Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Mơ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Mơ

I.MỤC TIÊU

 1.Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xep). Biết đọc đúng một bản tin – giọng vui, tốc độ khá nhanh.

 2.Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

3.Nắm được nội dung chính của bản tin: cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

4.Thông qua bài học tăng cường GD kĩ năng sống cho HS: KN tự nhận thức;Kn tư duy; Kn đảm nhận trách nhiệm.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ bài đọc, tranh về an toàn giao thông HS trong lớp tự vẽ. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc đúng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Ổn định(1 ph)

2.Kiểm tra bài cũ(3 ph)

-Cho 3 HS đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, trả lời các câu hỏi SGK.

3.Bài mới(32 ph)

a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài

b/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Mơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012.
TẬP ĐỌC - Tiết số: 47
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.MỤC TIÊU
	1.Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xep). Biết đọc đúng một bản tin – giọng vui, tốc độ khá nhanh.
	2.Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
3.Nắm được nội dung chính của bản tin: cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. 
4.Thông qua bài học tăng cường GD kĩ năng sống cho HS: KN tự nhận thức;Kn tư duy; Kn đảm nhận trách nhiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Tranh minh hoạ bài đọc, tranh về an toàn giao thông HS trong lớp tự vẽ. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc đúng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(3 ph)
-Cho 3 HS đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, trả lời các câu hỏi SGK.
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc
-GV ghi bảng: UNICEF. 
-GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo Trợ Nhi Đồng của liên Hợp Quốc
-GV : 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin.
-Cho 2 HS đọc 6 dòng mở đầu. 
-Cho từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. Đọc 2-3 lượt.
-GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ, giúp các em hiểu các từ mới và khó trong bài.
-Hướng dẫn HS cách đọc: ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu văn khá dài.
-Cho HS luyện đọc theo cặp, 
-Cho 2 HS đọc lại cả bài.
-GV đọc mẫu với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng những từ ngữ: nâng cao, đông đảo, 4 tháng, phong phú, tưới tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ
*Tìm hiểu bài
-Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?(Em muốn sống an toàn)
-Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?(Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gởi về Ban Tổ Chức.)
-Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?(Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặt biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được )
-Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? (Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện về ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.)
-Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ?(Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin)
*Luyện đọc
-Cho 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn văn trong bản tin. GV hướng dẫn các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui: nhanh gọn, rõ ràng.
-GV đọc mẫu bản tin đoạn : “ Được phát động . Kiên Giang.”
-Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin.
4.Củng cố – dặn dò(3 ph)
-GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà luyện đọc tiếp bản tin.
-Xem trước bài “ Đoàn thuyền đánh cá”.
TOÁN - Tiết số: 116
 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
	-Thực hiện được phép cộng phân số, cộng số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(4 ph)
-Cho 2 HS lên bảng thực hiện 2 bài tập sau
 và 
-GV nhận xét và sửa bài 
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/Luyện tập
*Bài tập 1
-GV viết lên bảng phép tính 3 + 
-GV hỏi: Ta thực hiện phép cộng này như thế nào ? (phải viết số 3 dưới dạng phân số 3 =)
-Cho HS giải vào vở học, nêu kết quả. GV nhận xét sửa bài 
Vậy: 
Viết gọn : 
*Bài tập 3
-Cho HS nhắc lại cách tình chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi của hình chữ nhật.
-Cho HS đọc bài toán tóm tắt bài toán và giải vào vở học.
-Vài HS nêu kết quả. GV nhận xét sửa bài. 
*Bài tập 2 (HS khá giỏi)
GV cho HS tính: và 
-Gọi HS nói kết quả, GV nhận xét và sửa bài lên bảng lớp
-Cho HS phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số.
4.Củng cố – dặn dò(3 ph)
-GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “Phép trừ phân số”.
khoa häc
tiÕt 47: AÙNH SAÙNG CAÀN CHO SÖÏ SOÁNG
I. Muïc tieâu: Giuùp HS:
- Nªu ®­îc thùc vËt cÇn ¸nh s¸ng ®Ó duy tr× sù sèng.
II. Hoaït ñoäng daïy - hoïc:
1. Kieåm tra: GV goïi 2HS leân baûng, laàn löôït traû lôøi caâu hoûi:
H- Boùng toái xuaát hieän ôû ñaâu ?
H- Coù theå laøm cho boùng cuûa vaät thay ñoåi nhö theá naøo? 
+ GV nhaän xeùt vaø ghi ñieåm.
2. Daïy baøi môùi: 
*GV giôùi thieäu baøi.
* Hoaït ñoäng 1 : Vai troø cuûa aùnh saùng ñoái vôùi söï soáng cuûa thöïc vaâït 
+ GV cho Hs thaûo luaän theo nhoùm ñoâi
- Yeâu caàu HS quan saùt hình trong SGK vaø ghi laïi caùc yù trong tranh 
? Em coù nhaän xeùt gì veà caùch moïc cuûa caây ñaäu ?
? Caây coù ñuû aùnh saùng seõ phaùt trieån NTN? 
? Caây soáng ôû nôi thieáu aùnh saùng seõ ra sao ? 
? Ñieàu gì seõ xaûy ra vôùi thöïc vaät neáu khoâng coù aùnh saùng ? 
- Goïi HS trình baøy, caùc nhoùm khaùc boå sung 
+ Keát luaän : Aùnh saùng raát caàn cho söï soáng cuûa thöïc vaät. 
+ Cho HS xem tranh 2 SGK 
* Hoaït ñoäng 2: Nhu caàu veà aùnh saùng cuûa thöïc vaät 
+ Cho HS hoaït ñoäng nhoùm.
? Taïi sao moät soá caây chæ soáng ôû röøng thöa ?
? Haõy keå moät soá caây caàn nhieàu aùnh saùng vaø moät soá caây caàn ít aùnh saùng ? 
+ Hai nhoùm trao ñoåi vaø neâu keát quaû nhö trong SGK
+ GV nhaän xeùt caùc caùch maø HS trình baøy .
+GV keát luaän : Maët trôøi ñem laïi söï soáng cho thöïc vaät, thöïc vaät laïi cung caáp thöùc aên, khoâng khí saïch cho ñoäng vaät vaø con ngöôøi. Nhöng moãi loaøi thöïc vaät coù nhu caàu aùnh saùng khaùc nhau. 
 Hoaït ñoäng 3 : Lieân heä thöïc teá 
Gv yeâu caàu HS tìm hieåu nhu caàu aùnh saùng cuûa töøng loaïi caây ôû nôi em ñang ôû?
+ Tìm ra nhöõng bieän phaùp kó thuaät öùng duïng nhu caàu aùnh saùng khaùc nhau cuûa thöïc vaät cho naêng xuaát cao 
+ Hs trình baøy - GV nhaän xeùt tuyeân döông 
+ Keát luaän: SGK
3. Cuûng coá, daën doø:
+ GV Hoûi – Aùnh saùng coù vai troø gì ñoái vôùi ñôøi soáng cuûa thöïc vaät.
+ GV nhaän xeùt tieát hoïc, daën HS veà nhaø hoïc baøi. chuaån bò baøi sau 
Âm nhạc
(GV chuyên)
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012.
TẬP LÀM VĂN - Tiết số: 47
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU
 	Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, HS luyện tập viết một số đoạn văn hoàn chỉnh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Bút dạ và 2 tờ phiếu khổ to. Mỗi tờ đều viết đoạn 1 chưa hoàn chỉnh của bài văn tả cây chuối tiêu (BT2). Tương tự – cần 6 tờ cho 3 đoạn 2, 3, 4. Tranh, ảnh cây chuối tiêu cỡ to (nếu có).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(4 ph)
-GV cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1:
-Cho1 HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu. 
-GV hỏi: Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ?
-GV nhận xét và kết luận
+Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (thuộc phần mở bài)
+Đoạn 2, 3 : tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu (thuộc phần thân bài)
+Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu (thuộc phần kết luận)
*Bài tập 2
-GV nêu yêu cầu của bài tập và nhắc nhở HS :
+Bốn đoạn văn của bạn Hồng chưa được hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ba chấm
+Mỗi em cố gắng hoàn chỉnh cả bốn đoạn
-Cho cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của đoạn văn và làm vào vở bài học của mình.
-GV phát bút dạ và giấy cho 8 HS và cho mỗi em hoàn chỉnh một đoạn trên phiếu.
-Cho HS tiếp nối nhau đọc một đoạn mà các em đã hoàn chỉnh trước lớp. GV nhận xét và khen đoạn hay nhất.
-Tiến hành tương tự đối với các đoạn còn lại.
-Cuối giờ, GV chọn 2 bài đã viết hoàn chỉnh đọc mẫu trước lớp và chấm điểm.
Ví dụ :
*Đoạn 1: Hè nào em cũng được về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là chuối. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở gốc vườn.
*Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiến ô xanh mát rượi. Thân cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát thành bụi. Đến gần, mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô.
*Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già, khô, bị gió đánh rách ngang, và ruc xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sắp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu lá ở trên màu xanh mát, nhạt dần. Đặc biệt nhất là buồn chuối dài lê thê, nặng chĩu với bao nhiêu nải sát nhau khiến cây như oằn xuống.
*Đoạn 4: Cây chuối dường như không bỏ thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bửa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.
4.Củng cố – dặn dò(3 ph)
-GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Về nhà viết vào vở hoàn chỉnh cả 4 đoạn văn
-Xem trước bài “Tóm tắt tin tức”.
Tiếng anh
(GV chuyên)
TOÁN - Tiết số: 117
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU
	-Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	HS chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng 4 cm, thước chia vạch, kéo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(4 ph)
-GV viết lên bảng 2 phép tính và cho hai HS lên bảng thực hành , gọi HS nói cách làm, tính và nêu kết quả. GV nhận xét và sửa bài cho HS.
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Thực hành trên băng giấy
-GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chai mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần. GV hỏi : Có bao nhiêu phần của băng giấy? 
-GV cho HS cắt lấy của từ băng giấy đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên. Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy ? 
-HS thực  ... 
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Chuẩn bị tiết sau “ Phép nhân phân số”.
SINH HOẠT LỚP
	TUẦN 24	
I/ MỤC TIÊU:
- HS nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và kế hoạch tuần tới
- Biết tự sửa chữa khắc phục. Rèn kĩ năng sinh hoạt tập thể
- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
II. CHUẨN BỊ: 
- Báo cáo tuần 24
- Kế hoạch tuần 25
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 * Họat động 1: Kiểm điểm các công tác đã thực hiện và chưa thực hiện được ở tuần 24
- Lớp trưởng điều khiển caùc toå trưởng lên báo cáo về các mặt: 
 + Ñaïo ñöùc; Hoïc taäp; Chuyeân caàn.
- Lớp trưởng nhận xét và đánh giá.
- GV nhaän xeùt, khen ngợi và nhắc nhở chung. 
 * Hoạt động 2: Triển khai nhiệm vụ tuần 25
 & Về học tập:
- Chuẩn bị đầy ñuû duïng cuï hoïc taäp vaø saùch, vôû khi đến lớp.
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Duy trì tốt phong trào đôi bạn giúp nhau học tập, truy bài đầu giờ .
- Duy trì phong trào rèn chữ viết ( 2 bài mỗi tuần )
 & Về đạo đức , tác phong:
- Học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt, nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực. 
 & Về chuyên cần: 
- GD HS đi đến nơi về đến chốn, hết giờ học phải về nhà, không la cà.
* Hoạt động 3: Sinh hoaït vaên ngheä, troø chôi. 
- Các tổ trình bày một số tiết mục văn nghệ.
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp chơi đố vui.
------------˜ ¯ ™------------
Mỹ thuật
(GV chuyên
------------˜ ¯ ™------------
Thể dục 
(GV chuyên)
------------˜ ¯ ™------------
Thị trấn Me, ngày tháng 2 năm 2012
Ký duyệt của BGH
Chu Thị Minh Phương
TẬP LÀM VĂN - Tiết số: 48
 TÓM TẮT TIN TỨC
I.MỤC TIÊU
	1.Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
	2.Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin.
3.Thông qua bài học tăng cường GD kĩ năng sống cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-1 tờ giấy viết lời giải bài tập 1.
	-Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 1,2 (phần luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(4 ph)
-Kiểm tra 2 HS đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh.
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Phần nhận xét
*Bài tập 1
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu a: Cho cả lớp đọc thầm bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, xác định đoạn của bản tin. 
-Cho HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại 4 đoạn của bản tin.
-Yêu cầu b: Cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó nêu kết quả, GV nhận xét và dán tờ giấy đã ghi phương án trả lời lên bảng lớp:
*Đoạn 1: Sự việc chính là cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết (UNICEF, báo thiếu niên tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.)
*Đoạn 2: Nội dung là kết quả cuộc thi (Trong bốn tháng có 50000 bức tranh của thiếu nhi gởi đến.)
*Đoạn 3: Sự việc chính là nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.(Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.)
*Đoạn 4: Sự việc chính là Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi. (Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.)
-Yêu cầu c: Cho HS suy nghĩ viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin.
- Cho cá nhân phát biểu. Sau đó GV dán tờ giấy đã ghi phương án tóm tắt:
 UNICEF và báo thiếu niên tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn. Trong 4 tháng, đã có 50000 bức tranh của thiếu niên khắp nới gởi đến. Các bức tranh cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú, tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
*Bài tập 2
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. GV hướng dẫn trao đổi đi đến kết luận nêu trong phần ghi nhớ.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
c/ Phần luyện tập
*Bài tập 1
-Cho 1 HS đọc nội dung
-Cho HS trao đổi theo nhóm đôi. GV phát giấy khổ rộng cho vài HS sinh khá, giỏi.
-GV nhận xét và bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn đủ ý nhất:
 Tóm tắt bằng 4 câu: Ngày 17/01/1994 , vịnh Hạ Long được UNICEF công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, 29/11/2000 lại công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11/12/2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.
-GDBVMT: Vịnh Hạ Long là cảnh vật thiên nhiên có giá trị cao quý.
*Bài tập 2
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Cho HS đọc 6 dòng đầu bản tin, cùng bạn thảo luận và nêu ra phương án trước lớp. GV phát giấy khổ rộng cho 4 HS khá giỏi thực hiện sau đó đính lên bảng lớp.
-GV nhận xét sửa bài cho lớp và bình chọn những nhóm hay nhất.
4.Củng cố – dặn dò(3 ph)
-GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “Luyện tập tóm tắt tin tức”.
Kí duyệt của BGH
KHOA HỌC - Tiết số: 48
 ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (TT)
I.MỤC TIÊU
 Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người ( có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe), động vật ( di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 96, 97 SGK.
Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng 1/3 tờ giấy khổ A4.
Phiếu học tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(4 ph)
-Cho HS nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Tìm hiểu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
-GV yêu cầu cả lớp mỗi người tìm ra một ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người.
-Cho HS viết ý kiến của mình vào tấm bìa rồi đính lên bảng lớp
-GV cùng HS sắp xếp các ý kiến vào một nhóm
+Nhóm 1: Ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
+Nhóm 2: Nhóm ý kiến về vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
-GV nêu kết luận như mục Bạn cần biết trang 96 SGK.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật
-GV cho HS tập trung theo nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
+Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm và ban ngày.
+Bạn có nhận xét về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó.
+Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chống tăng cân và đẻ nhiều trứng?
-Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét và kết luận:
-Ý 3 : Mắt của các động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
+Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng, tối để phát hiện con mồi trong đêm tối.
-GV rút ra kết luận như mục Bạn cần biết trang 97 SGK.
4.Củng cố – dặn dò(3 ph)
-GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “ Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt”. 
KĨ THUẬT - Tiết số: 24
CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA (Tiết 24 + 25)
I.MỤC TIÊU
	-HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
	-Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa : tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Vật liệu và dụng cụ:
	-Vườn đã trồng rau, hoa ở bài học trước.
	-Dầm xới hoặc cuốc.
	-Bình tưới nước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT I
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Giảng bài
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây
-Cho HS nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
-Mục đích của việc tưới nước cho cây rau, hoa là gì ? 
-GV đặt câu hỏi cho lớp trả lời theo tình hình ở địa phương:
+Ở gia đình em thường tưới nước cho cây rau, hoa vào lúc nào ?
+Tưới bằng dụng cụ gì ? 
+Hình trong SGK người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?
-GV giải thích : tưới nước vào lúc trời râm mát, tưới bằng nhiều cách dùng gáo múc nước, tưới bằng vòi phun làm cho đất và không khí xung quanh cây đều bị ẩm. Tưới bằng vòi sen nhẹ nhàng dễ thực hiện, những dễ làm đất bị đóng ván sau khi tưới.
*Tỉa cây:
-GV hỏi: thế nào là tỉa cây? (là nhổ loại bỏ bớt một số cây để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại phát triển tốt)
-Tỉa cây nhằm đạt mục đích gì? (giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng)
-Cho HS quan sát hình SGK và nêu nhận xét. GV nhận xét và giải thích.
*Làm cỏ:
-Nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? (hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất)
-GV giảng thêm: Trên luống trồng rau, hoa thường có cỏ dại. Cỏ dai hút tranh nước, chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau, hoa.
-Ở gia đình em thường làm cỏ bằng cách nào ?
-Tại sao phải diệt cỏ dại vào trời nắng? 
-Làm cỏ bằng dụng cụ gì ?
-GV giải thích : 
+Cỏ thường có thân ngầm và rễ ăn sâu vào đất. Vì vậy, làm cỏ nên dùng dầm xới đào xâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ.
+Nhổ nhẹ nhàng để tranh làm bật góc cây khi cỏ mọc sát gốc.
+Cỏ làm xong phải được để gọn vào một chỗ để đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt. Không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống.
*Vun xới đất cho rau hoa
-Em hãy nêu tác dụng của việc vun xới gốc ? (làm cho đất tơi xốp có nhiều không khí. Giữ cho cây không đỗ. Rển cây phát triển mạnh)
4.Củng cố – dặn dò(3ph)
-HS đọc ghi nhớ bài.
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “Chăm sóc cây rau, hoa (tt).
TIẾT II
1.Ổn định(1 ph)
2.Kiểm tra bài cũ(4 ph)
-Nêu cách chăm sóc cây rau, hoa.
3.Bài mới(32 ph)
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/Giảng bài
*Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau hoa
-GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây đã hướng dẫn ở hoạt động 1.
-Cho HS nhắc tên các công việc chăm sóc mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc cây rau, hoa.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị lao động của HS.
-GV phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS.
-Cho HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động, chân tay sau khi hoàn thành công việc.
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-GV đính tiêu chuẩn đánh giá lên bảng cho HS đánh giá kết quả lao động của mình như sau:
+Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
+Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
+Chấp hành đúng về an toàn lao động và ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định.
-GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
4.Củng cố – dặn dò(3 ph)
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “Bón phân cho rau, hoa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT24.doc