấy.
+Nhóm 3: Phần còn lại.
- Hết gìơ yc các nhóm dán phiếu, đại diện các nhóm trình bày phiếu và mời nhóm bạn nhận xét bài của nhóm mình.
- Nhận xét, KL:
Câu có dấu gạch ngang
Tác dụng của dấu gạch ngang
*NHóm 1:
Pa- xcan thấy bố mình- một viên chức sở tài chính- vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.
*Nhóm 2:
“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số. Một công việc buồn tẻ làm sao”- Pa- xcan nghĩ thầm.
*Nhóm 3:
- Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính- Pa- xcan nói.
Đánh dấu phần chú thích trong câu(bố Pa- xcan là một viên chức sở tài chính)
Đánh dấu phần chú thích trong câu(đây là ý nghĩ của Pa- xcan)
Dấu gạch ngang thứ nhất: Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa- xcan.
Dấu gạch ngang thứ hai: đánh dấu phần chú thích(đây là lời Pa- xcan nói với bố)
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: Cho làm bài cá nhân.
- Cho hs đọc yc sgk.
?Bài yc làm gì?
- Lưu ý hs: Đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng:
+Đánh dấu các câu đối thoại.
+Đánh dấu phần chú thích.
- Yc hs tự viết bài vào vào vở. Phát giấy khổ to cho 2 hs.
- Yc hs dán phiếu, chữa bài.
- Gọi một số hs làm bài vào vở đọc bài và nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
- Qua mẩu chuyện trên em học tập được điều gì?
? Qua bài hôm nay em nào cho biết dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- Nxét giờ học.
- Yc về học thuộc ghi nhớ. CB bài sau.
- 2hs nêu
- 1hs nêu
- Nghe.
- 1hs đọc
- 3hs đọc nối tiếp 3 đoạn
- 3hs trả lời 3 đoạn.
- 1hs nhận xét.
- 1hs đọc
- 1hs đọc yc.
- Trao đổi nhóm đôi trả lời.
- Nhận xét.
- 1hs đọc
- Trao đổi nhóm đôi trả lời.
- Nxét.
- 1hs đọc
- Trao đổi nhóm đôi trả lời.
- Nxét.
- 1hs đọc
- 1hs nêu.
- Nghe
- 1hs nêu lại.
- 2hs đọc
- 1hs đọc yc.
- Trả lời.
- Qsát tranh trả lời.
- 1hs đọc
- 1hs đọc
- Nhận phiếu.
- Thảo luận nhóm làm vào phiếu.
- Dán phiếu, đại diện nhóm trình bày mời nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- 1hs đọc
- Trả lời.
- Nghe
- Viết bài 
- Dán phiếu trình bày. Nxét.
- Một số hs đọc.
- Nxét.
- 1hs trả lời
- Nghe.
- Thực hiện
Tiết 2: Khoa học.
Bóng tối
I.Mục tiêu:
- KT: Giúp hs biết được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
+Có thể dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
+Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
- KN: Qsát tranh, làm thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi chính xác. KN tham gia trò chơi nhanh nhẹn. 
- GD: áp dụng bài học vào cuộc sống như khi học bài, viết bài không bị che khuất ánh sáng, không học bài dưới bóng tối, 
II.Chuẩn bị.
- Đèn bàn, đèn pin, tấm bìa, khung tờ giấy, tranh, phiếu nhóm, 
III.Các HĐ dạy học
ND- TG
 HĐ của GV
HĐ của HS
1.ÔĐTC
2.KTBC. 2’
3.Bài mới.
*Khởi động.
3’
a.GTB: 1’
b. Tìm hiểu về bóng tối.
*MT: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. 
13’
HĐ2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng kích thước của bóng tối.
MT: Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
8’
3.HĐ3: Trò chơi: Xem bóng đoán vật.
*MT: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
 5’
4.Củng cố dặn dò. 3’
?Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết?(+Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn đèn điện (khi có dòng địên chạy qua
+Vật được chiếu sáng: Mặt trăng(do Mặt trời chiếu sáng), bàn ghế, nhà cửa,..được đèn chiếu sáng.
- GV treo tranh H1 phóng to lên bảng.
- Tranh vẽ khi trời như thế nào? (Đang nắng)
- Mặt trời chiếu sáng từ phía nào trong H1?Vì sao em biết? (Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời)
?Em hãy tìm vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng?(Mặt trời là vật chiếu sáng, người, nhà, cây, đồi là vật được chiếu sáng)
- GTB: Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn có bóng râm sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào? Cô hướng dẫn các em tìm hiểu bài hôm nay.
- Ghi đầu bài.
*Cách tiến hành:
- Gv mô tả thí nghiệm . Đặt 1 tấm bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm . Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn. Các em hãy dự đoán xem:
+Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? 
+ Bóng tối có hình dạng NTN? Theo nhóm.
- Gv phát phiếu cho 3 nhóm yc các nhóm ghi kq dự đoán vào phiếu.
+Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? ( Xuất hiện phía sau quyển sách)
+ Bóng tối có hình dạng NTN? ( giống hình quyển sách)
- Yc các nhóm làm thí nghiệm với quyển sách.
- Gv hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm và ghi kq vào phiếu theo yc: Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ?Bóng tối có hình dạng NTN? .
(chú ý cho Hs tháo tất cả các pha đèn, chỉ để bun đèn).
- Yc các nhóm dán phiếu, trình bày.
- Yc học sinh so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm.
- GV Nxét, KL.
*GV nêu: Để khẳng định kq của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự. 
* Cho 1 hs lên làm cả lớp qsát.
- Cho Hs làm thí nghiệm khác bằng cách thay quyển sách bằng vỏ hộp và làm thí nghiệm tương tự .
- Yc hs trình bày thí nghiệm:
+Bóng tối xuất hiện phía sau quyển vở.
+Bóng tối có hình dạng giống vỏ hộp.
*Vậy khi cô thay vỏ hộp bằng cái ấm thì bóng tối có hình dạng như thế nào? (Là hình cái ấm).
- Cho hs làm thí nghiệm với một tờ bìa trong. Em có nhận xét gì?(ánh sáng truyền qua tờ bìa)
?Vì sao ánh sáng không truyền qua? (Vì tờ bìa trong, trắng không cản được ánh sáng.)
?+ ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
 + Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ? ( gọi là vật cản sáng)
 + Bóng tối xuất hiện ở đâu ? ( ở phía sau vật cản sáng).
 + Khi nào bóng tối xuất hiện? ( khi vật cản sáng được chiếu sáng).
- Phía sau của vật cản sáng (khi được chiếu sáng) ta thấy có gì? (Có bóng của vật đó)
- GV KL: Ghi bảng: Phía sau vật cản sáng(khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó.
? Theo em, hình dạng kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? khi nào nó sẽ thay đổi?( hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi).
- Cho hs làm thí nghiệm chiếu ánh sáng đèn vào chiếc bút được dựng trên tấm bìa ở 3 vị trí của đèn pin: Phía trên, bên phải, bên trái chiéc bút.
- Gọi hs trình bày.
+Chiếu sáng từ phía trên chiếc bút thì bóng chiếc bút ngắn lại ở dưới chân bút.
+Chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng chiếc bút dài ra và ngả về phía bên trái.
+Chiếu sáng từ phía bên trái thì bóng chiếc bút dài ra và ngả về phía bên phải.
- Khi đặt vật gần với vật chiếu sáng thì bóng của vật đó thay đổi như thế nào?(Bóng của vật sẽ to hơn)
? Qua thí nghiệm em thấy bóng của vật có thay đổi không và thay đổi khi nào?(Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi)
*KL ghi bảng: Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
- Em nào lấy cho cô ví dụ về bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật  ... ình hàng dọc
b- Trò chơi vận động
TC: Con sâu đo
5 – 6’
Đội hình trò chơi
3- Phần kết thúc:
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Hệ thống lại bài
- NX, đánh giá kết quả giờ học
- BTVN: Ôn bật xa
4-6’
2’
2-3’
1’
Đội hình tập hợp
+ + + + +
+ + + + + @
+ + + + +
Tiết 2 : 	 Luyện từ và câu
$46: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I – Mục tiêu
- Làm quen với các câu tục ngũ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.
- Tiếp tục MR, hệ thống hoá vố từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặc câu với các từ đó.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- KT bài cũ:
- Đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố em
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài
-> 2 học sinh đọc bài
b- Hướng dẫn làm bài tập
Bước 1: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Đọc các câu tục ngũ.
- Trao đổi với các bạn.
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
Hình thức thường thống nhất với ND
- Thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ
-> Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
-> Cái nết đánh chết cái đẹp.
-> Người thanh tiếng nói cũng ..
-> Trông mặt mà bắt .
- Nhẩm HTL các câu tục ngữ.
- Thi đọc thuộc lòng.
 Bước 2: Trường hợp sử dụng các câu tục ngữ nói trên.
- Nêu các trường hợp
-> NX đánh giá.
- Nêu yêu cầu của bài.
-> Một học sinh giỏi làm mẫu.
- Học sinh tự nêu
Bước 3: Tìm từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
- Làm bài cá nhân.
-> Tuyệt diệu, mê hồn, mê li, vô cùng, khôn tả, như tiên .
Bước 4: Đặt câu
- Viết 3 câu với mỗi từ vừa tìm được của bài 3.
-> NX đánh giá.
- Làm bài vào vở.
- Đọc câu mình đặt.
3- Củng cố, dặn dò:
- NX chung tiết học
- Ôn và làm lại bài
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : 	 Toán
$115: Phép cộng phân số( tiếp theo)
I – Mục tiêu
Giúp HS: - Nhận biết phép cộng 2 PS ạ MS
 - Biết cộng 2 PS ạ MS
 - Làm được các bài tập liên quan.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1/ Kỉêm tra bài cũ:
2/ Bài mới : 
1- Cộng 2 PS ạ MS:
- Quy đồng MS:
- Cộng 2 PS cùng MS
- Nêu các bước tiến hành ?
- Nhắc lại cách làm?
2- Thực hành:
-> Học sinh tự nêu.
-> 3, 4 học sinh nêu.
Bước 1: Tính
a. QĐMS
 - Cộng 2 PS
- Làm bài cá nhân
b. QĐMS
 - Cộng 2PS
Bước 2: Tính (theo mẫu)
a. 
b. 
c. 
d. 
- Làm theo mẫu
? QĐ
Bước 3: Giải toán
Tóm tắt
Giờ đầu: 3/8 quãng đường
Giờ 2: 2/7 quãng đường
- Đọc đề, phân tích và làm bài
Bài giải
Sau 2 giờ ô tô chạy được số phần quãng đuờng là:
 (Phần)
 Đ/s: Phần quãng đường
3- Củng cố, dặn dò:
- NX giờ học
- Ôn và làm lại bài. Chuẩn bị bài sau
Tiết 4: 	 Địa lý
$23: Thành phố Hồ Chí Minh
I – Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh biết:
- Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam .
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh
- Dựa vào tranh ảnh, bản đồ tìm kiến thức.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh minh hoạ cho bài.
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kỉêm tra bài cũ:
2/ Bài mới : 
a/Thành phố lớn nhất cả nước
- GV chỉ vị trí của TP HCM trên bản đồ Việt Nam.
- HĐ nhóm: GV phát phiếu.
? TP nằm bên sông nào ?
? TP đã có bao nhiêu tuổi?
? TP được mang tên Bác từ khi nào?
- Y/C HS trả lời câu hỏi trong mục 1-SGK.
b/ Trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học lớn.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh, bản đồ.
? Kể tên các ngành công nghiệp của TP HCM?
? Nêu những dẫn chứng thể hiện TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước ?
? Nêu những dẫn chứng thể hiện TP HCM là trung tâm văn hoá, khoa học lớn ?
- GV chốt bài.
* Củng cố, dặn dò:
- NX chung tiết học.
- Ôn và làm lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, SX vật liệu xây dựng, dệt may.
- TP HCM có nhiều chợ, siêu thị lớn, sân bay, cảng biển lớn nhất cả nước.
- TP HCM có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học
- Vài học sinh đọc phần ghi nhớ
Tiết 5: 	 Kĩ thuật
$23: Bón phân cho rau, hoa.
I/ Mục tiêu:
	- HS biết mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
	- Biết cách bón phân cho rau, hoa.
	- Có ý thức tiết kiệm phân bón , đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
II/ Đồ dùng dạy học : 
	- Tranh ảnh minh hoạ. 
	- Phân bón N.P.K , phân hữu cơ, phân vi sinh .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Kỉêm tra bài cũ:
2/ Bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
b. HĐ 1: HD học sinh tìm hiểu về mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
? Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu? 
? Tại sao phải bón phân vào đất ?
? Cho biết về tác dụng của việc bón phân cho rau, hoa?
- GV kết luận : Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây . Mỗi loại cây, mỗi thời kì của cây cần một loại phân bón và lượng phân bón khác nhau. 
c. HĐ 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ thuật bón phân : 
? Nêu tên các loai phân bón thường dùng để bón cây?
- Cho HS quan sát hình 2 và cho biết tranh vẽ gì ? 
- GV hướng dẫn cách bón phân cho cây. 
- Lấy ở trong đất
- Cây lấy chất dinh dưỡng trong đất . Bù lại phần thiếu hụt đó .
- Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rau , hoa.
- Phân bón N.P.K , phân hữu cơ, phân vi sinh .
- H2a : Bón phân vào gốc, hàng cây.
- H2b : Tưới nước phân vào gốc cây.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
3/ Củng cố dặn dò : 
	- GV tóm tắt nội dung bài học.
	- GV nhận xét tin thần thái độ học tập của học sinh. 
	- HD học sinh đọc trước bài : Trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa.
Thứ sáu ngày 23 tháng 02 năm 2007
Tiết 1:
Tập làm văn
$ 46: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối
- Có ý thức bảo vệ cây xanh
II. Đồ dùng
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài
III. Các HĐ dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích
- Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm: Hoa mai vàng, Trái vải tiến vua
- Nhận xét, bổ sung
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét 
Bài 1: Đọc lại bài Cây gạo
Bài 2: Tìm các đoạn trong bài văn
Bài 3: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn
c. Phần ghi nhớ
d. Phần luyện tập
Bài 1: Xác định đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn
Bài 2: Viết 1 đoạn văn nói về lơi ích của 1 loài cây mà em biết
- Gợi ý
+ Viết về cây gì, suy nghĩ về loại cây đó mang lại lợi ích gì cho con người
+ Gv đọc 1 số đoạn cho hs tham khảo
- Hs viết đoạn văn
- Chấm chữa 1 số bài viết
- 2 hs đọc bài
+ Hoa mai vàng: tả hoa từ khi còn là nụ đến khi nở xoè ra mịn màng...
+ Trái vải tiến vua: tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ...
- Đọc bài Cây gạo ( Vũ Tú Nam)- trang 32- TV tập 2
- Làm bài cá nhân
- Bài có 3 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là một đoạn)
- Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển của cây gạo
Đ1: thời kì ra hoa
Đ2: lúc hết mùa hoa
Đ3: thời kì ra quả
- 3, 4 hs đọc ghi nhớ
- Đọc đoạn văn Cây trám đen
- Tạo cặp, trao đổi bài
- Trình bày ý kiến
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
+ Đ1: tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen
+ Đ2: hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp
+ Đ3: ích lợi của quả trám đen
+ Đ4: tình cảm của người tả với cây trám đen
- Nêu yêu cầu của bài
- Viết bài vào vở
- Đọc bài trước lớp
- Nhận xét, đánh giá bài bạn
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- HS viết chưa đạt về nhà hoàn thiện lại và viết vào vở
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh.
Tiết 2: 	 Khoa học
$46: Bóng tối
I – Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể: 
- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Dự toán được vị trí, hình dạng bóng tôi trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết bóng của 1 vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II- Đồ dùng dạy học
Đèn bàn, đèn pin 
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kỉêm tra bài cũ:
2/ Bài mới : 
Họt động 1: Tìm hiểu về bóng tối
? Bóng tỗi xuất hiện ở đâu và khi nào.
? Làm thế nào để bóng của vật to hơn.
? Bóng của vật thay đổi khi nào.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu.
- Quan sát thí nghiệm trang 93 (SGK)
- Dự toán ban đầu và kết quả.
-> Xuất hiện phái sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
- Dựa vào ghi nhớ.
+ Chiếu bóng của vật lên tường
+ Xoay vật trước đèn chiếu
-> NX đánh giá TC
* Củng cố, dặn dò
- NX chung tiết học.
- Ôn lại ND bài.
Chuẩn bị bài sau
- Học sinh chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì.
- Dự đoán xem bóng của vật thay đổi thế nào.
- Bài 47
Tiết 3: 	 Toán
$116: Luyện tập
I – Mục tiêu
Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Cộng phân số
- Trình bày lời giải bài toán.
- Làm được các bài tập có liên quan đến PS.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
Bước 1: Tính
- Cộng PS cùng mẫu số
- Làm bài cá nhân
Bước 2: Tính
- Cộng PS ạ mẫu số
+ Cộng 2 PS cùng mẫu số
- Làm bài cá nhân
Bước 4: Giải toán
- Đọc đề, phân tích và làm bài
Bài giải
Số đội viên tham gia 2 hoạt động là:
 (đội viên của chi đội)
 Đ/s: số đội viên của chi đội.
* Củng cố, dặn dò:
- NX chung tiết học
- Ôn và làm lại bài
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Mĩ thuật
$3: Tập nặn tạo dáng :
Tập nặn dáng người đơn giản
I) Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS biết cách nặn và nặn được một dáng người đơưn giản theo ý thích.
- HS quan tâm tìm hiểu các động tác của con người .
II) Chuẩn bị:
- GV: 1 số tranh ảnh, các bài tập nặn, đất nặn .
- HS: SGK, đất nặn .
III) Các HĐ dạy - học:
1/ Kỉêm tra bài cũ:
2/ Bài mới : 
- GT bài:
* HĐ1: Quan sát nhận xét .
- Gv treo tranh.
? Dáng người đang làm gì ?
? Các bộ phận đầu, mình, chân, tay?
? Chất liệu?
* HĐ2: Cách nặn con vật.
- GV treo hình gợi ý cách nặn con vật.
* HĐ3: Thực hành.
- Yêu cầu học sinh.
- GV quan sát gợi ý, HD bổ sung cho từng em, nhất là những em còn lúng túng.
* HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- Chọn 1 số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để NX.
- Quan sát.
- .
- Đất, gỗ
- Hs nêu:
+ Nhào, bóp đất sét cho mềm dẻo.
+ Nặn hình các bộ phận.
+ Gắn, đính các bộ phận thành hình người
+ Tạo thêm các chi tiết : Mắt, tóc, bàn tay, bàn chân
- HS thực hành.
- Có thể nặn 1 hoặc nhiềungười .
- Nhận xét bài của bạn
- HS bình chọn bài nặn đẹp.
 3. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_vu_thi_dao_ban_dep_3_cot_chuan_kien_th.doc